Bài tham dự cuộc thi "Mùa tết quê tôi"
Thể loại: Truyện ngắn
Tác phẩm: Tết..mồ côi
Tác Giả: Hoàng Nhã Thiên.
TẾT... MỒ CÔI
Tây Nguyên chiều cuối năm, cái lạnh ngày càng se sắt gió lại rít từng cơn ào ào qua cái chòi con ọp ẹp trên triền đồi. Đã bốn năm nó sống cùng với gió, ngủ cùng cái lạnh và ăn cùng cái rét của cao nguyên. Đã quá quen với những cơn gió rì rào, lúc nhẹ nhàng như cô nàng yểu điệu, lúc hung hăng như anh thợ rừng, cùng nô đùa rượt đuổi nhau quất vào nhau kêu chan chát vào mái tranh trước thềm. Nhưng cơn gió chiều nay chuyển mình đến lạ, không ồn ào không vội vã, gió nhẹ nhàng ru êm như một khúc tình ca xa xôi nào đó, thổi nó về vùng ký ức của ngày xưa.
* * * * *
- Không được đâu, con không chấp nhận cho ba ta vào nhà mình!- nó lớn tiếng quát lại ba bằng những lời xấc xược khó nghe.
- Nghe ba nói nè, cô ấy...cô ấy không như con nghĩ...cô ấy...rất tốt với con- ba nó nói bằng cái giọng van lơn trong những lời uất nghẹn. Ông chăm chú nhìn đứa con trai bé bỏng bằng ánh mắt thiết tha trìu mến, đong đầy tình thương yêu của một người cha già.
- Tôi nói không là không, già rồi mà còn sinh tật mèo mỡ, không thấy thẹn à? Nó rít vào mặt ba bằng những lời sỉ vả khó nghe, người cha già vẫn điềm tỉnh khuyên nhủ con trai:
- Con à, không phải như con nghĩ đâu, ba..ba, cô ấy...
- Tôi nói im- bộ ly uống trà cũ kĩ bị hất tung xuống đất, nó cắt ngang lời ba,
- Chấp nhận nghề nghiệp của ông đã là quá lắm rồi, sao ông không kiếm nghề nào khác mà làm cái nghề bẩn thỉu đó hả, ông có biết bạn bè cười nhạo tôi thế nào không, là thằng hạ tiện, con của tên phu quét rác bần hèn, ông có biết tôi phải tủi nhục như thế nào không hả? Nay ông còn bày đặt đòi đem người đàn bà khác vào nhà, ông không thầy mình hạ tiện, nhục nhã với mẹ sao?
- Con nên ăn nói cho cẩn thận, con đang xúc phạm ba đó con biết không? Ba nó bắt đầu nổi giận, mặt ông tím tái, chưng hửng nhìn đứa con trai đang xúc phạm mình.
- Xúc phạm, hừ ông không có nhân cách nói với tôi câu đó, còn người đàn bà đó cũng hạ tiện, giống như ông thôi.
- Chát! Giận dỗi, thương yêu đau đớn...ông dồn hết vào bàn tay in năm ngón trên khuôn mặt con. Người ông tê cứng, run run, nghèn nghẹn:
- Con không được xúc phạm đến đấng sinh thành của mình, bất hiếu lắm con biết không.
- Ông tát tôi, vì con đàn bà hạ tiện đó mà ông tát tôi, được! Tôi đi, tôi đi cho các người được vui vẻ mà chung sống. Nói rồi nó quay lưng chạy thật nhanh ra cửa trong sự thất thần hoảng sợ của người ba.
- Đừng con, đừng Minh ơi, đừng bỏ ba Minh ơi....
Ông cố gắng đứng dậy, lao ra đường để níu kéo đứa con trai đáng thương, ông cố gắng chạy thật nhanh, thật nhanh trên đôi chân trần tong teo ốm yếu. Vừa chạy ông vừa gọi con, cái gọi thiết tha nhưng ngắt quãng trong hơi thở dồn dập:
-Minh ơi, đừng bỏ ba, quay lại đi con, Mi....n...h.
