hoangtammaithy
New member
- Xu
- 0
5h 30 phút sáng, tôi chợt nhận ra tôi đang ở ga Sài Gòn trong một ngày cuối năm lạnh giá. Cái lạnh cuối đông buốt đến tận tim, làm con người ta thở không nổi. Trời ngoài kia đang mưa, dòng người chen chúc hối hả. 27 tết, ai cũng có chỗ để về, để mong đợi một chút gì đó ấm áp, chỉ có tôi, cô đơn giữa dòng người tấp nập. Tàu sắp chạy, nhưng vali trên tay tôi bỗng nặng đến mức… không thể kéo được.
Mùa xuân năm 1995, quê tôi là 1 thị trấn nhỏ xíu, một nơi xa xôi hẻo lánh mà ánh điện hào nhoáng hay pháo hoa rực rỡ đêm giao thừa là một cái gì đó xa xôi. Thời điểm khi đó, người dân quê tôi thường lén lút đốt pháo, có lẽ, để mong ước một chút gì đó khác lạ mà xinh đẹp trong ngày cuối năm. Nhà tôi đông con, tết nhất dù phải nhín ăn mẹ vẫn dành chút tiền mua pháo để chúng tôi có một cái tết trọn vẹn.Để rồi trong đêm, tiếng pháo nổ giòn giã, mùi khét của pháo xộc vào mũi có chút khó chịu nhưng nhiều hơn vần là hân hoan.
12h, nhà ai cũng chong đèn, trước nhà đốt những đám lửa to, đem rác lá mấy ngày trước phát quang đốt toàn bộ, đám lửa lách tách cháy sáng bừng cả 1 vùng, tỏa ra những sợi nhiệt ấm áp, ấm tận vào lòng người.
Mùa xuân năm 2003, tôi đi học xa đến 27 tết chen chúc lên tàu về nhà.Xuống xe, đến cửa nhà, dù trước đó mệt lã người sau chuyến hành trình dài. Tôi vẫn chạy ào vào nhà, mặc kệ đống hành lí ngổn ngang. Rồi gọi thật to “mẹ ơi, con về rồi”. Mẹ tôi từ trong nhà, nụ cười rực rỡ mặt còn dính nhọ nồi vội vàng giúp tôi mang hành lí . Mấy chị tôi đang ngồi gói bánh tét, mùi thịt, mùi nếp nhàn nhạt. Sàn nhàbày la liệt đủ thứ, bếp lửa than hồng đượm, nổ lách cách làm tôi bỗng nhận ra, ở trong gian bếp nhà tôi xuân đến ngọt ngào và nồng nàn hơn bất cứ đâu, hơn hẳn màu vàng dìu dịu của cây mai già trước ngõ, hơn hẳn những điều tấp nập ồn ã ngoài kia.Chị tôi cười dịu dàng, ngẩng đầu mắng yêu:
- Gớm, đi biền biệt cả năm, nhà tết nhất cũng dọn dẹp làm xong hết rồi mới mò đầu về, từ giờ tới hết tết lo mà rửa chén trừ tội.
Mẹ tôi xoa đầu tôi rồi khẽ thở dài “con gầy quá”.
Mùa xuân năm 2006, tôi không về nhà được, mẹ đi chuyến xe dài nhất cuộc đời mình bất ngờ đến phòng trọ tôi vào tối mùng 3 tết. Mang cho tôi bao nhiêu là bánh trái, mẹ lụi cụi nấu cho tôi nồi bún măng với chân giò, đó là món tết nào tôi cũng ăn, như một thói quen của gia đình ngày tết, mẹ tôi mong muốn ngày tết có thể làm cho chúng tôi một bữa ăn ngon.
