• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Đề cương Bài 8: NHẬT BẢN

ngan trang

New member
Câu 1: Hãy trình bày những nét lớn về tình hình Nhật Bản qua các giai đoạn 1945-1952 và 1952-1973.
I. Từ 1945-1952

* Hoàn cảnh:

- Thất bại trong ctranh thế giới (hậu quả nặng nề:
+ Khoảng 3 triệu người chết và mất tích
+ 40% đô thị, 80% tàu bè, 34% mãy móc bị phá huỷ
+ Thảm hoạ đói rét đe doạ nước Nhật
+ Bị quân Mĩ chiếm đóng
* Công cuộc phục hồi ktế ở Nhật

- Về chính trị

+ Xoá bỏ chủ nghĩa quân phiệt, xét xử tội phạm chiến tranh
+ Hiến pháp mới được công bố (1947), quy định Nhật Bản là nước quân chủ lập hiến, nhưng thực chất là cđộ dchủ đại nghị. Hiến Pháp mới vẫn duy trì ngôi vị của Thiên Hoàng. Quốc hội có quyền lập pháp, chính phủ có quyền hành pháp
+ Cam kết từ bỏ chiến tranh, không duy trì quân đội thường trực
- Về ktế:
Thực hiện 3 cuộc cải cáh dân chủ
+ Giải tán các Daibátxư
+ Cải cách ruộng đất
+ Dân chủ hoá lao động
( Dựa vào sự viện trợ của Mĩ (1950 - 1951) ktế Nhật được phục hồi
- Về đối ngoại:
Liên minh với Mĩ, ngày 8/8/1951 kí hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật. Chế độ chiếm đóng của Đồng minh chấm dứt
II. Từ 1952 - 1973

* Kinh tế và KHKT:

- Kinh tế
+ 1952 - 1960 kinh tế Nhật có bước phát triển nhanh
+ 1960 - 1973, kinh tế Nhật Bản phát triển thần kì
- Biểu hiện:
Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm 10,8% (1969) à1973: 7,8% ; à vươn lên hàng thứ hai trong thế giới tư bản.
+ Từ những năm 70 trở đi, Nhật trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới
- Khoa học-kỹ thuật

+ Rất coi trọng ptriển gdục và khoa học –kỹ thuật.
+ 1968 mua bằng phát minh của nước ngoài trị giá 6 tỉ USD.
+ Chủ yếu tập trung vào công nghiệp dân dụng
+ Đạt nhiều thành tựu lớn: Các sản phẩm nổi tiếng như ti vi, tủ lạnh, ô tô; Đóng tàu 1 triệu tấn, các ctrình thế kỷ: đường ngầm dưới đáy biển dài 53,8 km...
- Nguyên nhân phát triển

+ Con người được coi là yếu tố quyết định hàng đầu đối với sự phát triển
+ Vai trò quản lý, lãnh đạo có hiệu quả của Nhà nước
+ Chế độ làm việc suốt đời, chế độ hưởng lương theo thâm niên và chủ nghĩa nghiệp đoàn xí nghiệp được coi là ba "kho báu thiêng liêng" làm cho các công ty của Nhật và có sức mạnh cạnh tranh cao.
+ Áp dụng các thành tựu KH-KT nâng cao năng suất , chất lượng , hạ giá thành
+ Chi phí quốc phòng thấp (không quá 1% GDP).
+ Biết tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài để phát triển như viện trợ Mỹ, chiến tranh Triều Tiên,Việt Nam...
- Hạn chế

+ Nghèo tài nguyên => nguyên, nhiên liệu phụ thuộc bên ngoài.
+ Cơ cấu vùng ktế thiếu cân đối, tập trung chủ yếu vào 3 trung tâm là Tokiô, Ôxaca và Nôgôia; giữa nông nghiệp và công nghiệp.
+ Sự cạnh tranh quyết liêt của Mỹ, Tây Âu, các nước NIC, Trung Quốc...
* Về chính trị:

- Đảng Dân chủ Tự do (LDP) liên tục cầm quyền.(1955-1993). Nền chính trị Nhật bản nhìn chung là ổn định.
- Chủ trương xây dựng "Nhà nước phúc lợi chung", tăng thu nhập quốc dân lên gấp đôi trong vòng 10 năm (1960-1970)
* Chính sách đối ngoại

- Liên minh chặt chẽ với Mỹ.
- 1956: bình thường hóa quan hệ với Liên Xô và gia nhập Liên Hợp Quốc.
 
