Đề cương Bài 15: PHONG TRÀO DÂN CHỦ 1936-1939

ngan trang

New member
Câu 1. Hoàn cảnh lịch sử, những chủ trương lớn, những phong trào tiêu biểu trong thời kì 1936 – 1939 :
a/. Hoàn cảnh lịch sử:
- Đầu những năm 30 của thế kỉ XX, chủ nghĩa phát xít xuất hiện, chuẩn bị chiến tranh thế giới.
- Tháng 7-1935, quốc tế cộng sản họp đại hội lần thứ VII xác định: nhiệm vụ trước mắt của cách mạng thế giới là chống chủ nghĩa phát xít, đòi quyền dân chủ, bảo vệ hòa bình, thành lập Mặt trận nhân dân chông phát xít và nguy cơ chiến tranh.
- Tháng 6-1936, chính phủ Mặt trận Nhân dân lên nắm chính quyền ở Pháp, đã thực hiện một số chính sách tiến bộ, nới rộng một số quyền tự do, dân chủ ở Việt Nam.
b/ Chủ trương của Đảng:
- Đảng tiến hành Đại hội vào tháng 7-1936 đề ra chủ trương trong giai đoạn 1936-1939:
+ Xác định nhiệm vụ trước mắt của cách mạng lúc nầy là: Đấu tranh chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo…
+ Phương pháp đấu tranh: kết hợp các hình thức công khai và bí mật hợp pháp và bất hợp pháp.
+ Chủ trương thành lập Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương. Tháng 3-1938 đổi thành Mặt trận dân chủ.
c/ Những phong trào tiêu biểu:
**- Đấu tranh đòi quyền tự do, dân sinh, dân chủ:
+ Phong trào Đông Dương đại hội ( giữa 1936)
+ Phong trào đón tiếp phái viên chính phủ Pháp ( đầu 1937)
+ Các cuộc mít tinh biểu tình của các tầng lớp nhân dân.
+ Hình thức đấu tranh: hội họp, “ Dân nguyện”, mít tinh, biểu tình đưa yêu sách, đòi dân sinh dân chủ; đón tiếp phái viên chính phủ Pháp, đấu tranh công khai, hợp pháp.
- Kết quả: thực dân Pháp tìm mọi cách ngăn chặn, nhưng đã phải giải quyết một số yêu sách của nhân dân.
- Ý nghĩa:
+ Làm thức tỉnh quần chúng lao động.
+ Đảng ta tích lũy được một số kinh nghiệm lãnh đạo đấu tranh công khai, hợp pháp.
- Đấu tranh nghị trường:
+ Đưa người của Đảng ra ứng cử, dùng báo chí tuyên truyền vận động cử tri bỏ phiếu cho những ứng cử tri nầy.
+ Mở rộng lực lượng của mặt trận, vạch trần chính sách phản động của thực dân .
- Đấu tranh trên lãnh vực bão chí:
+ Ra nhiều tờ báo công khai, tuyên truyền, vận động dân sinh dân chủ.
+ Xuất bản và cho lưu hành công khai nhiều sách: chính trị- lí luận, tác phẩm hiện thực phê phán, thơ ca cách mạng.
+ Giác ngộ các tầng lớp nhân dân về con đường cách mạng của Đảng.
 
Câu 2. Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của phong trào dân chủ 1936 – 1939
- Cuộc vận động dân chủ 1936-1939 là một phong trào quần chúng rộng lớn có tổ chức dưới sự lãnh đạo của Đảng.
- Buộc chính quyền thực dân phải nhượng bộ một số yêu sách của nhân dân.
- Đông đảo quần chúng được giác ngộ tham gia vào mặt trận, trở thành đội quân chính trị hùng hậu.
- Đảng ta trưởng thành và tích lũy được nhiều kinh nghiệm lãnh đạo. Phong trào 1936-1939 là cuộc tập dượt lần thứ hai chuẩn bị cho cách mạng tháng Tám.
 
Câu 3. Lập bảng so sánh với cao trào cách mạng 1930 – 1931 về các mặt: nhiệm vụ, hình thức
đấu tranh, lực lượng tham gia
su0.jpg
 
Câu 4. Tình hình thế giới và trong nước như thế nào?
1. Tình hình thế giới
-Từ đầu những năm 30 của thế kỷ XX, xuất hiện chủ nghĩa phát xít, đe doạ hoà bình và an ninh thế giới.
-7/1935 Đại hội 7 Quốc tế Cộng sản đề ra chủ trương thành lập Mặt trận Nhân dân chống phát xít và nguy cơ chiến tranh.
-6/1936 Mặt trận nhân dân Pháp thắng cử, chính phủ mới ban hành nhiều chính sách tiến bộ, áp dụng cho cả thuộc địa.
2. Tình hình trong nước
a. Kinh tế
-Nông nghiệp: Tư bản Pháp chiếm ruộng của dân chủ yếu trồng lúa, cao su, cà phê…
-Công nghiệp: Chủ yếu là khai mỏ, các ngành dệt, xi măng, rượu tăng sản lượng.
-Thương nghiệp: Độc quyền bán thuốc phiện, rượu, muối, nhập hàng tiêu dùng và máy móc.
=> Như vậy thời kỳ 1936 – 1939 là giai đoạn phục hồi và phát triển kinh tế, nhưng vẫn lạc hậu phụ thuộc vào kinh tế pháp.
b. Xã hội
-Công nhân thất nghiệp còn nhiều, lương ít .
-Nông dân mất đất, sưu cao thuế nặng …
-Tư sản dân tộc ít vốn, bị Pháp chèn ép.
-Các tầng lớp, giai cấp khác, đời sống gặp nhiều khó khăn.
-Phần lớn nhân dân vẫn sống trong cảnh khó khăn, cực khổ, tạo động lực lớn cho phong trào đấu tranh đòi dân sinh dân chủ.
 