-B..aa.aaaaaaa! Tiếng gọi ba của nó như xé tan cả bầu trời, đau đớn, uất hận, thương yêu như bị xóa tan sau tiếng gọi ba cuối cùng mà ba nó được nghe...và ông đã mỉm cười khi nằm trọn trong vòng tay yêu thương của đứa con trai nhỏ, nhẹ nhàng nhắm mắt, đôi tay gầy guộc của ông buông lỏng và rơi phịch giữa không trung, uất nghẹn. Ba nó đã ra đi, xa thật xa sau cú phanh xe không kịp của người tài xế đang ngủ gật.
Năm đó...nó vừa 17 tuổi thiếu 1 ngày, ngày giỗ của ba cũng là ngày...sinh nhật nó.
* * * * *
Lặng lẽ mở hòm thơ cũ kĩ trên đầu giường, nó chăm chú đọc từng dòng chữ được viết nắn nót, tròn trịa cẩn thận, từng chữ, từng câu dán vào mắt nó...nghẹn ngào.
“ Gửi con trai của má!
Vì hoàn cảnh bắt buộc mà phải đành bỏ con, má phải đem con cho người khác,nếu không con sẽ không được sống, họ sẽ giết con chết. Má đành phải gửi con cho người khác nuôi, con trai của má sẽ sống một cuộc sống khác, không đau đớn tủi hèn như má của con.
Má biết là con hận má, con trách má, nhưng con ơi! má lúc nào cũng yêu con, má biết má là con người tồi tệ, sinh con ra mà không nuôi con được tới lớn khôn. Má không mong con hiểu má chỉ mong con sống cho thật tốt, làm người lương thiện nha con trai của má, yêu con.
Ai nhận được đứa trẻ này xinh giữ lại và nuôi nấng nó dùm tôi, vì hoàn cảnh ngặt nghèo nên tôi phải đành bỏ con, xin thương xót cho thân phận của đứa trẻ mồ côi, và hoàn cảnh của người mẹ nghèo này mà cưu mang bé, tôi xin dập đầu tạ ơn.
Minh ơi, con tên Nguyễn Hoàng Minh nhé con, con sinh ngày.......bé tròn 7 tháng lẻ 1 ngày.
Minh ơi mẹ yêu con và luôn tha thiết nhớ con!”
Sau ngày đám tang ba, nó gom góp đồ đạc, kỹ vật còn lại đem ra mộ đốt cho ông, tình cờ nó thấy được hòm thư cũ kỹ này, cùng một phong thư mới tinh để gọn gàng trong chiếc họp nhỏ:
“ Chúc mừng sinh nhật, con trai!
Mới đó mà 17 năm con về ở chung với ba trong ngôi nhà cũ kĩ, nghèo nàn này. Từ cái ngày định mệnh ba lượm được con bên đường, trong tấm vải mỏng the, con khóc ngất lên vì khát sữa. Mới đó mà 17 năm cha con có nhau, ba không dám cho con biết con là do ba lượm về nuôi, ba sợ con tủi thân rồi xấu hổ với bạn bè. Minh con, sinh nhật của con lần này chắc sẽ vui lắm, ba sẽ cho con niềm vui bất ngờ, cha con mình không còn thui thủi bên nhau nữa mà sẽ ấm áp hơn nhiều.
Nhất là con của ba, ba đang nghĩ tới cái ngày con của ba được mẹ ôm ấp vỗ về, dạy dỗ con, con sẽ sống trong ngôi nhà đầm ấm, hạnh phúc nhất thế giới, Ba đã tìm được mẹ con. 17 năm qua con chưa được sống trong niềm hạnh phúc, trong vòng tay âu yếm của mẹ, hẳn là con rất buồn phải không con?
Ba đã cho mẹ con về ở chung với hai cha con mình, chắc khi biết được tin này con vui lắm phải không con, thi đậu đại học nhé,con trai của ba.”
