Các nhà tâm lý học tặng bạn vài phương thức sau đây để củng cố niềm tự tin nơi chính bản thân khi phải chạm mặt với các sinh hoạt xã hội:
Lập lịch trình cuộc sống ngoài xã hội:
Khi gặp gỡ nhiều người, bạn sẽ có cơ hội quan sát các hỗ tương xã hội và có thể cải tiến hành vi xã hội (social behaviors) của mình. Nên tham gia các party và thỉnh thoảng nên mời bạn bè về nhà mình. Nên đi chơi, nghỉ hè xa nhà với những người mà bạn thích.
Biết quan sát một cộng đồng:
Những người có khả năng cao trong sinh hoạt xã hội rất có tài trong việc thu thập “tin tức, bầu không khí”, quan sát và nhận ra các chi tiết quan trọng để thay đổi hành vi của họ cho kịp lúc. Họ quan sát nhanh, nhận ra các phản ứng tình cảm của người khác cùng mối lưu tâm chính của người đó. Thậm chí họ rất tài khi biết được một người muốn được yên ổn một mình hay muốn tâm sự với người khác, vào một thời điểm nào đó.
Để có khả năng nhận ra chính xác tình cảm của kẻ khác, bạn cần phải nhận dạng và biết đặt tên (label) chính xác cảm giác của chính bản thân mình.
Hãy bắt đầu câu chuyện một cách có duyên:
Người có tài giao tế xã hội không hấp tấp. Sau khi lắng nghe và quan sát đám đông đó, họ sẽ chen vào rất đúng lúc (thường là lúc mọi người đang im lặng như nghỉ dưỡng sức) và đặt ra một câu hỏi mở rộng để khơi mào cho kẻ khác nói. Sau khi vài người lên tiếng, người khơi mào nên “rút lui” để nghe bạn bè nói.
Hãy học cách đối phó với thất bại:
Ai cũng có lần bị thất bại, cũng bị “hắt hủi”. Bạn hãy coi chuyện này là… chuyện nhỏ, nhất là đừng quy kết nguyên nhân thất bại là do một lý do nội tại nào đó như “chắc tại mình không dễ thương” hay “mình kết bạn với kẻ khác tệ quá”. Thật ra nguyên nhân có thể rắc rối hơn, như đề tài không thích hợp, có kẻ khác bỗng dưng bực bội… ngang xương, hay hiểu lầm nhau.
Những kẻ tự tin không dễ dàng chấp nhận bỏ cuộc hay thua cuộc. Họ sẽ khéo léo hẹn lại lần khác.
Coi chừng các xúc động
Các tình huống xã hội luôn rắc rối và phức tạp. Có lời nói, nhưng có cả các hành vi, các thái độ, cử chỉ, ngay cả nét mặt và giọng nói cũng phải cần được bạn nhận ra, phân tích để quyết định xem mình nên có thái độ nào là thích hợp, kịp thời trong vài giây mà thôi. Đặc biệt là trong các dạng xúc động có hại cho mối giao tiếp như tức giận, sợ hãi, lo lắng thường phát sinh từ các tình huống có tính xung đột hay không chắc chắn.
Nguồn: sưu tầm
Lập lịch trình cuộc sống ngoài xã hội:
Khi gặp gỡ nhiều người, bạn sẽ có cơ hội quan sát các hỗ tương xã hội và có thể cải tiến hành vi xã hội (social behaviors) của mình. Nên tham gia các party và thỉnh thoảng nên mời bạn bè về nhà mình. Nên đi chơi, nghỉ hè xa nhà với những người mà bạn thích.
Biết quan sát một cộng đồng:
Những người có khả năng cao trong sinh hoạt xã hội rất có tài trong việc thu thập “tin tức, bầu không khí”, quan sát và nhận ra các chi tiết quan trọng để thay đổi hành vi của họ cho kịp lúc. Họ quan sát nhanh, nhận ra các phản ứng tình cảm của người khác cùng mối lưu tâm chính của người đó. Thậm chí họ rất tài khi biết được một người muốn được yên ổn một mình hay muốn tâm sự với người khác, vào một thời điểm nào đó.
Để có khả năng nhận ra chính xác tình cảm của kẻ khác, bạn cần phải nhận dạng và biết đặt tên (label) chính xác cảm giác của chính bản thân mình.
Hãy bắt đầu câu chuyện một cách có duyên:
Người có tài giao tế xã hội không hấp tấp. Sau khi lắng nghe và quan sát đám đông đó, họ sẽ chen vào rất đúng lúc (thường là lúc mọi người đang im lặng như nghỉ dưỡng sức) và đặt ra một câu hỏi mở rộng để khơi mào cho kẻ khác nói. Sau khi vài người lên tiếng, người khơi mào nên “rút lui” để nghe bạn bè nói.
Hãy học cách đối phó với thất bại:
Ai cũng có lần bị thất bại, cũng bị “hắt hủi”. Bạn hãy coi chuyện này là… chuyện nhỏ, nhất là đừng quy kết nguyên nhân thất bại là do một lý do nội tại nào đó như “chắc tại mình không dễ thương” hay “mình kết bạn với kẻ khác tệ quá”. Thật ra nguyên nhân có thể rắc rối hơn, như đề tài không thích hợp, có kẻ khác bỗng dưng bực bội… ngang xương, hay hiểu lầm nhau.
Những kẻ tự tin không dễ dàng chấp nhận bỏ cuộc hay thua cuộc. Họ sẽ khéo léo hẹn lại lần khác.
Coi chừng các xúc động
Các tình huống xã hội luôn rắc rối và phức tạp. Có lời nói, nhưng có cả các hành vi, các thái độ, cử chỉ, ngay cả nét mặt và giọng nói cũng phải cần được bạn nhận ra, phân tích để quyết định xem mình nên có thái độ nào là thích hợp, kịp thời trong vài giây mà thôi. Đặc biệt là trong các dạng xúc động có hại cho mối giao tiếp như tức giận, sợ hãi, lo lắng thường phát sinh từ các tình huống có tính xung đột hay không chắc chắn.
Nguồn: sưu tầm