Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
NGÔI NHÀ CHUNG
CAFE VnKienThuc
CLB Văn học
MÙA TẾT QUÊ TÔI
[Dự thi] Tết Quê
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="Trương Chi" data-source="post: 165472" data-attributes="member: 110529"><p>Giữ nếp xưa</p><p></p><p>Đối với nhiều người Phan Thiết, không khí Tết không thể thiếu cái ấm nồng khi gia đình quây quần bên nồi bánh chưng, vừa san sẻ vui buồn của một năm, vừa thưởng thức hương thơm của nếp đang chín. Và càng không thể thiếu khung cảnh nhộn nhịp của tất cả thành viên trong gia đình cùng đóng cốm. Người trộn nổ, người chèn nổ vào hộc cốm, người đóng cốm...xen lẫn với những câu chuyện về công việc cả năm, về Tết sắp đến và về dự định cho năm mới.</p><p></p><p>Nhưng rồi...cuộc sống ngày càng phát triển, con người bận rộn nhiều hơn với công việc, nên dù Tết vẫn có cốm nhưng đã mất dần cái ấm áp của khung cảnh mọi người cùng đóng cốm. Người Phan Thiết bây giờ chấp nhận mua cốm đóng sẵn hay đặt những người còn theo nghề làm cốm. Có thể nói hiện nay ở Phan Thiết hầu hết ở khu dân cư nào, phường nào cũng đều có vài gia đình còn duy trì việc làm cốm để vừa có cốm chưng lên bàn thờ tổ tiên, vừa giúp bà con lối xóm giữ nếp xưa chưng cốm Tết. Như gia đình ông Phạm Văn Tài (ngụ khu phố 7, phường Đức Nghĩa) đã vì những hộc cốm Tết mà tiếp tục làm nghề đóng cốm. Hơn 50 năm qua, mỗi năm đều dành ra tháng cuối cùng để đóng cốm theo đặt hàng của bà con. Ông Tài cho biết: “Làm gì thì làm, tất cả con cháu tôi đều phải bỏ công việc hàng ngày để tập trung làm cốm”. Theo ông Tài, gia đình làm cốm không phải chỉ để bán mà để giúp bà con có hộc cốm đón Tết, giữ gìn cái nếp xưa tổ tiên để lại trong những ngày đầu năm mới đến.</p><p></p><p>Nhờ những gia đình còn duy trì làm cốm Tết như ông Tài mà cái nếp phải có cốm Tết Phan Thiết con theo chân người dân xứ biển đi khắp nơi cả trong và ngoài nước. Trong số 5 hộ làm cốm ở khu phố 7, Đức Nghĩa có gia đình anh Hùng hàng năm đều làm cốm với hương vị rất riêng như cốm chỉ thêm gừng, hộc cốm lớn với giấy màu kim tuyến để gửi sang cho Việt kiều đang sinh sống ở nước ngoài đón Tết cổ truyền dân tộc. Hay gần hơn, hội đồng hương Phan Thiết tại TP.Hồ Chí Minh mỗi năm đều đặt làm hàng trăm hộc cốm cung cấp cho bà con xa quê đón Xuân. Đó là chưa kể không it người Phan Thiết đặt cốm Tết vì lý do nào đón phải chia tay quê nhà đón Tết xứ người.</p><p></p><p>Nét văn hóa cốm</p><p></p><p>Cốm Tết từ lâu đã được người Phan Thiết xem như là nét văn hóa Tết. Phong tục ngày Tết phải có cốm trên bàn thờ tổ tiên đã có hàng trăm năm nay ở thành phố biển. Cốm Tết thường có hình dáng khối lập phương trông như chiếc gối xếp lá sách mà các cụ ngày xưa thường dùng kê tay hoặc nằm đọc sách. Cốm Tết phải được bọc bằng giấy ngũ sắc (5 màu), hai đầu được dán hoa giấy rất đẹp. Nhất là khi cốm được chưng trên bàn thờ tổ tiên cần phải được sắp xếp sao cho đẹp mắt và trang trọng. Chuyện nhìn cách chưng bày các hộc cốm trên bàn thờ tổ tiên mấy ngày Tết để đoán hoàn cảnh và tính cách của gia chủ là hoàn toàn có thật của người Phan Thiết xưa. Ông Tài kể thêm, dù giàu hay nghèo và có thể thiếu thứ này thứ nọ nhưng người Phan Thiết buộc phải có hộc cốm Tết để dâng lên tổ tiên vào những ngày đầu năm mới. Bởi cốm không chỉ đơn giản làm món ăn tết mà là một nét văn hóa tết của người dân phố biển. Trong đó riêng ý nghĩa của hộc cốm đủ nói lên điều đó.