ngan trang
New member
- Xu
- 159
Câu 1. Cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân các nước Châu Phi từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 và tình hình kinh tế - xã hội ở Châu lục này có những nét gì nổi bật?
1. Vài nét về cuộc đấu tranh giành độc lập :
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh giành độc lập bùng nổ mạnh mẽ ở châu Phi.
- Phong trào nổ ra trước hết là ở khu vực Bắc Phi, sau đó lan ra các nơi khác. Hàng loạt nước giành được độc lập như Ai Cập (1953), Libi (1952), Angiêri (1962), Tuynidi, Marốc, Xuđăng (1956), Gana (1957), Ghinê (1958
- Năm 1960 được ghi nhận là “năm châu Phi” với 17 nước (ở Tây Phi, Đông Phi, Trung Phi) được trao trả độc lập.
- Năm 1975, cách mạng Môdămbích và Ănggôla giành thắng lợi, đánh dấu sự sụp đổ căn bản của chủ nghĩa thực dân cũ cùng hệ thống thuộc địa của nó ở châu Phi.
- Từ sau năm 1975, nhân dân các thuộc địa còn lại hoàn thành cuộc đấu tranh đánh đổ chủ nghĩa thực dân cũ, giành độc lập và quyền sống của con người.
+ Cuộc đấu tranh giành thắng lợi và các nước cộng hòa ra đời ở Dimbabuê (4/1980), Namibia (3/1991).
+ Ở Nam Phi, sau cuộc bầu cử dân chủ giữa các chủng tộc (4/1994), ông Nenxơn Manđêla trở thành Tổng thống da đen đầu tiên, chấm dứt chế độ phân biệt chủng tộc (Apácthai) dã man ở nước này.
2. Tình hình phát triển KT - XH
- Sau khi giành độc lập, các nước châu Phi tiến hành công cuộc xây dựng đất nước và thu được một số thành tựu ban đầu.
- Tuy nhiên, châu Phi vẫn là một châu lục nghèo nàn, lạc hậu và gặp rất nhiều khó khăn.
+ Xung đột sắc tộc và tôn giáo, đảo chính, nội chiến diễn ra liên miên. (bi thảm nhất là cuộc nội chiến ở Ruanđa năm 1994 giữa 2 bộ tộc Hutu và Tuxi làm 80 vạn người thiệt mạng, 1,2 triệu người phải đi tị nạn.
+ Bệnh tật và mù chữ.
+ Sự bùng nổ dân số.
+ Đói nghèo, nợ nước ngoài chồng chất. (Trong số 43 nước nghèo nhất thế giới (1997) thì Châu Phi có 29 nước. Số nợ lên tới 300 tỉ USD - đầu những năm 90)
- Tổ chức thống nhất châu Phi được thành lập (5/1963) đến năm 2002 đổi thành liên minh châu Phi (AU) đang triển khai nhiều chương trình phát triển của châu lục song còn phải rất lâu dài, gian khổ mới thu được kết quả.
1. Vài nét về cuộc đấu tranh giành độc lập :
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh giành độc lập bùng nổ mạnh mẽ ở châu Phi.
- Phong trào nổ ra trước hết là ở khu vực Bắc Phi, sau đó lan ra các nơi khác. Hàng loạt nước giành được độc lập như Ai Cập (1953), Libi (1952), Angiêri (1962), Tuynidi, Marốc, Xuđăng (1956), Gana (1957), Ghinê (1958
- Năm 1960 được ghi nhận là “năm châu Phi” với 17 nước (ở Tây Phi, Đông Phi, Trung Phi) được trao trả độc lập.
- Năm 1975, cách mạng Môdămbích và Ănggôla giành thắng lợi, đánh dấu sự sụp đổ căn bản của chủ nghĩa thực dân cũ cùng hệ thống thuộc địa của nó ở châu Phi.
- Từ sau năm 1975, nhân dân các thuộc địa còn lại hoàn thành cuộc đấu tranh đánh đổ chủ nghĩa thực dân cũ, giành độc lập và quyền sống của con người.
+ Cuộc đấu tranh giành thắng lợi và các nước cộng hòa ra đời ở Dimbabuê (4/1980), Namibia (3/1991).
+ Ở Nam Phi, sau cuộc bầu cử dân chủ giữa các chủng tộc (4/1994), ông Nenxơn Manđêla trở thành Tổng thống da đen đầu tiên, chấm dứt chế độ phân biệt chủng tộc (Apácthai) dã man ở nước này.
2. Tình hình phát triển KT - XH
- Sau khi giành độc lập, các nước châu Phi tiến hành công cuộc xây dựng đất nước và thu được một số thành tựu ban đầu.
- Tuy nhiên, châu Phi vẫn là một châu lục nghèo nàn, lạc hậu và gặp rất nhiều khó khăn.
+ Xung đột sắc tộc và tôn giáo, đảo chính, nội chiến diễn ra liên miên. (bi thảm nhất là cuộc nội chiến ở Ruanđa năm 1994 giữa 2 bộ tộc Hutu và Tuxi làm 80 vạn người thiệt mạng, 1,2 triệu người phải đi tị nạn.
+ Bệnh tật và mù chữ.
+ Sự bùng nổ dân số.
+ Đói nghèo, nợ nước ngoài chồng chất. (Trong số 43 nước nghèo nhất thế giới (1997) thì Châu Phi có 29 nước. Số nợ lên tới 300 tỉ USD - đầu những năm 90)
- Tổ chức thống nhất châu Phi được thành lập (5/1963) đến năm 2002 đổi thành liên minh châu Phi (AU) đang triển khai nhiều chương trình phát triển của châu lục song còn phải rất lâu dài, gian khổ mới thu được kết quả.