DIỄN ĐÀNKIẾN THỨC
Butnghien.com
*******
DỰ ĐOÁN ĐỀ THI THPT QUỐC GIA 2016
ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4
Văn hóa đọc của thanh niên nước ta
(…) “Trước khi đi vào thực trạng văn hóa đọc của thanh niên nước ta, chúng ta cần phải trả lời được câu hỏi: văn hóa đọc là gì? Văn hóa đọc bắt nguồn từ việc đọc sách nhưng không đơn thuần là việc đọc sách. Thật vậy, từ việc đọc sách thường xuyên, ta có được thói quen đọc sách và thói quen này dần nhân rộng trong xã hội, trở thành một nét đẹp. Trong quá trình hình thành và phát triển nét đẹp ấy, ta dần luyện tập được thêm ứng xử đọc, giá trị đọc và chuẩn mực đọc. Với ứng xử đọc là cách ta nhìn nhận tri thức từ sách vở. Giá trị đọc là khả năng ta đãi được những hạt vàng trong các trang sách. Chuẩn mực đọc là cái thước đo để xác định một cuốn sách, một tài liệu là đáng để chúng ta bỏ thời gian đọc hay không. Tất cả các nhân tố ấy hợp lại tạo nên một văn hóa mà ta gọi là văn hóa đọc.”
(Phạm Lâm Ngọc Bích – HS trường chuyên Lương Thế Vinh – Đồng Nai)
1.Nêu nội dung chính của đoạn văn?
2.Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là gì? Hãy xác định vị trí đoạn trích (Vị trí nào trong văn bản?)
3. Hãy chỉ ra và phân tích hiệu quả của các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn.
4.Anh/ chị rút ra được bài học gì về phương pháp viết đoạn văn nghị luận nói riêng, bài văn nghị luận nói chung? (Yêu cầu trình bày ngắn gọn khoảng 5 – 8 dòng)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 5 đến câu 7
Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII, người châu Âu vẫn chưa phân biệt rõ sự khác nhau giữa quần đảo Trường Sa với quần đảo Hoàng Sa. Cho đến năm 1787-1788, đoàn khảo sát Kergariou Locmaria mới xác định rõ vị trí của quần đảo Paracel (là quần đảo Hoàng Sa hiện nay) và từ đó người phương Tây mới bắt đầu phân biệt quần đảo Hoàng Sa ở phía bắc với một quần đảo khác ở phía nam, tức quần đảo Trường Sa. Đến năm 1791, Henry Spratly, người Anh, du hành qua quần đảo và đặt tên cho đá Vành Khăn là Mischief. Năm 1843 Richard Spratly đặt tên cho một số thực thể địa lý thuộc Trường Sa, trong đó có Spartly's Sandy Island cho đảo Trường Sa. Kể từ đó, Spartly dần trở thành tên tiếng Anh của cả quần đảo. Đối với người Việt, thời nhà Lê các hải đảo ngoài khơi phía đông được gọi chung là Đại Trường Sa đảo. Đến thời nhà Nguyễn triều vua Minh Mạng thì tên Vạn Lí Trường Sa xuất hiện trong bản đồ Đại Nam nhất thống toàn thổ của Phan Huy Chú. Bản đồ này đặt nhóm Vạn Lí Trường Sa ở phía nam nhóm Hoàng Sa. Về mặt địa lí thì cả hai nhóm đều nằm dọc bờ biển miền trung nước Đại Nam...
Theo Wikipedia
Câu 5: Đoạn văn trên viết về vấn đề gì? Đặt tiêu đề cho đoạn văn.
Câu 6: Đoạn văn trên có những cơ sở nào chứng tỏ quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa là của Việt Nam?
Câu 7: Đọc đoạn văn trên trong không khí chính trị - xã hội hiện nay, em có suy nghĩ gì về chủ quyền biển đảo Tổ quốc? (Viết đoạn văn 5-7 câu)
II. PHẦN LÀM VĂN
Câu 1 (3,0 điểm)
Người chiến sĩ trong trận Gạc Ma
64 người con đất Việt nằm lại giữa biển sâu và 27 năm nay để lại nỗi đau âm ỉ trong lòng mọi người.
Anh (chị) hãy viết một bài văn (khoảng 600 chữ) trình bày cảm nhận về tượng đài vững chắc được xây lên bằng lòng yêu nước, yêu biển đảo quê hương của các chiến sĩ trong trận chiến Gạc Ma 14/3/1988.
