Đề cương Bài 21: XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở MIỀN BẮC. ĐẤU TRANH CHỐNG ĐẾ QUỐC MỸ VÀ CHÍNH QUYỀN SÀ

ngan trang

New member
Câu 1. Phong trào “Đồng khởi” (1959-1960).
a. Nguyên nhân:
- 1957-1959, chính quyền Ngô Đình Diệm ban hành chính sách “ Tố cộng, diệt cộng”, ra đạo luật 10/59 đặt cộng sản ra ngoài vòng pháp luật, lê máy chém khắp miền Nam làm lực lượng cách mạng bị tổn thất nặng, đòi hỏi phải có biện pháp quyết liệt để đưa cách mạng vượt qua khó khăn.
- Tháng 1/1959, hội nghị trung ương Đảng lần thứ 15 xác định: Cách mạng Miền Nam không có con đường nào khác là sử dụng bạo lực cách mạng đánh đổ chính quyền Mỹ-Diệ. Phương hướng cơ bản là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân bằng lực lượng vũ trang.
b. Diễn biến:
- Lúc đầu phong trào nổ ra lẻ tẻ ở từng địa phương như Vĩnh Thạnh, Bác Ái ( 2/1959), Trà Bồng (8-1959)…, sau đó lan ra khắp miền Nam thành cao trào cách mạng, tiêu biểu là cuộc “ Đồng Khởi” ở Bến Tre.
- Ngày 17/1/1960, Đồng Khởi nổ ra ở 3 xã Định Thủy, Phước Hiệp, Bình Khánh ( huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre), từ đó lan ra các huyện Giồng Trôm, Ba Tri, Thạnh Phú, Châu Thành…)
- Quần chúng giải tán chính quyền địch, lập ủy ban nhân dân tự quản, lập lực lượng vũ trang, thu ruộng đất của địa chủ, cường hào chia lại cho dân nghèo.
- Phong trào lan khắp Nam Bộ, Tây Nguyên và một số nơi ở Trung Trung Bộ. Cuối năm 1960 làm chủ 600/1298 xã ở Nam Bộ, 3200/5721 thôn ở Tây Nguyên, 904/3829 thôn ở Trung Trung Bộ.
c. Ý nghĩa:
* Đối với Mỹ-Diệm:
- Giáng đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mỹ.
- Làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm
* Về phía ta:
- Đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng Việt Nam: Từ giữ gìn lực lượng sang tiến công.
- Từ khí thế đó, 20/12/1960, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời, đoàn kết toàn dân đấu tranh chống Mỹ-Diệm, lập chính quyền cách mạng dưới hình thức Ủy ban nhân dân tự quản
d.Tại sao nói thắng lợi của phong trào “Đồng Khởi” đã đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam ?
- Đã làm lung lay tận gốc chế độ Mĩ – Diệm ở miền Nam .
- Làm cho lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam xuất hiện. Hai lực lượng chính trị và lưc lượng vũ trang đều lớn mạnh .
- Vùng giải phóng ở miền Nam nước ta ra đời .
- Cách mạng miền Nam đi từ thế giữ gìn, bảo vệ lưc lượng và cơ sở cách mạng sang thời kì tiến công để đánh đổ chế độ thống trị của Mĩ – Diệm, giải phóng miền Nam hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước.
 
Câu 2. Nội dung Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9/1960).
a. Hoàn cảnh :
- Giữa lúc cách mạng hai miền Nam, Bắc có những bước tiến quan trọng, Đảng Lao Động Việt Nam tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III từ ngày 5 đến 10/9/1960 tại Hà Nội.
b. Nội dung:
- Đề ra nhiệm vụ chiến lược cho cách mạng cả nước và từng miền.
+ Miền Bắc: cách mạng XHCN có vai trò quyết định nhất.
+ Miền Nam: Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân có vai trò quyết định trực tiếp.
+ Cách mạng hai miền: Có quan hệ mật thiết, gắn bó nhau nhằm hoàn thành cách mạng dân chủ nhân dân trong cả nước, thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà.
+ Thảo luận báo cáo chính trị, báo cáo sửa đổi điều lệ Đảng.
+ Thông qua kế hoạch 5 năm lần thứ nhất ( 1961-1965) xây dưngh CNXH ở miền Bắc.
+ Bầu BCH Trung Ương Đảng do Hồ Chí Minh làm chủ tịch nước và Lê Duẩn làm Tổng Bí Thư.
* Ý nghĩa: Là Đại hội xây dựng CNXH ở miền Bắc, thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà
 