</p><p></p><p>Nguyên liệu chính của cốm là nổ. Nổ lại được rang từ lúa nếp. Ai cũng biết, với người dân Việt thì lúa, nếp được xem như là báu vật của trời đất, tổ tiên ban tặng cho. Vì vậy, mọi thứ thức ăn làm từ lúa hay nếp đều tự thân mang trong mình nét thiêng liêng, tương xứng với công đức của tổ tiên. Và cốm cũng vậy. Bên cạnh đó, ngoài vị ngọt của đường, cốm Tết phải có thêm gừng với vị cay nồng đặc trưng không thể thiếu trong nếp ẩm thực của người phương Nam. Hơn nữa, với riêng người Phan Thiết, gừng còn tượng trưng cho sự khỏe mạnh (là một vị thuốc quý); sự thủy chung (muối mặn-gừng cay); sức sống (gừng là loại cây dễ trồng). Còn dáng hình hơi vuông của hộc cốm? Theo quy luật trời đất, sự vuông vức thể hiện cho sự vững chãi, trường tồn. Cốm còn được bọc giấy ngũ săc, dán hoa giấy nhiều màu...thể hiện rất rõ tính cách, tâm hồn đầy nét phóng khoáng, yêu đời, khéo léo và hồn hậu của con người xứ biển! Và tất cả những điều này đã luôn là những mong ước và hy vọng của người Phan Thiết hướng về tổ tiên vào những ngày Tết cổ truyền đề ước mong một năm mới như ý, bình an.</p><p></p><p>Tết phải có cốm nổ! Đó đã là nét văn hóa Tết truyền thống của mọi người dân Phan Thiết. Dù cho hôm nay, cốm nổ Tết có “biến tấu" theo kiểu nào, hương vị nào đi chăng nữa thì hộc cốm ngày Tết dâng lên tổ tiên vẫn phải được làm từ loại nếp ngon nhất, vẫn phải là vị ngọt thanh của loại đường dịu ngọt nhất, vẫn phải có vị cay nồng của gừng và vẫn phải vuông vức với giấy nhiều màu và hoa ở hai đầu hộc cốm!</p><p></p><p>Nguyên Vũ</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="Trương Chi, post: 165472, member: 110529"] Giữ nếp xưa Đối với nhiều người Phan Thiết, không khí Tết không thể thiếu cái ấm nồng khi gia đình quây quần bên nồi bánh chưng, vừa san sẻ vui buồn của một năm, vừa thưởng thức hương thơm của nếp đang chín. Và càng không thể thiếu khung cảnh nhộn nhịp của tất cả thành viên trong gia đình cùng đóng cốm. Người trộn nổ, người chèn nổ vào hộc cốm, người đóng cốm...xen lẫn với những câu chuyện về công việc cả năm, về Tết sắp đến và về dự định cho năm mới. Nhưng rồi...cuộc sống ngày càng phát triển, con người bận rộn nhiều hơn với công việc, nên dù Tết vẫn có cốm nhưng đã mất dần cái ấm áp của khung cảnh mọi người cùng đóng cốm. Người Phan Thiết bây giờ chấp nhận mua cốm đóng sẵn hay đặt những người còn theo nghề làm cốm. Có thể nói hiện nay ở Phan Thiết hầu hết ở khu dân cư nào, phường nào cũng đều có vài gia đình còn duy trì việc làm cốm để vừa có cốm chưng lên bàn thờ tổ tiên, vừa giúp bà con lối xóm giữ nếp xưa chưng cốm Tết. Như gia đình ông Phạm Văn Tài (ngụ khu phố 7, phường Đức Nghĩa) đã vì những hộc cốm Tết mà tiếp tục làm nghề đóng cốm. Hơn 50 năm qua, mỗi năm đều dành ra tháng cuối cùng để đóng cốm theo đặt hàng của bà con. Ông Tài cho biết: “Làm gì thì làm, tất cả con cháu tôi đều phải bỏ công việc hàng ngày để tập trung làm cốm”. Theo ông Tài, gia đình làm cốm không phải chỉ để bán mà để giúp bà con có hộc cốm đón Tết, giữ gìn cái nếp xưa tổ tiên để lại trong những ngày đầu năm mới đến. Nhờ những gia đình còn duy