[A]Tiêu chí đánh giá chất lượng công trình xây dựng[/A]
Việc đánh giá chất lượng công trình xây dựng còn nhiều ý kiến khác nhau, lý do chính là ở chỗ chưa có những quan điểm chung thống nhất khi đánh giá. Nên chăng, quan điểm đánh giá chất lượng công trình xây dựng cần xuất phát từ các quan điểm sau:
Một là,
đánh giá dưới góc độ của Luật Xây dựng “Công trình xây dựng là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế ”… [FONT=Arial !important]
Hai là,
đánh giá về mức độ an toàn, bền vững của công trình. Theo Luật Xây dựng, thì sự cố công trình là những hư hỏng vượt quá giới hạn an toàn cho phép làm cho công trình có nguy cơ sập đổ, đã sập đổ một phần hoặc toàn bộ công trình hoặc công trình không sử dụng được theo thiết kế. Theo đó, có 4 loại sự cố bao gồm sự cố sập đổ, sự cố về biến dạng, sự cố sai lệch vị trí và sự cố về công năng; về cấp độ có cấp I, II, III và cấp IV tùy thuộc vào mức độ hư hỏng công trình và thiệt hại về người. Chính vì vậy mà mức độ an toàn, bền vững của công trình là điều cần phải được xem xét chặt chẽ và nghiêm túc.
[/FONT][FONT=Arial !important]Ba là,
đánh giá sự đáp ứng của công trình với các quy định về quy chuẩn xây dựng và các tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng được phép áp dụng cho riêng dự án đã nêu trong hợp đồng xây dựng
.[/FONT][FONT=Arial !important]Bốn là,
đánh giá về mỹ thuật của công trình xây dựng. Ngoài yêu cầu về độ an toàn và bền vững thì yêu cầu mỹ thuật đối với công trình xây dựng không thể xem nhẹ được. Công trình xây dựng trường tồn với thời gian, nếu chất lượng mỹ thuật không đảm bảo thì chủ đầu tư không được thụ hưởng công trình đẹp và không đóng góp cảnh quan đẹp cho xã hội. Công trình xây dựng phải thể hiện được tính sáng tạo độc đáo, bố cục hiện đại nhuần nhuyễn với truyền thống, tránh sao chép, lặp lại, đơn điệu trong nghệ thuật kiến trúc. [/FONT][FONT=Arial !important]
Tóm lại,
chất lượng công trình xây dựng phải được đánh giá về độ an toàn, bền vững, kỹ thuật và mỹ thuật phù hợp với Quy chuẩn và tiêu chuẩn xây dựng, các quy định trong văn bản quy phạm pháp luật có liên quan và hợp đồng giao nhận thầu xây dựng.[/FONT][FONT=Arial !important]Cho đến nay, vẫn chưa có tổ chức nào nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện về các hệ thống đánh giá cũng như các tiêu chí đánh giá chất lượng công trình xây dựng.
Tuy nhiên,
xuất phát từ các cơ sở lý luận, thực tiễn xây dựng và hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật và văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam, bước đầu có thể đánh giá chất lượng công trình xây dựng như sau: [/FONT][FONT=Arial !important]
Thứ nhất
, cần xây dựng hệ thống đánh giá chất lượng công trình xây dựng (sau đây viết tắt là HTĐGCL). Hệ thống này là một hệ thống quy định rõ phương pháp đo lường và đánh giá chất lượng của một công trình xây dựng dựa trên các tiêu chuẩn được chấp thuận có liên quan. Hệ thống này cho phép đánh giá chất lượng và so sánh khách quan chất lượng của công trình này so với công trình khác thông qua một hệ thống tính điểm. [/FONT][FONT=Arial !important]
Thứ hai
, HTĐGCL xây dựng với các mục tiêu sau: Xây dựng được điểm chuẩn về chất lượng đánh giá tay nghề nhà thầu thi công xây dựng. Thiết lập một hệ thống đánh giá chất lượng tiêu chuẩn về tay nghề nhà thầu thi công xây dựng. Đánh giá chất lượng tay nghề của một dự án xây dựng dựa trên các tiêu chuẩn có liên quan được chấp thuận. Sử dụng như một tiêu chí để đánh giá hiệu suất của các nhà thầu dựa trên chất lượng tay nghề. Biên soạn dữ liệu để phân tích thống kê. [/FONT][FONT=Arial !important]
Thứ ba, HTĐGCL phải bao gồm các nội dung sau:[/FONT][FONT=Arial !important]1
, Đánh giá tay nghề của nhà thầu thi công xây dựng. Phạm vi đánh giá: HTĐGCL đặt ra các tiêu chuẩn về chất lượng tay nghề cho các nhà thầu thi công xây dựng đối với các bộ phận khác nhau của công trình xây dựng và đối với các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng. Chất lượng tay nghề của nhà thầu thi công xây dựng được đánh giá theo yêu cầu của tiêu chuẩn có liên quan, và các tiêu chí được công nhận nếu tay nghề của nhà thầu thi công xây dựng tuân thủ tiêu chuẩn. Những tiêu chí này là cơ sở để tính điểm cho HTĐGCL (%) đối với một dự án xây dựng công trình.[/FONT][FONT=Arial !important]HTĐGCL đánh giá được thực hiện thông qua kiểm tra hiện trường và sử dụng các nguyên tắc, kết quả của đợt kiểm tra lần đầu. Công trình xây dựng được sửa chữa sau khi đánh giá lần đầu sẽ không được kiểm tra lại. Mục tiêu của nguyên tắc này là khuyến khích các nhà thầu thi công xây dựng phải "làm tốt mọi công việc ngay từ đầu và bất kỳ lúc nào". [/FONT][FONT=Arial !important]
2, Việc đánh giá của HTĐGCL. HTĐGCL đánh giá một dự án xây dựng được thực hiện theo kết quả kiểm tra - đánh giá độc lập và không được có mối quan tâm và liên hệ với dự án (khảo sát, thiết kế, thi công, giám sát, kiểm định, quản lý dự án…).[/FONT][FONT=Arial !important]Mọi công tác đánh giá phải thực hiện theo yêu cầu bởi tổ chức đánh giá được cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng huấn luyện. Tổ chức thực hiện đánh giá phải đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng mới đủ điều kiện để đánh giá chất lượng công trình xây dựng theo HTĐGCL
.[/FONT][FONT=Arial !important]3, Phương pháp đánh giá và quy trình chọn mẫu: Trước khi tiến hành đánh giá các bộ phận công trình cần xác định phương pháp đánh giá thông qua phương pháp lấy mẫu và phương pháp thống kê. Những mẫu được lấy đồng đều trong suốt quá trình thực hiện dự án hoặc trong các giai đoạn xây dựng khác nhau. Đánh giá các mẫu được lựa chọn từ theo thiết kế và tiến độ thực hiện dự án. Tất cả các vị trí kiểm tra phải thuận tiện cho việc đánh giá. Các mẫu được lựa chọn phải bảo đảm là đại diện cho toàn bộ công trình. [/FONT][FONT=Arial !important]
4, Việc đánh giá phải dựa vào tiêu chuẩn của HTĐGCL: Tiêu chuẩn này xác định các yêu cầu về chất lượng tay nghề và thủ tục đánh giá chất lượng các công trình xây dựng. [/FONT][FONT=Arial !important]
5, Việc đánh giá phải thực hiện theo quy trình.[/FONT]