Đề 2: Anh (chị) hãy trả lời câu hỏi sau của nhà thơ Tố Hữu : "Ôi ! Sống đẹp là thế nào, hỡi bạn?"

Pokemon_kute

New member
Xu
0
Đề 2: Anh (chị) hãy trả lời câu hỏi sau của nhà thơ Tố Hữu : "Ôi ! Sống đẹp là thế nào, hỡi bạn?"


 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Anh (chị) hãy trả lời câu hỏi sau của nhà thơ Tố Hữu: Ôi! Sống đẹp là thế nào hỡi bạn?

Anh (chị) hãy trả lời câu hỏi sau của nhà thơ Tố Hữu:
Ôi! Sống đẹp là thế nào hỡi bạn?
(Một khúc ca)



1. Mở bài:

- Con người sinh ra ai cũng có ước mơ, khát vọng, có niềm tin và lí tưởng để sống.
- Đối với tuổi trẻ, đâu sẽ là sống đẹp, sống có ích, tiền đề tươi sáng? Câu thơ Tố Hữu đã đặt ra vấn đề đó.

2. Thân bài:

a. Giải thích nội dung, ý nghĩa câu thơ Tố Hữu:

- Câu thơ Tố Hữu viết dưới dạng câu hỏi, nêu lên vấn đề sống đẹp trong cuộc sống mỗi con người.
- Sống đẹp là một đòi hỏi tất yếu của loài người từ khi xã hội xuất hiện nền văn minh, văn hóa.
- Sống đẹp là sống có ý nghĩa, sống có ích cho cộng đồng; sống khẳng định giá trị, năng lực của bản thân; sống khiến người khác cảm phục, yêu mến, kính trọng, noi theo; sống với tâm hồn, nhân cách, suy nghĩ, khát vọng chính đáng, cao đẹp.

b. Biểu hiện của lối sống đẹp:

- Sống có lí tưởng, mục đích sống đúng đắn, cao đẹp:
+ Sống tự lập, có ích cho xã hội.
+ Sống biết dung hòa lợi ích bản thân và cộng đồng.
+ Sống có ước mơ, khát vọng, hoài bão vươn lên, khẳng định giá trị, năng lực bản thân.

- Sống có tâm hồn, tình cảm lành mạnh, nhân hậu:

+ Hiếu nghĩa với người thân.
+ Quan tâm, yêu thương, chia sẻ với những người xung quanh.
+ Dũng cảm, lạc quan, giàu ý chí, nghị lực.
+ Không chạy theo lối sống lập dị, không phù hợp với truyền thống , thẩm mĩ, văn hóa dân tộc.

- Sống không ngừng học hỏi, mở mang trí tuệ, bồi dưỡng kiến thức:

+ Học để biết, để có kiến thức về các lĩnh vực xã hội, để khám phá chính mình.
+ Học để sống có văn hóa, tiến bộ.
+ Học để làm, để chung sống, để khẳng định chính mình.
­
- Sống phải hành động lương thiện, tích cực:

+ Không nói xuông mà phải có những hành động cụ thể để chứng tỏ có lối sống đẹp.
+ Hành động cần có tính xây dựng, tránh vì lợi ích cá nhân mà gây bất lợi cho lợi ích tập thể.

c. Phê phán quan niệm và lối sống không đẹp:


- Thói ích kỉ, vụ lợi: không những làm cho con người nhỏ nhen, ti tiện, vô cảm mà còn gây những hậu quả xấu cho xã hội như nạn tham ô, phạm pháp…
- Lối sống buông thả, tùy tiện, thiếu lí tưởng: dẫn đến tình trạng tha hóa nhân cách, sống vô nghĩa, không có mục đích, vô giá trị, sống thừa.
- Thói lười nhát trong lao động, học tập: dẫn đến ngu dốt, thiếu kĩ năng sống, kĩ năng làm việc và quan hệ xã hội.
- Sống vô cảm, thiếu tình thương, lòng trắc ẩn: dẫn đến cô độc, thiếu tính nhân văn…

d. Phương hướng rèn luyện để sống đẹp:


- Tích cực học tập, mở mang tri thức.
- Xác định mục đích sống rõ ràng.
- Rèn luyện đạo đức, tinh thần lao động.

3. Kết bài:

- Khẳng định ý nghĩa tích cực của lối sống đẹp.

+ Sống đẹp là chuẩn mực cao nhất của nhân cách con người, là tiêu chí đánh giá con người.

+ Câu thơ của Tố Hữu có ý nghĩa nhắc nhở, gợi mở về lối sống đẹp, nhất là cho thế hệ trẻ ngày nay.

- Nêu cảm nghĩ riêng.
 
1. Tìm hiểu đề

- Câu thơ viết dưới dạng câu hỏi, nêu vấn đề " sống đẹp " trong đời sống của mỗi con người.

- Để sống đẹp mỗi con người cần xác định: Lý tưởng sống đúng đắn, cao đẹp; tâm hồn tình cảm lành mạnh, nhân hậu; trí tuệ sáng suốt; hành độngh tích cực lương thiện.

- Học sinh muốn trở thành người sống đẹp cần thường xuyên học tập và rèn luyện để từng bước hoàn thiện nhân cách.

- Có thể vận dụng các thao tác lập luận:
+ Giải thích ( sống đẹp )
+ Phân tích( các khía cạnh của biểu hiện sống đẹp )
+ Chứng minh, bình luận( nêu những tấm gương người tốt, phê phán lối sống ích kỷ, vô trách nhiệm, thiếu nghị lực)...

2. Lập dàn ý


a. Mở bài

- Trình bày theo nhiêù cách khác nhau( diễn dịch, qui nạp, phản đề )
- Trích đề.

b. Thân bài

- Giải thích thế nào là sống đẹp?
- Phân tích các khía cạnh biểu hiện của lối sống đẹp. Giới thiệu một số tấm gương sống đẹp trong đời sống, trong văn học.
- Phê phán những quan niệm và lối sống không đẹp trong đời sống.
- Xác định phương hướng và biện pháp phấn đấu để có thể sống đẹp.

c. Kết luận

- Khẳng định ý nghĩa của cách sống đẹp.
- Rút ra bài học và phương châm sống cho bản thân.
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top