Dừa cạn (tên khoa học catharanthus roseus, vinca rosea, thuộc họ trúc đào – Apocynaceae) là một loại cây thân thảo ưa nắng, tồn tại được trong các điều kiện khô hạn và thiếu dinh dưỡng, nên dễ dàng trồng trọt ở các nước ôn đới và nhiệt đới.
Hoa có thể là màu hồng tím, trắng, hồng đào, đỏ cam, đỏ pha trắng,… Cây ra hoa quanh năm nên còn có tên gọi là trường xuân hoa, tứ thời hoa, nhật nhật tân.
Cây cảnh “kiêm” thuốc quý
Ở Việt Nam và một số nước châu Phi, châu Mỹ, dừa cạn được trồng cảnh và làm thuốc thông tiểu, điều kinh, trị tăng huyết áp, đái tháo đường, sốt rét, kiết lị, tiêu hoá kém… Bộ phận dùng làm thuốc là rễ, hoặc lá, hoặc cả cây. Thường thì người ta nhổ nguyên cả bụi cây đem về phơi khô, chặt nhỏ, có thể sao qua cho thơm trước khi nấu nước uống. Tuỳ vào mục đích trị liệu và kinh nghiệm địa phương, có thể dùng độc vị dừa cạn hoặc phối hợp với những vị thuốc khác.
Hơn mười loại alkaloid được tìm thấy trong dừa cạn, là nguyên liệu bào chế thuốc điều trị ung thư
Dừa cạn trồng ở Việt Nam chứa khoảng 0,1 – 0,2% alkaloid toàn phần. Trong đó, loại hoa trắng có tỷ lệ hoạt chất cao nhất. Tỷ lệ alkaloid trong rễ (0,7 – 2,4%) cao hơn trong thân (0,46%) và lá (0,37 – 1,15%). Hơn mười loại alkaloid được tìm thấy trong dừa cạn, chủ yếu là vinblastin, vincristin, tetrahydroalstonin, pirinin, vindolin, catharanthin, vindolinin, ajmalicin… Trong đó, ajmalicin có hiệu quả tốt trong điều trị rối loạn thần kinh tim. Còn vinblastin và vincristin có tác dụng làm ngừng sự phân chia tế bào ở pha giữa do có khả năng liên kết đặc hiệu với tubulin, protein ống vi thể ở thoi phân bào. Vì thế, chúng được sử dụng làm nguyên liệu bào chế thuốc điều trị ung thư.
Thuốc hay nhưng phải có thầy giỏi
Trong điều trị ung thư, thường sử dụng dạng muối sufat để chế tạo dạng chế phẩm tiêm truyền tĩnh mạch. Vincristin sulfat được sử dụng khá rộng rãi để điều trị ung thư máu, đặc biệt là bệnh bạch cầu lympho cấp. Trong khi đó, vinblastin sulfat lại có tác dụng tốt trong điều trị ung thư biểu mô tinh hoàn, hodgkin, ung thư nhau, ung thư biểu mô da đầu và ung thư biểu mô thận, u nguyên bào thần kinh, ung thư vú, ung thư cổ tử cung,… Một đặc tính của vinblastin là chưa phát hiện sự đề kháng chéo với các loại thuốc chống ung thư khác.
Bên cạnh việc sử dụng các alkaloid thiên nhiên chiết xuất từ dừa cạn, các chuyên gia dược học đã nghiên cứu bán tổng hợp một số alkaloid để mở rộng phạm vi và hiệu quả của điều trị ung thư. Vindesin, navelbin là những sản phẩm phối hợp những tính năng của cả vinblastin và vincristin có nhiều hứa hẹn trong lĩnh vực điều trị u thần kinh đệm mạn tính, u hắc sắc tố, u lympho bào, ung thư biểu mô trực tràng, đại tràng, vú, thực quản. Tương tự các loại thuốc kháng ung thư khác, các chế phẩm alkaloid của dừa cạn cũng gây một số phản ứng bất lợi như: buồn nôn, nôn, nhức đầu, tiêu chảy, táo bón, tắc ruột, liệt, chán ăn, viêm miệng, rụng tóc, giảm bạch cầu, viêm thần kinh. Sử dụng liều cao và kéo dài có thể gây mù, tử vong. Thuốc có thể gây độc cho thai, nên tránh dùng cho thai phụ và người đang nuôi con bằng sữa mẹ.
