ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KỲ 1 LỊCH SỬ LỚP 7
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ I
(TỪ BÀI 1 ĐẾN BÀI 12)
ĐỀ SỐ 1
Khoanh tròn một chữ cái trước câu trả lời đúng
Câu 1. Trong lãnh địa phong kiến người đóng vai trò sản xuất chính là:
A. Lãnh chúa
B. Nông nô
C. Nô lệ
D. Nông dân
Câu 2. Kinh tế của lãnh địa mang tính chất:
A. Buôn bán trao đổi với lãnh địa khác
B. Tự cung, tự cấp
C. Phụ thuộc vào thành thị
D. Nông dân vừa làm ruộng, vừa làm thêm một nghề thủ công
Câu 3. Trong các lãnh địa phong kiến ngành sản xuất giữa vai trò quan trọng nhất là:
A. Công nghiệp
B. Thủ công nghiệp
C. Thương nghiệp
D. Nông nghiệp
Câu 4. Lãnh chúa phong kiến bóc lột nông nô chủ yếu dưới hình thức:
A. Thuế
B. Địa tô
C. Lao dịch
D. Cống nộp
Câu 5. Ở châu Âu thành thị ra đời vào thế kỉ:
A. Thế kỉ X
B. Thế kỉ XI
C. Thế kỉ XII
D. Thế kỉ XIII
Câu 6. Nước đi đầu trong cuộc phát kiến địa lí là:
A. Anh, Pháp
B. Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha
C. Đức, Ý
D. Pháp, Bồ Đào Nha
Câu 7. Ma-gienlan là người nước nào:
A. Bồ Đào Nha
B. Italia
C. Tây Ban Nha
D. Anh
Câu 8. Phong trào “rào đất cướp ruộng” xuất hiện đầu tiên ở:
A. Nước Nga
B. Nước Pháp
C. Nước Đức
D. Nước Anh
Câu 9. Cuộc phát kiến địa lí của các thương nhân châu Âu chủ yếu hướng về
A. Ấn Độ và các nước phương Đông
B. Trung Quốc và các nước phương Đông
C. Nhật Bản và các nước phương Đông
D. Ấn Độ và các nước phương Tây
Câu 10. Sau cuộc phát kiến địa lí thế kỉ XV, người nông nô:
A. Được hưởng thành quả do phát kiến mang lại
B. Được ấm no vì của cải xã hội ngày càng nhiều
C. Bị thất nghiệp và phải làm thuê cho tư sản
D. Không có ruộng cày, phải làm thuê torng các xí nghiệp của tư bản
Câu 11. Thời Phục hưng, nhà soạn kịch vĩ đại có tên là:
A. U. Sếch-xpia
B. Lê-ô-na-đơ-van-xi
C. R. Đê-các-tơ
D. N. Cô-péc-nich
Câu 12. Thời Phục hưng, nhà toán học và triết học xuất sắc có tên là:
A. Ph. Ra-bơ-le
B. R. Đê-các-tơ
C. N. Cô-péc-nich
D. U. Sếch-xpia
Câu 13. Thời Phục hưng, người họa sĩ đồng thời là kĩ sư nổi tiếng có tên là:
A. U. Sếch-xpia
B. Lê-ô-na-đơ-van-xi
C. N. Cô-péc-nich
D. R. Đê-các-tơ
Câu 14. Phong trào Phục hưng không chỉ có vai trò tích cực là phát động quần chúng đấu tranh chống lại xã hội phong kiến mà còn là:
A. Cuộc cách mạng tiến bộ vĩ đại
B. Cuộc cách mạng văn hóa
C. Cuộc cách mạng dân chủ tư sản
D. Cuộc cách mạng tư sản
Câu 15. Nước nào đã mở đầu phong trào cải cách tôn giáo:
A. Pháp
B. Đức
C. Thụy Sĩ
D. Anh
Câu 16. Trung Quốc trở thành quốc gia phong kiến cường thịnh nhất châu Á dưới triều đại:
