Đề chống tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục"

ngan trang

New member
Đề chống tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục"


Nhân loại đã bước vào thế kỷ 21, thế kỷ đầu tiên của thiên niên kỷ thứ 3. Trong bối cảnh chung của một kỷ nguyên mới, của thế giới và của đất nước sau 15 năm đổi mới, giáo dục Việt Nam cũng đang đứng trước những xu thế mới và những thách thức mới. Nói đến nền giáo dục ở Việt Nam, chúng ta đều nhận thấy rõ một điều rằng: Trong xu thế lớn hiện nay là sự toàn cầu hóa, công nghệ cao, đặt biệt là công nghệ thông tin, kinh tế tri thức, xã hội thông tin, xã hội học tập… Những xu thế mới này đặt ra những vận hội và thách thức mới cho giáo dục ở nước ta. Có thế thấy những xu thế mới này mang tính khách quan, chúng vừa có mặt tích cực và vừa có mặt tiêu cực. Một tồn tại nghiêm trọng nhất của ngành giáo dục Việt Nam hiện nay là tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục. Đây là một vấn đề mà dư luận hiện nay đều rất bức xúc và quan tâm lên án.

Cứ nhìn vào những con số thành tích mà ngành giáo dục đạt được qua báo cáo hàng năm của các vị lãnh đạo ngành, ta có quyền tự hào không chút hổ thẹn rằng: Người Việt Nam mình hiếu học, học giỏi không nhất cũng nhì thế giới. Xóa nạn mù chữ với thời gian ngắn kỷ lục, học sinh cứ đến trường là được đến lớp, đã học là từ tiên tiến, giỏi trở lên, thi tốt nghiệp cáp II, cấp III đỗ hơn 90%, càng vùng sâu vùng xa đỗ càng cao, trường tiên tiến, trường chuẩn Quốc gia nhiều vô kể… Ngành giáo dục đã làm được điều mà cha ông ta trong quá khứ có nằm mơ cũng chẳng thấy, các nước tiên tiến trên thế giới cũng phải chào thua.
Sẽ là tuyệt vời nếu những con số tỉ lệ kia nói thật. Thế nhưng thực tế không phải như vậy. Chúng ta phải nhìn nhận một thực trạng đáng buồn của nền giáo dục nước ta. Gian dối, không trung thực trong thi cử và chất lượng đang sa sút là hai hiện tượng song hành, tiếp tay, che đậy nuôi dưỡng nhau làm xuống cấp nền giáo dục hiện tại. Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp Trung học phổ thông qua các kỳ thi đại học, cao đẳng hàng năm đã không phản ánh đúng chất lượng thật của học sinh. Vì chất lượng thấp mà lại muốn có thành tích cao nên phải gian dối trong thi cử. Gian dối để đạt tỷ lệ từ 95% trở lên và tình trạng này diễn ra đều đều, kéo dài thì trò không cần miệt mài học, thầy không cần đầu tư suy nghĩ trong giảng dạy, quản lý chỉ đạo không cần sát sao, giáo dục vẫn được khen ngợi về thành tích tốt nghiệp.
Rõ ràng chất lượng sa sút và hiện tượng gian dối trong thi cử đã che đậy, tiếp tay và nuôi dưỡng nhau để cùng tồn tại. Cả hai bệnh này cũng tìm cách luồn lách đồng tiền vào quan hệ thầy, trò tạo ra một góc chợ đen mua bán kiến thức (thậm chí có khi là kiến thức giả) mua bán điểm, mua bán bằng cấp làm cho tính thiêng liêng, trong sáng trong quan hệ thầy trò bị lu mờ dần, không ít hình ảnh người thầy không còn “oai” và “hiền” trong nhân dân như trước. Vậy thì bệnh thành tích có chữa được không? Nếu bạn là những người thầy, những người cô có lòng tự trọng, có tâm huyết với nghề thì không thể không đau đớn, xót xa trước thực trạng học sinh ngày một lười biếng trong học tập, sa sút về đạo đức, trơ lỳ trong xúc cảm. Nếu chạy theo thành tích ảo, người giáo viên sẽ bị mất mát nhiều vì mất đi vị thế của người thầy, mất đi đối tượng học trò ham học, mất đi sự tôn trọng của phụ huynh và giờ đây cả xã hội đang nhìn vào giáo dục với cái nhìn phê phán…

Trong lịch sử giáo dục trước kia, hiện tượng tiêu cực trong thi cử chỉ xuất hiện khi triều đại cầm quyền suy thoái, cũng không trở thành hiện tượng xã hội vì số người đi thi ít và cũng dễ bị loại trừ. Ngày nay, tuy là một hiện tượng bức xúc nặng nề của giáo dục, của xã hội nhưng nếu lương tâm được thắp sáng, cả xã hội đồng thuận bài trừ tốt phong trào “nói không với tiêu cực trong thi cử” sẽ khắc phục được. Nhưng để kết quả này được lâu dài và có nền móng vững chắc thì phải giải được bài toán nâng cao chất lượng. Nếu chất lượng giáo dục vẫn tiếp tục sa sút thì sớm muộn hiện tượng gian dối trong thi cử sẽ quay trở lại. Việc chống tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục là một việc không dễ dàng, nhanh chóng mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố xã hội, nó phải được giải quyết bằng tinh thần quyết tâm, ý chí vươn lên của thầy và trò. Đó là dạy thật, học thật, thi thật, đánh giá kết quả thật. Hơn bao giờ hết, người giáo viên phải nêu cao đạo đức nghề nghiệp, không bị lung lạc trước cám dỗ vật chất tầm thường làm sai lệch kết quả đánh giá học sinh. Dạy học với tất cả niềm đam mê nghề nghiệp và tinh thần trách nhiệm cao, công bằng trong cách cho điểm, đánh giá, cô thầy sẽ khiến học sinh tâm phục khẩu phục, dẫu có bị đúp lớp các em cũng sẽ thấy như vậy là đúng, không có sự không công bằng trong cách đối xử.

Nếu mạnh dạn đánh giá kết quả thật, chúng ta sẽ có một thế hệ học sinh chăm ngoan, học hỏi, có ý thức học tập tốt, ý thức kỷ luật tốt, sau này khi lớn lên có ý thức tuân theo pháp luật. Như vậy, giáo viên cũng dễ dàng tiến hành đổi mới phương pháp dạy học, tiếp cận với phương pháp dạy học tiên tiến của thế giới. Lúc bấy giờ, việc dạy học theo lối đọc chép sẽ không một giáo viên nào áp dụng nữa. “Cải cách giáo dục nhất thiết phải được xây dựng từ móng nhà trung thực…”

Giáo dục hay nói rõ hơn là chất lượng giáo dục là mục tiêu phấn đấu lâu dài của ngành và là sự nghiệp của toàn dân. Chống tiêu cực trong giáo dục không chỉ riêng ngành giáo dục làm là được. Thực hiện cuộc vận động lớn của ngành giáo dục “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” phải đồng bộ từ trên xuống dưới, quán triệt trước hết là từ lãnh đạo ngành ở địa phương, rồi đến các cơ quan liên quan, đến giáo viên, học sinh… Nên mạnh dạn xóa bỏ các chỉ tiêu thi đua hình thức, vì điều đó sẽ dẫn đến bệnh thành tích… Cuộc vận động này phải biến thành pháp lệnh, thành hành động cụ thể chứ không chỉ là “nói”, như vậy mới có hy vọng chấn hưng nền giáo dục nước nhà. “Cũng có khi con người phải lắng lòng để suy nghĩ về cái được cái thua, cái còn cái mất… bạn sẽ thấy mình vượt ra khỏi những ý nghĩ bon chen tầm thường để chọn một quyết định ý nghĩa hơn cho mình và cho đất nước”. Hy vọng cuộc vận động lớn này sẽ thổi vào trong các trường học một luồng sinh khí mới.

