Trước thềm Đại lễ 1.000 năm Thăng Long, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội vừa chủ trì hội thảo Khai thác du lịch Việt Phủ Thành Chương ngay tại biệt phủ (dốc Dây Diều, xã Hiển Ninh, huyện Sóc Sơn).
Việt Phủ Thành Chương là điểm đến hấp dẫn trong chùm tour Đại lễ 1.000 năm Thăng Long, bởi đây không hẳn là bảo tàng, cũng không phải là điểm đến thoáng qua để vui chơi, giải trí mà là nơi gìn giữ, sưu tập tinh hoa văn hoá truyền thống Việt.
Tham gia hội thảo có đại diện của hơn 50 công ty, doanh nghiệp lữ hành và một số cơ quan thông tấn báo chí truyền thông. Theo ông Mai Tiến Dũng, Phó Giám đốc Sở Văn hóa thể thao và Du lịch Hà Nội, Việt Phủ Thành Chương đậm đà giá trị văn hoá Bắc bộ. Sự sàng lọc, bố trí hợp lý những nét tương đối nhất khiến khách quốc tế có cái nhìn tổng thể về văn hoá vùng đồng bằng này. Do đó, nơi đây sẽ là điểm đến lý tưởng cho khách du lịch tìm hiểu văn hoá Việt.
Nằm trên quả đồi tựa lưng vào một nhánh chính của triền núi Sóc Sơn, Việt phủ Thành Chương trải rộng hơn 10.000 m2 điền địa, thu hút đông đảo bạn bè trong nước và quốc tế tới viếng thăm bởi trên từng mét vuông ấy có dấu ấn của hàng vạn hiện vật văn hóa - lịch sử từ các triều đại Đinh - Lý - Trần - Lê... mà họa sĩ đã sưu tầm, lưu giữ suốt cả đời mình.
Tại hội thảo, đại diện một số doanh nghiệp lữ hành đưa ra ý kiến đóng góp về hoạt động du lịch của Việt Phủ. Theo ông Phùng Văn Khải, Giám đốc Haprotravel, Việt Phủ Thành Chương cần chú ý đến việc đào tạo hướng dẫn viên du lịch bởi đây là điểm du lịch đậm nét văn hoá. Ông Khải rất hoan nghênh ý tưởng “audio guide” (hướng dẫn du lịch bằng âm thanh) của Việt Phủ, nhưng cũng lưu ý đến việc không phải khách du lịch nào cũng thích.
Ông Hoàng Chính, đại diện công ty lữ hành T&T cho rằng, Việt Phủ nên có mức phí tham quan khác nhau và bảng giá niêm yết cho mỗi sản phẩm dịch vụ cho du lịch ở đây. "Nên đưa ra mức phí tham quan hợp lý" là ý kiến chung của các công ty lữ hành tham gia hội thảo.
Trước những ý kiến đóng góp của các doanh nghiệp lữ hành, hoạ sĩ Thành Chương (người quản lý khu du lịch Việt Phủ) cho biết, mục đích của Việt Phủ là xây dựng không gian văn hoá, bảo tồn, tôn vinh cũng như quảng bá văn hoá của ông cha mình đến bạn bè quốc tế. Bà Ngô Hương (Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Việt Phủ Thành Chương) khẳng định, công ty đã sẵn sàng cho việc “hòa tour” với các chương trình du lịch của Hà Nội, cũng như trong và ngoài nước.
Bà Hương cho biết, mức phí tham quan hiện tại được áp dụng cho khách du lịch lẻ; riêng đoàn khách sẽ có một mức giá khác. Về vấn đề hướng dẫn viên, bà Hương cho biết đây là vấn đề “đau đầu” nhất từ khi Việt Phủ mở cửa. Bên cạnh việc khuyến khích khách tìm hiểu, tham quanqua book guide, audio guide, Việt Phủ mong muốn các công ty tour đào tạo thêm cho hướng dẫn viên những thông tin chi tiết được Việt Phủ cung cấp.
Hội thảo lần này là chủ trương của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhằm thúc đẩy phát triển tour du lịch Hà Nội - Việt Phủ, một điểm du lịch văn hoá điển hình của thành phố. Những ý kiến đóng góp trong hội thảo vừa giúp Ban quản lý Việt Phủ khai thác và sử dụng tour, vừa giới thiệu quảng bá những giá trị văn hoá tâm linh truyền thống đến bạn bè quốc tế, phát huy được hiệu quả du lịch; đồng thời, tìm cách bảo vệ gìn giữ môi trường cũng như những hiện vật quý báu trong bối cảnh hàng trăm lượt khách tham quan một ngày khi Việt Phủ chính thức trở thành tour du lịch.
Một số hình ảnh về Việt Phủ Thành Chương:
Cổng Việt Phủ.
Nhà Tường Vân, nơi lưu giữ các cổ vật.
Gian nhà đậm nét văn hoá dân tộc.