Hối hận, đau đớn, nhớ thương dâng trào trong tim nó, ngã quỵ nên mộ ba khóc òa như một đứa trẻ. Hóa ra nó chỉ là con nuôi, là đứa trẻ bị bỏ rơi được ba nó lượm về, vì sợ nó tủi thân với bạn bè ông đã nói dối rằng mẹ nó đã chết sau khi sinh nó. Vì một đứa con nuôi mà ông phải quần quật làm đêm làm ngày, cố gắng kiếm tiền lo cho nó ăn học, vì một đứa con bất hiếu như nó mà ông đã phải hy sinh cả cuộc đời, bệnh tật ông cũng giấu để tiền mua gạo cho con, vì một đứa con không ra gì như nó mà ông đã phải hy sinh cả mạng sống của mình để mong nhận được một chút đoài hoài của con trai. Nó tưởng chừng như mọi thứ sụp đổ, không thể chấp nhận được sự thật phũ phàng, quá đau đớn nó như chết lịm đi trong mớ cảm xúc hoang hoải tê dại. Để rồi khi tỉnh lại nó lại phải đối diện với sự thật, nó đã mãi mãi mất ba, từ đây nó sẽ không còn nhìn thấy những nụ cười, ánh mắt tha thiết thương yêu từ người cha già đáng kính ấy nữa. Còn người đàn bà mà nó chửi là đê tiện hèn hạ kia lại chính là mẹ nó, người mẹ đã cưu mang từ khi mới tượng hình rồi phải chịu bao đau đớn khi banh da xẻ thịt sinh ra nó. Còn nỗi đau nào hơn khi chính nó là người chà đạp lên tình thương yêu của cha của mẹ. Tội lỗi, xót xa ân hận, nó muốn tìm một nơi để giấu mình cho thật kỹ, để âm thầm gậm nhấm những nỗi đau mà nó gây ra cho những người thân yêu.
Đó là một chiều cuối năm, nó ra đi trong tiếng khóc nghẹn ngào của mẹ, dưới cơn mưa phùn ướt át tả tơi, và trong tiếng nhạc xập xình đón năm mới của xóm làng xa xa vang vọng lại.
* * * * *
Nó cứ ngồi đó, đọc xong thư rồi mà nước mắt còn chưa kịp khô. Vậy là đã sáu năm, sáu năm dài nó rời xa quê hương, xa mẹ xa ngôi nhà thân thuộc. Vậy là thêm một cái tết nữa nó thu mình trong cái vỏ ốc nhỏ bé, mặc cảm tội lỗi làm cho nó cứ ám ảnh day dứt mãi, mặc cho ở quê nhà, một mình mẹ vẫn lặng lẽ âm thầm ngóng trông đợi chờ nó từng ngày. Nó không hận mẹ, nó biết nếu mẹ không bỏ nó đi thì giờ nó đâu còn sống, mà nó đã chết bởi bàn tay đòi nợ hung tợn của bọn xã hội đen kia rồi. Đời lấy của nó đi một người ba cờ bạc rượu chè, đẩy mẹ nó lâm vào cảnh khốn cùng bi đát, thì lại cho nó một người cha nuôi ân cần thương yêu, vậy mà...những thứ đó nó không biết trân trọng. Nhắc tới mẹ, lòng nó chợt nghẹn ngào, thêm một cái tết người mẹ già tội nghiệp ấy lại lọ mọ chống gậy ra cửa ngống trông đứa con trai chưa về...
Vơ vội vài bộ đồ cũ kĩ, nhét vào chiếc ba lô nhạt màu, nó chạy nhanh lên đường, đón xe ôm ra bến xe về quê ăn tết. Có lẽ đã đến lúc nó nên vùi chôn đi quá khứ, cứ mãi dằn vặt như thế này cũng không làm được gì, mà chỉ làm cho mẹ nó thêm đau đớn tổn thương. Tết này nó sẽ về quê bên mẹ, sẽ được mẹ vỗ về, được sống trong vòng tay thương yêu, trong mái nhà ấm cúng hai mẹ con lặng lẽ bên nhau, xóa tan mọi đau khổ dày vò vì thương nhớ. Nó sẽ ở mãi bên mẹ, chăm lo cho mẹ, hai mẹ con cùng sống với nhau cho hết đời, có lẽ đây là cái tết ấm cúng và hạnh phúc nhất của nó.