Dừa cạn là cây thuốc quý, nhưng hiệu quả điều trị phụ thuộc nhiều vào thể trạng của người dùng, diễn tiến của bệnh, các thuốc dùng kèm,... Việc tự theo dõi sức khoẻ, khám sức khoẻ định kỳ giúp phát hiện sớm bệnh là yếu tố quan trọng hàng đầu. Các chuyên gia y tế sẽ thăm khám và hướng dẫn phương pháp điều trị thích hợp với từng đối tượng cụ thể. Dù “thuốc hay” đến đâu cũng cần phải có “thầy giỏi” và sự hợp tác tích cực của chính bản thân người bệnh để quá trình điều trị đạt được hiệu quả cao nhất.
Một số bài thuốc từ dừa cạn
Tăng huyết áp: lấy 20g thân lá dừa cạn khô sao vàng và 20g lá dâu, sắc lấy nước, chia uống từ 2 – 3 lần mỗi ngày. Cách khác, lấy 6g hoa dừa cạn, 10g nụ hoa hoè (hoặc 10g cúc hoa), hãm với nước sôi trong bình kín khoảng 20 phút. Uống thay nước trà mỗi ngày.
Ung thư máu, viêm đại tràng: lấy từ 15 – 20g thân lá dừa cạn khô sao vàng, sắc, chia từ 2 – 3 lần uống trong ngày.
Mất ngủ: lấy 20g thân lá dừa cạn khô sao vàng, 12g lá vông nem, 12g hạt muồng sao đen, sắc uống trước khi đi ngủ.
Rong kinh: lấy từ 20 – 30g dừa cạn sao vàng (toàn cây có cả hoa và rễ), sắc lấy nước, uống liên tục từ 3 – 5 ngày.
Theo TS.DS Nguyễn Phương Dung
Báo Sài Gòn Tiếp Thị
Hoa có thể là màu hồng tím, trắng, hồng đào, đỏ cam, đỏ pha trắng,… Cây ra hoa quanh năm nên còn có tên gọi là trường xuân hoa, tứ thời hoa, nhật nhật tân.
Cây cảnh “kiêm” thuốc quý
Ở Việt Nam và một số nước châu Phi, châu Mỹ, dừa cạn được trồng cảnh và làm thuốc thông tiểu, điều kinh, trị tăng huyết áp, đái tháo đường, sốt rét, kiết lị, tiêu hoá kém… Bộ phận dùng làm thuốc là rễ, hoặc lá, hoặc cả cây. Thường thì người ta nhổ nguyên cả bụi cây đem về phơi khô, chặt nhỏ, có thể sao qua cho thơm trước khi nấu nước uống. Tuỳ vào mục đích trị liệu và kinh nghiệm địa phương, có thể dùng độc vị dừa cạn hoặc phối hợp với những vị thuốc khác.
Hơn mười loại alkaloid được tìm thấy trong dừa cạn, là nguyên liệu bào chế thuốc điều trị ung thư
Dừa cạn trồng ở Việt Nam chứa khoảng 0,1 – 0,2% alkaloid toàn phần. Trong đó, loại hoa trắng có tỷ lệ hoạt chất cao nhất. Tỷ lệ alkaloid trong rễ (0,7 – 2,4%) cao hơn trong thân (0,46%) và lá (0,37 – 1,15%). Hơn mười loại alkaloid được tìm thấy trong dừa cạn, chủ yếu là vinblastin, vincristin, tetrahydroalstonin, pirinin, vindolin, catharanthin, vindolinin, ajmalicin… Trong đó, ajmalicin có hiệu quả tốt trong điều trị rối loạn thần kinh tim. Còn vinblastin và vincristin có tác dụng làm ngừng sự phân chia tế bào ở pha giữa do có khả năng liên kết đặc hiệu với tubulin, protein ống vi thể ở thoi phân bào. Vì thế, chúng được sử dụng làm nguyên liệu bào chế thuốc điều trị ung thư.