Mẹ đem cả bánh thửng cho tôi. Thực ra mẹ làm bánh thửng rất dở, ăn vừa cứng vừa khô, năm nào cầm bánh tôi cũng đùa lấy bánh chọi gà chắc gà cũng
không sống nổi, y như rằng lúc đó mẹ sẽ gõ đầu tôi mắng, việc này gần như thành thông lệ, một thông lệ ngọt ngào. Món bánh thửng của mẹ vừa cứng vừa khô như vậy, nhưng tôi không cách nào ghét bỏ được nó, cũng không cách nào quên được.
Mùa xuân năm 2010, tôi nhận ra tóc mẹ đã bạc, mẹ gầy hơn rất nhiều. tôi mua cho mẹ rất nhiều thứ, bảo mẹ đừng làm bánh trái gì cho mệt, để tôi mua, nhưng mẹ cứ nhất nhất làm, tôi sợ mẹ mệt, mẹ chỉ cười, nụ cười dịu dàng như tia nắng đầu xuân, đủ ngọt ngào, cũng đủ xót xa. Các chị tôi đều đã lấy chồng, mẹ nói, mẹ chỉ lo cho tôi.
Mùng 5 tết, xách va li ra khỏi cửa nhà, khi ngoảnh lại, tôi thấy bóng mẹ trải dài, dáng gầy guộc khuất sau nhành mai nở rộ, bay bay trong gió.
Đó cũng là lần cuối cùng tôi được hưởng 1 cái tết trọn vẹn ở quê nhà, cũng là lần cuối cùng tôi nhìn thấy mẹ.
Mẹ mất vì căn bệnh ung thư dạ dày, đến đám tang mẹ, tôi cũng không về kịp, về đến nhà, mộ mẹ đã xong, chỉ thấy hàng mai trước ngõ xơ xác, chỉ thấy xác pháo nằm trơ trọi trên đất lạnh buồn tênh, chỉ thấy căn nhà lạnh ngắt , chỉ thấy… đau đớn.
Mỗi năm qua đi, hoa mai lại nở, nhưng tôi mãi không cảm nhận sự xinh đẹp của mùa xuân được nữa, mãi là một người con đón tết xa xứ.
Mỗi năm qua đi, tôi vẫn có thói quen xách vali ra ga đón tàu về nhà, nhưng đến rồi, lại nhận ra, đã chẳng còn một “quê hương” dịu dàng ngày xưa nữa.
Mỗi năm qua đi ……..
Ai đó, nếu còn có một quê hương, hãy nhớ trở về.
Mùa xuân năm 1995, quê tôi là 1 thị trấn nhỏ xíu, một nơi xa xôi hẻo lánh mà ánh điện hào nhoáng hay pháo hoa rực rỡ đêm giao thừa là một cái gì đó xa xôi. Thời điểm khi đó, người dân quê tôi thường lén lút đốt pháo, có lẽ, để mong ước một chút gì đó khác lạ mà xinh đẹp trong ngày cuối năm. Nhà tôi đông con, tết nhất dù phải nhín ăn mẹ vẫn dành chút tiền mua pháo để chúng tôi có một cái tết trọn vẹn.Để rồi trong đêm, tiếng pháo nổ giòn giã, mùi khét của pháo xộc vào mũi có chút khó chịu nhưng nhiều hơn vần là hân hoan.
12h, nhà ai cũng chong đèn, trước nhà đốt những đám lửa to, đem rác lá mấy ngày trước phát quang đốt toàn bộ, đám lửa lách tách cháy sáng bừng cả 1 vùng, tỏa ra những sợi nhiệt ấm áp, ấm tận vào lòng người.
Mùa xuân năm 2003, tôi đi học xa đến 27 tết chen chúc lên tàu về nhà.Xuống xe, đến cửa nhà, dù trước đó mệt lã người sau chuyến hành trình dài. Tôi vẫn chạy ào vào nhà, mặc kệ đống hành lí ngổn ngang. Rồi gọi thật to “mẹ ơi, con về rồi”. Mẹ tôi từ trong nhà, nụ cười rực rỡ mặt còn dính nhọ nồi vội vàng giúp tôi mang hành lí . Mấy chị tôi đang ngồi gói bánh tét, mùi thịt, mùi nếp nhàn nhạt. Sàn nhàbày la liệt đủ thứ, bếp lửa than hồng đượm, nổ lách cách làm tôi bỗng nhận ra, ở trong gian bếp nhà tôi xuân đến ngọt ngào và nồng nàn hơn bất cứ đâu, hơn hẳn màu vàng dìu dịu của cây mai già trước ngõ, hơn hẳn những điều tấp nập ồn ã ngoài kia.Chị tôi cười dịu dàng, ngẩng đầu mắng yêu:
- Gớm, đi biền biệt cả năm, nhà tết nhất cũng dọn dẹp làm xong hết rồi mới mò đầu về, từ giờ tới hết tết lo mà rửa chén trừ tội.
Mẹ tôi xoa đầu tôi rồi khẽ thở dài “con gầy quá”.
Mùa xuân năm 2006, tôi không về nhà được, mẹ đi chuyến xe dài nhất cuộc đời mình bất ngờ đến phòng trọ tôi vào tối mùng 3 tết. Mang cho tôi bao nhiêu là bánh trái, mẹ lụi cụi nấu cho tôi nồi bún măng với chân giò, đó là món tết nào tôi cũng ăn, như một thói quen của gia đình ngày tết, mẹ tôi mong muốn ngày tết có thể làm cho chúng tôi một bữa ăn ngon.
Mẹ đem cả bánh thửng cho tôi. Thực ra mẹ làm bánh thửng rất dở, ăn vừa cứng vừa khô, năm nào cầm bánh tôi cũng đùa lấy bánh chọi gà chắc gà cũng
không sống nổi, y như rằng lúc đó mẹ sẽ gõ đầu tôi mắng, việc này gần như thành thông lệ, một thông lệ ngọt ngào. Món bánh thửng của mẹ vừa cứng vừa khô như vậy, nhưng tôi không cách nào ghét bỏ được nó, cũng không cách nào quên được.
Mùa xuân năm 2010, tôi nhận ra tóc mẹ đã bạc, mẹ gầy hơn rất nhiều. tôi mua cho mẹ rất nhiều thứ, bảo mẹ đừng làm bánh trái gì cho mệt, để tôi mua, nhưng mẹ cứ nhất nhất làm, tôi sợ mẹ mệt, mẹ chỉ cười, nụ cười dịu dàng như tia nắng đầu xuân, đủ ngọt ngào, cũng đủ xót xa. Các chị tôi đều đã lấy chồng, mẹ nói, mẹ chỉ lo cho tôi.
Mùng 5 tết, xách va li ra khỏi cửa nhà, khi ngoảnh lại, tôi thấy bóng mẹ trải dài, dáng gầy guộc khuất sau nhành mai nở rộ, bay bay trong gió.
Đó cũng là lần cuối cùng tôi được hưởng 1 cái tết trọn vẹn ở quê nhà, cũng là lần cuối cùng tôi nhìn thấy mẹ.
Mẹ mất vì căn bệnh ung thư dạ dày, đến đám tang mẹ, tôi cũng không về kịp, về đến nhà, mộ mẹ đã xong, chỉ thấy hàng mai trước ngõ xơ xác, chỉ thấy xác pháo nằm trơ trọi trên đất lạnh buồn tênh, chỉ thấy căn nhà lạnh ngắt , chỉ thấy… đau đớn.
Mỗi năm qua đi, hoa mai lại nở, nhưng tôi mãi không cảm nhận sự xinh đẹp của mùa xuân được nữa, mãi là một người con đón tết xa xứ.
Mỗi năm qua đi, tôi vẫn có thói quen xách vali ra ga đón tàu về nhà, nhưng đến rồi, lại nhận ra, đã chẳng còn một “quê hương” dịu dàng ngày xưa nữa.
Mỗi năm qua đi ……..
Ai đó, nếu còn có một quê hương, hãy nhớ trở về.