Anh/chị hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên.
Câu 2 (4,0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ sau:
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi.
(Trích Tây Tiến – Quang Dũng)
Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi nắng chiều lưng nương
Nhớ từng bản khói cùng sương
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.
(Trích Việt Bắc – Tố Hữu)
Gợi ý
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Trả lời :
1/Nội dung chính của văn bản trên :Giải thích “văn hóa đọc” là gì.
2/Phương thức biểu đạt chính là nghị luận. Vị trí đoạn trích nằm ở phần đầu của thân bài.
3/Biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản trích trên là: Ẩn dụ:Gía trị đọc là khả năng ta đãi được những hạt vàng trong các trang sách.Hiệu quả: làm tăng tính gợi hình, gợi cảm cho lập luận; tạo ấn tượng sâu sắc về ý nghĩa của hình ảnh ẩn dụ:
– “Những hạt vàng” ở đây là những lời hay ý đẹp, những giá trị sống, những thông điệp mà tác giả muốn gửi đến cho bạn đọc.
– Đọc sách là quá trình chắt lọc những “hạt vàng” trong sách, biến “những hạt vàng” ấy thành kiến thức, vốn sống của bản thân.
4/Bài học rút ra: Khi làm bài văn nghị luận, ngoài việc tuân theo những yêu cầu chung, người viết phải:
– Có những ý kiến, nhận định riêng, sáng tạo của bản thân.
– Cần kết hợp phương thức biểu đạt biểu cảm, một số phép tu từ để lập luận thêm sinh động, thuyết phục.
5. - Đoạn văn trên viết về lịch sử và các tên gọi khác nhau của 2 quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa, đưa những cơ sở chứng tỏ 2 quần đảo này là của Việt Nam. (0,25đ)
- Đặt nhan đề: Trường Sa và Hoàng Sa – Lịch sử và tên gọi. (0,25đ)
6. Trong đoạn văn trên đã nêu những cơ sở chứng tỏ quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa là của Việt Nam: (0,5đ)
· Thứ nhất, thời nhà Lê các hải đảo ngoài khơi phía đông được gọi chung là Đại Trường Sa đảo.
· Thứ hai, đến thời nhà Nguyễn triều vua Minh Mạng thì tên Vạn Lí Trường Sa xuất hiện trong bản đồ Đại Nam nhất thống toàn thổ của Phan Huy Chú.
7. (1đ)
· HS biết cách viết đoạn văn theo đúng qui định về số câu.
· Thể hiện suy nghĩ, thái độ và có ý thức hành động về việc bảo vệ chủ quyền dân tộc nói chung và quyền biển đảo nói riêng.
II. PHẦN LÀM VĂN
Câu 1 (3,0 điểm) Viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến: Nghề nghiệp không làm nên sự cao quí cho con người mà chính con người mới làm nên sự cao quí cho nghề nghiệp.
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận. (0,25đ)
Có đủ phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề. Thân bài triển khai được vấn đề. Kết bài kết luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận. (0,5đ)
Nghề nghiệp không làm nên sự cao quí cho con người mà chính con người mới làm nên sự cao quí cho nghề nghiệp.
c. Triền khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí luận và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động.
1. Giải thích khái niệm
Khái quát về trận chiến Gạc Ma 1988
Là trận thủy chiến nhằm bảo vệ đá Cô Lin,đá Len Đao và đá Gạc Ma thuộc chủ quyền của Việt Nam nhưng bị Trung Quốc xâm chiếm, nổ bom phá hoại hòng rút cờ Việt Nam khỏi 3 vùng lãnh thổ trên.
Để chống lại âm mưu thâm độc của kẻ thù, Hải quân Việt Nam đã tổ chức một trận thủy chiến, phá vỡ mục tiêu kẻ thù đề ra. 64 chiến sĩ đã ngã xuống và bất tử trong lòng nhiều thế hệ kể từ năm 1988.
Lòng yêu nước, yêu biển đảo quê hương thể hiện ở sự hiểu biết về đất nước và quyền lợi của đất nước mình; sẵn sàng hi sinh để bảo vệ đất nước khi có chiến tranh; tích cực học tập, tu dưỡng để xây dựng đất nước ngày càng phát triển. Lòng yêu đất nước còn thể hiện ở sự tự tôn dân tộc, trở thành một biểu tượng cao đẹp của thế hệ cha ông Việt Nam nhiều đời nay.