Để có một nguồn nhân lực mới đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cùng với việc Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) thì chất lượng giáo dục phổ thông phải được đặt ra cao hơn, toàn diện hơn và gay gắt hơn. Vì nguồn nhân lực lúc này đã trở thành hàng hóa sức lao động để cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế, vì nguồn nhân lực này có trách nhiệm đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu, nối tiếp thế hệ cha anh đã giành lại độc lập thống nhất cho Tổ quốc. Từ đó, các điều kiện xã hội để giải quyết chất lượng giáo dục cũng phải được đặt ra đầy đủ, kịp thời và ngày càng cao hơn. Trong đó, đặc biệt là yếu tố đội ngũ người thầy - một nhân tố quyết định đến chất lượng. Đành rằng, việc nâng cao chất lượng giáo dục còn do nhiều yếu tố ràng buộc, nhưng suy cho cùng thì yếu tố giảng dạy của người thầy vẫn rất quyết định. Chỉ có nâng cao chất lượng giáo dục mới bảo đảm lâu dài, vững chắc cho sự trong sạch trường quy thời hiện đại.

Dẫu sao, khi Nhà nước có nhiều quan tâm và đầu tư cho sự nghiệp giáo dục, chúng ta luôn tin rằng ngành giáo dục nước ta đang có những biến chuyển theo chiều hướng tích cực dần lên và cũng vì một lẽ, một đất nước đã có truyền thống hiếu học đến độ có một “ngày Nhà giáo Việt Nam” thu hút được sự quan tâm của toàn xã hội thì chắc chắn nền giáo dục và chính trị của nước ta sẽ trở nên hưng thịnh trong một tương lai không xa..
 
[FONT=Arial, Tahoma, Helvetica, FreeSans, sans-serif]
“Nói không với những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”.
[/FONT]

Trường học là nơi đào tạo ra những con người có ích cho xã hội. Nhưng hiện nay trường học lại trở thành mối quan tâm của xã hội bởi bệnh thành tích và những tiêu cực trong thi cử. Vì vậy, hiện nay đã có cuộc vận động “nói không với những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”.

Trước nhất hãy tìm hiểu về tiêu cực trong thi cử. Ta có thể hiểu tiêu cực trong thi cử bao gồm những hành động gian lận, lo lót hay sửa điểm trong các cuộc thi dù lớn hay nhỏ. Có thể hiểu một cách rõ hơn đó là những hành động như quay cóp, mở tài liệu khi làm bài thi, hay đút lót cho những người tổ chức để sửa điểm. Khi nói về bệnh thành tích, điều đó lại càng đáng buồn hơn khi những người tham gia lại là những người hoạt động trong giáo dục. Họ sửa điểm, nâng điểm không lí do, cho điểm ảo rồi tự ý đưa ra những thành tích mà họ không hề đạt được. Cả tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích đều là sự thiếu trung thực trong giáo dục. Vì vậy, cuộc vận động “nói không với những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” có ý nghĩa to lớn trong việc đẩy lùi hai căn bệnh này, đem lại sự trung thực cho ngành giáo dục nước ta.
Cuộc vận động được phát động, đó là mong muốn của xã hội và đất nước, để giáo dục thực sự hoàn thành nhiệm vụ của nó, đó là đào tạo nên những con người trung thực về mặt nhân cách. Khi đó, chúng ta sẽ có được những người có tài thực sự, và xã hội phát triển, đất nước hoàn thiện, dân giàu nước mạnh, với những con người có tài năng cầm quyền, tham nhũng bị loại bỏ. Đó cũng chính là những lợi ích to lớn mà cuộc vận động mang lại, nếu mọi người đều thực hiện đúng.
Thực tế, vẫn có rất nhiều những tiêu cực luôn xảy ra ở mọi lúc mọi nơi, như một căn bệnh dịch lan truyền. Những năm gần đây, lại xảy ra hiện tượng nhờ người thi hộ trong các kì thi Đại học. Chuẩn bị kĩ lưỡng, thủ đoạn tinh vi, nghiêm trọng hơn, nó được thực hiện bởi tổ chức có quy mô. Ở một số trường học thì giáo viên sẵn sàng nâng điểm cho học sinh để tự tạo nên danh hiệu cho lớp, cho trường. Nhưng thực tế, lại có trường hợp học sinh không đủ diểm để lên lớp, hay có những em còn không biết đọc lại có thể tốt nghiệp tiểu học!
Vì vậy, không quá muộn để mọi người cùng đứng lên chống lại những tiêu cực ấy. Vậy mà vẫn còn những người không hưởng ứng hay không tích cực tham gia cuộc vận động vì họ cho rằng nó không quá nghiêm trọng hay chính họ cũng là người trực tiếp tiếp tay cho những tiêu cực ấy. Vì họ không biết rằng nó có thể kéo cả một xã hội đi xuống, một đất nước mà ở đâu cũng có những kẻ thiếu nhân cách. Mỗi người hãy tự biết nhắc nhở bản thân, đồng thời tuyên truyền cuộc vận động với mọi người và sẵn sàng đứng lên phê phán những kẻ tham gia tạo nên tiêu cực.

Hãy cùng nhau thực hiện cuộc vận động “nói không với những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” để trường học thực sự là nơi đáng tin cậy, đào tạo nên những con người có tài thực sự cho đất nước, để ngành giáo dục luôn có sự trung thực, hoàn thành nhiệm vụ và để xã hội, đất nước phát triển toàn diện do chính những con người tài năng lãnh đạo.

Nguyển Thị Phương Huyền Lớp: 12TA2
 
[FONT=Arial, Tahoma, Helvetica, FreeSans, sans-serif]
“Nói không với những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”.
[/FONT]

Học sinh, sinh viên là tương lai của đất nước. Vì vậy, giáo dục luôn là vấn đề quan trọng gây quan tâm cho mọi người trong xã hội, đặc biệt là các bậc phụ huynh. Tuy nhiên hiện nay đang xuất hiện nhiều tiêu cực gây nhiều ảnh hưởng xấu cho nền giáo dục nước ta, cho nên cuộc vận động “Nói không với những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” rất đang rất được sự ủng hộ và hưởng ứng trên cả nước.