trì làm cốm Tết như ông Tài mà cái nếp phải có cốm Tết Phan Thiết con theo chân người dân xứ biển đi khắp nơi cả trong và ngoài nước. Trong số 5 hộ làm cốm ở khu phố 7, Đức Nghĩa có gia đình anh Hùng hàng năm đều làm cốm với hương vị rất riêng như cốm chỉ thêm gừng, hộc cốm lớn với giấy màu kim tuyến để gửi sang cho Việt kiều đang sinh sống ở nước ngoài đón Tết cổ truyền dân tộc. Hay gần hơn, hội đồng hương Phan Thiết tại TP.Hồ Chí Minh mỗi năm đều đặt làm hàng trăm hộc cốm cung cấp cho bà con xa quê đón Xuân. Đó là chưa kể không it người Phan Thiết đặt cốm Tết vì lý do nào đón phải chia tay quê nhà đón Tết xứ người. Nét văn hóa cốm Cốm Tết từ lâu đã được người Phan Thiết xem như là nét văn hóa Tết. Phong tục ngày Tết phải có cốm trên bàn thờ tổ tiên đã có hàng trăm năm nay ở thành phố biển. Cốm Tết thường có hình dáng khối lập phương trông như chiếc gối xếp lá sách mà các cụ ngày xưa thường dùng kê tay hoặc nằm đọc sách. Cốm Tết phải được bọc bằng giấy ngũ sắc (5 màu), hai đầu được dán hoa giấy rất đẹp. Nhất là khi cốm được chưng trên bàn thờ tổ tiên cần phải được sắp xếp sao cho đẹp mắt và trang trọng. Chuyện nhìn cách chưng bày các hộc cốm trên bàn thờ tổ tiên mấy ngày Tết để đoán hoàn cảnh và tính cách của gia chủ là hoàn toàn có thật của người Phan Thiết xưa. Ông Tài kể thêm, dù giàu hay nghèo và có thể thiếu thứ này thứ nọ nhưng người Phan Thiết buộc phải có hộc cốm Tết để dâng lên tổ tiên vào những ngày đầu năm mới. Bởi cốm không chỉ đơn giản làm món ăn tết mà là một nét văn hóa tết của người dân phố biển. Trong đó riêng ý nghĩa của hộc cốm đủ nói lên điều đó. Nguyên liệu chính của cốm là nổ. Nổ lại được rang từ lúa nếp. Ai cũng biết, với người dân Việt thì lúa, nếp được xem như là báu vật của trời đất, tổ tiên ban tặng cho. Vì vậy, mọi thứ thức ăn làm từ lúa hay nếp đều tự thân mang trong mình nét thiêng liêng, tương xứng với công đức của tổ tiên. Và cốm cũng vậy. Bên cạnh đó, ngoài vị ngọt của đường, cốm Tết phải có thêm gừng với vị cay nồng đặc trưng không thể thiếu trong nếp ẩm thực của người phương Nam. Hơn nữa, với riêng người Phan Thiết, gừng còn tượng trưng cho sự khỏe mạnh (là một vị thuốc quý); sự thủy chung (muối mặn-gừng cay); sức sống (gừng là loại cây dễ trồng). Còn dáng hình hơi vuông của hộc cốm? Theo quy luật trời đất, sự vuông vức thể hiện cho sự vững chãi, trường tồn. Cốm còn được bọc giấy ngũ săc, dán hoa giấy nhiều màu...thể hiện rất rõ tính cách, tâm hồn đầy nét phóng khoáng, yêu đời, khéo léo và hồn hậu của con người xứ biển! Và tất cả những điều này đã luôn là những mong ước và hy vọng của người Phan Thiết hướng về tổ tiên vào những ngày Tết cổ truyền đề ước mong một năm mới như ý, bình an. Tết phải có cốm nổ! Đó đã là nét văn hóa Tết truyền thống của mọi người dân Phan Thiết. Dù cho hôm nay, cốm nổ Tết có “biến tấu" theo kiểu nào, hương vị nào đi chăng nữa thì hộc cốm ngày Tết dâng lên tổ tiên vẫn phải được làm từ loại nếp ngon nhất, vẫn phải là vị ngọt thanh của loại đường dịu ngọt nhất, vẫn phải có vị cay nồng của gừng và vẫn phải vuông vức với giấy nhiều màu và hoa ở hai đầu hộc cốm! Nguyên Vũ [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
NGÔI NHÀ CHUNG
CAFE VnKienThuc
CLB Văn học
MÙA TẾT QUÊ TÔI
[Dự thi] Tết Quê
Top