2. Bàn luận
Lòng yêu nước, yêu biển đảo quê hương là một trong những nhân tố cho thấy trách nhiệm của mỗi cá nhân với cộng đồng.
Dẫn chứng:
Các chiến sĩ Gạc Ma đã trao mình cho biển trong trận chiến 1988 nhưng công lao mà họ làm ra cho đất nước suốt 27 năm qua vẫn không hề mất đi. Thậm chí, dân tộc Việt Nam vẫn luôn tự hào vì những con người nhỏ bé nhưng vĩ đại biết mấy.
Những chiến công có được trong trận chiến Gạc Ma có tính chất vững bền vì đó là tình yêu bao la mà các chiến sĩ chiến đấu nói chung và những người đã nằm xuống dành cho bà mẹ Tổ Quốc. Một tấm lòng chân thành, sâu sắc, biết ơn và tự hào. Có lẽ, đó cũng là nguồn sức mạnh to lớn để họ dũng cảm, hiên ngang trước kẻ thù tàn bạo, phi lí Trung Quốc.
Trong bối cảnh hiện đại, tình yêu đất nước, yêu quê hương biển đảo càng có vai trò quan trọng khi đất nước vẫn còn bị de dọa bởi sự xảo quyệt của kẻ thù. Vấn đề Biển Đông và hai quần đảo Hoàng Sa- Trường Sa vẫn còn căng thẳng mà cả thế giới vẫn chưa tìm được một giải pháp khả quan.
Dẫn chứng:
Năm 2014, Trung Quốc bắt đầu gây hấn trên vùng biển Việt Nam bằng việc đặt giàn khoan HD981 trái phép, sau đó ngang nhiên tuyên bố chủ quyền và giết hại ngư dân Việt Nam. Hải quân Việt Nam cùng bộ phận ngư dân đã chiến đấu dũng cảm, cùng với sự ủng hộ của nhiều bạn bè quốc tế, các quốc gia yêu chuộng hòa bình sự việc được lắng xuống.Một trận chiến về quân sự đã không phải diễn ra nhưng cho đến nay Trung Quốc vẫn hàng ngày hàng giờ nuôi dưỡng dã tâm xâm lược bằng được vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam. Hơn một năm nay chúng tích cực xây dựng các đảo nhân tạo, thiết lập vùng nhận diện trên không… Biển Đông, Hoàng Sa- Trường sa vẫn đang oằn mình chống lại “ cơn bão” tàn nhẫn của kẻ thù.
3. Phê phán
Nhiều cá nhân sống vô trách nhiệm, thờ ơ với vận mệnh biển đảo và đất nước.
Có một bộ phận thanh thiếu niên sống buông thả, không có ước mơ hoài bão và nghị lực đấu tranh, tu dưỡng để cống hiến cho đất nước.
d. Sáng tạo (0,25đ)
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,25đ)
Đảm bảo quí tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
Câu 2 (4,0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận. (0,25đ)
Có đủ phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề. Thân bài triển khai được vấn đề. Kết bài kết luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận. (0,5đ)
Nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của hai đoạn thơ trong bài Tây Tiến (Quang Dũng) và Việt Bắc (Tố Hữu).
c. Triền khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; cảm nhận sâu sắc; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.
- Giới thiệu khái quát về hai tác giả, hai tác phẩm
· Quang Dũng (1921-1988), quê Hà Nội. Ông là một nghệ sĩ đa tài với hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn. Còn Tố Hữu (1920-2002), quê ở Huế, một nhà thơ tiêu biểu của dòng thơ cách mạng Việt Nam với hồn thơ đậm đà tính dân tộc.
· Tây Tiến (1948), Việt Bắc (1954) đều là những thành tựu đặc sắc của thơ ca kháng chiến chống Pháp, đều là những bài ca không thể nào quên về một thời gian khổ mà hào hùng, hào hoa của lịch sử dân tộc.
- Cảm nhận về đoạn thơ trong bài Tây Tiến của Quang Dũng
· Vị trí đoạn thơ: nằm ngay phần mở đầu của bài thơ.
· Nội dung:
o Đoạn thơ bộc lộ nỗi nhơ da diết, vời vợi về miền Tây và người lính Tây Tiến.
o Thiên nhiên miền Tây xa xôi mà thân thiết, hoang vu mà thơ mộng; con người miền Tây gian khổ mà hào hoa.
