• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Đề cương Bài 18: NHỮNG NĂM ĐẦU CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP ( 1946 – 1950 )

ngan trang

New member
Câu 1. Hãy trình bày những nét chính về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ (từ 23/9/1945 đến trước ngày Toàn quốc kháng chiến 19/12/1946).
a/Thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta :
-Ngay sau khi Nhật đầu hàng Đồng minh, Pháp thành lập đạo quân viễn chinh sang xâm lược Việt Nam do Leclere chỉ huy.
-2/9/1945, Pháp kiều bắn vào cuộc míttinh của nhân dân Sài Gòn – Chợ Lớn chào mừng ngày độc lập.
-6/9/1945, một số đơn vị lính Pháp nấp bóng quân Anh kéo vài Sài Gòn.
-Mờ sáng 23/9/1945, Anh giúp đỡ Pháp bắt đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần thứ hai.
b/ Cuộc kháng chiến của nhân dân Nam Bộ, Nam Trung Bộ :
-Quân dân Sài Gòn – Chợ Lớn anh dũng đánh trả quân Pháp bằng mọi hình thức, mọi vũ khí : tổng bãi công, bãi thị, đốt kho hàng, đốt tàu chiến, đánh phá sân bay…
-Từ 5/10/1945, Pháp đánh chiếm các tỉnh Nam và Nam Trung Bộ.
-Cuối tháng 10/1945, Hội nghị xứ ủy Nam Kì quyết định tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, xây dựng cơ sở bí mật trong vùng tạm chiến, khôi phục lại chính quyền CM ở những nơi bị tan vỡ.
-Sau Hội nghị Xứ ủy Nam Kì (10/1945), phong trào được gây dựng trở lại, các cơ sở chính trị, vũ trang được phát triển.
+Cả nước hướng về Nam Bộ và Nam Trung Bộ : Đảng, chính phủ và Hồ Chủ tịch phát động phong trào ủng hộ Nam Bộ kháng chiến, đồng thời tích cực đối phó với âm mưu của thực dân Pháp mở rộng chiến tranh ra cả nước.
+Các biện pháp : tổ chức toàn dân kháng chiến, mỗi tỉnh thành lập từ 1 đến 2 đơn vị Nam tiến, toàn dân đóng góp công sức, của cải cho cuộc kháng chiến ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ.
*Tác dụng và ý nghĩa : quân Pháp bị chặn đứng ở nhiều nơi, tạo điều kiện cho cả nước có thời gian chuẩn bị tổ chức kháng chiến lâu dài.
 
Câu 2. Hãy trình bày hoàn cảnh bùng nổ cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp.
+Ta nghiêm chỉnh thi hành Hiệp định Sơ bộ 6/3 và Tạm ước 14/9, tranh thủ thời gian hòa hoãn để chuẩn bị lực lượng :
-22/5/1946, Vệ quốc quân chính thức trở thành quân đội quốc gia của nước VNDCCH.
-29/51946, thành lập Hội Liên Việt.
-9/11/1946: Quốc hội ban hành Hiến pháp. Đây là cơ sở pháp lý để ta đấu tranh với địch.
-Ngừng bắn ở miền Nam.
-Trao trả cho Pháp một số tù binh.
-Giao Viện Pasteur ở Hà Nội cho Pháp.
+Pháp không thực hiện nghiêm chỉnh các Hiệp định đã kí, tăng cường khiêu khích chống phá ta.
-Pháp không chịu đình chiến ở miền Nam.
-Thành lập chính phủ Nam Kì tự trị.
-27/11/1946: Pháp chiếm Hải Phòng.
-17/12/1946: Pháp gây ra vụ tàn sát ở phố Hàng Bún, chiếm Bộ Tài chính, Bộ Giao thông tại Hà Nội.
-18/12/1946: Pháp gởi tối hậu thư đòi ta phải giải tán đội tự vệ và đòi quyền kiểm soát HN.
+Chính phủ ta đã tìm mọi cách dàn xếp xung đột, gửi thư cho Quốc hội và chính phủ Pháp kêu gọi hòa bình.
+Nhưng trước hành động xâm lược của thực dân Pháp, Đảng và Hồ Chủ tịch quyết định phát động cuộc kháng chiến toàn quốc để bảo vệ độc lập tự do.
+Đêm 19/12/1946, Hồ Chủ tịch ra “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”: Chúng ta muốn hòa bình nên đã phải nhân nhượng, nhưng Pháp càng lấn tới vì chúng quyết cướp nước ta một lần nữa; Không ! Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ … Giờ cứu nước đã đến….”.
+20/12/1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị “Toàn dân kháng chiến”.
+Tác phẩm kháng chiến nhất định thắng lợi của Bí thư Trường Chinh (9/1947)
+Ba văn kiện trên đã nêu khái quát mục đích, tính chất và đường lối kháng chiến: toàn dân, toàn diện, trường kỳ và tự lực cánh sinh.
+Đây là cương lĩnh hành động, phác họa một cách cơ bản về tư tưởng đường lối chiến tranh nhân dân, tư tưởng quyết chiến thắng của dân tộc Việt Nam.
+Đây còn là ngọn cờ cổ vũ, dẫn dắt toàn dân kháng chiến lâu dài và nhất định thắng lợi.
 