A. Triều đại phong kiến nhà Tần
B. Triều đại phong kiến nhà Đường
C. Triều đại phong kiến nhà Minh
D. Triều đại phong kiến nhà Thanh
Câu 17. Dưới thời nhà Đường, chế độ ruộng đất nổi tiếng được gọi là:
A. Chế độ công điền
B. Chế độ tịch điền
C. Chế độ quân điền
D. Chế độ lĩnh canh
Câu 18. Tình trạng chia cắt loạn lạc sau thời Đường trước thời Tống ở Trung Quốc được gọi là:
A. Thời Đông Tấn
B. Thời Ngũ Đại
C. Thời Tam Quốc
D. Thời Tây Tấn
Câu 19. Người Trung Quốc đã có nhiều phát minh quan trọng xuất hiện dưới thời Tống đó là:
A. Kĩ thuật luyện đồ kim loại
B. Đóng tàu, chế tạo súng
C. Thuộc nhuộm, thuốc in
D. La bàn, thuốc súng, nghề in, giấy viết
Câu 20. Người lập ra triều đại phong kiến nhà Minh ở Trung Quốc là:
A. Lí Tự Thành
B. Chu Nguyên Chương
C. Hốt Tất Liệt
D. Lưu Bang
Câu 21. Từ rất sớm người Ấn Độ đã có chữ viết riêng của mình, phổ biến nhất là:
A. Chữ Nho
B. Chữ tượng hình
C. Chữ Phạn
D. Chữ Hin-đu
Câu 22. Kinh Vê-đa là bộ kinh cầu nguyện xưa nhất của đạo:
A. Đạo Phật
B. Đạo Bà La Môn và đạo Hin-đu
C. Đạo Hồi
D. Đạo Thiên Chúa
Câu 23. Thời cổ đại, Ấn Độ có hai bộ sử thi nổi tiếng nhất, đó là:
A. Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-ya-na
B. Ma-ha-bha-ra-ta và Pritsicat
C. Ra-ma-ya-na và Xat-sai-a
D. Ra-ma-ya-na và Mê-ga-đu-ta
Câu 24. Kinh Vê-ra được viết bằng:
A. Chữ Nho
B. Chữ tượng hình
C. Chữ hin-đu
D. Chữ Phạn
Câu 25. Ông vua kiệt xuất của nước Ma-ga-đa và nổi tiếng bật nhất trong lịch sử Ấn Độ:
A. Bim-bi-sa-ra
B. A-sô-ca
C. A-cơ-ba
D. Bơ-ra-ma
Câu 26. Thời kì phát triển thịnh vưỡng của các quốc gia Đông Nam Á là :
A. Đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVIII
B. Giữa thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVIII
C. Nửa sau thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVIII
D. Đầu thế kỉ XI đến đầu thế kỉ XVIII
Câu 27. Vương quốc Pa-gan tiền thân của quốc gia:
A. Cam-pu-chia
B. Lào
C. Phi-lip-pin
D. Mi-an-ma
Câu 28. Vương quốc Su-khô-thay là tiền thân của quốc gia:
A. Thái Lan
B. Mi-an-ma
C. Ma-lai-xi-a
D. Xin-ga-po
Câu 29. Vương quốc Lạn Xạng (Lào) ra đời vào khoảng thời gian:
A. Đầu thế kỉ XIV
B. Giữa thế kỉ XIV
C. Nửa sau thế kỉ XIV
D. Guối thế kỉ XIV
Câu 30. Năm 1353, vương qu6óc được thành lập ở trung lưu sông Mê Công là
A. Pa-gan
B. Sư-khô-thay
C. Xiêm
D. Lạn Xạng
Câu 31. Từ thế kỉ XIII, do sự di thiên của người Thái từ Bắc xuống Nam đã dễn đến sự hình thành hai quốc gia mới đó là:
A. Đại Việt và Cham-pa
B. Pa-gan và Cham-Pa
C. Su-khô-thay và Lạn Xạng
D. Mô-giô-pa-hít và Gia-va
