• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Đề cương ôn thi học kì ii môn địa l í 10

Nhân Dược

New member
Xu
0
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KÌ II MÔN ĐỊA L Í 10

I/ LÝ THUYẾT


BÀI 27: VAI TRÒ, ĐẶC ĐIỂM-CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ
PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP- MỘT SỐ HÌNH THỨC TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP
-Trình bày được vai trò, đặc điểm, của sản xuất nông nghiệp.
- Phân tích được các nhân tố tự nhiên và các nhân tố kinh tế xã hội ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố nông nghiệp.
- Phân biệt được các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp.( hộ gia đình, trang trại, hợp tác xã nông nghiệp, nông trường quốc doanh, thể tổng hợp nông nghiệp và vùng nông nghiệp.)


BÀI 28: ĐỊA LÍ NGÀNH TRỒNG TRỌT.

-Trình bày được vai trò đặc điểm sinh thái.Sự phân bố các cây lương thực chính và các cây công chủ yếu.
-Trình bày vai trò của rừng , tình hình trồng rừng.


BÀI 29: ĐỊA LÍ NGÀNH CHĂN NUÔI

-Trình bày và giải thích được vai trò , đặc điểm, tình hình phát triển và sự phân bố của các ngành chăn nuôi.
-Trình bày được vai trò của thủy sản, tình hình nuôi trồng thủy sản.
-Biết được tại sao đối với nhiều nước đang phát triển , đông dân , đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là nhiệm vụ chiến lược hàng đầu.
-Biết được tại sao ngành nuôi trồng thủy sản thế giới ngày càng phát triển .


BÀI 31: VAI TRÒ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG NGHIỆP. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÔNG NGHIỆP.

-Trình bày được vai trò, đặc điểm của sản xuất ngành công nghiệp.
-Biết sự khác biệt của sản xuất công nghiệp so với đặc điểm của sản xuất nông nghiệp .
-Phân tích được các nhân tố của vị trí địa lý, tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp .


BÀI 32: ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP
-Trình bày và giải thích được vai trò, đặc điểm và sự phân bố một số ngành công nghiệp chủ yếu trên thế giới.
-Biết được vì sao ngành công nghiệp hóa chất lại được coi là một ngành sản xuất mũi nhọn trong hệ thống các ngành công nghiệp trên thế giới .


BÀI 33: MỘT SỐ HÌNH THỨC CHỦ YẾU CỦA TỔ CHỨC LÃNH THỔ
CÔNG NGHIỆP
-Phân biệt được các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp :Điểm công nghiệp,khu công nghiệp tập trung, trung tâm công nghiệp và vùng công nghiệp.


BÀI 35: VAI TRÒ , CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ
CÁC NGÀNH DỊCH VỤ
- Trình bày được vai trò, cơ cấu và các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố các ngành dịch vụ.
-Vẽ sơ đồ các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của các ngành dịch vụ.


BÀI 36: VAI TRÒ, ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI
- Trình bày được vai trò, đặc điểm của ngành giao thông vận tải. Phân tích , chứng minh được các nhân tố tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải.
-Biết được mạng lưới sông ngòi dày đặc của nước ta có ảnh hưởng đến ngành giao thông vận tải
-Tại sao người ta nói : Để phát triển kinh tế , văn hóa miền núi , giao thông vận tải phải đi trước 1 bước.


BÀI 37: ĐỊA LÝ CÁC NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI
-Biết được ưu, nhược điểm và sự phân bố của các ngành : Đường sắt, đường ôtô đường ống, đường sông hồ, đường biển, đường hàng không.


BÀI 39: ĐỊA LÝ NGÀNH THÔNG TIN LIÊN LẠC
-Trình bày được vai trò, tình hình phát triển của ngành thông tin liên lạc.


BÀI 40: ĐỊA LÝ NGÀNH THƯƠNG MẠI
-Trình bày được vai trò của ngành thương mại.Hiểu và trình bày được một số khí niệm ( thị trường,cán cân xuất nhập khẩu), đặc điểm của thị trường thế giới và một số tổ chức thương mại trên thế giới.


BÀI 41: MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
-Hiểu và trình bày được các khái niệm: Môi trường, tài nguyên thiên nhiên, , phát triển bền vững, chức năng và vai trò của môi trường đối với sự phát triển của xã hội loài người.


BÀI 42: MÔI TRƯỜNG VÀ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG.
-Trình bày được một số vấn đề về môi trường và phát triển bền vững ở các nhóm nước.

II. THỰC HÀNH:

1. cách nhận biết đề yêu cầu vẽ biểu đồ gì?

* Khi đề có ghi rõ yêu cầu vẽ biểu đồ gì, thì chúng ta cần làm đúng theo yêu cầu.Vì thế nhớ đọc kĩ để tránh lạc đề
* Nếu đề không ghi rõ yêu cầu vẽ cụ thể mà ghi vẽ biểu đồ thích hợp nhất , thì chúng ta phải dựa theo một số cụm từ gợi ý để biết vẽ biểu đồ gì cho thích hợp nhất.Nếu không vẽ đúng yêu cầu thì không có điểm hoặc bị trừ ½ số điểm
+ Khi đề có cụm từ Cơ cấu : Ta có thể vẽ biểu đồ dạmg Miền, tròn, cột chồng.
Biểu đồ dạng miền
: Thể hiện cho một tổng thể của cùng một chủ thể, nhưng ở 3 thời điểm (mốc thời gian ) trở lên.Đa số trường hợp biểu đồ dạng miền được vẽ theo số liệu tương đối, một ít trường hợp vẽ theo số liệu tuyệt đối.
Lưu ý
: Đối với biểu đồ dạng miền: 2 miền liền nhau sẽ chung một đường giới hạn, đó là giới hạn trên của miền liền bên dưới và giới hạn dưới của miền liền bên trên.Nếu 3 miền thì biểu diễn miền thứ nhất ở bên dưới xong,chúng ta nên biểu diễn miền thứ 3 bằng cách : Xem đường giới hạn trên của miền thứ 3 (đường giới hạn 100% đối với biểu đồ miền theo số liệu tương đối) là o% và tính ngược xuống lại như thế sẽ tròn số,dể tính.Phần giữa còn lại là miền thứ 2. Nếu có 4 miền trở lên thì việc vẽ biểu đồ sẽ phức tạp hơn nhiều.Khi đó chúng ta phải biểu diễn theo nguyên tắccộng giá trị miền
Ví dụ:
Vẽ Miền thứ nhất xong, muốn vẽ Miền thứ 2 thì ta lấy giá trị miền thứ nhất cộng với giá trị miền thứ 2 và tính từ đáy là 0% như bình thường ( nhưng khi ghi giá trị vào miền thứ 2 thì phải ghi giá trị của miền thứ 2).Đến miền thứ 3 ta vẽ từ trên xuống (cứ nghĩ 100% là 0% và vẽ.Phần còn lại là Miền thứ 4

- Biểu đồ dạng hình tròn: Khi đề có chữ cơ cấu hoặc tỉ trọng.Nó thể hiện cho một tổng thể của cùng một chủ thể nhưng ở từ 2 thời điểm (mốc thời gian) trở xuống.Nếu có từ 3 thời điểm khác nhau trở lên , thì việc vẽ biểu đồ tròn vừa lâu,vừa choáng nhiều chỗ,có khi còn khó thấy được sự thay đổi của các đối tượng địa lý bằng trực quan.
Ví dụ:Như ngành kinh tế công nghiệp-nông nghiệp-GTVT-Dịch vụ,hoặc như sản phẩm xuất khẩu:Nông sản,lâm sản, tiểu thủ công nghiệp,khoáng sản.Hoặc tỉ lệ xuất nhập khẩu thì vẽ biểu đồ tròn.
Lưu ý:

- Khi thông tin là số liệu tuyệt đối,thì thong thường chúng ta phải sử lý số liệu chuyển sang số liệu tương đối (chuyển sang %)
- Chọn trục gốc: Để thống nhất và để dể so sánh ,ta chọn trục gốc là đường thẳng nối từ tâm vòng tròn đến số 12 trên mặt đồng hồ.Trường hợp diển tả tình hình xuất nhập khẩu…người ta chọn trục gốc là những đường nằm ngang.(nối từ tâm đến số 9 trên mặt đồng hồ). Ở đây ta thốong nhất chọn trục thẳng.Vẽ theo thứ tự bài

- Biểu đồ dạng cột chồng: Có thể coi đây giống biểu đồ dạng miền,nhưng bị đứt quảng,mỗi một móc thời gian là một cột.Tuy nhiên muốn thể hiện một hiện tượng địa lý có tính liên tục, tính quan hệ chặt chẻthì nếu có 4 móc thời gian trở lên ,chúng ta nên sử dụng biểu đồ dạng miền sẽ hay hơn.
- Dạng đồ thị hay đường biểu diễn
: Khi đề có cụm từ tốc độ tăng trưởng, nhịp điệu phát triển, tình hình phát triển, hoặc thường dung để vẽ nhiệt độ, tỉ lệ sinh, tỉ lệ tử, tốc độ tăng dân, quá trình phát triển các ngành kinh tế hoặc theo dõi một căn bệng nào đó.

- Dạng biểu đồ cột: Khi đề có cụm từ so sánh,sản lượng,số lượng

- Dạng biểu đồ đường:( đồ thị đồng quy)
thể hiện nhiều đối tượng địa lí của một chủ thể,ở vào nhiều thời điểm,dạng này khá dể nhận ra vì nó áp dụng trong những trường hợp sau:
+ Có từ 3 đối tượng địa lí trở lên, với các loại đơn vị khác nhau,do trên cùng một biểu đồ thì có thể biểu hiện được tốoi đa 2 loại đơn vị khác nhau mà thôi.
Lưu ý: Lấy số liệu năm đầu tiên làm gốc = 100%, số liệu các năm tiếp theo lần lượt nhân với 100 rồi đem chia cho số liệu ( tuyệt đối) của năm đầu tiên ( năm góc )

2. Hướng dẫn vẽ các biểu đồ
: Hình cột, đường, và các biểu đồ thể hiện cơ cấu

3.Hướng dẩn cách nhận xét biểu đồ:

- Biểu đồ cột và đồ thị có nhận xét giống nhau:

Nhận xét cơ bản là tăng hay giảm? nếu tăng thì tăng như thế nào?nhanh hay chậm? tăng có liên tục không?và nhớ ghi số liệu cụ thể.( ví dụ năm sau tăng hơn năm trước thì tăng hơn bao nhiêu% hoặc tăng gấp mấy lần thì ghi số liệu cụ thể)
- Mốc thời gian chuyển tiếp từ tăng qua giảm hay từ giảm qua tăng,không ghi từng năm một,trừ khi mỗi năm mổi thay đổi từ tăng qua giảm và ngược lại
- Nếu biểu đồ cột thường có chữ vùng kinh tế ,các quốc gia.. thì nhận xét như sau: cao nhất là vùng nào?Hay quốc gia nào?
- So sánh giữa các yếu tố với nhau .Đặc biệt lưu ý so sánh giữa các cao nhất (lớn nhất) với cái thấp nhất(nhỏ nhất) gấp nhau mấy lần
- Lưu ý: nếu đề có yêu cầu giải thích thì giải

- Nhận xét biểu đồ tròn:

- Nếu có 1 vòng tròn thì nhận cơ bản là yếu tố nào lớn nhất, yếu tố nào nhỏ nhất.
- So với nhỏ thì gấp mấy lần
- Nếu có 2 vòng tròn thì so sánh từng phần xem tăng hay giảm, nhiều hay ít hoặc giảm nhiều hay ít

III. MỘT SỐ BÀI TẬP:
1/ Cho bảng số liệu sau: ( đơn vị % )



s.png

a/ Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế của Ấn Đô,Braxin, Anh.
b/ Qua biểu đồ hãy nêu nhận xét

2/ Cho bảng số liệu sau: Đơn vị triệu tấn


d.png

a/Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sản lượng lương thực của thế giới thời kì 1950-2003.
b/ Qua biểu đồ.Nêu nhận xét.

IV. HƯỚNG DẪN ÔN TẬP:

- Học sinh phải ôn tập theo từng bài, Mỗi bài có các vấn đề đã được nêu cụ
- Mỗi bài nên lập dàn ý , Mỗi vấn đề là một ý lớn, học sinh có nhiệm vụ triển khai các ý nhỏ dựa vào những kiến thức đã học
- Khi ôn tập nên kết hợp vừa vở, vừa sách giáo khoa
- Rèn luyện kỉ năng chứng minh, phân tích, so sánh, nhận xét bảng số liệu, bản đồ,lược đồ. Vẽ biểu đồ cột, đường biểu diễn, tròn.

(sưu tầm)
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top