• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Đề cương bài giảng Địa lý KTXH Việt Nam: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Chị Lan

New member
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ


KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Tăng trưởng GDP


a) Ý nghĩa

- Có tầm quan trọng hàng đầu trong mục tiêu phát triển kinh tế.

- Tăng trưởng nhanh và bền vững là giải pháp để tránh tụt hậu xa hơn, tạo tiền đề để đẩy mạnh xuất khẩu, giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo.

b) Tình hình

- Giai đoạn 1990 - 2005, GDP tăng liên tục với tốc độ cao (7,2%/ năm) thuộc loại hàng đầu thế giới.

- Công nghiệp là ngành có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất (14%/ năm). Sản phẩm công nghiệp tăng cả về số lượng lẫn chất lượng, sức cạnh tranh được cải thiện.

- Nông nghiệp tăng khá (4,2%/ năm). Đã giải quyết vấn đề lương thực và trở thành nước xuất khẩu lớn. Cơ cấu đã chuyển biến tích cực.

c) Tồn tại

- Chất lượng tăng trưởng chưa cao chủ yếu theo bề rộng, chưa bền vững.

- Hiệu quả kinh tế thấp.

2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá

a) Cơ cấu ngành

- Cơ cấu GDP theo ngành kinh tế đang chuyển dịch theo hướng : Giảm dần tỉ trọng khu vực I, tăng nhanh tỉ trọng khu vực II, ổn định tỉ trọng khu vực III. Đây là sự chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

- Trong nội bộ của từng ngành, sự chuyển dịch cũng thể hiện khá rõ :

Đối với khu vực I :

+ Giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỉ trọng ngành thuỷ sản.

+ Trong nông nghiệp tăng tỉ trọng chăn nuôi, giảm tỉ trọng trồng trọt.

+ Trong trồng trọt giảm tỉ trọng cây lương thực, tăng tỉ trọng cây công nghiệp.

+ Trong chăn nuôi giảm tỉ trọng gia súc lấy sức kéo, tăng tỉ trọng gia súc lấy thịt và sữa.

Đối với khu vực II :

+ Giảm tỉ trọng ngành khai mỏ, tăng tỉ trọng ngành chế biến.

+ Giảm tỉ trọng sản phẩm có chất lượng trung bình và thấp, tăng tỉ trọng sản phẩm có chất lượng cao.

+ Đa dạng hoá sản phẩm, tăng hiệu quả đầu tư.

b) Cơ cấu thành phần

- Nền kinh tế đang chuyển từ 2 thành phần sang nhiều thành phần.

- Kinh tế quốc doanh tuy giảm dần tỉ trọng nhưng vẫn giữ vai trò chủ đạo.

- Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh, vai trò ngày càng quan trọng.

c) Cơ cấu lãnh thổ

- Đã hình thành các vùng động lực phát triển kinh tế, vùng chuyên canh, các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất.

- Cả nước có 3 vùng kinh tế trọng điểm :

+ Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ gồm 8 tỉnh thành : Hà Nội, Hải Phòng, Hà Tây (cũ), Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hải Dương, Quảng Ninh.

+ Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung gồm 5 tỉnh thành : Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.

+ Vùng trọng điểm kinh tế phía nam gồm 8 tỉnh thành : Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang.

Theo Nguyễn Hoà, ĐH Đà Nẵng
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top