Câu 32. Giữa thế kỉ XIX, hầu hết các quốc gia Đông Nam Á đều trở thành thuộc địa của chủ nghĩa thực dân phương tây, trừ nước:
A. Việt Nam
B. Thái Lan
C. Phi-lip-pin
D. Xin-ga-po
Câu 33. Thời kì phát triển thịnh vượng của các quốc gia phong kiến ở Đông Nam Á vào khoảng:
A. Nửa sau thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVIII
B. Nửa sau thế kỉ X đến cuối thế kỉ XVIII
C. Đầu thế kỉ X đến cuối thế kỉ XVIII
D. Đầu thế kỉ X đến giữa thế kỉ XVIII
Câu 34. Người Khơ-me thành lập vương quốc đầu tiên của mình có tên là:
A. Ăng-co
B. Chân Lạp
C. Cham-pa
D. Pa-gan
Câu 35. Thời kì phát triển của Vương quốc Cam-pu-chia, còn gọi là thời kì Ăng-co kéo dài từ:
A. Thế kỉ IX đến thế kỉ XII
B. Thế kỉ IX đến thế kỉ XIII
C. Thế kỉ IX đến thế kỉ XIV
D. Thế kỉ IX đến thế kỉ XV
Câu 36. Ngành sản xuất giữ vai trò quan trọng nhất trong các lãnh địa phong kiến là:
A. Công nghiệp
B. Thủ công nghiệp
C. Thương nghiệp
D. Nông nghiệ
Câu 37. Hình thức bóc lột chủ yếu của lãnh chúa phong kiến đối với nông nô là:
A. Thuế
B. Địa tô
C. Lao dịch
D. Tất cả các hình thức trên
Câu 38. Cư dân chủ yếu trong các thành thị trung đại ở châu Âu là:
A. Thợ thủ công
B. Nông nô
C. Thợ thủ công, thương nhân
D. Lãnh chúa.
Câu 39. Dưới ách áp bức, bóc lột của lãnh chúa phong kiến, nông nô đã làm gì?
A. Bỏ trốn vào rừng
B. Đốt cháy kho hàng của lãnh chúa
C. Nổi dậy chống lại lãnh chúa
D. Nhẫn nhục chịu đựng
Câu 40. Chế độ quân chủ là:
A. Thể chế nhà nước do vua đứng đầu
B. Thể chế nhà nước quyền lực phân tán
C. Thể chế nhà nước quyền lực tập trung trong tay địa chủ
D. Nhà nước phong kiến của địa chủ và lãnh chúa.
ĐỀ SỐ 2
Khoanh tròn một chữ cái trước câu trả lời đúng
Câu 1. Quân đội nhà Lý gồm có:
A. Thủy binh và tượng binh
B. Quân bộ và tượng binh
C. Tượng binh và kị binh
D. Quân bộ và quân thủy
Câu 2. Trước tình hình nhà Tống chuẩn bị xâm lược nước ta, Lý Thường Kiệt đã thực hiện chủ trương độc đáo, sáng tạo:
A. Đánh du kích
B. Phòng thủ
C. Đánh lâu dài
D. Tiến công trước để tự vệ
Câu 3. “Dân có việc oan ức có thể đánh chuông trước điện Long Trì xin vua xét xử” đó là quy định của triều đại:
A. Trần
B. Lê
C. Lý
D. Đinh
Câu 4. Cấm quân thời Lý có nhiệm vụ:
A. Bảo vệ triều đình và hoàng tộc
B. Bảo vệ vua và kinh thành
C. Bảo vệ vua, hoàng hậu, thái tử và tể tướng
D. Bảo vệ vua, thái tử, công chúa và các quan đại thần
Câu 5. Dười thời Lý nhiệm vụ của quân địa phương là:
A. Bảo vệ làng xã, thay phiên nhau luyện tập và về quê sản xuất
B. Về quê sản xuất, khi có chiến tranh tham gia chiến đấu
C. Canh phòng các lộ, phủ, về quê sản xuất, khi có chiến tranh tham gia chiến đấu