Câu 3. Hãy phân tích nội dung, ý nghĩa Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh
a/ Nội dung.
- 19/12/1946, toàn quốc kháng chiến bùng nổ.
- Đêm 19/12/1946, Hồ Chủ tịch ra “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”.
- Trong Lời kêu gọi này :
+ Người vạch rõ nguyên nhân gây ra cuộc chiến tranh này là do chính sách xâm lược của thực dân Pháp:
“Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa!”.
+ Người nêu lên quyết tâm chiến đấu của nhân dân ta để bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của dân tộc :
“Không ! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”.
“Giờ cứu nước đã đến ! Ta phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng để giữ gìn đất nước”.
+ Người kêu gọi toàn dân đoàn kết vùng dậy đánh giặc:
“Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứgn lên chống thực dân Pháp để cứu Tổ quốc”.
+ Bằng mọi phương tiện có trong tay :
“Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuồng, gậy, gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước”.
+ Và Người khẳng định niềm tin tất thắng của cuộc kháng chiến:
“Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta”.
b/ Ý nghĩa lịch sử.
Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chủ tịch nói lên :
-Chân lý thiêng liêng “không có gì quý hơn độc lập tự do”.
-Là biểu hiện tinh thần bất khuất, quyêt tâm sắt đá của dân tộc ta.
-Là lời hịch cứu nước, có tác dụng động viên, thôi thúc, cổ vũ nhân dân ta vùng dậy chống giặc cứu nước.
-Lời kêu gọi đó đã phác họa ra những nét cơ bản về đường lối chiến tranh nhân dân và được Đảng ta phát triển hoàn chỉnh thành đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính.
- Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tiếng gọi của non sông đất nước, là mệnh lệnh cách mạng tiến công, giục giã và soi đường chỉ lối cho mọi người Việt Nam đứng dậy cứu nước.
 
Câu 4. Hãy phân tích đường lối chiến tranh nhân dân được Đảng ta đề ra từ đầu cuộc kháng chiến chống Pháp ?
- Đêm 19/12/1946, đồng bào cả nước đã nhất tề đứng lên kháng chiến chống thực dân Pháp để bảo vệ nền độc lập tự do của Tổ quốc.
1/Hoàn cảnh lịch sử.
- Ngay từ đầu kháng chiến, Đảng, Chính phủ và Hồ Chủ tịch đã kịp thời đề ra đường lối kháng chiến để lãnh đạo cuộc chiến đấu của quân dân ta.
- Đường lối đó được vạch ra trong các văn kiện lịch sử và tác phẩm sau đây:
-Bản chỉ thị “Toàn dân kháng chiến” của Ban thường vụ Trung ương Đảng (20/12/1946) : vạch rõ mục đích, tính chất, phương châm cơ bản và chương trình của kháng chiến.
-“Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Hồ Chủ tịch (19/12/1946) : khẳng định quyết tâm kháng chiến và nêu lên tư tưởng cơ bản về chiến tranh nhân dân, chiến tranh toàn dân.
-Tác phẩm “ Kháng chiến nhất định thắng lợi” của Trường Chinh (1947): giải thích rõ đường lối kháng chiến của Đảng và Hồ Chủ tịch.
2/Phân tích đường lối kháng chiến của Đảng.
- Cuộc kháng chiến của ta là cuộc chiến tranh nhân dân vì độc lập, tự do và hòa bình thế giới.
*Đường lối cơ bản của cuộc kháng chiến là đường lối chiến tranh nhân dân :
-Toàn dân: vì lợi ích của toàn dân và do toàn dân chiến hành.
-Toàn diện: đánh địch về mọi mặt quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, ngoại giao.
-Trường kỳ: áp dụng chiến lược đánh lâu dài, dựa vào sức mạnh của mình là chính, với ưu thế tuyệt đối của ta về chính trị và tinh thần đê khắc phục dần những nhược điểm về vật chất kỹ thuật khiến cho ta càng đánh càng mạnh, địch càng đánh càng suy yếu dần dần, làm thay đổi tương quan lực lượng giữa ta và địch, cuối cùng đánh bại chúng.
-Tự lực cánh sinh: chủ yếu là dựa vào sức mạnh của nhân dân, đồng thời tranh thủ viện trợ quốc tế. Muốn đánh lâu dài, phải dựa vào sức mình là chính.
- Tư tưởng chiến tranh nhân dân của đường lối đó thể hiện sâu sắc qua mục đích của cuộc chiến tranh, vai trò của nhân dân trong cuộc chiến tranh (lấy dân làm gốc), phương thức xây dựng lực lượng, chiến thuật, chiến lược.
- Đường lối đó đã được thể hiện một cách sinh động và phong phú trong thực tiễn kháng chiến của quân dân ta trên tất cả mọi mặt hoạt động kháng chiến.
- Đường lối kháng chiến của Đảng và Hồ Chủ tịch ngày càng phát triển hoàn chỉnh hơn trong quá trình kháng chiến, nhất là qua Đại hội lần thứ II của Đảng năm 1951 và qua các hội nghị của Ban chấp hành Trung ương Đảng trong những năm cuối kháng chiến.
3/Ý nghĩa.
- Chính nhờ có đường lối đúng đắn của Đảng, Chính phủ và Hồ Chủ tịch, nhờ có quyết tâm cao của toàn dân mà chúng ta giành được thắng lợi cuối cùng.
- Đường lối kháng chiến của Đảng thấm nhuần tư tưởng chiến tranh nhân dân sâu sắc, mang tính chính nghĩa, nên được nhân dân ủng hộ.
- Nhân dân luôn luôn mong muốn hòa bình và kiên quyết đấu tranh cho một nền hòa bình chân chính.
- Đường lối kháng chiến đúng đắn là ngọn cờ đoàn kết, động viên toàn dân đánh thắng kẻ thù xâm lược.
 
Câu 5. Chiến dịch Việt Bắc Thu Đông 1947.
a/Hoàn cảnh:

- 3 / 1947, Bolaec được cử sang làm cao uỷ của Pháp ở Đông Dương =>Thực hiện kế hoạch tấn công Việt Bắc

- Pháp huy động 12.000 quân mở cuộc tiến công Việt Bắc​
b/ Diễn biến:
- Kế hoạch của Pháp:
+ Ngày 7 / 10 / 1947, Pháp cho 1 bộ phận quân nhảy dù xuống Bắc Cạn, Chợ Đồn, Chợ Mới . . .
+ Cùng ngày cho lực lượng bộ binh theo đường số 4 từ Lạng Sơn lên Cao Bằng xuống Bắc Cạn.
+ Ngày 9 / 10 / 1947, thuỷ quân theo đường sông Hồng, sông Lô lên Tuyên Quang, Chiêm Hóa tạo thành thế 2 gọng kềm bao vây Việt Bắc.
- Chủ trương của ta:
+ Ngày 15 / 10 / 1947, Ban thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị “ phải phá tan cuộc tấn công mùa đông của giặc Pháp”.
+ Ta chủ trương thực hiện “ vườn không nhà trống”, di chuyển, sơ tán dân cư, kho tàng ra khỏi nơi có thể xảy ra chiến sự .
- Diễn biến:
+ Quân dù vị ta bao vây, tập kích.
+ Quân bộ bị ta chặn đánh trên đường số 4 với trận đèo Bông Lau ( 30/10/1947) diệt 27 xe và 240 tên
+ Quân thủy bị ta đánh ở Đoan Hùng, Khe Lau, Tuyên Quang, Chiêm Hoá diệt nhiều tàu và ca nô.
+ 19/12/1947 Pháp rút khỏi Việt Bắc kết thúc chiến dịch .
c / Kết quả – ý nghĩa :

- Ta loại khỏi vòng chiến hơn 6000 tên địch, bắn rơi 16 máy bay, bắn chìm 11 tàu chiến – cano.

- Bảo vệ an toàn cơ quan đầu não kháng chiến và căn cứ địa Việt Bắc.

- Bộ đội chủ lực của ta trưởng thành qua chiến đấu (Trình độ chiến thuật, được trang bị thêm về vũ khí)

- Đưa cuộc kháng chiến của ta bước sang giai đoạn mới​
- Ta đánh bại hoàn toàn chiến lược “đánh nhanh, thắng nhanh” của địch, buộc chúng phải đánh lâu dài với ta, thực hiện chính sch “ dng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuơi chiến tranh”.
d/ Tại sao nói với chiến thắng Việt Bắc quân và dân ta đã đánh bại hoàn toàn chiến lược “ đánh nhanh, thắng nhanh” cuả thực dân Pháp?
- Ngay từ đầu cuộc chiến tranh, Pháp thực hiện âm mưu “ đánh nhanh, thắng nhanh”. Cuộc tấn công lên Việt Bắc nằm trong âm mưu đó, nhưng thực dân Pháp không đạt được những mục tiêu chiến lược đề ra là tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến và bộ đội chủ lực của ta, nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
- Với chiến thắnng Việt Bắc quân dân ta đã đánh bại hòan toàn chiến lược “ đánh nhanh, thắng nhanh” của địch, buộc chúng phải chuyển sang đánh lâu dài với ta.
 
Câu 6. Chiến dịch Biên giới Thu Đông 1950.
a/ Thuận lợi:
+ Thế giới: Cuộc cách mạng dân tộc dân chủ Trung Quốc thành công, nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời.
+ Tháng 1/1950, lần lượt các nước XHCN công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với ta
b/ Khó khăn:
+ Ngày 13/5/1950, với sự đồng ý của Mĩ, Pháp đưa ra kế hoạch Rơve, tăng cường hệ thống phòng ngự trên đường số 4, thiết lập hành lang Đông Tây và chuẩn bị tấn công lên Việt bắc lần thứ hai nhằm kết thúc nhanh chiến tranh, gây cho ta nhiều khó khăn. Nhưng thuận lợi vẫn là cơ bản.
+ Trước tình hình đó ta chủ trương: Tháng 6/1950, Đảng và chính phủ quyết định mở chiến dịch Biên Giới nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch. Khai thông tuyến biên giới Việt Trung. Mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc.
c/ Diễn biến:
+ Ngày 16/9/1950, ta mở màn đánh Đông Khê, đường số 4 bị cắt làm đôi. Thất Khê bị uy hiếp, thị xã cao Bằng bị cô lập.
+ Pháp một mặt cho quân đánh Thái Nguyên nhằm giảm bớt sự chú ý của ta, mặt khác rút quân từ cao Bằng về, từ Thất Khê lên để lấy lại Đông Khê.
+ Trên đường số 4, ta mai phục chặn đánh địch khiến cho các cánh quân không gặp được nhau. Pháp lần lượt rút khỏi các cứ điểm trên đường số 4. Đến 22/10/1950, đường số 4 được giải phóng .
+ Tại Thái Nguyên, ta cũng đánh tan cuộc hành quân của địch.
d/ Kết quả, ý nghĩa:
+ Loại khỏi vòng chiến đấu 8000 tên địch, giải phóng biên giới Việt Trung.
+ Chọc thủng hành lang Đông Tây làm phá sản kế hoạch Rơve của Pháp.
+ Ta giành được thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ.
g/ Tại sao nói chiến thắng Biên giới thu – đông 1950 đã đánh dấu bước tiến vướt bậc của quân đội ta ?
- Đây là chiến dịch lớn ta chủ động mở để tiêu diệt sinh lực địch.
- Là chiến dịch thể hiện khả năng chỉ huy và chiến đấu của quân đội ta:
+ Ta huy động tới 3 vạn quân, 4.000 tấn lương thực, vũ khí . . .
+ Chủ động đánh vào các cứ điểm kiên cố nhất của địch.
+ Chiến đấu trong thời gian dài
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top