* * * * *
Mồng một tết, mùi nhang thơm thâm trầm dịu nhẹ bay bay khắp nhà, hòa vào mùi thơm của dưa hành bánh tét. Mùi mức thơm lừng ngọt ngay hòa vào hương thơm thoang thoảng của chậu mai chấn thủy trước nhà. Tất cả như hòa tan chung với cái hương vị của bình an, của hơi ấm tình thân trong niềm hạnh phúc đơn sơ dưới mái nhà cũ kĩ.
Vừa vứt mình ra khỏi chăn, nó bắt gặp ánh mắt nhìn triều mến, bao dung, cùng nụ cười hiền hậu trên môi của mẹ. Nó mỉm cười, nó biết mẹ luôn bên nó yêu thương nó và luôn mỉm cười hiền hậu với nó thế này, dù là mẹ nó có đi xa đến nới nào chăng nữa.
Lẳng lặng, nó tiến đến gần nhìn cho thật kỹ gương mặt của người mẹ hiền, đưa nhẹ bàn tay sờ lên đôi gò má rám nắng của mẹ, rồi cuối xuống thắp lên bàn thờ nén hương thơm, nụ cười ấm áp cùng cái nhìn khắc khoải yêu thương của bức di ảnh trên bàn thờ như hòa tan vào làn khói hương ngi ngút, trắng xóa lượn lờ rồi tan biến trong làn gió xuân đang đi ngang qua ngõ.
Bất chợt, thoảng xa xa gió nghe tiếng ai đó thầm thì:
- Mẹ à, tết này con lại mồ côi...nhưng không lạnh lẽo như cái lạnh của cao nguyên ba năm trước phải không mẹ?
Thể loại: Truyện ngắn
Tác phẩm: Tết..mồ côi
Tác Giả: Hoàng Nhã Thiên.
TẾT... MỒ CÔI
Tây Nguyên chiều cuối năm, cái lạnh ngày càng se sắt gió lại rít từng cơn ào ào qua cái chòi con ọp ẹp trên triền đồi. Đã bốn năm nó sống cùng với gió, ngủ cùng cái lạnh và ăn cùng cái rét của cao nguyên. Đã quá quen với những cơn gió rì rào, lúc nhẹ nhàng như cô nàng yểu điệu, lúc hung hăng như anh thợ rừng, cùng nô đùa rượt đuổi nhau quất vào nhau kêu chan chát vào mái tranh trước thềm. Nhưng cơn gió chiều nay chuyển mình đến lạ, không ồn ào không vội vã, gió nhẹ nhàng ru êm như một khúc tình ca xa xôi nào đó, thổi nó về vùng ký ức của ngày xưa.
* * * * *
- Không được đâu, con không chấp nhận cho ba ta vào nhà mình!- nó lớn tiếng quát lại ba bằng những lời xấc xược khó nghe.
- Nghe ba nói nè, cô ấy...cô ấy không như con nghĩ...cô ấy...rất tốt với con- ba nó nói bằng cái giọng van lơn trong những lời uất nghẹn. Ông chăm chú nhìn đứa con trai bé bỏng bằng ánh mắt thiết tha trìu mến, đong đầy tình thương yêu của một người cha già.
- Tôi nói không là không, già rồi mà còn sinh tật mèo mỡ, không thấy thẹn à? Nó rít vào mặt ba bằng những lời sỉ vả khó nghe, người cha già vẫn điềm tỉnh khuyên nhủ con trai:
- Con à, không phải như con nghĩ đâu, ba..ba, cô ấy...
- Tôi nói im- bộ ly uống trà cũ kĩ bị hất tung xuống đất, nó cắt ngang lời ba,
- Chấp nhận nghề nghiệp của ông đã là quá lắm rồi, sao ông không kiếm nghề nào khác mà làm cái nghề bẩn thỉu đó hả, ông có biết bạn bè cười nhạo tôi thế nào không, là thằng hạ tiện, con của tên phu quét rác bần hèn, ông có biết tôi phải tủi nhục như thế nào không hả? Nay ông còn bày đặt đòi đem người đàn bà khác vào nhà, ông không thầy mình hạ tiện, nhục nhã với mẹ sao?
- Con nên ăn nói cho cẩn thận, con đang xúc phạm ba đó con biết không? Ba nó bắt đầu nổi giận, mặt ông tím tái, chưng hửng nhìn đứa con trai đang xúc phạm mình.
- Xúc phạm, hừ ông không có nhân cách nói với tôi câu đó, còn người đàn bà đó cũng hạ tiện, giống như ông thôi.
- Chát! Giận dỗi, thương yêu đau đớn...ông dồn hết vào bàn tay in năm ngón trên khuôn mặt con. Người ông tê cứng, run run, nghèn nghẹn:
- Con không được xúc phạm đến đấng sinh thành của mình, bất hiếu lắm con biết không.
- Ông tát tôi, vì con đàn bà hạ tiện đó mà ông tát tôi, được! Tôi đi, tôi đi cho các người được vui vẻ mà chung sống. Nói rồi nó quay lưng chạy thật nhanh ra cửa trong sự thất thần hoảng sợ của người ba.
- Đừng con, đừng Minh ơi, đừng bỏ ba Minh ơi....
Ông cố gắng đứng dậy, lao ra đường để níu kéo đứa con trai đáng thương, ông cố gắng chạy thật nhanh, thật nhanh trên đôi chân trần tong teo ốm yếu. Vừa chạy ông vừa gọi con, cái gọi thiết tha nhưng ngắt quãng trong hơi thở dồn dập:
-Minh ơi, đừng bỏ ba, quay lại đi con, Mi....n...h.
-B..aa.aaaaaaa! Tiếng gọi ba của nó như xé tan cả bầu trời, đau đớn, uất hận, thương yêu như bị xóa tan sau tiếng gọi ba cuối cùng mà ba nó được nghe...và ông đã mỉm cười khi nằm trọn trong vòng tay yêu thương của đứa con trai nhỏ, nhẹ nhàng nhắm mắt, đôi tay gầy guộc của ông buông lỏng và rơi phịch giữa không trung, uất nghẹn. Ba nó đã ra đi, xa thật xa sau cú phanh xe không kịp của người tài xế đang ngủ gật.
Năm đó...nó vừa 17 tuổi thiếu 1 ngày, ngày giỗ của ba cũng là ngày...sinh nhật nó.
* * * * *
Lặng lẽ mở hòm thơ cũ kĩ trên đầu giường, nó chăm chú đọc từng dòng chữ được viết nắn nót, tròn trịa cẩn thận, từng chữ, từng câu dán vào mắt nó...nghẹn ngào.
“ Gửi con trai của má!
Vì hoàn cảnh bắt buộc mà phải đành bỏ con, má phải đem con cho người khác,nếu không con sẽ không được sống, họ sẽ giết con chết. Má đành phải gửi con cho người khác nuôi, con trai của má sẽ sống một cuộc sống khác, không đau đớn tủi hèn như má của con.
Má biết là con hận má, con trách má, nhưng con ơi! má lúc nào cũng yêu con, má biết má là con người tồi tệ, sinh con ra mà không nuôi con được tới lớn khôn. Má không mong con hiểu má chỉ mong con sống cho thật tốt, làm người lương thiện nha con trai của má, yêu con.
Ai nhận được đứa trẻ này xinh giữ lại và nuôi nấng nó dùm tôi, vì hoàn cảnh ngặt nghèo nên tôi phải đành bỏ con, xin thương xót cho thân phận của đứa trẻ mồ côi, và hoàn cảnh của người mẹ nghèo này mà cưu mang bé, tôi xin dập đầu tạ ơn.