D. Canh phòng ở các huyện, về quê sản xuất, khi có chiến tranh tham gia chiến đấu
Câu 6. Quân địa phương thời Lý được tuyển chọn từ:
A. Thanh niên trai tráng ở các làng xã đến tuổi thành đinh (18 tuổi)
B. Thanh niên trai tráng khỏe mạnh đến tuổi thành đinh (16 tuổi)
C. Những người đàn ông khỏe mạnh ở các làng xã tuổi từ 18 đến 45
D. Lực lượng sản xuất chính của các làng xã
Câu 7. Chính sách “ngụ binh ư nông” của nhà Trần có nội dung:
A. Quân sĩ vừa chiến đấu, vừa sản xuất
B. Binh lính luân phiên về làm ruộng, khi có chiến tranh sẽ điều động chiến đấu
C. Quân sĩ vừa chiến đấu, vừa sản xuất, vừa đi phu
D. Thanh niên đủ tuổi đăng kí vào sổ và được điều động khi có chiến tranh
Câu 8. Nguyên tắc mà nhà Lý luôn kiên quyết giữ vững trong khi duy trì mối giao bang với các nước láng giềng là:
A. Hòa hảo, thân thiện
B. Đoàn kết, tránh xung đột
C. Giữ vững chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ
D. Mở cửa, trao đổi, lưu thông hàng hóa
Câu 9. Để bảo vệ sản xuất nông nghiệp, nhà Lý đã có chính sách:
A. Cắt đặt chức quan Hà đê sứ
B. Thực hiện chính sách quân điền
C. Nghiêm cấm việc giết mổ trâu, bò
D. Xây dựng các công trình thủy lợi
Câu 10. Lý Thường Kiệt chủ động kết thúc chiến tranh bằng cách:
A. Thương lượng, đề nghị “giảng hòa”
B. Tổng tiến công, truy kích kẻ thù đến cùng
C. Kí hòa ước kết thúc chiến tranh
D. Đề nghị “giảng hòa” cũng cố lực lượng, chờ thời cơ
Câu 11. Mặc dù thắng lợi, song tại sao Lý Thường Kiệt lại chủ động giảng hòa với địch?
A. Để đảm bảo mối quan hệ hòa hiếu giữa hai nước và là truyền thống nhân đạo của dân tộc
B. Lý Thường Kiệt sợ mất lòng vua Tống
C. Để bảo toàn lực lượng của mình
D. Lý Thường Kiệt muốn kết thúc chiến tranh nhanh chóng
Câu 12. Đây là một trong những trận đánh tuyệt vời trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Ngưởi chỉ huy trận đánh – Lý Thường Kiệt thực sự là một tướng tài. Tên tuổi của ông mãi mãi là niềm tự hào của dân tộc ta. Đó là:
A. Trận Bạch Đằng năm 981
B. Trận đánh châu Ung 10/1075
C. Trận Như Nguyệt 1077
D. Trận đánh châu Khâm và châu Liêm 10/1075
Câu 13. Chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống:
Tháng 1/1077, đại quân Tống vượt cửa ải Nam Quan qua Lạng Sơn tiến vào nước ta …………………. đánh những trận nhỏ, nhằm cản bước tiến của chúng.
A. Quân đội của Đinh Bộ Lĩnh
B. Quân đội nhà Lý
C. Quân đội Lê Hoàn
D. Quân đội nhà Ngô
Câu 14. Chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống
Cuối mùa xuân 1077, Lý Thường Kiệt mở cuộc tấn công lớn vào trận tuyến của địch. Đang đêm, quân ta lặng lẽ vượt …………. bất ngờ đánh thẳng vào các doanh trại giặc.