Hiện tượng “tiêu cực thi cử” và “bệnh thành tích trong giáo dục” trong nhà trường hiện nay là một hiện tượng xấu cần xoá bỏ, nó làm cho học sinh ỷ lại, không tự phát huy năng lực học tập của mình, làm cho giáo viên mất đi lương tâm nghề nghiệp. “Tiêu cực trong thi cử” là những hành vi gian lận khi thi cử như thí sinh mang vào phòng thi và sử dụng những tài liệu hoặc thiết bị không được cho phép, hay giám thị coi thi cố tình lờ đi cho thí sinh sử dụng tài liệu hay trao đổi với nhau… Còn “bệnh thành tích trong giáo dục” là gì? Đó là những danh hiệu thi đua của thầy và trò, giữa các lớp, các trường và các phòng ban với nhau gây nên hiện tượng điểm ảo, thành tích ảo, không phản ánh đúng khả năng và trình độ. Đó là hành động vi phạm có ý thức. Vậy ý nghĩa của cuộc vận động này là phòng chống và ngăn chặn các hành vi gian lận, bao che trong dạy, học và thi cử.

Vấn đề đã và đang trở nên rất cấp thiết. Đây không còn chỉ là cuộc vận động của bộ, ngành mà là của toàn ngành giáo dục. Tiêu cực và bệnh thành tích đã có từ lâu. Nếu để tiêu cực tiếp tục kéo dài, học sinh không có động lực để học, không tiếp thu được kiến thức, sẽ không có tương lai. Các thầy cô cũng không có động lực để dạy, không có sáng kiến đổi mới phương pháp dạy học, nền giáo dục khi ấy sẽ ngày càng trì trệ.

Hiện nay, cái mà học sinh cần khi tốt nghiệp phổ thông không phải là tấm bằng thuần tuý mà là năng lực để học nghề, hay học lên đại học, gây dựng một tương lai cho bản thân. Vì vậy, cuộc vận động này chính là lợi ích của học sinh. Nếu loại bỏ được căn bệnh “chạy theo thành tích” như hiện nay thì sẽ không còn tình trạng học sinh, sinh viên phải “chọi nhau” ở các kỳ thi tập trung đông đúc do việc học, cách học, thời gian học,… thầy cô sẽ không phải làm những việc không đúng với lương tâm, tấm lòng mình, đó là báo cáo sai sự thật để đạt thi đua. Khi đó, thầy cô sẽ được giải phóng khỏi những việc không hiệu quả, cả thầy lẫn trò không còn phải bận tâm với chuyện thi cử, tranh đua mà được tự do lựa chọn và việc đánh giá chất lượng học hành trở nên thông thường như mọi hoạt động khác diễn ra trong trường học. Hơn nữa nếu học sinh, sinh viên sau khi cầm tấm bằng tốt nghiệp đúng với thực lực của mình thì khi bước vào đời họ sẽ không gặp phải những bỡ ngỡ, khó khăn, loay hoay tìm một chỗ đứng cho mình trong xã hội, mà những kiến thức họ tiếp thu được trên ghế nhà trường sẽ là hành trang hữu ích, là nền tảng để họ thể hiện mình, phát huy hết năng lực của mình trong công cuộc phát triển đất nước. Với lực lượng những người trẻ và hoài bão muốn cống hiến của họ như hiện nay thì việc nước ta có thể “sánh vai cùng các cường quốc năm châu” sẽ không còn xa.

Cuộc vận động được triển khai đã gần ba năm và nhận được sự đồng tình lớn từ xã hội. Tuy nhiên, vần còn khá nhiều trường hợp không hưởng ứng, không tích cực tham gia cuộc vận động. Một số nhà quản lý giáo dục và giáo viên còn thoả hiệp hoặc làm ngơ, vô cảm trước các hiện tượng tiêu cực, hiện tượng chạy trường, chạy lớp, lấy tỉ lệ để nâng thành tích vẫn còn ở một số nhà trường, học sinh vẫn còn xu hướng ỷ lại, chán học, và rồi dẫn đến gian lận trong các kì kiểm tra và thi cử. Ngoài ra còn xảy ra trường hợp một số giáo viên dũng cảm đứng lên tố cáo tiêu cực nhưng lại bị trù dập và chịu sức ép từ nhiều phía. Đó đều là những hành vi đáng lên án và chê trách. Tuy không thấy được cái hại trước mắt nhưng sẽ gây hại cho cho tương lai của học sinh, hay rộng hơn là cho xã hội, cần phải được ngăn chặn.

Để phòng chống “tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”, mỗi cá nhân và tập thể cần phải hưởng ứng và hành động. Bắt đầu từ gia đình, nếu các bậc cha mẹ cứ chăm chăm vào lỗi lầm của con cái, la mắng, trách phạt chúng vì những lỗi lầm ấy, sẽ rất dễ khiến con cái họ khó lòng vượt lên mặc cảm là kẻ hậu đậu mà tự ti, không chịu khó cố gắng, không có ý chí vươn lên. Hoặc trái lại là một số phụ huynh mặc cho con cái buông thả, rồi sau đó chạy chọt khắp nơi cho con vào trường tốt, lớp tốt dù chúng không đủ trình độ, để rồi “đuối”, không theo kịp và tiếp tục dẫn đến nhiều hậu quả về sau. Vậy nên các bậc cha mẹ cần phải điều chỉnh cách suy nghĩ, cách dạy dỗ con cái để không gián tiếp hại con của mình. Các nhà quản lí giáo dục và giáo viên nên triển khai cuộc vận động bằng cách đừng quá coi trọng thành tích, thay đổi suy nghĩ sai lệch của phụ huynh và học sinh về “trường chuyên, lớp chọn”, xóa bỏ tình trạng “ngồi nhầm lớp”, đổi mới phương pháp kiểm tra và đánh giá nhằm đánh giá đúng thực chất năng lực học tập của học sinh, chú trọng hơn trong việc dạy tốt, học tốt… Và yếu tố cuối cùng, cũng là yếu tố quan trọng nhất để cuộc vận động thành công là chính bản thân học sinh. Mỗi học sinh nên nhận thức được bản chất và tầm quan trọng của việc học để tiếp thu kiến thức một cách có hiệu quả, và có thể tự tin thành công bằng chính thực lực của mình. Bên cạnh đó học sinh cũng cần rèn luyện và tu dưỡng đạo đức để tránh thực hiện những hành vi sai trái, phản giáo dục.

“Nói không với những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” là cuộc vận động có ý nghĩa to lớn và thiết thực đối với nền giáo dục nước ta hiện nay. Những năm gần đây, với sự cố gắng không ngừng của một số tập thể, cuộc vận động đã mang lại nhiều tín hiệu tích cực. Vì vậy chúng ta có quyền tin rằng nền giáo dục Việt Nam trong tương lai sẽ xóa bỏ được những tiêu cực và vươn xa theo đà phát triển của đất nước

Họ và tên: Trần Ngọc Thùy Vân Lớp: 12TA2
 
[FONT=Arial, Tahoma, Helvetica, FreeSans, sans-serif] [/FONT]Quan điểm của mình trước cuộc vận động: “Nói không với những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” .

Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã từng căn dặn rằng:”Đất nước VN có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc VN có thể sánh vai cùng với các cường quốc năm châu đc hay không đó là nhờ một phần rất lớn công học tập của các cháu”. Học sinh- được xem là những mầm non tương lai, là người kế thừa công cuộc phát triển đất nước đang ra sức học tập, rèn luyện hết sức mình. Để thực hiện đc điều Bác dạy quả thật không phải là dễ, chúng ta cần phải học tập thật tốt . Nhưng trong nền giáo dục của nước ta hiện nay đã bị căn bệnh tiêu cực trong thi cử cũng như bênh thành tích trong học tập. Vì vậy việc cần thiết và cấp bách hiện nay chính là cần phải làm một cuộc vận động: “nói không với những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” .

Hiện tượng tiêu cực trong thi cử trong nhà trường hiện nay là một hiện tượng xấu cần xoá bỏ, nó làm cho học sinh ỷ lại, không tự phát huy năng lực học tập của mình. Thật vậy, học sinh đến trường học bây giờ chỉ học qua loa đối phó, gian lận trong thi cử thậm chí xin xỏ hoặc sửa điểm để kết quả học tập đc cao, - đó là những biểu hiện cụ thể, triệu chứng của bệnh “chuộng” thành tích. Nhiều lúc ta cảm thấy ngạc nhiên trước lối học của một số hoc sinh, lên lớp thì nghệch ngoạc vài chữ, ngáp lên ngáp xuống, học theo kiểu “ cưỡi ngựa xem hoa”, về nhà thì vở vất đầu giường. Thế nhưng, hok hiểu sao cứ đến kì thi lại có hok ít người rất tự tin cầm bút vào phòng thi, rốt cuộc “ may mắn” làm sao, điểm vẫn trên trung bình, danh sách học sinh tiên tiến, học sinh giỏi ở các trường vẫn “ thừa thắng xông lên”. ”. Tại sao lại có sự mâu thuẫn đến như vậy? Phải chăng vì họ quá thong minh đến nỗi không cần học bài , hiểu bài cũng có thể thi, làm kiểm tra điểm cao hay họ đã gian lận dung một số mánh khóe trong thi cử.Điều này khi bước vào kì thi ĐH kết quả sẽ cho ta đc lời giải thích đáng nhất. Thiếu trung thực trong thi cử là không tốt, là không tự tin cũng như không tin tưởng vào khả năng của mình làm được.nhưng nguyên nhân là do đâu phải chăng do thái độ ỷ lại vào sự giúp đỡ của bạn bè trong các kì thi hay sự dễ dãi trong quá trình gác thi của giám thị phòng thi.Nhưng nguyên nhân cơ bản ở đây chính là sự lười nhác học bài, không muốn học bài nhưng mong cho mình có điểm số cao để ngang bằng với các bạn và chính việc đó là nguyên nhân dẫn đến hành động gian lân, quay cóp.Ngoài ra còn một số học sinh mặc dù kiến thức khá vững vàng nhưng đến giờ kiểm tra thì lo sơ, không làm chủ được bản thân, không tự tin và không dám tin rằng họ có thể làm được bài mà không cần sách,thế là họ đã quay cóp.
Không hẵn lỗi tất cả do học sinh mà cũng có chút ít nào đó thuộc về phụ huynh cũng như giáo viên. Có thể thầy cô không nỡ nhìn học sinh của mình buồn khi nhận những con điểm kém, kết quả tồi nên họ đã làm ngơ trước một vài điều hay là với tâm lí sợ trò học không giỏi một phần là do thầy cô dạy không hay, có trường hợp nhiều học sinh đỗ xô đi học một giáo viên A, B,.. nào đó không chỉ đơn thuần là giáo viên đó dạy giỏi, giảng hay mà còn vì giáo vien đó “ thương” học trò và biểu hiện ra đó là cho học sinh biết trước những đề kiểm tra, khi cho điểm thi lại hết sức nhẹ nhàng với học trò “ tại gia” của mình. Xin nói thẳng chính vì thương kiểu đó mà đã có không ít những kết quả sai lệch, học giả nhưng điểm thật. Và những thầy cô đó có thật sự thương học sinh của mình mà đang huỷ hoại dần vốn kiến thức và ý thức học tập của hcọ sinh, dần dần họ cứ nghĩ rằng cứ có thật nhiều tiền mua quà chăm sóc thầy cô hay có một chỗ ngồi êm ấm trong nơi học thêmt hì sẽ dễ dàng với việc học, thi, kiểm tra. Thật là sai lầm! Ngoài ra một nguyên nhân nữa cũng góp phần vào việc đưa con em mình đến tệ nạn này đó chính là áp lực từ các bậc phụ huynh luôn luôn yêu cầm điễm số,yêu cầu thứ hạng mà con em mình khó có thể đạt tới làm con em chúng ta không thể tự tin học hành không thể tự đi trên chính đôi chân của mình mà phải dựa vào gian lận quay cóp nhằm đạt thành tích cao đúng nguyện vọng phụ huynh.
Ông bà ta đã từng nói: “Không học thì làm sao có tương lai”. Tương lai đó không htể mua bằng tiền, bằng những mẹo vặt khi làm bài hay sự nài nỉ của một ai đó... Tương lai là do chính bản thân mình nắm lấy, mình bắt giữ, phải đổ mồ hôi, nước mắt trong học tập thật sự thì mới có một tương lai tươi sáng. Trong kì thi đại học vừa qua đã có không ít “ sĩ tử” thành “tử sĩ” chỉ vì học không đúng với bản thân, hổng kiến thức trầm trọng, thế nhưng trong các năm học trứoc hay thi tốt nghiệp vẫn luôn là “ giỏi”. Chính lúc bước vào kì thi chung của cả nước, kì thi đại học gắt gao thì khả năng của mỗi học sinh mới được thể hiện thật sự chính xác, ai giỏi có cố gắng thì sẽ đậu, ai mà chỉ biết mánh khoé, học giả dối thì phải nhận kết quả thấp,hi vọng rằng họ sẽ không than vãn là “ học tài thi phận”. Không biết rằng trước kết quả đáng buồn của học sinh mình, thầy cô có hối hận hay không, vì đã quá dễ dãi trong việc dạy dỗ học sinh của mình.. Chắc mọi người vẫn chưa quên vụ” chạy trường, lớp điểm” ở trường Lê Quý Đôn vừa qua gây xôn xao trong bộ giáo duc và cả xã hội hay là kì thi tốt nghiệp năm ngoái có trường thi tốt nghiệp đạt 0%, tức là không một học sinh nào đậu. Không biết là nên thất vọng bao nhiêu cho đủ đây, trước hậu quả mà bệnh thành tích đã gây ra trong nhà trường.
Tuy nhiên, nói cho công bằng trách nhiệm cũng không nên đỏ hết cho thầy cô, đó còn là sự học buông thả của một số học sinh, không chuyên tâm vào học hành, chỉ biết học đối phó, qua loa và cách dạy có thể chưa hợp lí, làm học sinh thích thú...
Đối với nhửng người đã gian lận thì lần sau rất khó khăn vượt qua cám dỗ đễ tiếp tục gian lận quay cóp. Nếu cứ tiếp tục làm thế thì chắc chắn một điều rằng họ sẽ không có một tí kiến thức gì khi bước ra khỏi cổng trường cũng như bước vào đời. Tuy nhiên cũng có một số ý kiến cho rằng thực lực một số người trong học tập khá cao nhưng sau khi xem xét họ nhận ra rằnn những bạn khác tuy không học được bằng mình nhưng họ lại gian lận vì vậy điểm số lại cao hơn mình,đấy cũng chính là một nguyên nhân gián tiếp dẫn đến hành vi gian lận quay cóp của số ít học sinh học tốt. Gia đình và thầy cô giáo cần kiểm tra về kiến thức và việc học của học sinh chặt chẽ hơn nữa, tạo ra nhiều phương pháp học khiến học sinh thích thú nên hạn chế những lối học “thầy đọc, trò chép” khô khan. Hơn hết quan trọng nhất là ý thức của mỗi học sinh, sự nỗ lực và cố gắng của từng bạn, lúc đầu có thể khó khăn nhưng về sau bạn có thể có được niềm vui đích thực khi đón nhận những điểm số tốt xứng đáng với sức mình bỏ ra.Một ví dụ khác như việc làm bằng giả, hiện nay tình trạng này khá phổ biến ở nước ta.Ngày nay họ có thẻ nhận được bất cứ tấm bằng nào mà họ muốn mà chỉ cần mất một khoản tiền chứ không phải công sức bỏ ra học tập,rèn luyện.Chính nhưng nguyên nhân đấy sẽ làm cho xả hội mất niềm tin vào ngành giáo dục của đất nước, chất lượng giảm sút không thể nâng cao vị thế nền giáo dục trên trường quốc tế.
Hiện nay ngành giáo dục và xã hội ta đang phát động cuộc vận động “Chống tiêu cực trong giáo dục và bệnh thành tích” hay khẩu hiệu “Ba không” trong học đường....Mặt khác cần khen thưởng, động viên kịp thời những đối tượng đầu tàu, gương mẫu trong vấn đề gạt bỏ mặt tiêu cực trong ngành giáo dục hiện nay.Xét cho cùng muốn làm đươc cuộc vân đông này cần có sự quyết tâm nhất trí của hầu hết học sinh, sinh viên cũng như thầy cô giáo đồng thời cần phê phán những người không hưởng ứng, không tích cực tham gia cuộc vận động. Thật đáng buồn khi ngành giáo dục, một ngành đào tạo và góp phần xây dựng nên nhân cách con người, lại nhiễm phải một căn bệnh trầm kha như vậy. Khi người đào tạo bị nhiễm bệnh thành tích thì tất yếu họ sẽ tạo ra những con người, thậm chí là những thế hệ bị nhiễm bệnh thành tích. Như thế quả là tai hại cho xã hội nếu như căn bệnh này tiếp tục hoành hành trong ngành giáo dục như hiện nay. Thiết nghĩ, để khắc phục được căn bệnh này, chúng ta cần có nhiều biện pháp tổng hợp, trong đó có các biện pháp sau: Thứ nhất, sửa đổi lại cách đánh giá các danh hiệu thi đua của cá nhân và tập thể nhà trường một cách sát thực hơn. Thay vì lấy tiêu chí học sinh lên lớp, đậu tốt nghiệp làm cơ sở chính để xét thi đua thì ngành giáo dục dùng các biện pháp như tăng cường dự giờ, thao giảng, kiểm tra sổ sách, lấy ý kiến phản hồi từ học sinh về khả năng và phương pháp dạy - hiểu của giáo viên đối với học sinh, khả năng tổ chức quản lý dạy học của nhà trường… Thứ hai, giáo dục thêm cho các giáo viên ý thức đấu tranh phê bình và tự phê bình đối với các biểu hiện thiếu trung thực về thành tích dạy học cũng như các vấn đề tiêu cực khác trong nhà trường. Thứ hai, giáo dục thêm cho các giáo viên ý thức đấu tranh phê bình và tự phê bình đối với các biểu hiện thiếu trung thực về thành tích dạy học cũng như các vấn đề tiêu cực khác trong nhà trường. Thứ ba, có các biện pháp kỷ luật đích đáng đối với các cá nhân tổ chức có các việc làm nhằm phản ánh sai thành tích dạy học của mình để được khen thưởng Thứ tư, phát huy tinh thần tố cáo tiêu cực của học sinh, giáo viên và phụ huynh trong học tập, thi cử và có các biện pháp xử lý nghiêm khắc các tập thể cá nhân vi phạm.Có như thế thì phần nào đó chúng ta mới có thể khắc phục đươc nạn tiêu cực trong thi cử cũng như bệnh thành tích trong giáo dục.