Câu 3. Âm mưu và thủ đoạn của Mĩ - nguỵ trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”. Quân và dân ta đã chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ - nguỵ như thế nào?
1/ Chiến lược “ Chiến tranh đặc biệt”của Mỹ ( 1961 – 1965)
a. Hoàn cảnh: Cuối năm 1960, sau phong trào “Đồng Khởi” ở miền Nam, Mỹ đề ra và thực hiện “chiến tranh đặc biệt”( 1960-1965) ở miền Nam Việt nam.
b. Âm mưu:
- Là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, được tiến hành bằng quân đội tay sai, dưới sự chỉ huy của hệ thống “cố vấn” Mỹ, dựa vào vũ khí, trang bị kĩ thuật, phương tiện chiến tranh của Mỹ, nhằm chống lại phong trào cách mạng của nhân dân ta.
- Âm mưu cơ bản: “ dùng người Việt đánh người Việt”
c. Thủ đoạn:
- Đề ra kế hoạch Staley- Taylor, bình định miền Nam trong vòng 18 tháng.
- Tăng viện trợ quân sự cho Diệm, tăng cường cố vấn Mỹ và lực lượng quân đội Sài Gòn.
- Tiến hành dồn dân lập “Ấp chiến lược”, trang bị hiện đại, sử dụng phổ biến các chiến thuật mới như “trực thăng vận” và “thiết xa vận”.
- Thành lập bộ chỉ huy quân sự Mỹ ở miền Nam.
- Mở nhiều cuộc hành quân càn quét nhằm tiêu diệt lực lượng cách mạng, tiến hành nhiều hoạt động phá hoại miền Bắc, phong tỏa biên giới, vùng biển nhằm ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam.
2/ Quân và dân ta đã chống chiến lược chiến tranh đặc biệt của Mỹ- ngụy:
- Đáp ứng yêu cầu phát triển của cách mạng miền Nam, tháng 1 / 1961, Trung ương cục miền Nam ra đời; tháng 2 / 1961, Quân giải phóng miền Nam thành lập.
- Mặt trận dân tộc giải phóng miền nam VN và Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, nổi dậy tiến công địch trên ba vùng chiến lược ( rừng núi, nông thôn đồng bằng và đô thị ) , bằng 3 mũi giáp công ( chính trị, quân sự, binh vận).

- Đánh bạy kế hoạch Staley- Taylor (1961-1963): bình định miền Nam trong vòng 18 tháng.
- 1961-1962: quân giải phóng đẩy lùi nhiều cuộc tiến công của địch.
- Đấu tranh và phá Ấp chiến lược: diễn ra gây go quyết liệt giữa ta và địch. Ta phá ấp chiến lược đi đôi với dựng làng chiến đấu. Cuối 1962, ta kiểm soát trên nửa tổng số ấp với 70% nông dân ở miền Nam.
- Đấu tranh quân sự:
Ngày 2-1-1963, quân ta thắng lớn ở trận Ấp Bắc ( Mỹ Tho), đánh bại cuộc hành quân càn quét của 2000 Mỹ- ngụy Sài Gòn có cố vấn Mỹ chỉ huy với phương tiện chiến tranh hiện đại.
- Đấu tranh chính trị:
Diễn ra mạnh mẽ khắp các đô thị lớn, nổi bật là cuộc đấu tranh của đội quân tóc dài, của các tín đồ phật giáo…
→ Góp phần đẩy nhanh quá trình suy sụp của chính quyền Ngô Đình Diệm
- Ngày 1.11.1963, Mỹ giật dây cho các tướng lĩnh Sài Gòn đảo chính lật đổ Ngô Đình Diệm. Chính quyền Sài Gòn lâm vào tình trạng khủng hoảng.