A. Sông Bạch Đằng
B. Sông Hồng
C. Sông Tô Lịch
D. Sông Như Nguyệt
Câu 15. Chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống
Cuộc chiến ở Như Nguyệt là trận quyết định số phận của ………………. đây cũng là một trong những trận đánh tuyệt với trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Người chỉ huy trận đánh Lý Thường Kiệt.
A. Quân Tần xâm lược
B. Quân Hán xâm lược
C. Quân Tống xâm lược
D. Quân Nguyên xâm lược
Câu 16. Trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc, ai là người thực hiện chiến lược “Tiên phát chế nhân”
A. Lê Hoàn
B. Trần Hưng Đạo
C. Lý Công Uẩn
D. Lý Thường Kiệt
Câu 17. Vào thời kì nào văn hóa – nghệ thuật phong phú, độc đáo, sáng tạo và linh hạot của nhân dân ta bắt đầu hình thành rõ nét:
A. Thời Tiền Lê
B. Thời Hậu Lê
C. Thời Lý
D. Thời Trần
Câu 18. Một trong những đặc điểm của khoa cử thời Lý là:
A. Chương trình thi cử dễ dàng nên số người đỗ đạt cao
B. Chế độ thi cử chưa có nề nếp, quy cũ, khi nào triều đình cần mới mở khoa thi
C. Mỗi năm đều có khoa thi
D. Năm năm một lần triều đinh tổ chức khoa thi
Câu 19. Chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống
Thời đó, …………….. là nơi buôn bán tấp nập, sầm uất, có vị trí tự nhiên thuận lợi cho thuyền bè qua lại và trú đỗ, nằm trên trục hàng hải từ Trung Quốc xuống các nước Đông Nam Á
A. Vân Đồn
B. Hải Đông
C. Thị Nại
D. Thuận An
Câu 20. Chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống
………………… chiếm đa số trong dân cư. Họ là lực lượng sản xuất chủ yếu của xã hội
A. Thợ thủ công
B. Nông dân
C. Nông nô
D. Nô tì
Câu 21. Chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống
Năm 1076, mở ……………….. cho con em quý tộc đến học. Sau đó, nhà Lý mở rộng cho con em quan lại và những người giỏi trong nước vào đây học tập, tổ chức thêm một số kì thi
A. Trường đại học
B. Trường học
C. Quốc Tử Giám
D. Trường học ở kinh đô
Câu 22. Hình tượng nghệ thuật độc đáo, phổ biến thời Lý đó là:
A. Tháp Chương Sơn (Nam Định)
B. Chuông chùa Trùng Quang (Bắc Ninh)
C. Rồng mình trơn, toàn thân uốn khúc, uyển chuyển như một ngọn lửa
D. Chùa Một Cột (Hà Nội)
Câu 23. Triều đại nào quyết định dời đô về Thăng Long
A. Thời kì nhà Lý
B. Thời kì nhà Hồ
C. Thời kì nhà Trấn
D. Thời kì nhà Tiền Lê
Câu 24. Chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống
Trước sự phản công mãnh liệt của quân nhà Lý. Thất vọng, ……………… ra lệnh: “Ai bàn đánh sẽ bị chém”
A. Triệu Tiết
B. Quách Quỳ
C. Hòa Mâu
D. Vua nhà Tống
Câu 25. Năm 1010 là năm có sự kiện lịch sử nào đáng nhớ:
A. Nhà Lý đổi tên nước là Đại Việt
B. Lý Công Uẩn lấy hiệu là Thuận Thiên, dời đô về Đại La đổi tên là Thăng Long
C. Lý Thường Kiệt đánh bại quân xâm lược Tống trên sông Như Nguyệt
D. Lí Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh
Câu 26. Chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống
“Từ thời ……………….., nhà nước và nhân dân đã chăm lo khai phá đất hoang, mở rộng đất đai canh tác, phát triển nông nghiệp”
A. Đinh – Tiền Lê
B. Lí
C. Trần
D. Lí – Trần
Câu 27. Dười thời Lý, nhà nước bước đầu lấy một số ruộng thưởng và cấp cho:
A. Thưởng cho những người có công và cấp cho hộ nông dân nghèo
B. Thưởng cho quý tộc và cấp cho dòng tộc
C. Thưởng cho những người có công và cấp cho các chùa chiền
D. Thưởng cho quân đội và cấp cho làng xã
Câu 28. Các vua thời Lê và Lý hàng năm thường về các địa phương để làm:
A. Cùng nông dân canh tác thủy lợi
B. Làm lễ cày ruộng tịch điền
C. Kiểm tra lại việc ban cấp ruộng đất cho nông dân
D. Đo đạc ruộng để ban thưởng cho quần thần
Câu 29. Trên vùng biên giới Việt – Trung, đã hình thành các điểm trao đổi hàng hóa từ thời:
A. Đinh – Tiền Lê
B. Lý
C. Trần
D. Hồ
Câu 30. Chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống
“thuyền buôn các nước phương Nam như ………….. cũng thường qua lại mua bán ở các cửa biển Đông- Bắc”
A. Ấn Độ, Trung Quốc
B. Gia-va, Xiêm, Mã Lai
C. Xiêm, Ấn Độ, Mã Lai
D. Ấn Độ, Trung Quốc, Xiêm
Câu 31. Năm 1149, nhà Lý lập cảng Vân Đồn (Quảng Ninh) để:
A. Làm vùng hải cảng trao đổi hàng hóa với nước ngoài
B. Làm căn cứ quân sự chống ngoại xâm
C. Làm cơ sở sản xuất các mặt hàng thủ công
D. Làm vùng hải cảng để trao đổi hàng hóa với Ấn Độ
Câu 32. Nhà Lý ban hành bộ luật Hình thư vào năm:
A. 1040
B. 1041
C. 1042
D. 1043
Câu 33. Chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống
Từ thời Lý, nhân dân ta rất ưa thích câu hát ……..(A)……. hát chèo, múa rối nước đều phát triển. Dàn nhạc có …….(B)…….. đàn, sáo, nhị. Nhiều trò chơi dân gian như đá …(C)…. vật, đua thuyền rất được ham chuộng. Mùa xuân khắp nơi đều ….(D)…….
Câu 34. Chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống
……….(A)…….. chiếm đa số trong dân cư. Họ là lực lượng sản xuất chủ yếu của xã hội. Các đinh …….(B)……. được chia ruộng đất theo tục lệ của làng xã và phải làm nghĩa vụ cho nhà nước. Những nông dân nghèo phải cày ruộng, ……..(C)……. cho địa chủ, có người phải rời bỏ quê hương đi ……(D)…….. lập nghiệp ở nơi khác.
ĐỀ SỐ 3
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5 ĐIỂM)
Khoanh tròn một chữ cái trước câu trả lời đúng
Câu 1. Ở xã hội phong kiến châu Âu, cư dân chủ yếu của thành thị là những tầng lớp:
A. Lãnh chúa và nông nô
B. Lãnh chúa và thương nhân
C. Thợ thủ công và thương nhân
D. Thợ thủ công và nô lệ
Câu 2. Để bảo vệ lợi ích cho mình ở thành thị thời trung đại, các thương nhân đã thành lập tổ chức:
A. Thương hội
B. Phường hội
C. Hội bảo vệ thương nhân
D. Hội bảo vệ thợ thủ công
Câu 3. Sự ra đời và ngày càng lớn mạnh của các hội chợ ở châu Âu trung đại nhằm mục đích:
A. Bảo vệ thương hội
B. Thúc đẩy hoạt động thương mại
C. Thúc đẩy thủ công nghiệp phát triển
D. Chống lại các thế lực phong kiến
Câu 4. Thành thị châu Âu trung đại ra đời có tác động:
A. Thúc đẩy kinh tế lãnh địa phát triển
B. Kìm hãm sự phát triển kinh tế lãnh địa
C. Tiền đề làm tiêu vong các lãnh địa
D. Làm cho lãnh địa thêm phong phú
Câu 5. Quan hệ sản xuất chủ nghĩa tư bản ở châu Âu được hình thành từ:
A. Các thành thị trung đại
B. Việc thu vàng bạc, hương liệu từ Ấn Độ và phương Đông
C. Sự phá sản của chế độ phong kiến
D. Vốn và công nhân làm thuê
Câu 6. Vì sao người nông nô phải làm thuê trong các xí nghiệp của tư bản?
