PHÚC KEYNES
New member
- Xu
- 0
Duy thức: Triết học và Tôn giáo
Thích Long Vân (dịch)
Từ quan điểm của duy thức, tất cả hữu tình chúng sanh bị khổ do bởi sự tin tưởng sai lầm : tin tưởng sự tồn tại của thật ngã, tin tưởng trong sự tồn tại thật sự của mọi vật (pháp).
Sự hiểu của duy thức là đoạn diệt hai loại tin tưởng này, bởi sự chứng minh rằng ngã và pháp là không thật. Chúng được hiện hữu trên căn bản của cái nhìn sai lạc và giả danh và không có bất kỳ một thực thể riêng biệt của chúng. Tướng trạng của chúng xuất hiện do thức biến.
A. Không tồn tại của tự ngã
Duy thức tông (vijnanavadins) cho rằng hiện hữu của tự ngã được thừa nhận bởi hệ thống triết học khác nhau là có thể. Trong số những lý thuyết trên, sự hiện hữu của tự ngã. Ba lý thuyết chính được xem xét ở đây. Học thuyết đầu tiên (của số luận và thắng luận) nói rằng bản chất của tự ngã là vĩnh cữu, tổng quát và rộng rãi như khoảng không bao la. Hành động của nó bất kỳ nơi nào và do vậy thọ hưởng hạnh phúc hay khổ đau rầu buồn. Duy thức tông biện hộ rằng tự ngã là vĩnh cữu, rộng rãi, bao quát thì không thể thọ khổ được. Hơn thế nữa, vì tự ngã là vĩnh cữu và bao quát nó phải bất động. Như vậy nó làm sao thi hành những hành động của mỗi cá nhân? Hơn nữa, là tự ngã chúng cho tất cả chúng sanh hay mỗi tự ngã riêng biệt?. nếu nó là chung thì khi môt cá nhân hành động hay nhận lãnh một kết quả của chính anh ta, tất chúng hữu tình sẽ làm giống nhau. Nếu chúng là khác, tự ngã của tất cả chúng hữu tình sẽ thâm nhập phổ biến đến mỗi người khác và sau đó bản chất của tất cả tự ngã sẻ bị pha trộn.
Học thuyết thứ 2 ( của Jaina) cho rằng tự ngã là trường cửu nhưng sự tan rã của nó là có thể, bởi vì nó giản ra và rút lại đi cùng với thân thể lớn hay nhỏ. Tương phản lại lý thuyết này nó được biện luận rằng tự ngã là trường cửu không thể kéo dài hoặc rút lại với kích cở của thân thể. Học thuyết thứ 3 ( của Pasupatas) thừa nhận rằng tự ngã là trường cửu nhưng nó rất tinh vi giống như một nguyên tử , cư trú sâu và chuyển động bên trong cơ thể và thực hành các hành động. lý thuyết này là không cải được. Làm sao có thể một một nguyên tử như tự ngã trong một lúc làm cho cơ thể to lớn chuyển động. Nếu nó được biện luận rằng nó chuyển động rất mau lẹ xuyên qua thân thể vì vậy mà toàn bộ thân thể dường như chuyển động, thế thì tự ngã như thế được diễn đạt có thể không trường cửu, cũng không là một thực thể. Tất cả những học thuyết khác về tự ngã được bắt bẽ trong chi tiết bởi ngài Huyền Trang trong Thành Duy Thức Luận.
Duy Thức tông nói về hai loại của sự tin tưởng trong sự tồn tại của tự ngã. tức là : nó là tự nhiên và nó được sản sanh từ sự phân biệt tinh thần ( biến kế sở chấp). Loại đầu tiên được loại ra bởi thiền định và sự tu tập tự ngã trên con đường của tu đạo (bhavanamarga). Loại thứ 2 bị loại trừ tại giai đoạn đầu tiên của con đường thông đạt vị (darsanamarga) khi tu tập chiêm nghiệm về sự thật tuyệt đối nó được khám phá ra bởi sự rỗng không của ngã và pháp.
Từ quan điểm của duy thức, những câu hỏi cho suy nghĩ, sự nhận thức tức là có thể được giải thích không có sự tồn tại của tự ngã. Mỗi chúng hữu tình có thức căn bản ( alaya thức) nó phát triển trong một sự đồng nhất và tiếp tục những chuổi dài mang bên trong nó những hạt giống của mọi thứ. Thức này và mọi thứ hành động như là nguyên nhân của một thứ khác. Sức mạnh tập khí của vạn vật để lại dấu ấn trên căn bản thức ( mulavijnana) như là hạt giống từ suy nghĩ và nhận thức… được biểu lộ. Hạt giống biểu lộ chinh nó như vật thật sự và trở lại sản sanh trong căn bản thức.