· Nghệ thuật:
o Hình ảnh thơ có sự hài hòa giữa nét thực và ảo, vừa mông lung vừa gợi cảm về cảnh và người (bút pháp lãng mạn).
o Nhạc điệu có sự hài hòa giữa lời cảm thán với điệu cảm xúc (câu mở đầu như một tiếng gọi vang vọng vào không gian), giữa mật độ dày những âm vần (rồi, ơi, chơi vơi, mỏi, hơi) với điệp từ nhơ và lối đối uyển chuyển (câu 3 với câu 4) đã tạo ra một âm hưởng tha thiết, ngậm ngùi.
- Cảm nhận về đoạn thơ trong bài Việt Bắc của Tố Hữu
· Vị trí: đoạn thơ nằm ở phần đầu của bài thơ Việt Bắc
· Nội dung:
o Đây là lời của người đi (những cán bộ kháng chiến đã từng gắn bó và công tác ở Việt Bắc, trong đó có Tố Hữu), khẳng định với người ở lại rằng: dù về xuôi, dù xa cách nhau về không gian địa lí nhưng vẫn nhớ Việt Bắc như nhớ người yêu. Từ đó, muốn nói nỗi nhớ của tình yêu là nỗi nhớ cháy bỏng, nỗi da diết nhất, thường trực nhất, để từ đó khẳng định nỗi nhớ và tấm lòng thủy chung của mình với Việt Bắc – suối nguồn nuôi dưỡng của cách mạng.
o Sau lời khẳng định là những hình ảnh thiên nhiên và con người Việt Bắc đẹp như khúc hát đồng quê. Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương, bản khói cùng sương,.. là hình ảnh rất đặc trưng cho khung cảnh núi rừng êm đềm, thơ mộng ở Việt Bắc. Trên cái nền trữ tình là hình ảnh con người Việt Bắc tần tảo, chịu thương chịu khó. Con người và thiên nhiên hài hòa gắn bó trong nỗi nhớ người về xuôi.
· Nghệ thuật:
o Các hình ảnh trong hoài niệm nhưng hiện lên thật cụ thể, rõ nét, chứng tỏ sự gắn bó sâu sắc và nỗi nhớ tha thiết.
o Thể thơ lục bát cùng với biện pháp so sánh, điệp từ... đã góp phần thể hiện sâu sắc nỗi nhớ và tấm lòng thủy chung của người về.
- So sánh hai đoạn thơ
· Điểm tương đồng:
o Hai đoạn thơ đều bộc lộ nỗi nhớ của người trong cuộc: tha thiết, bồi hồi, sâu lắng về thiên nhiên và con người một thời gắn bó, yêu thương trong kháng chiến.
o Đều thể hiện phong cách thơ độc đáo, tấm lòng thủy chung son sắt của những người trong cuộc đối với những mảnh đất một thời gắn bó.
· Điểm khác biệt:
o Nỗi nhớ của nhà thơ Quang Dũng được bộc lộ trực tiếp, cụ thể: nỗi nhó đơn vị cũ trào dâng, không kìm nén nổi bật lên thành tiếng gọi Tây Tiến ơi. Hai chữ chơi vơi vẽ ra trạng thái cụ thể của nỗi nhớ, hình tượng hóa nỗi nhớ và nỗi nhớ da diết, thường trực, ám ảnh, mênh mông bao trùm cả không gian, thời gian. Nỗi nhớ của Tố Hữu trong đoạn thơ dùng nỗi nhớ tình yêu để khẳng định nỗi nhớ với quê hương cách mạng.
o Hai đoạn thơ (cũng như toàn bài thơ) sử dụng hai hình thức khác nhau để bộc lộ cảm xúc: Tây Tiến sử dụng thể thơ thất ngôn trường thiên. Việt Bắc sử dụng thể thơ lục bát.
· Lí giải:
o Hai bài thơ đều được sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Pháp.
o Quang Dũng và Tố Hữu là hai nhà thơ, hai chiến sĩ, viết về nỗi nhớ của người trong cuộc. Mỗi nhà thơ có phong cách sáng tạo nghệ thuật riêng.