A. Họ thấy vào xí nghiệp tư bản dễ sống hơn
B. Họ bị tư bản và phong kiến cướp ruộng đất
C. Họ không muốn lao động bằng nông nghiệp
D. Vì những lí do trên
Câu 7. Giai cấp tư sản châu Âu được hình thành từ tầng lớp nào dưới đây:
A. Địa chủ giàu có
B. Chủ xưởng, chủ đồn điền
C. Thương nhân giàu có
D. Câu B,C đúng
Câu 8. Phong trào “rào đất cướp ruộng” xuất hiện đầu tiên ở:
A. Anh
B. Pháp
C. Đức
D. Nga
Câu 9. Chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống
Những người ……………….. bị mất ruộng đất, phải lang thang, cuối cùng phải vào làm thuê trong các xí nghiệp của tư sản
A. Nông nô
B. Nô lệ
C. Nông dân
D. Nô tì
Câu 10. Người đã kịch liệt lên án những hành vi tham lam và đồi bại của giáo hoàng, chỉ trích mạnh mẽ những giáo lí giả dối của Giáo hội, đòi bãi bỏ những hủ tục, lễ nghi phiền toái, đòi quay về với giáo lí Ki-tô nguyên thủy là:
A. M. Lu-thơ
B. G. Can-vanh
C. U. Sếch-xpia
D. N. Cô-péc-nich
Câu 11. Người khởi phong trào cải cách tôn giáo là:
A. Can-vanh
B. M. Lu-thơ
C. R. Đề-cac-tơ
D. Ph. Ra-bơ-le
Câu 12. Triều đại phong kiến cuối cùng của Trung Quốc là:
A. Đường
B. Thanh
C. Hán
D. Minh
Câu 13. Một số nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc thời nhà Đường:
A. Tư Mã Thiên, Đổng Trọng Thư, Ngô Thừa Ân
B. La Quán Trung, Tào Tuyết Cần, Bạch Cư Dị
C. Đỗ Phủ, Lý Bạch, Ngô Thừa Ân
D. Đỗ Phủ, Lý Bạch, Bạch Cư Dị
Câu 14. Ở Trung Quốc mầm mống kinh tế của quan hệ sản xuất tư bản đã xuất hiện dưới các triều đại:
A. Minh – Thanh
B. Tống – Đường
C. Tống – Nguyên
D. Minh – Hán
Câu 15. Miền bắc Ấn Độ được thống nhất trở lại, bước vào thời kì mới, thời kì phát triển cao và rất đặc sắc của lịch sử Ấn Độ dười thời vương triều:
A. Vương triều hồi giáo Đê-li
B. Vương triều Hác-sa
C. Vương triều A-sô-ca
D. Vương triều Gúp-ta
Câu 16. Thời kì hưng thịnh của vương triều Gúp-ta kéo dài đến:
A. Giữa thế kỉ V
B. Giữa thế kỉ VI
C. Đầu thế kỉ VII
D. Đầu thế kỉ VIII
Câu 17. Ở Ấn Độ đạo Phật ra đời vào thời gian nào?
