[Dự thi] Tết quê Nội

Tuyet Loan IS

New member
Xu
0
[Dự thi] TẾT QUÊ NỘI

Bài tham dự cuộc thi "Mùa Tết Quê Tôi"
Thể loại:
truyện ngắn
Tác Phẩm:
TẾT QUÊ NỘI
Tác giả:
Bùi Thị Tuyết Loan





Sáng nay, vừa mở ô cửa nhỏ, một cơn gió nhẹ thoảng qua hơi se lạnh và mang theo chút hương của nhành hoa ngọc lan ngoài ngõ lại, chợt giật mình mùa đông yêu thương đã về. Tôi bước ra ngoài đường với tâm trạng háo hức chào đón cái lạnh đầu mùa với chiếc áo len cao cổ, khoác thêm chiếc ao phao ấm áp và cảm thấy mùa đông thật gần gũi, thèm lắm cảm giác được ngồi sau lưng ai đó rụt rè đút tay vào túi áo hay được ai đó nắm tay đi trên phố rồi ngượng ngùng hỏi “ấm không”. Đi chầm châm trên đường Kim Ngưu, thấy người ta bày bán cây cảnh, lư hương, đỉnh đồng, lại thấy giật mình, Tết sắp về rồi ư?


Tôi đi chậm lại, rồi tạt vào quán nước chè gần đó, ngồi ngắm người, ngắm phố! nhớ lại những kỉ niệm thời ấu thơ


Hồi nhỏ bố mẹ đi làm xa, tôi được gửi cho ông bà nội. Tuổi thơ của tôi vì thế, gắn liền với những cánh đồng lúa mênh mông, những lũy tre làng và những trò chơi dân gian! Nhưng có lẽ cho đến bây giờ, mọi liên tưởng và kí ức của tôi in sâu nhất là những ngày tết nơi quê nội thân yêu!


Quê nội ngày thường yên tĩnh là thế vậy mà tết về, đâu đâu cũng tấp nập đông vui, cứ sau ngày cúng ông Công, ông Táo về trời là mọi người xắn tay vào chuẩn bị đón Tết, con cháu ở xa cũng nô nức trở về quê xum họp gia đình, thành ra nhà nào cũng đông vui. Đường quê ngày thường chỉ có mấy chiếc xe đạp qua lại với vài con trâu sáng sớm theo người nông dân ra đồng cày rồi chiều tối trở về, thế mà Tết đến, xe máy, ô tô cứ nườm nượp, lũ trẻ quê tôi cứ nghe thấy tiếng còi ô tô là thích thú chạy ra reo hò ầm ĩ, bá vai bá cổ nhau nhảy nhót vui sướng rồi lại co chân lên chạy theo sau xe ô tô. Tết về, nhà nào cũng chuẩn bị cành mai, cây đào chơi trong nhà, rồi muối hành, nén dưa, đặc biệt là nhà nào cũng gói bánh chưng, nồi bánh chưng thơm phức thường được nấu trước tết 2 ngày để kịp bánh cúng giao thừa. Tôi nhớ, mỗi lần nhà ông bà gói bánh chưng Tết, ông lại làm cho tôi cái bánh cóc, nhiều thịt và nhiều đỗ, tôi thích lắm, nhiều lúc không lỡ ăn dù rất thèm nên lại lấy dây buộc bánh đeo vào cổ, chạy tung tăng đi khoe với mấy đứa trong xóm . Ngày Tết quê tôi, mọi người kiêng cữ mấy thứ trong những ngày đầu năm, vì quan điểm của họ là ngày Tết mọi thứ phải mới, phải đổi khác, từ ngoại vật cho đến lòng người nên trước khi Tết về, mọi nhà đều sơn, quét vôi và dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, họ kiêng năm mới không được quét nhà vì như thế là quét hết của cải, tài lộc trong nhà đi, không đòi nợ hay vay nợ vào những ngày Tết nên mọi nợ nần đều được giải quyết từ trong năm cũ để tinh thần được thoải mái ăn chơi trong tháng giêng đầu năm, ngày Tết tránh to tiếng, cãi vã nên mọi người luôn nhường nhịn nhau để giữ hòa khí và đây cũng là dịp mọi người hàn gắn những hiềm khích đã qua và dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp


Tết làng quê đối với tôi và tất cả những đứa trẻ ngày ấy là phiên chợ làng, Chợ làng đã vui, chợ Tết càng vui và nhiều màu sắc hơn, trông đến là thích mắt! Chợ Tết thường được họp vào mấy ngày cuối năm cũ và trong mấy ngày ấy, hôm nào tôi cũng dậy thật sớm để theo ông bà đi chợ, ông tôi được người làng gọi là thầy đồ, ông chuyên viết chữ, câu đối cho ngày Tết, chữ ông đẹp lại phóng khoáng nên ai cũng thích, họ mua chữ của ông về treo trong nhà cho may mắn còn bà tôi ngồi chợ bán quả bưởi, lá trầu, quả cau trồng được ngoài vườn, bà têm trầu khá đẹp và ngon nên rất nhiều người tới nhờ bà têm hộ để ăn ngày Tết, mọi người hay gọi bà là cô Tấm têm trầu cánh phượng mà tôi hay được nghe trong các câu chuyện cổ tích


clip_image001.jpg


Nói tới việc ông nội tôi viết chữ nho, tôi lại nhớ, cứ mấy ngày gần cuối năm, ông dậy thật sớm và ra vườn dùng dao cắt cây dứa gai về làm bút viết câu đối Tết. Tôi còn được ông bày cách mài thỏi mực trong chiếc nghiên sứ sần sùi! Thỏi mực Tàu cứng và đen được ông mài rất khéo, ông dạy tôi, mài mực cũng phải chú ý và khéo léo thì mới mài được. Mài quá tay, mực sẽ nhiều "sạn", khi viết lên, sẽ bết, mất vẻ óng ánh của nét chữ, nhưng mài nhẹ quá, không đủ "cữ", nét chữ sẽ nhạt nhòa! Thế mà tôi học mãi cũng không sao mài khéo đươc, cho tới ngày cuối cùng của năm cũ, bà thường cho tôi mấy nghìn lẻ đi mua con búp bê, mấy quả bóng bay hay vài cây pháo sáng về chơi Tết, tôi cầm tiền rồi lon ton chạy đi khắp chợ, quán nào tôi cũng vào ngó nghiêng rồi lựa chọn mãi để mua được con búp bê tôi thích với mấy cây pháo phát sáng, tôi vui sướng chạy về khoe ông bà, sau đó con búp bê được tôi cất đi cận thận chờ hôm nào nghỉ Tết xong, tôi sẽ mang lên lớp khâu quần áo cho búp bê cùng mấy đứa bạn gái còn pháo sáng phải đợi đến đêm giao thừa mới được đốt


Và trong đêm giao thừa, bà nội tôi thường ở nhà làm cơm cúng ông bà, tổ tiên còn ông dẫn tôi lên chùa hái lộc. Vào thời khắc giao thừa vừa điểm, sẽ có một người hợp tuổi với ông nội tôi đã được bà nhờ từ trước vào xông nhà, cầu mong may mắn và bình an cả năm cho gia đình, sau đó tôi vào chúc tết, chúc sức khỏe ông bà, bà lôi trong chiếc ví vải ra những phong bao màu đỏ mà bà đã chuẩn bị từ trước Tết để lì xì cho tôi được may mắn và học giỏi. Tôi vui và thích lắm khi nhận được túi lì xì của bà và mọi người vì đơn giản tôi biết, tôi đã lớn, đã thêm một tuổi


Tết quê nội trong tôi là thế đấy, tôi đã có một tuổi thơ nghèo bình yên trong vòng tay ông bà, biết bao cái Tết đã qua đi, giờ đây tôi đã khôn lớn, đã đi học xa, ông bà cũng đã lần lượt qua đời, ngôi nhà nhỏ rêu phong phủ kín, bút nghiêng của ông nhện giăng góc tủ, cái thúng đi chợ của bà đã mục nát


Chao ôi là ký ức!


TUYẾT LOAN
 
Hay và tràn đầy yêu thương làm lòng người nôn nào khá tã trong lòng.
 
Nhận xét
- Giọng văn mềm mại, xúc tích
- Khá hay và xúc động
- Chúc bạn đạt giải cao ^^
- :*
=)))))))))))))))))))))))))))
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top