- Đánh giá chung về giá trị hai đoạn thơ:
Với hồn thơ đậm đà tính dân tộc, lãng mạn, hào hoa, phóng khoáng, Tố Hữu và Quang Dũng đã làm nổi bật nỗi nhớ thiết tha, sâu nặng về quê hương cách mạng và đơn vị cũ.
d. Sáng tạo (0,5đ)
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,25đ)
Đảm bảo quí tắc chính tả, dùng từ, đặt câu
Butnghien.com
*******
DỰ ĐOÁN ĐỀ THI THPT QUỐC GIA 2016
ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4
Văn hóa đọc của thanh niên nước ta
(…) “Trước khi đi vào thực trạng văn hóa đọc của thanh niên nước ta, chúng ta cần phải trả lời được câu hỏi: văn hóa đọc là gì? Văn hóa đọc bắt nguồn từ việc đọc sách nhưng không đơn thuần là việc đọc sách. Thật vậy, từ việc đọc sách thường xuyên, ta có được thói quen đọc sách và thói quen này dần nhân rộng trong xã hội, trở thành một nét đẹp. Trong quá trình hình thành và phát triển nét đẹp ấy, ta dần luyện tập được thêm ứng xử đọc, giá trị đọc và chuẩn mực đọc. Với ứng xử đọc là cách ta nhìn nhận tri thức từ sách vở. Giá trị đọc là khả năng ta đãi được những hạt vàng trong các trang sách. Chuẩn mực đọc là cái thước đo để xác định một cuốn sách, một tài liệu là đáng để chúng ta bỏ thời gian đọc hay không. Tất cả các nhân tố ấy hợp lại tạo nên một văn hóa mà ta gọi là văn hóa đọc.”
(Phạm Lâm Ngọc Bích – HS trường chuyên Lương Thế Vinh – Đồng Nai)
1.Nêu nội dung chính của đoạn văn?
2.Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là gì? Hãy xác định vị trí đoạn trích (Vị trí nào trong văn bản?)
3. Hãy chỉ ra và phân tích hiệu quả của các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn.
4.Anh/ chị rút ra được bài học gì về phương pháp viết đoạn văn nghị luận nói riêng, bài văn nghị luận nói chung? (Yêu cầu trình bày ngắn gọn khoảng 5 – 8 dòng)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 5 đến câu 7
Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII, người châu Âu vẫn chưa phân biệt rõ sự khác nhau giữa quần đảo Trường Sa với quần đảo Hoàng Sa. Cho đến năm 1787-1788, đoàn khảo sát Kergariou Locmaria mới xác định rõ vị trí của quần đảo Paracel (là quần đảo Hoàng Sa hiện nay) và từ đó người phương Tây mới bắt đầu phân biệt quần đảo Hoàng Sa ở phía bắc với một quần đảo khác ở phía nam, tức quần đảo Trường Sa. Đến năm 1791, Henry Spratly, người Anh, du hành qua quần đảo và đặt tên cho đá Vành Khăn là Mischief. Năm 1843 Richard Spratly đặt tên cho một số thực thể địa lý thuộc Trường Sa, trong đó có Spartly's Sandy Island cho đảo Trường Sa. Kể từ đó, Spartly dần trở thành tên tiếng Anh của cả quần đảo. Đối với người Việt, thời nhà Lê các hải đảo ngoài khơi phía đông được gọi chung là Đại Trường Sa đảo. Đến thời nhà Nguyễn triều vua Minh Mạng thì tên Vạn Lí Trường Sa xuất hiện trong bản đồ Đại Nam nhất thống toàn thổ của Phan Huy Chú. Bản đồ này đặt nhóm Vạn Lí Trường Sa ở phía nam nhóm Hoàng Sa. Về mặt địa lí thì cả hai nhóm đều nằm dọc bờ biển miền trung nước Đại Nam...
Theo Wikipedia
Câu 5: Đoạn văn trên viết về vấn đề gì? Đặt tiêu đề cho đoạn văn.
Câu 6: Đoạn văn trên có những cơ sở nào chứng tỏ quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa là của Việt Nam?
Câu 7: Đọc đoạn văn trên trong không khí chính trị - xã hội hiện nay, em có suy nghĩ gì về chủ quyền biển đảo Tổ quốc? (Viết đoạn văn 5-7 câu)
II. PHẦN LÀM VĂN
Câu 1 (3,0 điểm)
Người chiến sĩ trong trận Gạc Ma
64 người con đất Việt nằm lại giữa biển sâu và 27 năm nay để lại nỗi đau âm ỉ trong lòng mọi người.
Anh (chị) hãy viết một bài văn (khoảng 600 chữ) trình bày cảm nhận về tượng đài vững chắc được xây lên bằng lòng yêu nước, yêu biển đảo quê hương của các chiến sĩ trong trận chiến Gạc Ma 14/3/1988.
Anh/chị hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên.
Câu 2 (4,0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ sau:
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi.
(Trích Tây Tiến – Quang Dũng)
Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi nắng chiều lưng nương
Nhớ từng bản khói cùng sương
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.
(Trích Việt Bắc – Tố Hữu)
Gợi ý
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Trả lời :
1/Nội dung chính của văn bản trên :Giải thích “văn hóa đọc” là gì.
2/Phương thức biểu đạt chính là nghị luận. Vị trí đoạn trích nằm ở phần đầu của thân bài.
3/Biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản trích trên là: Ẩn dụ:Gía trị đọc là khả năng ta đãi được những hạt vàng trong các trang sách.Hiệu quả: làm tăng tính gợi hình, gợi cảm cho lập luận; tạo ấn tượng sâu sắc về ý nghĩa của hình ảnh ẩn dụ:
– “Những hạt vàng” ở đây là những lời hay ý đẹp, những giá trị sống, những thông điệp mà tác giả muốn gửi đến cho bạn đọc.
– Đọc sách là quá trình chắt lọc những “hạt vàng” trong sách, biến “những hạt vàng” ấy thành kiến thức, vốn sống của bản thân.
4/Bài học rút ra: Khi làm bài văn nghị luận, ngoài việc tuân theo những yêu cầu chung, người viết phải:
– Có những ý kiến, nhận định riêng, sáng tạo của bản thân.
– Cần kết hợp phương thức biểu đạt biểu cảm, một số phép tu từ để lập luận thêm sinh động, thuyết phục.
5. - Đoạn văn trên viết về lịch sử và các tên gọi khác nhau của 2 quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa, đưa những cơ sở chứng tỏ 2 quần đảo này là của Việt Nam. (0,25đ)
- Đặt nhan đề: Trường Sa và Hoàng Sa – Lịch sử và tên gọi. (0,25đ)
6. Trong đoạn văn trên đã nêu những cơ sở chứng tỏ quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa là của Việt Nam: (0,5đ)
· Thứ nhất, thời nhà Lê các hải đảo ngoài khơi phía đông được gọi chung là Đại Trường Sa đảo.
· Thứ hai, đến thời nhà Nguyễn triều vua Minh Mạng thì tên Vạn Lí Trường Sa xuất hiện trong bản đồ Đại Nam nhất thống toàn thổ của Phan Huy Chú.
7. (1đ)
· HS biết cách viết đoạn văn theo đúng qui định về số câu.
· Thể hiện suy nghĩ, thái độ và có ý thức hành động về việc bảo vệ chủ quyền dân tộc nói chung và quyền biển đảo nói riêng.
II. PHẦN LÀM VĂN
Câu 1 (3,0 điểm) Viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến: Nghề nghiệp không làm nên sự cao quí cho con người mà chính con người mới làm nên sự cao quí cho nghề nghiệp.
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận. (0,25đ)
Có đủ phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề. Thân bài triển khai được vấn đề. Kết bài kết luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận. (0,5đ)
Nghề nghiệp không làm nên sự cao quí cho con người mà chính con người mới làm nên sự cao quí cho nghề nghiệp.
c. Triền khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí luận và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động.
1. Giải thích khái niệm
Khái quát về trận chiến Gạc Ma 1988
Là trận thủy chiến nhằm bảo vệ đá Cô Lin,đá Len Đao và đá Gạc Ma thuộc chủ quyền của Việt Nam nhưng bị Trung Quốc xâm chiếm, nổ bom phá hoại hòng rút cờ Việt Nam khỏi 3 vùng lãnh thổ trên.
Để chống lại âm mưu thâm độc của kẻ thù, Hải quân Việt Nam đã tổ chức một trận thủy chiến, phá vỡ mục tiêu kẻ thù đề ra. 64 chiến sĩ đã ngã xuống và bất tử trong lòng nhiều thế hệ kể từ năm 1988.
Lòng yêu nước, yêu biển đảo quê hương thể hiện ở sự hiểu biết về đất nước và quyền lợi của đất nước mình; sẵn sàng hi sinh để bảo vệ đất nước khi có chiến tranh; tích cực học tập, tu dưỡng để xây dựng đất nước ngày càng phát triển. Lòng yêu đất nước còn thể hiện ở sự tự tôn dân tộc, trở thành một biểu tượng cao đẹp của thế hệ cha ông Việt Nam nhiều đời nay.
2. Bàn luận
Lòng yêu nước, yêu biển đảo quê hương là một trong những nhân tố cho thấy trách nhiệm của mỗi cá nhân với cộng đồng.
Dẫn chứng:
Các chiến sĩ Gạc Ma đã trao mình cho biển trong trận chiến 1988 nhưng công lao mà họ làm ra cho đất nước suốt 27 năm qua vẫn không hề mất đi. Thậm chí, dân tộc Việt Nam vẫn luôn tự hào vì những con người nhỏ bé nhưng vĩ đại biết mấy.
Những chiến công có được trong trận chiến Gạc Ma có tính chất vững bền vì đó là tình yêu bao la mà các chiến sĩ chiến đấu nói chung và những người đã nằm xuống dành cho bà mẹ Tổ Quốc. Một tấm lòng chân thành, sâu sắc, biết ơn và tự hào. Có lẽ, đó cũng là nguồn sức mạnh to lớn để họ dũng cảm, hiên ngang trước kẻ thù tàn bạo, phi lí Trung Quốc.
Trong bối cảnh hiện đại, tình yêu đất nước, yêu quê hương biển đảo càng có vai trò quan trọng khi đất nước vẫn còn bị de dọa bởi sự xảo quyệt của kẻ thù. Vấn đề Biển Đông và hai quần đảo Hoàng Sa- Trường Sa vẫn còn căng thẳng mà cả thế giới vẫn chưa tìm được một giải pháp khả quan.
Dẫn chứng:
Năm 2014, Trung Quốc bắt đầu gây hấn trên vùng biển Việt Nam bằng việc đặt giàn khoan HD981 trái phép, sau đó ngang nhiên tuyên bố chủ quyền và giết hại ngư dân Việt Nam. Hải quân Việt Nam cùng bộ phận ngư dân đã chiến đấu dũng cảm, cùng với sự ủng hộ của nhiều bạn bè quốc tế, các quốc gia yêu chuộng hòa bình sự việc được lắng xuống.Một trận chiến về quân sự đã không phải diễn ra nhưng cho đến nay Trung Quốc vẫn hàng ngày hàng giờ nuôi dưỡng dã tâm xâm lược bằng được vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam. Hơn một năm nay chúng tích cực xây dựng các đảo nhân tạo, thiết lập vùng nhận diện trên không… Biển Đông, Hoàng Sa- Trường sa vẫn đang oằn mình chống lại “ cơn bão” tàn nhẫn của kẻ thù.
3. Phê phán
Nhiều cá nhân sống vô trách nhiệm, thờ ơ với vận mệnh biển đảo và đất nước.
Có một bộ phận thanh thiếu niên sống buông thả, không có ước mơ hoài bão và nghị lực đấu tranh, tu dưỡng để cống hiến cho đất nước.
d. Sáng tạo (0,25đ)
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,25đ)
Đảm bảo quí tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
Câu 2 (4,0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận. (0,25đ)
Có đủ phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề. Thân bài triển khai được vấn đề. Kết bài kết luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận. (0,5đ)
Nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của hai đoạn thơ trong bài Tây Tiến (Quang Dũng) và Việt Bắc (Tố Hữu).
c. Triền khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; cảm nhận sâu sắc; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.
- Giới thiệu khái quát về hai tác giả, hai tác phẩm
· Quang Dũng (1921-1988), quê Hà Nội. Ông là một nghệ sĩ đa tài với hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn. Còn Tố Hữu (1920-2002), quê ở Huế, một nhà thơ tiêu biểu của dòng thơ cách mạng Việt Nam với hồn thơ đậm đà tính dân tộc.
· Tây Tiến (1948), Việt Bắc (1954) đều là những thành tựu đặc sắc của thơ ca kháng chiến chống Pháp, đều là những bài ca không thể nào quên về một thời gian khổ mà hào hùng, hào hoa của lịch sử dân tộc.
- Cảm nhận về đoạn thơ trong bài Tây Tiến của Quang Dũng
· Vị trí đoạn thơ: nằm ngay phần mở đầu của bài thơ.
· Nội dung:
o Đoạn thơ bộc lộ nỗi nhơ da diết, vời vợi về miền Tây và người lính Tây Tiến.
o Thiên nhiên miền Tây xa xôi mà thân thiết, hoang vu mà thơ mộng; con người miền Tây gian khổ mà hào hoa.
