• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Dùng thực phẩm gì khi đau khớp?

  • Thread starter Thread starter Butchi
  • Ngày gửi Ngày gửi

Butchi

VPP Sơn Ca
Xu
92
Dùng thực phẩm gì khi đau khớp?

Tại sao bệnh đau khớp kéo dài? Đáng tiếc là nhiều bệnh nhân chưa được thông tin về các loại thực phẩm nên dùng khi đau khớp.
Cho dù có nhiều nguyên nhân khác nhau, từ phong thấp bước qua bệnh gút cho đến viêm khớp chỉ vì dị ứng, khớp khi viêm thường sưng nóng, phù nề, đau nhức và giới hạn vận động.

Tuy người này có dấu hiệu đau nhức nhiều hơn, kẻ kia thì sưng phù là triệu chứng chiếm ưu thế nhưng liệu pháp cơ bản cũng không thể ra ngoài mục tiêu kháng viêm.

Tưởng đơn giản nhưng lại không. Vấn đề thầy thuốc thường gặp là thuốc kháng viêm nào cũng thế, dù thuộc nhóm có corticoid hay không có steroid, đều khó tránh không gây ảnh hưởng bất lợi trên đường tiêu hóa, nhất là khi bệnh nhân trước đó đã bị viêm loét dạ dày.

Nhiều bệnh nhân vì thế không thể theo đuổi liệu pháp đến nơi đến chốn do thuốc phá bao tử trước khi khớp hết đau.

Nếu không uống được nhiều thuốc, chỉ còn cách áp dụng món ăn nên thuốc, sao cho thuốc uống vào tuy có lượng thấp hơn nhưng hiệu quả vẫn như mong đợi. Bên cạnh đó, món ăn nên thuốc trong bệnh khớp ít nhiều đều có công năng như kháng viêm trên cơ chế sinh học, giảm đau bằng hoạt chất không hại dạ dày, trợ lực thuốc để thu ngắn liệu trình và giảm thiểu liều lượng, giới hạn tác dụng phụ của thuốc vì đằng nào cũng khó tránh phải dùng nhiều ngày.

Đáng tiếc là nhiều bệnh nhân chưa được thông tin về các loại thực phẩm nên dùng khi đau khớp. Cụ thể những loại đó là:
193carot-khoai-lang-251010.jpg


- Trái bơ, cà rốt, khoai lang ta: Nhằm tận dụng tác dụng kháng ôxy hóa cộng hưởng của cặp sinh tố bài trùng A và E để bảo vệ bao khớp và đầu xương.

- Sữa đậu nành, đậu hũ, hạt bí: Nhằm vừa mượn hiệu năng chống dị ứng của canxi vừa cung cấp chất vôi để bảo vệ đầu xương trước tác dụng xói mòn của độc chất trong ổ viêm.

- Cá biển như cá hồi, cá mòi, cá saba: Nhằm tiếp tế cho cơ thể chất 3-Omega để chất này sau đó được biến đổi thành prostaglandin, hoạt chất giữ vai trò chủ yếu trong chuỗi phản ứng kháng viêm.

- Đu đủ, thơm, chanh, bưởi: Các loại trái này là nguồn cung ứng hai hoạt chất có tác dụng trợ lực cho chức năng kháng viêm của tuyến thượng thận. Đó là men ly giải chất gây đau và sinh tố C.

- Nấm đông cô và nấm mèo: Là hai món ăn đang được đánh giá cao nhờ có tác dụng giảm đau không thua các loại thuốc kinh điển như aspirin, paracetamol... và an toàn hơn vì không gây kích ứng trên đường tiêu hóa.

Dùng món ăn để hoàn toàn thay thế thuốc trong lúc đang viêm khớp là quan niệm thiếu thực tế.

Nhưng áp dụng tri thức về dinh dưỡng nhằm thu ngắn thời gian dùng thuốc là điều hoàn toàn khả thi. Đừng quên thuốc nào cũng thế, hễ thừa đều thành thuốc ... độc!

Theo Người lao động

 
Thoái hóa khớp, viêm đa khớp dạng thấp, bệnh gút là những bệnh về khớp thường gặp ở người già. Bệnh về khớp thường gây đau đớn nhiều, gây trở ngại trong sinh hoạt của người bệnh. Điều chỉnh chế độ ăn uống sẽ giúp hạn chế những cơn đau hiệu quả.

20130326-093433-1-thuc-don-cho-nguoi-benh-khop.jpeg




Bệnh khớp thường gặp từ tuổi 40 trở lên. Khớp có thể bình thường nhưng cử động mạnh thì có tiếng kêu và cảm giác đau ở khớp, bị cứng khớp vào sáng sớm khi vừa ngủ dậy và trở lại bình thường sau vài phút cử động.

Khi bị thấp khớp, viêm đa khớp dạng thấp, nên kiêng những thực phẩm dễ gây dị ứng cho cơ thể người bệnh. Vì khi ăn có thể gây phản ứng sưng phù ở khớp cùng với các biểu hiện khác ở da, đường hô hấp như nổi mẩn ngứa, khó thở, sưng phù. Còn chế độ ăn uống vẫn có thể duy trì như bình thường.

Với viêm khớp nhiễm trùng, quan trọng nhất là điều trị kháng sinh diệt khuẩn. Chế độ ăn cần đủ chất và lượng để cung cấp năng lượng, dưỡng chất cho cơ thể và tăng sức đề kháng. Bổ sung vitamin D, B, K, axit béo omega-3 như đậu nành, ôliu, hạnh nhân...

Trong các bệnh về khớp, bệnh gút liên quan nhiều đến chế độ ăn không hợp lý và điều trị cũng cần thực đơn cụ thể.

Bệnh nhân có cân nặng 50kg không nên ăn quá 100g thực phẩm giàu đạm mỗi ngày. Tăng cường ăn nhiều rau quả như lê, dưa hấu, táo, nho, củ đậu, cà chua, súp lơ, cải xanh, rau cần, bí xanh, cải bắp, đậu đỏ... Bệnh nhân gút cần uống nhiều nước mỗi ngày (tối thiểu 2,5 lít). Tuyệt đối không uống bất cứ dạng cồn nào như rượu, bia, cơm rượu, các loại nước có ga, nước ngọt nhiều đường, tránh các đồ uống có tính axit vị chua như nước cam, chanh, nước trái cây giàu vitamin C cũng phải hạn chế vì làm tăng nguy cơ kết tinh urat ở ống thận, tăng nguy cơ sỏi thận.

Những người bị đau, sưng khớp thường đau khi vận động nên lười luyện tập. Nhưng chỉ nên nghỉ tập trong giai đoạn cấp của bệnh lúc khớp còn sưng đau nhiều, còn khi đã hết đau hoặc giảm đau thì phải tập sớm, vừa sức đề đau hạn chế cứng khớp do không vận động lâu ngày.


Người béo phì thường kèm thoái hóa khớp, cần giảm cân, ăn kiêng từ từ để giảm tối đa những chấn động trên khớp. Người bệnh khớp phải điều chỉnh cân nặng hợp lý, tập luyện các bài tập rèn sức bền như đi bộ, xe đạp... vừa có tác dụng tăng cường sức khoẻ chung, giảm cân và điều hòa các quá trình trao đổi chất, rất có ích cho người bị những bệnh về khớp.
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top