Mọi người, mọi trường đang tham gia hưởng ứng một cách tích cực, học sinh chúng ta hãy hòa mình vào đó. Hãy từ biệt căn bệnh thành tích trong nhà trường. Sống và học tập hết mình để xứng đáng trở thành những người kế thừa và phát triển đất nước. bác Hồ đã từng nói “ Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không đó là nhờ phần lớn ở công học tập của các cháu”. Quyết tâm bài trừ bệnh thành tích trong nhà trường, , góp phần đưa chất lượng giáo dục Việt Nam đi lên!


Nguyễn Tuấn Anh - 12TA2
 

Đề :“nói không với những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”.


Trong cuộc sống đang bộn bề, biến chuyển hằng ngày như hiện nay thì xã hôi, đất nước đang cần đến một lực lượng thanh niên học sinh giỏi giang, tài đức.Ngay từ bây giờ, học sinh được xem là những mầm non tương lai, là người kế thừa công cuộc phát triển đất nước đang ra sức học tập, rèn luyện hết sức mình. Nhưng trái lại bên cạnh đó, lại có một số học sinh đang học không đúng với khả năng của mình, và điều này đã tạo điều kiện cho một “ căn bệnh” xâm nhập vào học đường hoành hoành, gây xôn xao ngành giáo dục nói riêng và xã hội nói chung. Đó chính là bệnh thành tích trong giáo dục cùng với những tiêu cực trong thi cử.

Thành tích là kết quả có thể đánh giá được của nỗ lực con người. Kết quả đó không chỉ là một lợi ích vật chất hay tinh thần cá nhân, tuy rằng phần lớn yếu tố tạo nên động lực khiến con người phải nỗ lực nhiều hơn, tốt hơn để đạt thành tích chính là lợi ích cho mình. Nhưng con người vẫn có thể làm hết sức mình vì lợi ích chung, lợi ích của xã hội, của đất nước.

Theo định nghĩa đó, nỗ lực đạt thành tích của một cá nhân hay một tập thề là một phẩm chất đạo đức tốt, đáng biểu dương và nhân rộng. Hãy tưởng tượng một xã hội mà trong đó mọi thành viên đều nỗ lực để đạt những thành tích cao hơn trong các lĩnh vực hoạt động: thể thao, văn hóa, nghệ thuật, giáo dục, sản xuất, thương mại, công nghệ... vì lợi ích cho mình và cho cả cộng đồng. Xã hội đó chắc chắn tiến bộ, nền kinh tế nước đó chắc chắn phát triển, đời sống nhân dân nước đó chắc chắn giàu có, quốc gia đó chắc chắn cường thịnh. Nhưng đến một lúc nào đó, khi chính những nỗ lực đạt thành tích, một phẩm chất tốt và cần thiết của mỗi thành viên trong xã hội lại trở thành một căn bệnh, mà ngày nay chúng ta gọi nó là bệnh thành tích.

Điều lo ngại chung hiện nay là căn bệnh thành tích đang lan tràn trong ngành giáo dục của nước ta, không phải chỉ lây nhiễm cho một bộ phận những người công tác trong ngành mà còn cho nhiều gia đình trong xã hội. Với bệnh thành tích, các phương pháp đánh giá, kiếm tra kết quả học tập trở nên dày đặc, nặng nề, phức tạp nhưng lại mang tính chất rập khuôn, không có chỗ dành cho sự sáng tạo của học sinh, sinh viên. Xét từ phía ngành giáo dục, thành tích giáo dục là thước đo sự thành công trong nghề nghiệp của giáo viên nói riêng, của nhà trường và địa phương nói chung. Đáng tiếc thay, trong thời gian qua, chính ngành giáo dục lại “thiết kế” ra thước đo trên bằng các chỉ tiêu giáo dục khô cứng. “Bệnh thành tích giáo dục” chính là việc nhà trường và địa phương cố gắng đạt được các chỉ tiêu giáo dục bằng mọi giá. Chúng ta đều nhận thức rõ ràng rằng một xã hội muốn phát triển tiến bộ phải có nhiều nhân tài, mà nhân tài phải là người có chân tài thực học, được tiếp thu những kiến thức và các phẩm chất đạo đức tinh hoa của nhân loại và của dân tộc thông qua hệ thống giáo dục của cộng đồng. Giáo dục chính là điểm xuất phát, là nơi sản sinh ra nguồn năng lực cho sự cường thịnh của một nước, một cộng đồng dân tộc. Một nền giáo dục tốt và trung thực sẽ tạo nên những con người đạt những thành tích tốt và trung thực. Những thành tích tốt và trung thực sẽ tạo nên những bước tiến mạnh mẽ cho cộng đồng dân tộc trên con đường phát triển.

Cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục'' ngay từ khi mới phát động đã được xã hội quan tâm, nhân dân đồng tình hưởng ứng. Bởi ai cũng biết rằng, nếu cứ để ''nạn tiêu cực trong thi cử'' hoành hành và ''bệnh thành tích trong giáo dục'' trở thành một căn bệnh ''mãn tính” thì sẽ dẫn đến lãng phí thời gian, sức lực, tuổi đời của học sinh; lãng phí tiền bạc, công sức chăm sóc con cái của phụ huynh; của thầy cô và lãng phí của cải xã hội. Điều đó sẽ là hệ quả tất yếu của những suy thoái đạo đức trong học sinh; đạo đức trong quan hệ thầy, trò và sẽ góp phần làm suy thoái những mối quan hệ xã hội khác. Cuộc vận động này là cuộc đấu tranh gay go, quyết liệt. Điều đáng mừng là nhân dân, xã hội đều quyết liệt tham gia chống lại những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục, sẵn sàng lên tiếng phê phán những cá nhân hoặc tổ chức có thái độ không hưởng ứng. Sự khởi đầu tốt đẹp báo hiệu sự thành công của một cuộc vận động mang tính nhân văn sâu sắc.

Trên tiến trình đổi mới giáo dục, bệnh thành tích phải được xóa bỏ. Đó không phải là một việc quá khó, nhưng chắc chắn cũng không dễ dàng. Điều trước nhất là phải thay đổi từ những sai phạm của ngành giáo dục, phải kiên quyết thực hiện cuộc vận động đã đề ra, vì đó sẽ làm gương để thế hệ trẻ ngày nay tin tưởng và noi theo. Học sinh chúng ta, ngay từ bây giờ phải hết mình phấn đấu học tập bằng chính bản thân, tuyệt đối nói không với tiêu cực trong thi cử đồng thời giúp sức với nhà trường khuyên bảo va ngăn chặn các hành vi tiêu cực ấy.

Đất nước chúng ta đang tiến bước trên con đường đổi mới, mở cửa, hội nhập và tranh đua với thế giới đề giành lấy một vi trí xứng đáng trên hành tinh này. Cuộc đấu tranh kinh tế sắp đến rất quyết liệt và mang tính chất thắng bại sinh tử không khác gì trên thao trường hay trên võ đài. Ở đó, một võ sĩ chỉ chỉ có thể chiến thắng đối chủ bằng tài năng thực sự của chính mình, không phải vì bất kì văn bằng chứng nhận đẳng cấp cao hơn nào. Đất nước chúng ta sau này có cường thịnh hay không tùy thuộc vào việc nền giáo dục của chúng ta có đổi mới để có thể sản sinh ra những chân tài thực học hay không. Vì vậy, chúng ta hãy cùng chung tay góp sức để đẩy lùi những tiêu cực và bệnh thành tích ấy, để đưa nước Việt Nam ta ngày càng phát triển vững mạnh.

PHAN NGUYỄN LINH CHI LỚP: 12TA2
 

Hãy thể hiện quan điểm của mình trước cuộc vận động: “nói không với những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”

Bài làm

Ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển, một số người đã quên đi những chuẩn mực đạo đức để chạy theo những tiêu cực trong xã hội mà bệnh thành tích trong học tập là một ví dụ. Trước tình hình đó, Bộ Giáo Dục nước ta đã vận động nhân dân “nói không với những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”

“Tiêu cực” là những biểu hiện không lành mạnh, có tác dụng không tốt đối với xã hội, làm cho xã hội ta ngày càng đi xuống. “Thành tích” là kết quả của sự nỗ lực mà con người đã bỏ ra. Kết quả đó không chỉ là một lợi ích vật chất hay tinh thần cá nhân, tuy rằng phần lớn yếu tố tạo nên động lực khiến con người phải nỗ lực nhiều hơn, tốt hơn để đạt thành tích chính là lợi ích cho mình. Nhưng con người vẫn có thể làm hết sức mình vì lợi ích chung, lợi ích của xã hội, của đất nước. Thế nhưng “bệnh thành tích” lại là kết quả của sự “nỗ lực” giả dối, nguỵ tạo. Sự khác nhau căn bản giữa “thành tích” và “bệnh thành tích” chỉ là sự khác nhau giữa cái thật và cái giả. Và yếu tố then chốt làm nên sụ khác biệt đó chính là tính trung thực. Chính vì thế mà nỗ lực để đạt thành tích của một cá nhân hay một tập thề là một phẩm chất đạo đức tốt, đáng biểu dương .Còn những tiêu cực và bệnh thành tích cần phải lên án và xoá bỏ.

Căn bệnh thành tích và tiêu cực trong thi cử ngày càng trở nên phổ biến ở Việt Nam, nhà trường vì muốn đạt chỉ tiêu của bộ đề ra, giáo viên muốn hoàn thành tốt thi đua của nhà trường nên đã lờ đi đạo đức nghề nghiệp mà cho đỉêm ảo. Phụ huynh vì muốn con em mình là học sinh giỏi, học sinh thì muốn lên lớp, có danh hịêu mà không cần phải tốn sức học bài. Vì những lý do đó mà ngày nay mới có hiện tượng chạy theo thành tích mà không cần quan tâm đến chất lượng. Đối với các vị phụ huynh, chắc chắn rằng chẳng ai muốn con mình học kém hay học mà không có chất lượng. Họ là những người đã bỏ ra tiền của thật, công sức thật, thời gian thật và những hy vọng thật về một tương lai tốt đẹp thật của con em mình khi lo cho chúng được ăn học đến thành tài. Vì thế, chẳng có lý do gì họ lại mong muốn nhận sự giả dối từ kết quả học tập của con em mình. Tuy nhiên, đứng trên quan điểm thực dụng, họ sẵn sàng làm mọi cách, kể cả những cách tệ hại nhất mà chúng ta đã được biết qua báo chí, để con em họ qua được một kỳ thi, có một tấm bằng đề tìm việc sau này. Có một tấm bằng đi đã, vì đó là tấm bằng được xã hội thừa nhận, rồi sau này khi có điều kiện sẽ cố mà học tiếp một cách chân thực. Như vậy, suy cho cùng, phu huynh và học sinh chính là những người đã tiếp tay, để cho bệnh thành tích ngày càng lan rộng và nặng hơn.

Đầu năm hai ngàn không trăm lẻ sáu, tại trường trung học cơ sở Trần Phú , huyện miền núi Sông Hinh tỉnh Phú Yên đã phát hiện hai mươi sáu học sinh lớp sáu đọc chưa thông, viết chưa thạo nhưng vẫn cứ đựoc lên lớp. Trong những kì thi tốt nghiệp phổ thông và đại học, hiện tượng mang tài liệu vào phòng thi, tài liệu vất trắng cả sân trường sau buổi thi đã từng được báo chí đề cập tới. Khi biết những thông tin này,bản thân chúng ta có suy nghĩ gì? Cả một thế hệ,cả một tương lai đất nước nay phải để những con người như thế gánh vác thì chẳng có gì kinh khủng hơn. Nếu những con người giữ những chức vụ cao trong xã hội là những người “hữu danh vô thực” thì đó là những hạt sạn của xã hội, là nguyên nhân kéo nước ta chậm lại trên con đường phát triển.

Chúng ta đều hiểu rằng, một xã hội muốn phát triển phải có nhiều nhân tài, mà nhân tài phải là người có năng lực thực sự, là nguyên khí của quốc gia. Giáo dục chính là điểm xuất phát, là nơi sản sinh ra nguồn năng lực cho sự cường thinh của một nước, một cộng đồng dân tộc. Một nền giáo dục thực sự tốt sẽ tạo nên những con người đạt những thành tích tốt và trung thực. Những thành tích ấy sẽ tạo nên những bước tiến mạnh mẽ cho cộng đồng dân tộc trên con đường phát triển. Đất nước chúng ta đang tiến bước trên con đường đổi mới, mở cửa, hội nhập và tranh đua với thế giới đề giành lấy một vi trí xứng đáng trên hành tinh này. Cuộc đấu tranh kinh tế sắp đến rất quyết liệt và mang tính chất thắng bại sinh tử không khác gì trên chiến trường hay trên võ đài. Ở đó, một võ sĩ chỉ có thể chiến thắng đối chủ bằng tài năng thực sự của chính mình, không phải vì có một văn bằng chứng nhận đẳng cấp cao hơn. Đất nước chúng ta sau này có cường thịnh hay không tùy thuộc vào nền giáo dục của chúng ta có đổi mới để có thể sản sinh ra những nhân tài thực học hay không.

Chúng ta cần phải học tập thật tốt, ra sức học tập và tu dưỡng đạo đức để sau này có thể giúp ích cho xã hội và cho bản thân. Cần phải đẩy lùi tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích. Đó không phải là vịêc qúa khó nếu chúng ta cùng có quyết tâm “nói không với những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”.

Họ và tên: Nguyễn Quỳnh Như Lớp:12TA2
 
BÀI LÀM

Trong cuộc sống bộn bề, đầy biến chuyển hằng ngày như hiện nay thì xã hôi, đất nước đang cần đến một lực lượng thanh niên tài giỏi, đức hạnh. Và ngay từ bây giờ, học sinh được xem là những mầm non tương lai, là người kế thừa công cuộc phát triển đất nước đang ra sức học tập, rèn luyện hết sức mình. Nhưng trái lại bên cạnh đó, lại có một số học sinh đang học với không đúng khả năng của mình, và điều này đã tạo điều kiện cho một “căn bệnh” xâm nhập vào học đường gây xôn xao cho ngành giáo dục nói riêng và xã hội nói chung. Vâng, đó chính là bệnh thành tích trong giáo dục.

Thành tích là kết quả có thể đánh giá được của nỗ lực con người. Kết quả đó không chỉ là một lợi ích vật chất hay tinh thần cá nhân, tuy rằng phần lớn yếu tố tạo nên động lực khiến con người phải nỗ lực nhiều hơn, tốt hơn để đạt thành tích chính là lợi ích cho mình. Nhưng con người vẫn có thể làm hết sức mình vì lợi ích chung, lợi ích của xã hội, của đất nước. Theo định nghĩa đó, nỗ lực đạt thành tích của một cá nhân hay một tập thề là một phẩm chất đạo đức tốt, đáng biểu dương và nhân rộng. Hãy tưởng tượng một xã hội mà trong đó mọi thành viên đều nổ lực để đạt những thành tích cao hơn trên các lĩnh vực hoạt động: thể thao, văn hóa, nghệ thuật, giáo dục, sản xuất, thương mại, công nghệ... vì lợi ích cho mình và cho cả cộng đồng. Xã hội đó chắc chắn tiến bộ, nền kinh tế nước đó chắc chắn phát triển, người dân nước đó chắc chắn giàu có, quốc gia đó chắc chắn cường thịnh. Nhưng đến khi những nỗ lực đạt thành tích, một phẩm chất tốt và cần thiết của mỗi thành viên trong xã hội, lại trở thành một bệnh, mà ngày nay chúng ta gọi tên nó là bệnh thành tích. Thành tích, giống như thành quả, thành tựu, thành công, là chuyện tốt, chuyện hay, đáng nêu gương, đáng học. Vì những cái “thành” ấy là do lao động sáng tạo mà ra. Cuộc sống thực sự phát triển, là do tất cả những cái “thành” từ mồ hôi nước mắt ấy của toàn xã hội.Nhưng chạy theo thành tích ảo, đánh lừa người khác bằng con số ma, bằng báo cáo tô vẽ, như Bác Hồ từng phê bình là “làm láo báo cáo hay”, thì đáng gọi là “bệnh thành tích”, nguy hại cho cả xã hội lẫn chính người mang bệnh. Bệnh này có từ xưa lắm, nay thì lây lan rộng khắp các ngành các cấp, các địa phương, có thể xem là mạn tính, nguy hại lớn hơn bao giờ hết.

Chúng ta đều nhận thức rỏ ràng, một xã hội muốn phát triển tiến bộ phải có nhiều nhân tài, mà nhân tài phải là người có chân tài thực học, được tiếp thu những kiến thức và các phẩm chất đạo đức tinh hoa của nhân loại và của dân tộc thông qua hệ thống giáo dục của cộng đồng. Giáo dục chính là xuất phát điểm, là nơi sản sinh ra nguồn năng lực cho sự cường thinh của một nước, một cộng đồng dân tộc. Một nền giáo dục tốt và trung thực sẽ tạo nên những con người đạt những thành tích tốt và trung thực. Những thành tích tốt và trung thực sẽ tạo nên những bước tiến mạnh mẽ cho cộng đồng dân tộc trên con đường phát triển.
Đất nước chúng ta đang tiến bước trên con đường đổi mới, mở cửa, hội nhập và tranh đua với thế giới đề giành lấy một vi trí xứng đáng trên hành tinh này. Cuộc đấu tranh kinh tế sắp đến rất quyết liệt và mang tỉnh chất thắng bại sinh tử không khác gì trên đấu trường hay trên võ đài. Ở đó, một võ sĩ chỉ có thể chiến thắng đối chủ bằng tài năng thực sự của chính mình, không phải vì có một văn bằng chứng nhận đẳng cấp cao hơn. Đất nước chúng ta sau này có cường thịnh hay không tùy thuộc vào việc nền giáo dục của chúng ta có đổi mới để có thể sản sinh ra những chân tài thực học hay không. Trên tiến trình đổi mới giáo dục, bệnh thành tích phải được xóa bỏ. Đó không phải là một việc quá khó, nhưng chắc chắn cũng không dễ dàng.

Tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong Giáo dục là hai vấn đề bức xúc được Đảng, Chính phủ, ngành giáo dục và xã hội quan tâm. Thực hiện tốt cuộc vận động này góp phần lập lại trật tự kỷ cương, trong dạy và học, khuyến khích mạnh mẽ sức sáng tạo của các thầy cô giáo, là tiền đề quan trọng để triển khai các giải pháp khắc phục yếu kém trong giảng dạy, học tập. Cuộc vận động “ Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của nền giáo dục nước ta.

Thế nhưng ta vẫn có thể bắt gặp những học sinh đến trường học qua loa đối phó, nhưng điểm số và kết quả học tập thì rất cao. Đó là những biểu hiện cụ thể, triệu chứng của bệnh “chuộng” thành tích.Nhiều lúc ta cảm thấy ngạc nhiên trước lối học của một số hoc sinh, lên lớp thì nghệch ngoạc vài chữ, ngáp lên ngáp xuống, học theo kiểu “ cưỡi ngựa xem hoa”, về nhà thì tập vất đầu giường. Thế nhưng, cứ đến kì thi lại có nhiều người rất tự tin cầm bút vào phòng thi, rốt cuộc “ may mắn” làm sao, điểm vẫn trên trung bình, danh sách học sinh tiên tiến, học sinh giỏi ở các trường vẫn “ thừa thắng xông lên”. Tại sao lại có sự mâu thuẫn đến như vậy?Thật là khó lí giải. Họ thông minh đến nỗi không cần học bài , hiểu bài cũng có thể thi, làm kiểm tra điểm cao. Và rồi khi bước vào kì thi đại hoc thật sự, kết quả lại khiến nhiều người sửng sốt, bất ngờ. Có chăng chỉ là những học sinh tiêu biểu đó đã gặp may mắn trong khi quay cóp, tài liệu hay là do thái độ ỷ lại vào bạn bè, sự dễ dãi của một số thầy cô trong các kì thi,...

Có thể thầy cô không nỡ nhìn học sinh của mình buồn khi nhận những con điểm kém, kết quả kém nên họ đã làm ngơ trước một vài điều hay là với tâm lí sợ trò học không giỏi một phần là do thầy cô dạy không hay, có trường hợp nhiều học sinh đỗ xô đi học một giáo viên nào đó không chỉ đơn thuần là giáo viên đó dạy giỏi, giảng hay mà còn vì giáo viên đó “ thương” học trò và biểu hiện ra đó là cho học sinh biết trước những đề kiểm tra, khi cho điểm thi lại hết sức nhẹ nhàng với học trò “ tại gia” của mình. Chính vì thương kiểu đó mà đã có không ít những kết quả sai lệch, học giả nhưng điểm thật. Và những thầy cô đó có thật sự thương học sinh của mình hay đang huỷ hoại dần vốn kiến thức và ý thức học tập của học sinh, dần dần họ cứ nghĩ rằng cứ có thật nhiều tiền mua quà chăm sóc thầy cô hay có một chỗ ngồi êm ấm trong nơi học thêm thì sẽ dễ dàng với việc học, thi, kiểm tra. Thật là sai lầm!

Ông bà ta đã từng nói: “Không học thì làm sao có tương lai”. Tương lai đó không thể mua bằng tiền, bằng những mẹo vặt khi làm bài hay sự nài nỉ của một ai đó... Tương lai là do chính bản thân mình nắm lấy, mình bắt giữ, phải đổ mồ hôi, nước mắt trong học tập thật sự thì mới có một tương lai tươi sáng.Trong kì thi đại học vừa qua đã có không ít thí sinh chỉ vì học không đúng với bản thân, hỏng kiến thức trầm trọng, thế nhưng trong các năm học trứoc hay thi tốt nghiệp vẫn luôn là “học sinh giỏi”. Chính lúc bước vào kì thi chung của cả nước, kì thi đại học gắt gao thì khả năng của mỗi học sinh mới được thể hiện thật sự chính xác, ai giỏi có cố gắng thì sẽ đậu, ai mà chỉ biết mánh khoé, học giả dối thì phải nhận kết quả thấp,hi vọng rằng họ sẽ không than vãn là “ học tài thi phận”. Không biết rằng trước kết quả đáng buồn của học sinh mình, thầy cô có hối hận hay không, vì đã quá dễ dãi trong việc dạy dỗ học sinh của mình.
Chắc mọi người vẫn chưa quên vụ” chạy trường, lớp điểm” ở trường Lê Quý Đôn vừa qua gây xôn xao trong bộ giáo duc và cả xã hội hay là kì thi tốt nghiệp năm ngoái có trường thi tốt nghiệp đạt o%, tức là không một học sinh nào đậu. Không biết là nên thất vọng bao nhiêu cho đủ đây, trước hậu quả mà bệnh thành tích đã gây ra trong nhà trường.

Tuy nhiên, nói cho công bằng trách nhiệm cũng không nên đỏ hết cho thầy cô, đó còn là sự học buông thả của một số học sinh, không chuyên tâm vào học hành, chỉ biết học đối phó, qua loa và cách dạy có thể chưa hợp lí, làm học sinh thích thú...
Không thể để bệnh thành tích này hoành hành và phát triển trong học đường. Gia đình và thầy cô giáo cần kiểm tra về kiến thức và việc học của học sinh chặt chẽ hơn nữa, tạo ra nhiều phương pháp học khiến học sinh thích thú và nên hạn chế những lối học “thầy đọc, trò chép” khô khan. Hơn hết quan trọng nhất là ý thức của mỗi học sinh, sự nỗ lực và cố gắng của từng bạn, lúc đầu có thể khó khăn nhưng về sau bạn có thể có được niềm vui đích thực khi đón nhận những điểm số tốt xứng đáng với sức mình bỏ ra. Hiện nay ngành giáo dục và xã hội ta đang phát động cuộc vận động “Chống tiêu cực trong giáo dục và bệnh thành tích” hay khẩu hiệu “Ba không” trong học đường...Mọi người, mọi trường đang tham gia hưởng ứng một cách tích cực, học sinh chúng ta hãy hòa mình vào đó. Hãy từ biệt căn bệnh thành tích trong nhà trường. Sống và học tập hết mình để xứng đáng trở thành những người kế thừa và phát triển đất nước.

Bác Hồ đã từng nói “ Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không đó là nhờ phần lớn ở công học tập của các cháu”.Vi vậy chúng ta hãy quyết tâm bài trừ nạn tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong nhà trường kh ông chỉ vì ch úng ta ma còn vì tương lai của đất nước.

Họ tên: Võ Hoàng Như Ngọc
Lớp: 12TA2
 

VnKienthuc lúc này

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top