- Đánh bại kế hoạch Johnson- Mac Namara: Bình định miền Nam có trọng điểm trong hai năm ( 1964-1965)
- Đánh phá Ấp chiến lược: từng mảng lớn “Ấp chiến lược” của địch bị phá vỡ, làm phá sản cơ bản “xương sống” của chiến tranh đặc biệt.
- Đánh về quân sự: Đông- xuân 1964-1965, ta thắng lớn ở trận Bình Giã (2-12-1964), loại 1700 tên địch khỏi vòng chiến , đánh bại chiến lược “ Trực thăng vận” và “thiết xa vận”
- Sau đó, ta tiếp tục ta giành thắng lợi ở An Lão, Ba Gia, Đồng xoài…→ Làm pha sản cơ bản chiến lược “ chiến tranh đặc biệt” của Mỹ

* Ý nghĩa:
- Mỹ đã thất bại trong việc sử dụng miền nam làm thí điểm một loại hình chiến tranh để đàn áp phong trào cách mạng trên thế giới.
- Mỹ buộc phải chuyển sang chiến lược “ chiến tranh cục bộ”( tức thừa nhận sự thất bại của chiến tranh đặc biệt)
- Chứng tỏ đường lối lãnh đạo của Đảng là đúng đắn và sự trưởng thành nhanh chóng của quân Giải phóng miền Nam.
 
Câu 4. Tình hình và nhiệm vụ cách mạng nước ta sau hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương như thế nào?
1. Tình hình nước ta sau hiệp định Giơnevơ
a.Phía ta
- Thực hiện nghiêm chỉnh hiệp định.
- 10/10/1954 quân ta về tiếp quản Hà Nội.
- 1/1/1955 TW Đảng, chính phủ và chủ tịch HCM ra mắt nhân dân Thủ đô.
- 16/5/1955 Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng.
b.Phía Pháp
- 16/5/1955 toán lính Pháp cuối cùng rút khỏi Miền Bắc.
- Giữa 5/1956 Pháp rút quân khỏi Miền Nam khi chưa thực hiện cuộc tổng tuyển cử thống nhất đất nước.
c.Phía Mĩ
- Âm mưu thay thế Pháp ở miền Nam, dựng lên chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm, thực hiện âm mưu chia cắt Việt Nam, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ ở Đông Dương và Đông Nam Á.
*Tóm Lại: Sau hiệp định Giơnevơ Việt Nam bị chia cắt làm 2 miền với 2 chế độ chính trị - xã hội khác nhau.
2. Nhiệm vụ cách mạng Việt Nam
- Miền Bắc: Khôi phục kinh tế, đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội.
- Miền Nam: Tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thống nhất đất nước.
 
Câu 5. Miền Bắc hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế, cải tao quan hệ sản xuất (1954 - 1960)
1. Hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh (1954 - 1957)
a. Hoàn thành cải cách ruộng đất
- Từ 1954 - 1956 miền Bắc diễn ra đợt 6 giảm tô và 4 đợt cải cách ruộng đất.
- Kết quả: Qua các đợt cải cách ruộng đất đã tịch thu, trưng thu khoảng 81 vạn ha ruộng đất, 10 vạn trâu bò và 1,8 triệu nông cụ chia cho 2 triệu hộ nông dân.
b. Khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh
- Nông nghiệp: Khẩn hoang, sửa chữa đê điều, tăng thêm trâu bò. Đến cuối 1957, sản lượng nông nghiệp đạt gần 4 triệu tấn, tăng hơn 1.5 triệu tấn so 1939.

- Công nghiệp: Khôi phục và mở rộng các nhà máy bị phá hỏng, xây dựng thêm một số nhà máy mới. Đến cuối 1957, có 97 nhà máy lớn do nhà nước quản lí.

- Thủ công nghiệp và thương nghiệp: Được nhanh chóng khôi phục bảo đảm cung cấp nhiều mặt hàng cho nhân dân. 1957 có quan hệ buôn bán với 27 nước.

- Giao thông vận tải: Khôi phục 700 km đường sắt, sửa chữa và làm mới hàng nghìn km đường ô tô.

- Văn hóa, giáo dục: Được đẩy mạnh, thực hiện hệ thống giáo dục theo chương trình 10 năm, thành lập 1 số trường đại học...

