K
kimkha
Guest
Phan Thiết quê tôi mỗi khi xuân về, tết đến lại rộn ràng, cái rộn ràng rang nổ, của việc chuẩn bị lúa nếp, lá để gói bánh chưng, cái rộn ràng của những người trồng hoa, của những em bé được ba mẹ mua sắm tết,… Cứ mỗi mùa Tết, chị em, cô bác trong nhà lại chuẩn bị những mẻ bánh chưng, bánh tét để cúng ông bà, tổ tiên, cái bánh tét dài dài, tròn tròn mang theo bao nỗi mong ước một năm mới tràn đầy niềm vui, hạnh phúc, bình an. Không chỉ có bánh tét, mà quê tôi còn có cốm. Không khí Tết không thể thiếu cái ấm nồng khi gia đình quây quần bên nồi bánh chưng, vừa san sẻ vui buồn của một năm, vừa thưởng thức hương thơm của nếp đang chín. Và càng không thể thiếu khung cảnh nhộn nhịp của tất cả thành viên trong gia đình cùng đóng cốm. Người trộn nổ, người chèn nổ vào hộc cốm,...xen lẫn với những câu chuyện về công việc cả năm, về Tết sắp đến và về dự định cho năm mới.. Với người Phan Thiết, cốm nổ là một phần không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền. Và đằng sau những hương vị thơm ngọt, cay nồng cốm nổ còn mang đậm những nét văn hóa Tết vốn rất độc đáo trong đời sống tinh thần của người dân nơi đây.
Cốm Tết từ lâu đã được xem như là nét văn hóa Tết của người Phan Thiết. Phong tục ngày Tết phải có cốm trên bàn thờ tổ tiên. Cốm Tết thường có hình dáng khối lập phương trông như chiếc gối xếp lá sách mà các cụ ngày xưa thường dùng kê tay hoặc nằm đọc sách. Cốm Tết phải được bọc bằng giấy ngũ sắc (5 màu), hai đầu được dán hoa giấy rất đẹp. Nhất là khi cốm được chưng trên bàn thờ tổ tiên cần phải được sắp xếp sao cho đẹp mắt và trang trọng. Chuyện nhìn cách chưng bày các hộc cốm trên bàn thờ tổ tiên mấy ngày Tết để đoán hoàn cảnh và tính cách của gia chủ, dù giàu hay nghèo và có thể thiếu thứ này thứ nọ nhưng người Phan Thiết buộc phải có hộc cốm Tết để dâng lên tổ tiên vào những ngày đầu năm mới. Bởi cốm không chỉ đơn giản làm món ăn tết mà là một nét văn hóa tết của người dân phố biển. Trong đó riêng ý nghĩa của hộc cốm đủ nói lên điều đó.
Nguyên liệu chính của cốm là nổ. Nổ lại được rang từ lúa nếp. Cốm quê tôi được làm từ đường, gừng và gạo đã rang, cái vị ngọt của đường, gừng với vị cay nồng đặc trưng. Còn dáng hình hơi vuông của hộc cốm? Theo quy luật trời đất, sự vuông vức thể hiện cho sự vững chãi, trường tồn. Cốm còn được bọc giấy ngũ săc, dán hoa giấy nhiều màu...thể hiện rất rõ tính cách, tâm hồn đầy nét phóng khoáng, yêu đời, khéo léo và hồn hậu của con người xứ biển! Và tất cả những điều này đã luôn là những mong ước và hy vọng của người Phan Thiết hướng về tổ tiên vào những ngày Tết cổ truyền đề ước mong một năm mới như ý, bình an.
Tết phải có cốm nổ! Đó đã là nét văn hóa Tết truyền thống của mọi người dân Phan Thiết. Dù cho hôm nay, cốm nổ Tết có “biến tấu" theo kiểu nào, hương vị nào đi chăng nữa thì hộc cốm ngày Tết dâng lên tổ tiên vẫn phải được làm từ loại nếp ngon nhất, vẫn phải là vị ngọt thanh của loại đường dịu ngọt nhất, vẫn phải có vị cay nồng của gừng và vẫn phải vuông vức với giấy nhiều màu và hoa ở hai đầu hộc cốm!
Cốm Tết từ lâu đã được xem như là nét văn hóa Tết của người Phan Thiết. Phong tục ngày Tết phải có cốm trên bàn thờ tổ tiên. Cốm Tết thường có hình dáng khối lập phương trông như chiếc gối xếp lá sách mà các cụ ngày xưa thường dùng kê tay hoặc nằm đọc sách. Cốm Tết phải được bọc bằng giấy ngũ sắc (5 màu), hai đầu được dán hoa giấy rất đẹp. Nhất là khi cốm được chưng trên bàn thờ tổ tiên cần phải được sắp xếp sao cho đẹp mắt và trang trọng. Chuyện nhìn cách chưng bày các hộc cốm trên bàn thờ tổ tiên mấy ngày Tết để đoán hoàn cảnh và tính cách của gia chủ, dù giàu hay nghèo và có thể thiếu thứ này thứ nọ nhưng người Phan Thiết buộc phải có hộc cốm Tết để dâng lên tổ tiên vào những ngày đầu năm mới. Bởi cốm không chỉ đơn giản làm món ăn tết mà là một nét văn hóa tết của người dân phố biển. Trong đó riêng ý nghĩa của hộc cốm đủ nói lên điều đó.
Nguyên liệu chính của cốm là nổ. Nổ lại được rang từ lúa nếp. Cốm quê tôi được làm từ đường, gừng và gạo đã rang, cái vị ngọt của đường, gừng với vị cay nồng đặc trưng. Còn dáng hình hơi vuông của hộc cốm? Theo quy luật trời đất, sự vuông vức thể hiện cho sự vững chãi, trường tồn. Cốm còn được bọc giấy ngũ săc, dán hoa giấy nhiều màu...thể hiện rất rõ tính cách, tâm hồn đầy nét phóng khoáng, yêu đời, khéo léo và hồn hậu của con người xứ biển! Và tất cả những điều này đã luôn là những mong ước và hy vọng của người Phan Thiết hướng về tổ tiên vào những ngày Tết cổ truyền đề ước mong một năm mới như ý, bình an.
Tết phải có cốm nổ! Đó đã là nét văn hóa Tết truyền thống của mọi người dân Phan Thiết. Dù cho hôm nay, cốm nổ Tết có “biến tấu" theo kiểu nào, hương vị nào đi chăng nữa thì hộc cốm ngày Tết dâng lên tổ tiên vẫn phải được làm từ loại nếp ngon nhất, vẫn phải là vị ngọt thanh của loại đường dịu ngọt nhất, vẫn phải có vị cay nồng của gừng và vẫn phải vuông vức với giấy nhiều màu và hoa ở hai đầu hộc cốm!