Câu 5. Nhận định và chủ trương của Đảng:

_ Đảng nhận định: Kẻ thù trước mắt cụ thể của nhân dân Đông Dương lúc này là bọn thực dân phản động Pháp và bè lũ tay sai của chúng; đồng thời cũng nhận thấy nguy cơ chủ nghĩa phát xít Nhật đang đe dọa hòa bình, an ninh ở Đông Nam Á.
_ Tạm gác khẩu hiệu: "Đánh đổ đế quốc Pháp, Đông Dương hoàn toàn độc lập", "Tịch thu ruộng đất của địa chủ chia cho dân cày".
_ Xác định nhiệm vụ trước mắt là chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc, chống bọn phản động thuộc địa và tay sai, giành tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình.
_ Thành lập Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương (sau đổi thành Mặt trận DC Đông Dương) nhằm tập hợp lực lượng yêu nước, DC và tiến bộ vào cuộc đấu tranh CM.
_ Phương pháp CM là tận dụng mọi hình thức để đấu tranh.
 
Câu 6. Diễn biến của phong trào đấu tranh đòi tự do, dân chủ:
_ 8-1936, được tin Quốc hội Pháp cử phái đoàn sang điều tra tình hình Đông Dương, đảng ta phát động phong trào trù bị Đông Dương Đại hội .
_ Phong trào đón phái viên Gôđa và viên toàn quyền mới xứ Đông Dương - Brêviê, đưa “dân nguyện” (đầu 1937).
_ Phong trào quần chúng công, nông bãi công, mít tin, biểu tình ... đòi dân sinh dân chủ nổ ra mạnh mẽ trong cả nước từ thành thị đến nông thôn, ở các thành phố, khu mỏ, đồn điền (Hà Nội, Hải Phòng, Cẩm Phả, Vinh – Bến Thủy…). Từ tháng 1 đến tháng 11-1938, có 135 cuộc bãi công của công nhân và 125 cuộc đấu tranh của nông dân. Tiêu biểu là cuộc mít tin khổng lồ của 2,5 vạn người nhân ngày Quốc tế lao động 1-5-1938 tại quảng trường nhà hát Đấu Xảo - Hà Nội.
_ Công chức, học sinh, sinh viên, tiểu thương, tiểu chủ cũng sôi nổi đấu tranh bằng nhiều hình thức: mít tin, bãi thị, bãi khóa, biểu tình đòi tự do, DC trong công sở, học đường, đòi tự do buôn bán.
_ Đấu tranh qua báo chí: nhiều tờ bào công khia của đảng, của Mặt trận ra đời: Dân chúng, Lao động, Tin tức, Bạn dân... Sách Vấn đề dân cày và nhiều sách chính trị phổ thông giới thiệu CN MLN và chính sách của Đảng cũng được lưu hành rông rãi.
_ Đấu tranh trên lĩnh vực văn học nghệ thuật giữa hai phái: Nghệ thuật vị nghệ thuật và nghệ thuật vị nhân sinh diễn ra gay gắt.
_ Đấu tranh nghị trường: Mặt trận cũng đã giành thắng lợi trong bầu cử, Đưa người của Đảng và Mặt trận DC vào các viện dân biểu Trung và Bắc kỳ. Thông qua nghị trường, các đại biểu của Mặt trận đã đấu tranh vạch trần chính sách phản động của địch, bênh vực quyền lợi của nhân dân.
_ Năm 1939 phong trào thu hẹp dần và chấm dứt.
 
Câu 7. Kết quả và ý nghĩa:
_ Qua phong trào, đường lối chính sách của Đảng được phổ biến và ăn sâu trong quần chúng.
_ Là cao trào CM DTDC rộng lớn, hình thức đấu tranh phong phú, đã hình thành được đội quân chính trị đông đảo. Đảng đã trưởng thành về tư tưởng, tổ chức, nghệ thuật chỉ đạo chiến lược CM, uy tín của đảng được nâng lên.
_ Để lại nhiều bài học kinh nghiệm về vận động, tổ chức quần chúng, về hình thức đấu tranh, khẩu hiệu đấu tranh, vai trò lãnh đạo của Đảng, liên minh công – nông, vấn đề chính quyền ... Các yếu tố này đã được tạo ra từ cao trào 1930 – 1931 nay được phát triển hơn.
=> Là cuộc diễn tập thứ 2 chuẩn bị cho thắng lợi của CM tháng 8-1945.
(Ý nghĩa quan trọng nhất: Là cuộc diễn tập…)
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top