Thuốc hay nhưng phải có thầy giỏi
Trong điều trị ung thư, thường sử dụng dạng muối sufat để chế tạo dạng chế phẩm tiêm truyền tĩnh mạch. Vincristin sulfat được sử dụng khá rộng rãi để điều trị ung thư máu, đặc biệt là bệnh bạch cầu lympho cấp. Trong khi đó, vinblastin sulfat lại có tác dụng tốt trong điều trị ung thư biểu mô tinh hoàn, hodgkin, ung thư nhau, ung thư biểu mô da đầu và ung thư biểu mô thận, u nguyên bào thần kinh, ung thư vú, ung thư cổ tử cung,… Một đặc tính của vinblastin là chưa phát hiện sự đề kháng chéo với các loại thuốc chống ung thư khác.
Bên cạnh việc sử dụng các alkaloid thiên nhiên chiết xuất từ dừa cạn, các chuyên gia dược học đã nghiên cứu bán tổng hợp một số alkaloid để mở rộng phạm vi và hiệu quả của điều trị ung thư. Vindesin, navelbin là những sản phẩm phối hợp những tính năng của cả vinblastin và vincristin có nhiều hứa hẹn trong lĩnh vực điều trị u thần kinh đệm mạn tính, u hắc sắc tố, u lympho bào, ung thư biểu mô trực tràng, đại tràng, vú, thực quản. Tương tự các loại thuốc kháng ung thư khác, các chế phẩm alkaloid của dừa cạn cũng gây một số phản ứng bất lợi như: buồn nôn, nôn, nhức đầu, tiêu chảy, táo bón, tắc ruột, liệt, chán ăn, viêm miệng, rụng tóc, giảm bạch cầu, viêm thần kinh. Sử dụng liều cao và kéo dài có thể gây mù, tử vong. Thuốc có thể gây độc cho thai, nên tránh dùng cho thai phụ và người đang nuôi con bằng sữa mẹ.
Dừa cạn là cây thuốc quý, nhưng hiệu quả điều trị phụ thuộc nhiều vào thể trạng của người dùng, diễn tiến của bệnh, các thuốc dùng kèm,... Việc tự theo dõi sức khoẻ, khám sức khoẻ định kỳ giúp phát hiện sớm bệnh là yếu tố quan trọng hàng đầu. Các chuyên gia y tế sẽ thăm khám và hướng dẫn phương pháp điều trị thích hợp với từng đối tượng cụ thể. Dù “thuốc hay” đến đâu cũng cần phải có “thầy giỏi” và sự hợp tác tích cực của chính bản thân người bệnh để quá trình điều trị đạt được hiệu quả cao nhất.
Một số bài thuốc từ dừa cạn
Tăng huyết áp: lấy 20g thân lá dừa cạn khô sao vàng và 20g lá dâu, sắc lấy nước, chia uống từ 2 – 3 lần mỗi ngày. Cách khác, lấy 6g hoa dừa cạn, 10g nụ hoa hoè (hoặc 10g cúc hoa), hãm với nước sôi trong bình kín khoảng 20 phút. Uống thay nước trà mỗi ngày.
Ung thư máu, viêm đại tràng: lấy từ 15 – 20g thân lá dừa cạn khô sao vàng, sắc, chia từ 2 – 3 lần uống trong ngày.
Mất ngủ: lấy 20g thân lá dừa cạn khô sao vàng, 12g lá vông nem, 12g hạt muồng sao đen, sắc uống trước khi đi ngủ.
Rong kinh: lấy từ 20 – 30g dừa cạn sao vàng (toàn cây có cả hoa và rễ), sắc lấy nước, uống liên tục từ 3 – 5 ngày.
Theo TS.DS Nguyễn Phương Dung
Báo Sài Gòn Tiếp Thị