A. Thế kỉ III TCN
B. Thế kỉ IV TCN
C. Thế kỉ V TCN
D. Thế kỉ VI TCN
Câu 18. Chủ nhân đầu tiên sống trên đất Lào là tộc người:
A. Lào Thơng
B. Lào Lùm
C. Người Thái
D. Người Khơ-me
Câu 19. Vương Quốc Lạn Xạng (Lào) được lập vào:
A. Nửa đầu thế kỉ XIV
B. Giữa thế kỉ XIV
C. Nửa sau thế kỉ XIV
D. Cuối thế kỉ XIV
Câu 20. Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á bước vào thời kì suy yếu vào khoảng:
A. Nửa sau thế kỉ XVIII
B. Giữa thế kỉ XVIII
C. Nửa sau thế kỉ XVIII
D. Cuối thế kỉ XVIII
II. PHẦN TỰ LUẬN (5 ĐIỂM)
Câu 21. (2 điểm) Hãy nêu tả tóm tắt đời sống của nông nô trong các lãnh địa phong kiến?
Câu 22. (3 điểm) Giải thích vì sao Ngô Quyền sau khi giành được độc lập chỉ xưng vương, còn Đinh Bộ Lĩnh sau khi thống nhất đất nước lại xưng đế?
ĐỀ SỐ 4
Câu 1 (4,5 điểm) Giải thích vì sao, sự ra đời của các thành thị là yếu tố cơ bản thúc đẩy nền kinh tế hàng hóa ở châu Châu Âu phát triển, đồng thời cũng là một nguyên nhân dẫn đến sự suy vong của chế độ phong kiến châu Âu?
Câu 2 (3 điểm) Lập bảng tóm tắt những thành tựu về văn hóa, khoa học – kĩ thuật của Trung Quốc thời phong kiến?
Câu 3 (2,5 điểm) Vì sao nói rằng: người Khơ-me đã sớm tiếp thu và ảnh hưởng nền văn hóa của Ấn Độ?
ĐỀ SỐ 5
Câu 1 (2 điểm) Thực chết của phong trào văn hóa Phục hưng và cải cách tôn giáo là gì?
Câu 2 (5 điểm) Hãy so sánh đời sống văn hóa xã hội thời Lý với thời Đinh – Tiền Lê theo nội dung sau:
Xã hội| ... | ...
Văn hóa| ... | ...
Câu 3 (3 điểm) Cho biết, vai trò các dân tộc ít người trong cuộc kháng chiến chống xâm lược Tống?
ĐỀ SỐ 6
Câu 1 (4 điểm) trong hệ tư tưởng Nho giáo ở Trung Quốc, quan điểm về “Tam cương” và “Ngũ Thường” là gì? Các nhân vật gắn liền với sự phát triển của nho giáo là ai?
Câu 2 (4 điểm) Lập bảng tóm tắt thể hiện sự phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa dưới thời Đinh – Tiền Lê
Câu 3 (2 điểm) Em có nhận xét gì về nghệ thuật thời Lý?
ĐỀ SỐ 7
Câu 1 (4 điểm) Mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa đã xuất hiện ở những triều đại nào của Trung Quốc. Đó là những biểu hiện gì?
Câu 2 (4 điểm) Vẽ sơ đồ bộ máy chính quyền trung ương và địa phương nhà Lý.
Câu 3 (2 điểm) Em hãy nêu những nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt?
ĐỀ SỐ 8
Câu 1 (4 điểm) Vẽ sơ đồ xã hội thời Tiền Lê? Giải thích tại sao thời Đinh – Tiền Lê, nhà sư lại thuộc tầng lớp thống trị được trọng dụng?
Câu 2 (2 điểm) Nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của thủ công nghiệp nước ta thời Đinh – Tiền Lê?
Câu 3 (4 điểm) Xã hội phong kiến ở châu Âu và phương Đông có những giai cấp nào? Quan hệ giữa các giai cấp ấy ra sao?
Đáp án