Bài tham dự cuộc thi "Mùa Tết”
Thể loại: Truyện ngắn
Tác phẩm: Tết giản đơn
Tác giả: Hà Trương
Phố chợ nằm cạnh xóm chài bé như cái lòng bàn tay úp nghiêng. Điếu thuốc trên tay bố chưa tàn mà mẹ con tôi đã qua hai đầu ngõ. Nhưng với mấy chị em chúng tôi lúc đó, phố chợ thật mênh mông đến vô cùng. Con đường từ nhà đến chợ chỉ chừng vài chục mét nhưng những ngày cận tết dường như xa ngái hơn, lạ lẫm hơn với mấy chị em chúng tôi, bởi dòng người khắp nơi rồng rắn đổ về họp chợ. Là những đứa trẻ từ xa xôi mới về đây sinh sống, và cũng bởi cả năm đến tối 4 chị em tôi chỉ biết quanh quẩn ở nhà phụ giúp bố mẹ phân loại ve chai để bán cho chủ vựa, nên chẳng mấy khi được bước ra khỏi nhà. Vả lại, do nhà nghèo, đông miệng ăn, ngày ngày bố mẹ phải đầu tắt mặt tối từ sáng sớm tinh mơ, đi đó đi đây nhặt nhạnh ve chai về đổi lấy gạo, lấy tiền nuôi cả gia đình, nên chẳng có dịp nào bố, mẹ dắt díu mấy chị em chúng ra khỏi nhà cho biết phố, biết phường.
…Nhà tôi ở tận ngoài Miền Bắc xa xôi. Do đông con, lại thiếu đất sản xuất, mà đã gần 6 năm nay, bố phải xa nhà biền biệt để vào Miền Trung làm nghề phụ hồ kiếm sống. Nhờ giật gấu vá vai, tích cóp được một ít vốn liếng, mua được một thẻo đất nhỏ ven sông, dựng tạm căn nhà nhỏ, đầu năm nay bố quyết định chuyển cả nhà vào quê mới. Vậy là chúng tôi đã trở thành cư dân của phố chợ.
Đã chiều 23 tháng chạp, nhưng mẹ và bố vẫn tranh thủ đi lượm ve chai, những mong kiếm thêm một chút tiền để lo mua sắm cho cả nhà đón tết. Trước khi đi, mẹ bảo chúng tôi: “Con nít, mấy ngày này ở nhà ! Ngoài đường đông người lắm. Ra ngoài ham chơi, chẳng may đi lạc là khỏi ăn tết !”. Vậy là mấy chị em tôi sợ không dám ho he ra khỏi cửa. Nhưng những thanh âm khua nước vui tai của mấy chiếc thuyền bán đủ loại trái cây trên sông trước nhà, những tiếng lộc cộc của mấy chiếc xe bò chở hoa và cây cảnh ra tập kết cạnh bờ sông, những tiếng kì nèo bán mua của mấy bà, mấy mẹ, mấy o ngoài chợ những ngày áp tết khiến lòng tôi nôn nao khó thể cưỡng lại được. Khi bố mẹ vừa mới khép cửa ra khỏi nhà, cũng là lúc tôi đánh thức mấy đứa em dậy rồi rón rén xuống giường, ra sân bắc ghế để vóng cổ ra ngoài xem người ta đi chợ tết.