Duy thức tông giải thích thêm rằng bởi sức mạnh của nhân duyên và điều kiện , tâm và hoạt động của tâm của chúng hữu tình phát triển vào trong những chuỗi dài tiếp tục. Hành động và thu hoạch kết quả của họ từ sự phát triển này của tâm. Vì vậy không cần tìn tưởng trong sự tồn tại của bản ngã cho sự hoàn thành của hành động ( karma) và kết quả của nó ( karmaphala). Duy thức tông biện minh rằng không có khứ lai ( gati) sanh tử (samsara) và niết bàn ( nirvana)đòi hỏi tin trên tự ngã. Mỗi chúng hữu tình là sự tiếp tục của những chuổi vật chất và tinh thần do bởi sức mạnh của hành động nhiễm ô và bất tịnh quay đến số phận. Bị khổ và chán ghét với nó hành giả tìm kiếm sự chứng đạt niết bàn.
Duy thức tông kết luận rằng, không có tự ngã nhưng chỉ có thưc tồn tại. Từ thời gian vô thỉ thức khác nhau xuất hiện trong những chuổi dài cái sau xuất hiện với sự biến mất của cái trước. Như vậy hàng loạt nguyên nhân và kết quả được tạo thành. Bởi tập khí được sản sanh từ những ý niệm sai lầm, một hình tượng của tự ngã xuất hiện trong thức và ảnh tượng đó bị coi như là tự ngã bởi người ngu si.
B. Không tồn tại của pháp
Duy thức tông khảo sát lý thuyết của Tirthika và Tiều thừa PG trên ‘ pháp là thật ’ và bắt bẻ chúng tất cả .
Trong số Tirthika hay các trường phái không phải phật giáo, số luận phái (Samkhya) cho rằng ngã như là sự hiểu biết thọ hưởng 23 pháp, mahat … nó được tạo thành bởi sự kết hợp của 3 gunas ( thật, đức, nghiệp) tức là sattva, rajas và tamas. Hai mươi ba pháp là thực thể thật và có thể biết bởi nhận thức trực tiếp. Duy thức tông biện hộ rằng pháp được tạo thành bởi nhiều thứ ( tức gunas) là không thật chỉ là tưởng tượng ( giống như quân đội hay là rừng nó chỉ là giả dụ cho số lính hay cây) như vậy những pháp này là không hiểu biết một cach trực tiếp.
Lại nữa, ba gunas nếu chúng giống như pháp thì chúng cũng biến đổi như là pháp nhưng số luận phái (samkya) không chấp nhận điều này. Hơn thế nữa, trong mỗi 3 gunas đồng nhất trong bản chất hay hoạt động của nó? nếu vậy khi chúng có nhiều hoạt động thì bản chất cũng phải nhiều, nó mâu thuẩn với lẽ phải. Như vậy 3 guna bất đồng trong bản chất và trong tướng trạng hay khác biệt trong bản chất nhưng là đồng nhầt trong mâu thuẩn tướng trạng . Trong cách này ‘pháp thật’ được thừa nhận bởi samkhya là không có thật thể. Chúng chỉ là kết quả của sự tưởng tượng căn bản trên sự nhận thức sai lầm.
Thắng luận ( vaisesikas) cho rằng phần lớn 6 phạm trù ( lục cú nghĩa) chẳng hạn như dravya ( vật chất)…là thực thể và có thể hiểu biết bởi sự nhận thức trực tiếp. Duy thức tông bác bẻ lại sự tồn tại của 6 phạm trù và thiết lập những phạm trù này là không chỉ là giả dụ tưởng tượng. Chín phạm trù không thể được nhận thức bởi thức trực tiếp mà nhận thức vật thật tách ra từ thức vì chúng biết được chỉ trong tâm. Trên khuynh hướng khác, sự hiểu biết nhận thức dravya là không bao gồm trong thức trực tiếp mà nhận thức bản chất của dravya hiện hữu tách ra từ thức bởi vì thức này xuất hiện từ sự kết hợp từ các pháp tưởng tượng khác nhau.