Câu 2: Hãy trình bày những nét lớn về tình hình Nhật Bản qua các giai đoạn 1973-1991 và 1991-2000
I. Từ 1973 - 1991

* Kinh tế :

- Từ 1973-1982: kinh tế phát triển xen kẽ với khủng hoảng suy thoái ngắn.
- Từ nửa sau những năm 80: trở thành siêu cường tài chính số một trên thế giới với dự trữ vàng và ngoại tế gấp 3 lần Mỹ, gấp 1,5 lần Đức, là chủ nợ lớn nhất thế giới.
* Chính sách đối ngoại

- “Học thuyết Phucađa“ (1977) và “Học thuyết Kaiphu’’(1991) với nội dung chủ yếu là tăng cường quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội với các nước Đông Nam Á và tổ chức ASEAN.
- Nhật thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam năm 1973.
II. Từ 1991 - 2000

* Kinh tế:
có giảm sút nhưng vẫn là 1/3 trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới.
* Khoa học – kỹ thuật:

-
Tiếp tục ptriển với trình độ cao (đến năm 1992, đã phóng 42 vệ tinh khác nhau và hợp tác có hiệu quả với Mĩ, Liên Xô (Nga) trong các chương trình vũ trụ quốc tế).
* Văn hóa:
giữ được những giá trị truyền thống và bản sắc văn hóa của mình
* Chính trị:
Từ năm 1993 các đảng khác nhau tham gia nắm quyền lãnh đạo, tình hình xã hội có phần không ổn định.
* Về đối ngoại :

- Tiếp tục duy trì liên minh chặt chẽ với Mĩ.
- Coi trọng quan hệ với Tây Âu, mở rộng hoạt động đối ngoại toàn cầu và chú trọng phát triển với các nước Đông Nam Á.
* Từ những năm 90, Nhật Bản nỗ lực vươn lên thành cường quốc chính trị để tương xứng với vị thế siêu cường kinh tế của mình.
 
Câu 3: Tình hình phát triển kinh tế của Nhật Bản từ 1952 – 1973. Những nhân tố góp phần thúc đẩy nền kinh tế Nhật phát triển “thần kì”
a/ Những nét chính về sự phát triển kinh tế:

- Sau khi được phục hồi, từ 1952 – 1960, kinh tế Nhật Bản có bước phát triển nhanh, nhất là từ năm 1960 đến 1973, thường được gọi là giai đoạn phát triển “ thần kỳ”.
- Tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm của Nhật Bản từ 1960 - 1969 là 10,8%; từ năm 1970 đến 1973, tuy có giảm nhưng vẫn đạt bình quân 7,8%, cao hơn rất nhiều so với các nước phát triển khác .
- Năm 1968, kinh tế Nhật Bản đã vượt Anh, Pháp, Cộng hoà Liên Bang Đức, Italia và Canađa, vươn lên đứng hàng thứ hai thế giới tư bản ( sau Mĩ).
- Từ những năm 70 trở đị , Nhât trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới.( cùng với Mỹ và Tây Âu )
b/ Nhân tố thúc đẩy:

- Ở Nhật Bản, nhân tố con người được coi là vốn quý nhất, là nhân tố quyết định hàng đầu.
- Vai trò lãnh đạo, quản lí có hiệu quả của Nhà nước.
- Các công ty Nhật Bản năng động, có tầm nhìn xa, quản lý tốt nên có tiềm lực và sức cạnh tranh cao.
- Nhật Bản biết áp dụng các thành tựu khoa học - kĩ thuật hiện đại để nâng cao năng suất, chất lượng.
- Chi phí cho quốc phòng của Nhật Bản thấp ( không vượt quá 1% GDP), nên có điều kiện tận dụng vốn đầu tư cho kinh tế.
- Nhật Bản đã tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài để phát triển, như nguồn viện trợ của Mĩ, các cuộc chiến tranh ở Triều Tiên ( 1950 – 1953), Việt Nam ( 1954 – 1975) để làm giàu...
d/ Nguyên nhân quan trọng nhất ?

Nhân tố con người được coi là vốn quí nhất, là nhân tố quyết định hàng đầu cho sự phát triển kinh tế ở Nhật.
c/ Hạn chế
- Nghèo tài nguyên=>nguồn nguyên , nhiên liệu phụ thuộc bên ngoài.
- Cơ cấu vùng kinh tế thiếu cân đối, tập trung chủ yếu vào ba trung tâm là Tokiô, Ôxaca và Nôgôia; giữa nông nghiệp và công nghiệp.
- Sự cạnh tranh quyết liêt của Mỹ , Tây Âu , các nước Nic , TQ ...
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top