Phiên chợ những ngày áp tết như có ma lực hấp dẫn, mời gọi chúng tôi phải ra ngoài. Năn nỉ mãi, đúng chiều 28 tết, bố mẹ mới về sớm hơn mọi hôm, thổi cơm cho cả nhà ăn qua rồi bồng bế cả 4 chị em tôi ra xem chợ tết. Chợ tết về đêm ở Miền Trung vui thật khó tả. Hoa mai, hoa đào nở đúng vào dịp xuân sang đang đua nhau khoe sắc rực rỡ. Tôi rất muốn bố mua một cành nhỏ mang về chưng tết. Nhưng tôi thấy cả bố và mẹ đều ngần ngừ chọn chọn, lựa lựa rồi quyết định không mua…
Chiều 30 tết, như đã biết mấy chị em chúng tôi đang ở nhà chờ đợi, bố mẹ tôi cũng đã về nhà sớm hơn. Rồi bố bảo cả nhà phải khẩn trương ăn cơm sớm để tối nay lại đi chợ tết. Mấy chị em chúng tôi được đi qua những dãy hàng hoa, quả, cây cảnh, những cửa hàng ăn thơm phức, những sạp hàng quần áo và cả những kệ bày bán mứt tết đủ sắc màu với cặp mắt đầy thèm thuồng của những đứa trẻ con nhà nghèo mà giàu ước mơ và tưởng tượng…
Chợ đã sắp tàn. Vương vãi khắp nơi trên nền đất là những cành hoa, nhành cây cảnh xác xơ, trụi lá, héo hon, không có người mua được người bán để lại do ế hàng. Bố, mẹ và mấy chị em chúng tôi cũng đã nhặt nhạnh được một cành hoa mai khẳng khiu, còn lại lác đác một vài nụ hoa đã chum chím và một vài nhành hoa cúc, hoa vạn thọ búp nhỏ còn sót lại để đem về nhà...
Thời khắc chào đón giao thừa đã đến. Bên chiếc ti vi cũ kĩ, màn hình chập chờn lúc có, lúc không mà mẹ đã dày công mang vác từ ngoài Bắc vào, cả gia đình chúng tôi được quây quần bên mâm cỗ đón chào năm mới. Thằng cu Tí em tôi tuy mới đầy 3 tuổi, nhưng do ham vui cũng chong mắt lên để đón giao thừa cùng với cả nhà. Không có nhiều món ngon như những nhà giàu trên phố, chỉ có mấy cái bánh chưng, mấy tô thịt kho với hột vịt, một vài quả dưa hấu ngọt lịm, nhưng cái giao thừa đầu tiên trên vùng quê mới của gia đình chúng tôi cũng thật ấm cúng, đáng nhớ. Bởi vì như bố đã nói, bố mẹ đều rất mừng khi cả nhà đã được sum vầy ở vùng quê mới. Bố không còn phải xa nhà đằng đẵng mấy mùa tết đến vì kiếm kế sinh nhai. Rồi mặc dù cả nhà mới chuyển vào đây, mới làm nghề lượm ve chai, nhưng công việc của bố mẹ cũng khá thuận lợi. Nguồn ve chai ở đây nhiều, mà bà con người Miền Trung ai cũng tốt bụng, thương người, có nhiều nhà hàng đã cho bố mẹ nhặt không mà chẳng đòi hỏi gì. Bố hứa với mẹ con chúng tôi, sang năm mới bố sẽ cố gắng hơn nữa, kiếm thêm thật nhiều ve chai, để mấy chị em chúng tôi được đến trường đi học. Nhưng khi bố nói đến đó, chợt tôi thấy giọng của bố trầm xuống, buồn buồn: “Người xưa từng bảo “Giàu con hơn giàu của”. Nhà đông con thì cũng quý, nhưng khổ thật đấy”. Như hiểu được nỗi lòng của bố, mẹ lại động viên: “Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời. Đông con thì cũng đã đông rồi. Nếu mình cố gắng thì trời sẽ thương”. Rồi mẹ giục bố hạ cỗ, cắt bánh để cả nhà cùng thưởng thức.