Trường phái Ma Ê Thủ La ( mahesvara) thừa nhận mahesvara như là vị Thần ( god) bản chất của nó là thật, trường cữu và có mặt khắp nơi và là người tạo ra vạn pháp. Duy thức tông cho là phi lí không có logic. Nó sản sinh thì không có trường cửu mà không trường cử thì không thể có mặt khắp nơi mà không có mặt khắp nơi tức là không thật. Lại nữa, nếu Mahesvara là trường cửu là phổ biến và hoàn hảo với toàn năng ông ta sẽ sản sanh ra tất cả pháp trong tất cả các nơi và tại tất cả thời gian. Trường phái Mahesvara cũng mâu thuẩn với lý thuyết của chính họ ‘nguyên nhân đơn’ bởi cho rằng việc tạo ra của mahesvara đòi hỏi những điều kiện chắc chắn. Những học thuyết phi phật giáo khác của bà La môn như thời gian, không gian, nguyên nhân đầu tiên, trời, tự ngã….cũng bị bác bỏ trong cách như vậy.
Trong hai trường phái Tư Duy ( mimamsa) một phái cho rằng chỉ có âm thanh của veda là trường cữu. Nó là qui tắc của vạn pháp và biểu lộ chinh nó. Và một phái cho rằng tất cả các âm thanh là trường cửu. Âm thanh khi được sản sanh từ nhân duyên và điều kiện biểu thị bất kỳ ý nghĩa. Duy thức tông bác bỏ cả hai học thuyết này. Trong hợp đầu, vì âm thanh của veda là biểu thị nó không trường cửu. Trong trường hợp 2, vì những âm thanh tuỳ thuộc trên nhân duyên và các điều kiện cho việc sanh của chúng vì thế chúng cũng không trường cửu.
Những trường phái không chính thống của Lokayatika cho rằng nguyên tử của 4 yếu tố đất, nước, lửa và gió là thật và trường cửu. Chúng được sản sanh từ vật chất. Tuy nhiên, Vật chất khi được sinh ra không vượt quá phạm vi nhân duyên của nó. Vật chất là không trường cửu nhưng nguyên tử của nó, phần vi tế là trường cửu. Duy Thức tông biện luận rằng nguyên tử nếu không chiếm giữ không gian không thể sản sanh ra vật chất bằng sự tập hợp.
Nếu chúng có thể sản sanh ra kết quả chúng sẽ vô thường giống như kết quả. Nếu nguyên tử chiếm giữ không gian thì bản chất của chúng là không thật. Lại nữa, vật chất vì nó không vượt quá sự lan rộng nhân duyên của nó giống như nguyên tử vì thể nó không thể được gọi là vật chất chúng cũng không thấy thấy được cơ quan của vật chất. đây là sự mâu thuẩn đến định nghĩa của Lokayatika. Trong việc phân tích cuối cùng, lý thuyết về vật chất có thật của học thuyết lokayatika và tính đồng nhất của vật chất dẫn đến một tình thế tiến thối lưỡng nan.
Trường phái tiểu thừa thừa nhận 3 phạm trù của pháp : sắc (rupa) , tâm bất tương ương hành pháp ( viprayuktas) và vô vi pháp ( asamskrta) . trường phái phân loại ra 2 loại của sắc : hình sắc và vô biểu sắc. hình sắc được tạo ra bởi các nguyên tử và vô biểu sắc không được tạo từ các nguyên tử. Duy thức học chứng minh rằng nguyên tử là không thật và như vậy tồn tại thật của sắc là không có thể. sắc là không có nhưng được phát triển và biểu hiện của thức. Vô biểu sắc cũng không phải là sắc thật sự mà chỉ là tên gọi trừu tượng. Tâm bất tương ương hành không thuộc phạm trù của sắc. Nó cũng không thuộc phạm trù của tâm, tâm sở và vô vi pháp. Nó không có bản chất thật sự và hoạt động khác từ sắc tâm và tâm sở.
Do đó nó không tồn tại thật . Theo Duy thức tông vô vi pháp không có bản chất thực sự tách ra từ pháp tâm và tâm sở. Ba vô vi pháp ( hư không vô vi, trạch diệt vô vi và phi trạch diệt vô vi) xuất hiện vì cấu trúc tưởng tượng tuỳ thuộc trên thức biến . Hoặc có thể nó rằng chúng là cấu trúc tinh thần của bản chất chân thật của vạn pháp.
Duy thức tông biện minh sự thật tuyệt đối của thức để bác bỏ nhận thức sai lạc rằng có sự hiện hữu trường cửu của ngoại cảnh đến tâm thức và cho là của nó Tuy nhiên tin tưởng trong sự hiện hữu chân thật của thức là cũng là tin tưởng sai lạc trong sự tồn tại của vạn pháp.(pháp chấp).
Trong cách này ngã và pháp mà trường phái Tirthikas và Hinayana thừa nhận vì sự hiện hữu tách ra từ thức là không thật thể. Không có sự trường cữu của ngoại cảnh. Thức bên trong biểu lộ chính nó trong thể trường cữu của thế giới bên ngoài.