Minh ơi, con tên Nguyễn Hoàng Minh nhé con, con sinh ngày.......bé tròn 7 tháng lẻ 1 ngày.
Minh ơi mẹ yêu con và luôn tha thiết nhớ con!”
Sau ngày đám tang ba, nó gom góp đồ đạc, kỹ vật còn lại đem ra mộ đốt cho ông, tình cờ nó thấy được hòm thư cũ kỹ này, cùng một phong thư mới tinh để gọn gàng trong chiếc họp nhỏ:
“ Chúc mừng sinh nhật, con trai!
Mới đó mà 17 năm con về ở chung với ba trong ngôi nhà cũ kĩ, nghèo nàn này. Từ cái ngày định mệnh ba lượm được con bên đường, trong tấm vải mỏng the, con khóc ngất lên vì khát sữa. Mới đó mà 17 năm cha con có nhau, ba không dám cho con biết con là do ba lượm về nuôi, ba sợ con tủi thân rồi xấu hổ với bạn bè. Minh con, sinh nhật của con lần này chắc sẽ vui lắm, ba sẽ cho con niềm vui bất ngờ, cha con mình không còn thui thủi bên nhau nữa mà sẽ ấm áp hơn nhiều.
Nhất là con của ba, ba đang nghĩ tới cái ngày con của ba được mẹ ôm ấp vỗ về, dạy dỗ con, con sẽ sống trong ngôi nhà đầm ấm, hạnh phúc nhất thế giới, Ba đã tìm được mẹ con. 17 năm qua con chưa được sống trong niềm hạnh phúc, trong vòng tay âu yếm của mẹ, hẳn là con rất buồn phải không con?
Ba đã cho mẹ con về ở chung với hai cha con mình, chắc khi biết được tin này con vui lắm phải không con, thi đậu đại học nhé,con trai của ba.”
Hối hận, đau đớn, nhớ thương dâng trào trong tim nó, ngã quỵ nên mộ ba khóc òa như một đứa trẻ. Hóa ra nó chỉ là con nuôi, là đứa trẻ bị bỏ rơi được ba nó lượm về, vì sợ nó tủi thân với bạn bè ông đã nói dối rằng mẹ nó đã chết sau khi sinh nó. Vì một đứa con nuôi mà ông phải quần quật làm đêm làm ngày, cố gắng kiếm tiền lo cho nó ăn học, vì một đứa con bất hiếu như nó mà ông đã phải hy sinh cả cuộc đời, bệnh tật ông cũng giấu để tiền mua gạo cho con, vì một đứa con không ra gì như nó mà ông đã phải hy sinh cả mạng sống của mình để mong nhận được một chút đoài hoài của con trai. Nó tưởng chừng như mọi thứ sụp đổ, không thể chấp nhận được sự thật phũ phàng, quá đau đớn nó như chết lịm đi trong mớ cảm xúc hoang hoải tê dại. Để rồi khi tỉnh lại nó lại phải đối diện với sự thật, nó đã mãi mãi mất ba, từ đây nó sẽ không còn nhìn thấy những nụ cười, ánh mắt tha thiết thương yêu từ người cha già đáng kính ấy nữa. Còn người đàn bà mà nó chửi là đê tiện hèn hạ kia lại chính là mẹ nó, người mẹ đã cưu mang từ khi mới tượng hình rồi phải chịu bao đau đớn khi banh da xẻ thịt sinh ra nó. Còn nỗi đau nào hơn khi chính nó là người chà đạp lên tình thương yêu của cha của mẹ. Tội lỗi, xót xa ân hận, nó muốn tìm một nơi để giấu mình cho thật kỹ, để âm thầm gậm nhấm những nỗi đau mà nó gây ra cho những người thân yêu.
Đó là một chiều cuối năm, nó ra đi trong tiếng khóc nghẹn ngào của mẹ, dưới cơn mưa phùn ướt át tả tơi, và trong tiếng nhạc xập xình đón năm mới của xóm làng xa xa vang vọng lại.
* * * * *
Nó cứ ngồi đó, đọc xong thư rồi mà nước mắt còn chưa kịp khô. Vậy là đã sáu năm, sáu năm dài nó rời xa quê hương, xa mẹ xa ngôi nhà thân thuộc. Vậy là thêm một cái tết nữa nó thu mình trong cái vỏ ốc nhỏ bé, mặc cảm tội lỗi làm cho nó cứ ám ảnh day dứt mãi, mặc cho ở quê nhà, một mình mẹ vẫn lặng lẽ âm thầm ngóng trông đợi chờ nó từng ngày. Nó không hận mẹ, nó biết nếu mẹ không bỏ nó đi thì giờ nó đâu còn sống, mà nó đã chết bởi bàn tay đòi nợ hung tợn của bọn xã hội đen kia rồi. Đời lấy của nó đi một người ba cờ bạc rượu chè, đẩy mẹ nó lâm vào cảnh khốn cùng bi đát, thì lại cho nó một người cha nuôi ân cần thương yêu, vậy mà...những thứ đó nó không biết trân trọng. Nhắc tới mẹ, lòng nó chợt nghẹn ngào, thêm một cái tết người mẹ già tội nghiệp ấy lại lọ mọ chống gậy ra cửa ngống trông đứa con trai chưa về...
Vơ vội vài bộ đồ cũ kĩ, nhét vào chiếc ba lô nhạt màu, nó chạy nhanh lên đường, đón xe ôm ra bến xe về quê ăn tết. Có lẽ đã đến lúc nó nên vùi chôn đi quá khứ, cứ mãi dằn vặt như thế này cũng không làm được gì, mà chỉ làm cho mẹ nó thêm đau đớn tổn thương. Tết này nó sẽ về quê bên mẹ, sẽ được mẹ vỗ về, được sống trong vòng tay thương yêu, trong mái nhà ấm cúng hai mẹ con lặng lẽ bên nhau, xóa tan mọi đau khổ dày vò vì thương nhớ. Nó sẽ ở mãi bên mẹ, chăm lo cho mẹ, hai mẹ con cùng sống với nhau cho hết đời, có lẽ đây là cái tết ấm cúng và hạnh phúc nhất của nó.
* * * * *
Mồng một tết, mùi nhang thơm thâm trầm dịu nhẹ bay bay khắp nhà, hòa vào mùi thơm của dưa hành bánh tét. Mùi mức thơm lừng ngọt ngay hòa vào hương thơm thoang thoảng của chậu mai chấn thủy trước nhà. Tất cả như hòa tan chung với cái hương vị của bình an, của hơi ấm tình thân trong niềm hạnh phúc đơn sơ dưới mái nhà cũ kĩ.
Vừa vứt mình ra khỏi chăn, nó bắt gặp ánh mắt nhìn triều mến, bao dung, cùng nụ cười hiền hậu trên môi của mẹ. Nó mỉm cười, nó biết mẹ luôn bên nó yêu thương nó và luôn mỉm cười hiền hậu với nó thế này, dù là mẹ nó có đi xa đến nới nào chăng nữa.
Lẳng lặng, nó tiến đến gần nhìn cho thật kỹ gương mặt của người mẹ hiền, đưa nhẹ bàn tay sờ lên đôi gò má rám nắng của mẹ, rồi cuối xuống thắp lên bàn thờ nén hương thơm, nụ cười ấm áp cùng cái nhìn khắc khoải yêu thương của bức di ảnh trên bàn thờ như hòa tan vào làn khói hương ngi ngút, trắng xóa lượn lờ rồi tan biến trong làn gió xuân đang đi ngang qua ngõ.
Bất chợt, thoảng xa xa gió nghe tiếng ai đó thầm thì:
- Mẹ à, tết này con lại mồ côi...nhưng không lạnh lẽo như cái lạnh của cao nguyên ba năm trước phải không mẹ?