Nhành mai nhỏ và cả cái bình hoa mà chúng tôi nhặt được ở ngoài chợ đem về tỉa tót bớt mấy chiếc là vàng héo úa, tưới tắm thêm mấy giọt nước ban nãy cũng đã bắt đầu xanh tươi trở lại, báo hiệu thời khắc năm mới đã về. Ngoài kia, mùa xuân đang gõ cửa từng nhà…
Thể loại: Truyện ngắn
Tác phẩm: Tết giản đơn
Tác giả: Hà Trương
TẾT GIẢN ĐƠN
Phố chợ nằm cạnh xóm chài bé như cái lòng bàn tay úp nghiêng. Điếu thuốc trên tay bố chưa tàn mà mẹ con tôi đã qua hai đầu ngõ. Nhưng với mấy chị em chúng tôi lúc đó, phố chợ thật mênh mông đến vô cùng. Con đường từ nhà đến chợ chỉ chừng vài chục mét nhưng những ngày cận tết dường như xa ngái hơn, lạ lẫm hơn với mấy chị em chúng tôi, bởi dòng người khắp nơi rồng rắn đổ về họp chợ. Là những đứa trẻ từ xa xôi mới về đây sinh sống, và cũng bởi cả năm đến tối 4 chị em tôi chỉ biết quanh quẩn ở nhà phụ giúp bố mẹ phân loại ve chai để bán cho chủ vựa, nên chẳng mấy khi được bước ra khỏi nhà. Vả lại, do nhà nghèo, đông miệng ăn, ngày ngày bố mẹ phải đầu tắt mặt tối từ sáng sớm tinh mơ, đi đó đi đây nhặt nhạnh ve chai về đổi lấy gạo, lấy tiền nuôi cả gia đình, nên chẳng có dịp nào bố, mẹ dắt díu mấy chị em chúng ra khỏi nhà cho biết phố, biết phường.
…Nhà tôi ở tận ngoài Miền Bắc xa xôi. Do đông con, lại thiếu đất sản xuất, mà đã gần 6 năm nay, bố phải xa nhà biền biệt để vào Miền Trung làm nghề phụ hồ kiếm sống. Nhờ giật gấu vá vai, tích cóp được một ít vốn liếng, mua được một thẻo đất nhỏ ven sông, dựng tạm căn nhà nhỏ, đầu năm nay bố quyết định chuyển cả nhà vào quê mới. Vậy là chúng tôi đã trở thành cư dân của phố chợ.
Đã chiều 23 tháng chạp, nhưng mẹ và bố vẫn tranh thủ đi lượm ve chai, những mong kiếm thêm một chút tiền để lo mua sắm cho cả nhà đón tết. Trước khi đi, mẹ bảo chúng tôi: “Con nít, mấy ngày này ở nhà ! Ngoài đường đông người lắm. Ra ngoài ham chơi, chẳng may đi lạc là khỏi ăn tết !”. Vậy là mấy chị em tôi sợ không dám ho he ra khỏi cửa. Nhưng những thanh âm khua nước vui tai của mấy chiếc thuyền bán đủ loại trái cây trên sông trước nhà, những tiếng lộc cộc của mấy chiếc xe bò chở hoa và cây cảnh ra tập kết cạnh bờ sông, những tiếng kì nèo bán mua của mấy bà, mấy mẹ, mấy o ngoài chợ những ngày áp tết khiến lòng tôi nôn nao khó thể cưỡng lại được. Khi bố mẹ vừa mới khép cửa ra khỏi nhà, cũng là lúc tôi đánh thức mấy đứa em dậy rồi rón rén xuống giường, ra sân bắc ghế để vóng cổ ra ngoài xem người ta đi chợ tết.