- Hệ thống y tế: Chăm lo sức khỏe cho nhân dân được nhà nước quan tâm xây dựng.​
2. Cải tạo quan hệ sản xuất, bước đầu phát triển kinh tế - xã hội (1958 - 1960)
- Đẩy mạnh cải tạo XHCN trong tất cả các ngành kinh tế, chủ yếu là hợp tác hóa nông nghiệp.
- Bước đầu phát triển kinh tế-xã hội, trọng tâm là phát triển thành phần kinh tế quốc doanh.
- Kết quả: Cuối 1960, miền Bắc có:
+85% hộ nông dân với 70% ruộng đất vào HTX nông nghiệp.
+87% thợ thủ công và 45% người buôn bán nhỏ vào hợp tác xã.
+95% hộ tư sản vào công tư hợp doanh.
+172 xí nghiệp trng ương quản lí, hơn 500 xí nghiệp địa phương quản lí.
- Hạn chế:
- Đồng nhất cải tạo với xóa bỏ tư hữu và các thành phần kinh tế cá thể.
- Vi phạm nguyên tắc tự nguyện, thiếu công bằng, dân chủ…
 
Câu 6. Miền Bắc xây dựng bước đầu cơ sở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội (1961 - 1965)
1. Đại hội đại biểu toàn quốc lần III của Đảng (9/1960)
Thời gian
Từ ngày 5 - 10/9/1960 tại Hà Nội
Nội dung
Đề ra nhiệm vụ chiến lược của cách mạng cả nước và nhiệm vụ của cách mạng từng miền:
- Miền Bắc: cách mạng XHCN, có vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của cách mạng cả nước.
- Miền Nam: cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, có vai trò quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng Miền Nam.
- Khẳng định cách mạng 2 miền có quan hệ mật thiết, gắn bó và tác động lẫn nhau nhằm hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thống nhất đất nước.
-Đại hội thông qua báo cáo chính trị, báo cáo sửa đổi điều lệ Đảng và thông qua kế hoạch 5 năm lần I (1961-1965).
Bầu Ban chấp hành Trung ương mới, do Lê Duẩn làm bí thư thứ nhất.
2. Miền Bắc thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm (1961 - 1965)
*Nhiệm vụ cơ bản của kế hoạch 5 năm

- Phát triển công nghiệp và nông nghiệp, tiếp tục cải tạo xã hội chủ nghĩa.

- Củng cố và tăng cường kinh tế quốc doanh.

- Củng cố quốc phòng, tăng cường trật tự an ninh xã hội.

*Thành tựu

- Nông nghiệp: Xây dựng hợp tác xã nông nghiệp bậc cao, áp dụng KH-KT vào sản xuất. Nhiều hợp tác xã đạt năng suất lúa 5 tấn/ha.

- Công nghiệp: Ưu tiên vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho công nghiệp là 48%. Từ 1961-1965, có 100 cơ sở sản xuất mới được xây dựng. Trong đó, công nghiệp quốc doanh giữ vai trò chủ đạo trong nền KT quốc dân, chiếm 93%.

- Thương nghiệp quốc doanh được ưu tiên phát triển, chiếm lĩnh thị trường.

- Giao thông vận tải: Được củng cố.

- Giáo dục: Hệ thống giáo dục từ phổ thông đến đại học phát triển nhanh

- Hệ thống y tế được đầu tư phát triển​
*Ý nghĩa
- Những thành tựu đạt được trong việc thực hiện kế hoạch 5 năm 1961-1965 đã làm thay đổi bộ mặt xã hội Miền Bắc.
- Miền Bắc trở thành căn cứ địa vững chắc cho cách mạng Việt Nam trong cả nước.
 
Câu 7. Miền Nam chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mĩ (1961 - 1965)
1. Chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở miền Nam
a. Hoàn cảnh

- Sau phong trào “Đồng khởi”, phong trào đấu tranh chính trị kết hợp vũ trang ở Miền Nam vẫn duy trì và phát triển. Mĩ buộc phải chuyển sang thực hiện chiến lược “chiến tranh đặc biệt” (1961-1965).

b. Âm mưu

- “Chiến tranh đặc biệt” là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân mới được tiến hành bằng quân đội Sài gòn, dưới sự chỉ huy của hệ thống cố vấn Mỹ, dựa vào vũ khí, trang bị kĩ thuật, phương tiện chiến tranh của Mỹ nhằm chống lại các lực lượng cách mạng và nhân dân ta.

- Âm mưu cơ bản của “chiến tranh đặc biệt” là “Dùng người Việt đánh người Việt”.

c. Thủ đoạn

- Kế hoạch Xtalây – Taylo nhằm bình định miền Nam trong vòng 18 tháng (1961-1963).

- Kế hoạch Giônxơn –Macnamara bình định miền Nam có trọng điểm trong 2 năm (1964-1965)

-Mĩ tăng cường viện trợ quân sự cho chính quyền Diệm, đưa cố vấn quân sự Mĩ và lực lượng hỗ trợ chiến đấu vào miền Nam.

-Lập Bộ chỉ huy quân sự Mĩ ở Miền Nam (MACV).

-Ra sức bắt lính tăng nhanh lực lượng quân đội Sài Gòn.

-Tiến hành dồn dân lập “ấp chiến lược”.

-Trang bị phương tiện chiến tranh hiện đại và sử dụng các chiến thuật mới “trực thăng vận”, “thiết xa vận”.

-Mở nhiều cuộc hành quân càn quét nhằm tiêu diệt lực lượng cách mạng.

-Tiến hành nhiều hoạt động phá hoại miền Bắc, phong tỏa biên giới, vùng biển nhằm ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam.​
2. Miền Nam chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ
a. Chủ trương của ta

- Kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, nổi dậy tiến công địch trên cả 3 vùng chiến lược, bằng 3 mũi giáp công (chính trị, quân sự, binh vận).

- Đáp ứng yêu cầu phát triển của cách mạng miền Nam, tháng 1-1961, Trung ương cục miền Nam ra đời; tháng 2-1961, các lực lượng vũ trang thống nhất thành Quân giải phóng miền Nam.

b. Thắng lợi của quân dân miền Nam

*Trên mặt trận chống “Bình định”

- Cuộc đấu tranh chống và phá ấp chiến lược diễn ra gay go quyết liệt giữa ta và địch. Đến cuối 1962 trên nửa tổng số ấp và 70% nông dân vẫn do cách mạng kiểm soát.

- Đến giữa năm 1965, chỉ còn kiểm soát 2.200 ấp. Ấp chiến lược “xương sống” của “chiến tranh đặc biệt” bị phá sản về cơ bản.

- Trên mặt trận đấu tranh chính trị

- Phong trào đấu tranh chính trị diễn ra sôi nổi ở các đô thị lớn như: Huế, Đà Nẵng, Sài Gòn thu hút đông đảo quần chúng tham gia, nhất phụ nữ, tăng ni, phật tử, học sinh – sinh viên.

- Phong trào đã góp phần đẩy nhanh quá trình suy sụp của chính quyền Ngô Đình Diệm, buộc Mĩ phải đảo chính lật đổ Diệm – Nhu (1-11-1963).

*Trên mặt trận quân sự

- 2-1-1963, quân dân ta giành thắng lợi vang dội ở trận Ấp Bắc (Mỹ Tho), đánh bại cuộc hành quân càn quét của hơn 2.000 quân đội Sài Gòn có cố vấn Mĩ chỉ huy. Sau trận Ấp Bắc, khắp miền Nam đã dấy lên phong trào “thi đua Ấp Bắc giết giặc lập công”.

- Đông xuân 1964-1965, ta mở các chiến dịch tấn công địch ở miền Đông Nam Bộ với chiến thắng mở màn Bình Giã (2-12-1964) diệt 1.700 tên. Tiếp đó là thắng lợi ở An Lão, Ba Gia, Đồng Xoài, làm phá sản hoàn toàn chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mĩ .
 
Câu 8. Vì sao Đảng và Chính phủ quyết định phát động cuộc kháng chiến toàn quốc? Nêu tóm tắt nội dung cơ bản và ý nghĩa lời kêu gọi “Toàn quốc kháng chiến” ngày 19/12/1946 của Chủ tịch Hồ Chí Minh.


=> Gợi ý trả lời:

- Trình bày cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ.

- Nội dung cơ bản của Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến:

+ Chỉ rõ vì sao ta phải đứng dậy kháng chiến “Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa”.
+ Nêu cao quyết tâm kháng chiến của nhân dân ta “Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ!”.

+ Kêu gọi mọi người dân Việt Nam đứng lên kháng chiến “Bất kì đàn ông đàn bà, bất kì nguời già người trẻ … hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp cứu Tổ quốc”.

+ Chỉ ra cuộc kháng chiến nhất định sẽ thắng lợi “Dù phải gian lao kháng chiến nhưng thắng lợi nhất định thuộc về ta”.

- Ý nghĩa: Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tiếng gọi của non sông đất nước, là mệnh lệnh cách mạng tiến công, soi đường, chỉ lối cho mọi người Việt Nam đứng lên cứu nước.
 
Câu 9. Tại sao nói với chiến thắng Việt Bắc quân và dân ta đã đánh bại hoàn toàn chiến lược “ đánh nhanh, thắng nhanh” cuả thực dân Pháp?
- Ngay từ đầu cuộc chiến tranh, Pháp thực hiện âm mưu “ đánh nhanh, thắng nhanh”. Cuộc tấn công lên Việt Bắc nằm trong âm mưu đó, nhưng thực dân Pháp không đạt được những mục tiêu chiến lược đề ra là tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến và bộ đội chủ lực của ta, nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
- Với chiến thắnng Việt Bắc quân dân ta đã đánh bại hòan toàn chiến lược “ đánh nhanh, thắng nhanh” của địch, buộc chúng phải chuyển sang đánh lâu dài với ta.
 
Câu 10. Tại sao nói chiến thắng Biên giới thu đông 1950 đã đánh dấu bước tiến vượt bậc của quân đội ta?


- Đây là chiến dịch lớn ta chủ động mở để tiêu diệt sinh lực địch.

- Đây cũng là chiến dịch thể hiện khả năng chỉ huy và chiến đấu của quân đội ta:

+ Ta huy động 3 vạn quân, 4 ngàn tấn lương thực, vũ khí.

+ Ta chủ động đánh vào các cứ điểm kiên cố nhất của địch, chiến đấu trong thời gian dài.
 
Câu 11. Tại sao lại khẳng định từ chiến thắng Việt Bắc thu đông 1947 đến chiến thắng Biên giới thu đông 1950 là một bước phát triển của cuộc kháng chiến chống Pháp?


- Buổi đầu của cuộc kháng chiến (19/12/1946), ta nằm trong thế bị động đối phó với âm mưu của Pháp, chỉ kìm chân địch, rút lui về căn cứ an toàn để giữ gìn lực lượng.

- Địch chiếm thành phố, thủ đô rồi đánh lên Việt Bắc (1947) để tiêu diệt cơ quan đầu não của ta, tiêu diệt bộ đội chủ lực của ta, khóa chặt biên giới Việt – Trung, không cho ta liên lạc với quốc tế. Nhưng đến 19/12/1947, ta thắng địch ở Việt Bắc, cơ quan đầu não được bảo vệ, lực lượng trưởng thành. Ta buộc địch chuyển từ đánh nhanh thắng nhanh sang đánh lâu dài với ta.

- Đến 1950, ta tranh thủ những điều kiện thuận lợi chủ động mở chiến dịch Biên giới và giành được thắng lợi buộc địch phải chuyển sang thế bị động đối phó, ta giành được quyền chủ động chiến lược trên chiến trường chính Bắc Bộ. Đây là chiến dịch mà qua đó thể hiện khả năng chỉ huy, khả năng chiến đấu và chiến thắng kẻ thù của quân đội ta.

- Như vậy, từ chiến thắng Việt Bắc thu đông 1947 đến chiến thắng Biên giới thu đông 1950 là một bước phát triển của cuộc kháng chiến, ta buộc địch chuyển từ đánh nhanh thắng nhanh sang đánh lâu dài, ta từ thế bị động chuyển sang giành thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ.
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top