Tháp Sơn Tĩnh trong Việt Phủ.
Một góc Việt Phủ nhìn từ trên cao.
Theo ĐV
Việt Phủ Thành Chương là điểm đến hấp dẫn trong chùm tour Đại lễ 1.000 năm Thăng Long, bởi đây không hẳn là bảo tàng, cũng không phải là điểm đến thoáng qua để vui chơi, giải trí mà là nơi gìn giữ, sưu tập tinh hoa văn hoá truyền thống Việt.
Tham gia hội thảo có đại diện của hơn 50 công ty, doanh nghiệp lữ hành và một số cơ quan thông tấn báo chí truyền thông. Theo ông Mai Tiến Dũng, Phó Giám đốc Sở Văn hóa thể thao và Du lịch Hà Nội, Việt Phủ Thành Chương đậm đà giá trị văn hoá Bắc bộ. Sự sàng lọc, bố trí hợp lý những nét tương đối nhất khiến khách quốc tế có cái nhìn tổng thể về văn hoá vùng đồng bằng này. Do đó, nơi đây sẽ là điểm đến lý tưởng cho khách du lịch tìm hiểu văn hoá Việt.
Nằm trên quả đồi tựa lưng vào một nhánh chính của triền núi Sóc Sơn, Việt phủ Thành Chương trải rộng hơn 10.000 m2 điền địa, thu hút đông đảo bạn bè trong nước và quốc tế tới viếng thăm bởi trên từng mét vuông ấy có dấu ấn của hàng vạn hiện vật văn hóa - lịch sử từ các triều đại Đinh - Lý - Trần - Lê... mà họa sĩ đã sưu tầm, lưu giữ suốt cả đời mình.
Tại hội thảo, đại diện một số doanh nghiệp lữ hành đưa ra ý kiến đóng góp về hoạt động du lịch của Việt Phủ. Theo ông Phùng Văn Khải, Giám đốc Haprotravel, Việt Phủ Thành Chương cần chú ý đến việc đào tạo hướng dẫn viên du lịch bởi đây là điểm du lịch đậm nét văn hoá. Ông Khải rất hoan nghênh ý tưởng “audio guide” (hướng dẫn du lịch bằng âm thanh) của Việt Phủ, nhưng cũng lưu ý đến việc không phải khách du lịch nào cũng thích.
Ông Hoàng Chính, đại diện công ty lữ hành T&T cho rằng, Việt Phủ nên có mức phí tham quan khác nhau và bảng giá niêm yết cho mỗi sản phẩm dịch vụ cho du lịch ở đây. "Nên đưa ra mức phí tham quan hợp lý" là ý kiến chung của các công ty lữ hành tham gia hội thảo.
Trước những ý kiến đóng góp của các doanh nghiệp lữ hành, hoạ sĩ Thành Chương (người quản lý khu du lịch Việt Phủ) cho biết, mục đích của Việt Phủ là xây dựng không gian văn hoá, bảo tồn, tôn vinh cũng như quảng bá văn hoá của ông cha mình đến bạn bè quốc tế. Bà Ngô Hương (Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Việt Phủ Thành Chương) khẳng định, công ty đã sẵn sàng cho việc “hòa tour” với các chương trình du lịch của Hà Nội, cũng như trong và ngoài nước.
Bà Hương cho biết, mức phí tham quan hiện tại được áp dụng cho khách du lịch lẻ; riêng đoàn khách sẽ có một mức giá khác. Về vấn đề hướng dẫn viên, bà Hương cho biết đây là vấn đề “đau đầu” nhất từ khi Việt Phủ mở cửa. Bên cạnh việc khuyến khích khách tìm hiểu, tham quanqua book guide, audio guide, Việt Phủ mong muốn các công ty tour đào tạo thêm cho hướng dẫn viên những thông tin chi tiết được Việt Phủ cung cấp.
Hội thảo lần này là chủ trương của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhằm thúc đẩy phát triển tour du lịch Hà Nội - Việt Phủ, một điểm du lịch văn hoá điển hình của thành phố. Những ý kiến đóng góp trong hội thảo vừa giúp Ban quản lý Việt Phủ khai thác và sử dụng tour, vừa giới thiệu quảng bá những giá trị văn hoá tâm linh truyền thống đến bạn bè quốc tế, phát huy được hiệu quả du lịch; đồng thời, tìm cách bảo vệ gìn giữ môi trường cũng như những hiện vật quý báu trong bối cảnh hàng trăm lượt khách tham quan một ngày khi Việt Phủ chính thức trở thành tour du lịch.
Một số hình ảnh về Việt Phủ Thành Chương:
Cổng Việt Phủ.
Nhà Tường Vân, nơi lưu giữ các cổ vật.
Gian nhà đậm nét văn hoá dân tộc.
Tháp Sơn Tĩnh trong Việt Phủ.
Một góc Việt Phủ nhìn từ trên cao.
Theo ĐV