Phiên chợ những ngày áp tết như có ma lực hấp dẫn, mời gọi chúng tôi phải ra ngoài. Năn nỉ mãi, đúng chiều 28 tết, bố mẹ mới về sớm hơn mọi hôm, thổi cơm cho cả nhà ăn qua rồi bồng bế cả 4 chị em tôi ra xem chợ tết. Chợ tết về đêm ở Miền Trung vui thật khó tả. Hoa mai, hoa đào nở đúng vào dịp xuân sang đang đua nhau khoe sắc rực rỡ. Tôi rất muốn bố mua một cành nhỏ mang về chưng tết. Nhưng tôi thấy cả bố và mẹ đều ngần ngừ chọn chọn, lựa lựa rồi quyết định không mua…
Chiều 30 tết, như đã biết mấy chị em chúng tôi đang ở nhà chờ đợi, bố mẹ tôi cũng đã về nhà sớm hơn. Rồi bố bảo cả nhà phải khẩn trương ăn cơm sớm để tối nay lại đi chợ tết. Mấy chị em chúng tôi được đi qua những dãy hàng hoa, quả, cây cảnh, những cửa hàng ăn thơm phức, những sạp hàng quần áo và cả những kệ bày bán mứt tết đủ sắc màu với cặp mắt đầy thèm thuồng của những đứa trẻ con nhà nghèo mà giàu ước mơ và tưởng tượng…
Chợ đã sắp tàn. Vương vãi khắp nơi trên nền đất là những cành hoa, nhành cây cảnh xác xơ, trụi lá, héo hon, không có người mua được người bán để lại do ế hàng. Bố, mẹ và mấy chị em chúng tôi cũng đã nhặt nhạnh được một cành hoa mai khẳng khiu, còn lại lác đác một vài nụ hoa đã chum chím và một vài nhành hoa cúc, hoa vạn thọ búp nhỏ còn sót lại để đem về nhà...
Thời khắc chào đón giao thừa đã đến. Bên chiếc ti vi cũ kĩ, màn hình chập chờn lúc có, lúc không mà mẹ đã dày công mang vác từ ngoài Bắc vào, cả gia đình chúng tôi được quây quần bên mâm cỗ đón chào năm mới. Thằng cu Tí em tôi tuy mới đầy 3 tuổi, nhưng do ham vui cũng chong mắt lên để đón giao thừa cùng với cả nhà. Không có nhiều món ngon như những nhà giàu trên phố, chỉ có mấy cái bánh chưng, mấy tô thịt kho với hột vịt, một vài quả dưa hấu ngọt lịm, nhưng cái giao thừa đầu tiên trên vùng quê mới của gia đình chúng tôi cũng thật ấm cúng, đáng nhớ. Bởi vì như bố đã nói, bố mẹ đều rất mừng khi cả nhà đã được sum vầy ở vùng quê mới. Bố không còn phải xa nhà đằng đẵng mấy mùa tết đến vì kiếm kế sinh nhai. Rồi mặc dù cả nhà mới chuyển vào đây, mới làm nghề lượm ve chai, nhưng công việc của bố mẹ cũng khá thuận lợi. Nguồn ve chai ở đây nhiều, mà bà con người Miền Trung ai cũng tốt bụng, thương người, có nhiều nhà hàng đã cho bố mẹ nhặt không mà chẳng đòi hỏi gì. Bố hứa với mẹ con chúng tôi, sang năm mới bố sẽ cố gắng hơn nữa, kiếm thêm thật nhiều ve chai, để mấy chị em chúng tôi được đến trường đi học. Nhưng khi bố nói đến đó, chợt tôi thấy giọng của bố trầm xuống, buồn buồn: “Người xưa từng bảo “Giàu con hơn giàu của”. Nhà đông con thì cũng quý, nhưng khổ thật đấy”. Như hiểu được nỗi lòng của bố, mẹ lại động viên: “Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời. Đông con thì cũng đã đông rồi. Nếu mình cố gắng thì trời sẽ thương”. Rồi mẹ giục bố hạ cỗ, cắt bánh để cả nhà cùng thưởng thức.
Nhành mai nhỏ và cả cái bình hoa mà chúng tôi nhặt được ở ngoài chợ đem về tỉa tót bớt mấy chiếc là vàng héo úa, tưới tắm thêm mấy giọt nước ban nãy cũng đã bắt đầu xanh tươi trở lại, báo hiệu thời khắc năm mới đã về. Ngoài kia, mùa xuân đang gõ cửa từng nhà…
Sửa lần cuối: