Đề cương Bài 14: PHONG TRÀO CÁCH MẠNG 1930-1945

ngan trang

New member
Câu 1. Tình hình Việt Nam trong những năm 1929 – 1933 ntn?
a. Tình hình kinh tế
- Trong giai đoạn 1929 – 1933, các nước tư bản chủ nghĩa nói chung và đế quốc Pháp nói riêng lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế nặng nề. Cuộc khủng hoảng đã tác động trực tiếp đến nền kinh tế Việt Nam:
+ Thực dân Pháp rút vốn đầu tư ở Đông Dương về các ngân hàng Pháp và dùng ngân sách Đông Dương để hỗ trợ cho tư bản Pháp => Sản xuất công nghiệp ở Việt Nam bị thiếu vốn dẫn đến đình trệ.
+ Lúa gạo trên thị trường thế giới bị mất giá làm cho lúa gạo Việt Nam không xuất khẩu được => Ruộng đất bị bỏ hoang.
- Hậu quả là nền kinh tế Việt Nam lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng; Ruộng đất bỏ hoang, công nghiệp suy sụp, xuất khẩu đình đốn...,
b. Tình hình xã hội:
- Đời sống của đại bộ phận nhân dân Việt Nam lâm vào cảnh khốn cùng:
+Công nhân thất nghiệp ngày càng đông, số người có việc làm thì tiền lương bị giảm từ 30 đến 50%.
+Nông dân tiếp tục bị bần cùng hoá và phá sản trên quy mô lớn.
+Tiểu tư sản lâm vào cảnh điêu đứng: Nhà buôn nhỏ đóng cửa, viên chức bị sa thải, học sinh, sinh viên ra trường bị thất nghiệp.
+Một bộ phận lớn tư sản dân tộc lâm vào cảnh khó khăn do không thể buôn bán và sản xuất.
- Thêm vào đó, thực dân Pháp còn tăng sưu thế lên gấp 2, 3 lần và đẩy mạnh chính sách khủng bố trắng hòng dập tắt phong trào cách mạng Việt Nam… làm cho cuộc sống của người dân lao động khốn khổ đến tột cùng.
 
Câu 2. Phong trào cách mạng 1930-1931.
a/ Nguyên nhân :
-Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933.
-Đàn áp khủng bố của thực dân Pháp sau khởi nghĩa Yên Bái.
- Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời đã lãnh đạo phong trào đấu tranh.
b/Diển biến:
-Từ tháng 2-4/1930 : nổ ra nhiều cuộc đấu tranh của công nông . đòi cải thiện đời sống như tăng lương , giảm giờ làm , giảm sưu thuế…bên cạnh đó cũng xuất hiện những khẩu hiệu chính trị : chống đế quốc, phong kiến…
-Tháng 5: đã diến ra nhiều cuộc đấu tranh trong phạm vi cả nước nhân ngày 1/5.Tiếp đó trong các tháng 6,7,8 tiếp tục nổ ra các cuộc đấu tranh của công nông và các tầng lớp lao động khác trong cả nước.
-Tháng 9/1930 , phong trào đấu tranh dâng cao ở hai tỉnh Nghệ An ,Hà Tỉnh : hàng nghìn nông dân biểu tình ( có vũ trang tự vệ) kéo lên huyện, tỉnh đòi giảm sưu thuế.Công nhân Vinh-Bến thủy đã bãi công hưởng ứng.-Tiêu biểu là cuộc biểu tình của nông dân Hưng Nguyên ( Nghệ An) ngày 12/9/1930 với hơn 3 vạn người tham gia.Pháp đã cho máy bay ném bom làm 217 ngừơi chết , 126 người bị thương=>quần chúng kéo đến huyện lỵ , phá nhà lao , đốt huỵện đường…chính quyền thực dân phong kiến ở nhiềi lãng xã tê liệt ,tan rã .Trước tình hình đó , các cấp ủy Đảng thôn xã đứng ra điều hành mọi hoạt động của làng xã =>chính quyền Xô Viết hình thành.
 
Câu3. Xô Viết Nghệ-Tĩnh
a/Về chính trị:
- Các đội tự về đỏ và tòa án nhân dân được thành lập.
- Các đoàn thể cách mạng thu hút đông đảo nhân dân tham gia hoạt động
b/Về kinh tế: chia ruộng đất cho nông dân nghèo , bãi bỏ thuế thân , xóa nợ cho dân nghèo , sửa sang cầu cống đê điều , lập các tổ chức để nông dân giúp đở nhau sản xuất.
c/Về văn hóa –xã hội: tổ chức dạy chữ quốc ngữ , xóa bỏ tệ nạn xã hội ; trật tự an ninh được giữ vững.
d/Ý nghĩa: là đỉnh cao của PTCM 1930-1931, là nguồn cổ vũ mạnh mẽ nhân dân trong cả nước.
-Trước tác động của phong trào , thực dân Pháp tiến hành khủng bố dã man:
+Quân sự: thiết lập hệ thống đồn binh ở hai tỉnh;càn quét , băn giết , đốt phá làng mạc.
+Chính trị : chia rẽ , dụ dỗ , mua chuộc.
=>tổ chức Đảng bị phá vỡ , nhiều cán bộ , đảng viên bị bắt , tù đày =>từ giữa năm 1931, phong trào tạm lắng.
 
Câu 4. Nội dung cơ bản của Luận cương chính trị tháng 10 – 1930 của Đảng cộng sản Đông Dương. Trong nội dung Luận cương đó có một số nhược điểm gì ?
a/ Nội dung cơ bản
- Xác định những vấn đề chiến lược và sách lược của cách mạng Đông Dương: lúc đầu là cách mạng tư sản dân quyền, sau đó sẽ tiếp tục phát triển, bỏ qua thời kỳ TBCN, tiến thẳng lên con đường XHCN.
- Hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng là đánh đổ PK và đế quốc,hai nhiệm vụ này có quan hệ khăng khít với nhau.
- Động lực của cách mạng là giai cấp công nhân và nông dân. Trong đó lãnh đạo cách mạng là giai cấp công nhân cới đội tiên phong là Đảng cộng sản.
- Nêu rõ hình thức và phương pháp đấu tranh, mối quan hệ giữa cách mạng Đông Dương và cách mạng thế giới.
b/ Một số nhược điểm
- Chưa nêu được mâu thuẩn chủ yếu của xã hội Đông Dương, không đưa được ngọn cờ dân tộc lên hàng đầu mà nặng về đấu tranh giai cấp và cách mạng ruộng đất.
- Đánh giá không đúng khả năng cách mạng của các tầng lớp TTS, khả năng chống PK ở mức độ nhất định của giai cấp tư sản dân tộc, khả năng lôi kéo một bộ phận trung, tiểu địa chủ tham gia mặt trận dân tộc thống nhất chống ĐQ và tay sai
 
Câu 5. Ý nghĩa lịch sử của cao trào cách mạng 1930 - 1931
- Khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng , quyền lãnh đạo của giai cấp công nhân.
- Khối liên minh công nông hình thành.
- Được QTCS đánh giá cao , ĐCSĐD được công nhận là phân bộ của QTCS.

Câu 6.Tại sao nói: “ Cao trào cách mạng 1930 – 1931 là cuộc diễn tập đầu tiên chuẩn bị cho thắng lợi của cách mạng tháng Tám” ?
- Khẳng định trong thực tế vai trò và khả năng lãnh đạo của Đảng, chứng minh sự đúng đắn của đường lối cách mạng do Đảng đề ra.
- Chứng minh khả năng, sức mạnh to lớn của giai cấp công – nông, hình thành trên thực tế khối đoàn kết công – nông.
- Để lại nhiều bài học kinh nghiệm về phân hoá kẻ thù, về giành chính quyền và bảo vệ chính quyền
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top