ngan trang
New member
- Xu
- 159
Câu 1: Hãy trình bày những nét lớn về phong trào đấu tranh giành độc lập ở các nước Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ hai.
- Đông Nam Á hiện nay gồm 11 nước, là khu vực rộng lớn, đông dân, có vị trí chiến lược quan trọng, tài nguyên thiên nhiên giàu có và có nhiều nét tương đồng về lịch sử, văn hóa. Trước chiến tranh thế giới thứ 2, các nước Đông Nam Á (Trừ Thái Lan) đều là thuộc địa của các nước đế quốc Âu - Mĩ. Phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ, Đảng cộng sản được thành lập ở nhiều nước: Inđônêxia (1920), ba nước Đông (1930)...
- Trong thời gian chiến tranh thế giới thứ hai, dưới ách chiếm đóng của phát xít Nhật, phong trào đấu tranh diễn ra mạnh mẽ đưa đến cuộc đấu tranh giành chính quyền và tuyên bố độc lập ở Inđônêxia (8/1945), Việt Nam (2/9/1945), Lào (10/1945). Ở các nước khác như Miến Điện, Mã Lai, Philíppin, lực luongj kháng chiến mà nòng cốt là các đảng cộng sản cũng giải phóng nhiều vùng đất đai rộng lớn.
- Tuy nhiên, ngay sau chiến tranh, các nước thực dân Âu - Mĩ quay trở lại xâm lược, chiếm đóng các nước Đông Nam Á. Trải qua cuộc đấu tranh lâu dài, các nước Đông Nam Á đều giành được độc lập, chủ quyền: Philíppin (7/1946), Miến Điện (10/1947), Mã Lai (nay là Malaixia(8/1957), 9/1963 liên bang Malaixia ra đời; Xingapo được Anh trao trả quyền tẹ trị 6/1956, sau đó tham gia liên bang Malaixia, đến tháng 8/1965 lại tách ra thành nước cộng hòa độc lập. Lào và Cămpuchia và Việt Nam tới năm 1975 mới giành thắng lợi hoàn toàn. Brunây trở thành quốc gia độc lập từ 1/1984, Đông Timo sau khi trưng cầu dân ý 8/1999 tách khỏi Inđônêxia, đến 5/2002 trở thành quốc gia độc lập.
- Trong bối cảnh của cuộc chiến tranh lạnh, Tổ chức Hiệp ước phòng thủ tập thể Đông Nam Á (SEATO) do Mĩ lập ra (9/1954) nhằm chống lại ảnh hưởng của CNXH và phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á. Nhưng thắng lợi của của cách mạng 3 nước Đông Dương (1975), khối SEATO giải thể (6/1977)
- Đông Nam Á hiện nay gồm 11 nước, là khu vực rộng lớn, đông dân, có vị trí chiến lược quan trọng, tài nguyên thiên nhiên giàu có và có nhiều nét tương đồng về lịch sử, văn hóa. Trước chiến tranh thế giới thứ 2, các nước Đông Nam Á (Trừ Thái Lan) đều là thuộc địa của các nước đế quốc Âu - Mĩ. Phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ, Đảng cộng sản được thành lập ở nhiều nước: Inđônêxia (1920), ba nước Đông (1930)...
- Trong thời gian chiến tranh thế giới thứ hai, dưới ách chiếm đóng của phát xít Nhật, phong trào đấu tranh diễn ra mạnh mẽ đưa đến cuộc đấu tranh giành chính quyền và tuyên bố độc lập ở Inđônêxia (8/1945), Việt Nam (2/9/1945), Lào (10/1945). Ở các nước khác như Miến Điện, Mã Lai, Philíppin, lực luongj kháng chiến mà nòng cốt là các đảng cộng sản cũng giải phóng nhiều vùng đất đai rộng lớn.
- Tuy nhiên, ngay sau chiến tranh, các nước thực dân Âu - Mĩ quay trở lại xâm lược, chiếm đóng các nước Đông Nam Á. Trải qua cuộc đấu tranh lâu dài, các nước Đông Nam Á đều giành được độc lập, chủ quyền: Philíppin (7/1946), Miến Điện (10/1947), Mã Lai (nay là Malaixia(8/1957), 9/1963 liên bang Malaixia ra đời; Xingapo được Anh trao trả quyền tẹ trị 6/1956, sau đó tham gia liên bang Malaixia, đến tháng 8/1965 lại tách ra thành nước cộng hòa độc lập. Lào và Cămpuchia và Việt Nam tới năm 1975 mới giành thắng lợi hoàn toàn. Brunây trở thành quốc gia độc lập từ 1/1984, Đông Timo sau khi trưng cầu dân ý 8/1999 tách khỏi Inđônêxia, đến 5/2002 trở thành quốc gia độc lập.
- Trong bối cảnh của cuộc chiến tranh lạnh, Tổ chức Hiệp ước phòng thủ tập thể Đông Nam Á (SEATO) do Mĩ lập ra (9/1954) nhằm chống lại ảnh hưởng của CNXH và phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á. Nhưng thắng lợi của của cách mạng 3 nước Đông Dương (1975), khối SEATO giải thể (6/1977)