· Nghệ thuật:
o Hình ảnh thơ có sự hài hòa giữa nét thực và ảo, vừa mông lung vừa gợi cảm về cảnh và người (bút pháp lãng mạn).
o Nhạc điệu có sự hài hòa giữa lời cảm thán với điệu cảm xúc (câu mở đầu như một tiếng gọi vang vọng vào không gian), giữa mật độ dày những âm vần (rồi, ơi, chơi vơi, mỏi, hơi) với điệp từ nhơ và lối đối uyển chuyển (câu 3 với câu 4) đã tạo ra một âm hưởng tha thiết, ngậm ngùi.
- Cảm nhận về đoạn thơ trong bài Việt Bắc của Tố Hữu
· Vị trí: đoạn thơ nằm ở phần đầu của bài thơ Việt Bắc
· Nội dung:
o Đây là lời của người đi (những cán bộ kháng chiến đã từng gắn bó và công tác ở Việt Bắc, trong đó có Tố Hữu), khẳng định với người ở lại rằng: dù về xuôi, dù xa cách nhau về không gian địa lí nhưng vẫn nhớ Việt Bắc như nhớ người yêu. Từ đó, muốn nói nỗi nhớ của tình yêu là nỗi nhớ cháy bỏng, nỗi da diết nhất, thường trực nhất, để từ đó khẳng định nỗi nhớ và tấm lòng thủy chung của mình với Việt Bắc – suối nguồn nuôi dưỡng của cách mạng.
o Sau lời khẳng định là những hình ảnh thiên nhiên và con người Việt Bắc đẹp như khúc hát đồng quê. Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương, bản khói cùng sương,.. là hình ảnh rất đặc trưng cho khung cảnh núi rừng êm đềm, thơ mộng ở Việt Bắc. Trên cái nền trữ tình là hình ảnh con người Việt Bắc tần tảo, chịu thương chịu khó. Con người và thiên nhiên hài hòa gắn bó trong nỗi nhớ người về xuôi.
· Nghệ thuật:
o Các hình ảnh trong hoài niệm nhưng hiện lên thật cụ thể, rõ nét, chứng tỏ sự gắn bó sâu sắc và nỗi nhớ tha thiết.
o Thể thơ lục bát cùng với biện pháp so sánh, điệp từ... đã góp phần thể hiện sâu sắc nỗi nhớ và tấm lòng thủy chung của người về.
- So sánh hai đoạn thơ
· Điểm tương đồng:
o Hai đoạn thơ đều bộc lộ nỗi nhớ của người trong cuộc: tha thiết, bồi hồi, sâu lắng về thiên nhiên và con người một thời gắn bó, yêu thương trong kháng chiến.
o Đều thể hiện phong cách thơ độc đáo, tấm lòng thủy chung son sắt của những người trong cuộc đối với những mảnh đất một thời gắn bó.
· Điểm khác biệt:
o Nỗi nhớ của nhà thơ Quang Dũng được bộc lộ trực tiếp, cụ thể: nỗi nhó đơn vị cũ trào dâng, không kìm nén nổi bật lên thành tiếng gọi Tây Tiến ơi. Hai chữ chơi vơi vẽ ra trạng thái cụ thể của nỗi nhớ, hình tượng hóa nỗi nhớ và nỗi nhớ da diết, thường trực, ám ảnh, mênh mông bao trùm cả không gian, thời gian. Nỗi nhớ của Tố Hữu trong đoạn thơ dùng nỗi nhớ tình yêu để khẳng định nỗi nhớ với quê hương cách mạng.
o Hai đoạn thơ (cũng như toàn bài thơ) sử dụng hai hình thức khác nhau để bộc lộ cảm xúc: Tây Tiến sử dụng thể thơ thất ngôn trường thiên. Việt Bắc sử dụng thể thơ lục bát.
· Lí giải:
o Hai bài thơ đều được sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Pháp.
o Quang Dũng và Tố Hữu là hai nhà thơ, hai chiến sĩ, viết về nỗi nhớ của người trong cuộc. Mỗi nhà thơ có phong cách sáng tạo nghệ thuật riêng.
- Đánh giá chung về giá trị hai đoạn thơ:
Với hồn thơ đậm đà tính dân tộc, lãng mạn, hào hoa, phóng khoáng, Tố Hữu và Quang Dũng đã làm nổi bật nỗi nhớ thiết tha, sâu nặng về quê hương cách mạng và đơn vị cũ.
d. Sáng tạo (0,5đ)
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,25đ)
Đảm bảo quí tắc chính tả, dùng từ, đặt câu
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: