Du lịch Hà Nam

Thandieu2

Thần Điêu
Hà Nam là tỉnh ở phía nam châu thổ sông Hồng, cửa ngõ phía nam của thủ đô Hà Nội. Phía bắc tỉnh Hà Nam giáp Hưng Yên và Hà Tây, phía đông giáp Thái Bình, phía tây giáp Hoà Bình, phía đông nam và nam giáp Nam Định và Ninh Bình. Địa hình của tỉnh đa dạng bao gồm chủ yếu là vùng đồng bằng chiêm trũng, vùng đồi núi, nửa đồi núi. Tỉnh có hai con sông lớn chảy qua đó là sông Đáy và sông Châu Giang.

Đất đai của tỉnh phần lớn là đất phù sa, độ phì nhiêu cao, thuận tiện cho việc phát triển canh tác cây trồng, đặc biệt là cây lương thực và cây hoa màu.

Khí hậu nhiệt đới, chia làm hai mùa: mùa khô từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 23ºC.

Tiềm năng phát triển kinh tế và du lịch

Tỉnh Hà Nam có nhiều tiềm năng về trồng cây lương thực, cây hoa màu.Hà Nam là địa phương có nền văn hiến lâu đời. Trong các cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, thị xã đã bị san phẳng tới ba lần. Ngày nay, thị xã Phủ Lý là trung tâm văn hoá, chính trị, kinh tế của tỉnh. Tỉnh tuy nhỏ nhưng có khá nhiều di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh như Núi Cấm, Ngũ Động Sơn, chùa Bà Đanh, hang Luồn, động Cấm Khả Phong... Tỉnh cũng có nhiều lễ hội truyền thống trong đó hội vật võ Liễu Đôi đã nổi tiếng cả nước.

Giao thông

Thành phố Phủ Lý cách Hà Nội khoảng 60km. Giao thông đường sắt, đường bộ, đường thủy đều thuận lợi. Thành phố Phủ Lý nằm trên tuyến đường giao thông đường sắt, đường bộ Bắc Nam


gjrt4rp29jlff3o777bs.jpg


Di tích tỉnh Hà Nam
Hà Nam có 1784 di tích: Trong đó có 551 ngôi đình, 490 ngôi chùa, 306 ngôi đền còn lại là miếu, phủ, văn chỉ, từ đường. Đến hết 7/2008, tỉnh Hà Nam có 105 di tích đã được Nhà nước xếp hạng: 64 cấp Quốc gia, 41 cấp tỉnh (xem danh mục)



Mùa hạ nhún nhường hoa sen

Cái nắng chói chang của mùa hạ dường như phải dịu lại, phải nhún nhường trước màu xanh vẻ đẹp của sen... Chùm ảnh được phóng viên VTC News thực hiện tại xã Thanh Lưu, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam

22-06-2009-1070.jpg

22-06-2009-11.jpg


Làng hoa Phù Vân

Chỉ cách trung tâm thành phố Phủ Lý chừng 6km, xua đi sự ồn ào của chốn thành thị, đi về phía nam xã Phù Vân (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), người ta dễ dàng nhận ra làng hoa Phù Vân với những cánh đồng hoa trải dài.
Từ đầu xóm đến cuối xóm, đâu đâu hoa cũng đua nhau khoe sắc. Một không gian hoa bao trùm khắp xóm: hoa ngoài cánh đồng, hoa trong vườn, hoa trước cửa, hoa trang trí trong nhà... Đúng là làng hoa!


05-5-2009-1.jpg

Trên cánh đồng hoa Phù Vân



05-5-2009-2.jpg

Những đoá hoa đua nhau khoe sắc không phụ công lao chăm sóc của người dân nơi đây


05-5-2009-4.jpg

Cả ngày ở ngoài vườn​


05-5-2009-5.jpg

Chăm bẵm, cắt tỉa từng lá cây, từng nhành nụ


Với đôi tay cần mẫn của mình, cùng với sự giúp đỡ của những hạt phù sa màu mỡ của con sông Đáy đem lại, người dân nơi đây đang dần làm nên thương hiệu của làng hoa Phù Vân với những nét đặc trưng riêng của mình./





Du lịch văn hóa tiêu biểu ở Hà Nam
DL_chuadoi.JPG





Chùa Long Đọi Sơn nằm trên núi Đọi Sơn thuộc xã Đọi Sơn huyện Duy Tiên, cách Phủ Lý khoảng 8 km về phía Bắc. Chùa Đọi được xây dựng vào năm 1054 và được trùng tu năm 1118-1121. Đây là ngôi chùa cổ có nhiều nét văn hoá nghệ thuật kiến trúc tinh xảo, mang đậm dấu ấn qua các thời kỳ lịch sử. Hàng năm vào ngày 21/3 âm lịch chùa Đọi Sơn mở hội. Với vị trí địa lý thuận lợi, phong cảnh thiên nhiên đẹp, nơi đây sẽ là một điểm du lịch khá hấp dẫn.


DL_DenLanhGiang.JPG

Đền Lảnh Giang nằm gần bờ sông Hồng thuộc xã Mộc Nam, huyện Duy Tiên, cạnh quốc lộ 38 đi cầu Yên Lệnh. Đền Lảnh Giang còn có tên gọi là Lảnh Giang linh từ, đền tọa lạc trong khuôn viên 3.000m2, nơi đây không có núi đồi, nhưng bạt ngàn màu xanh của cây trái. Cửa đền nhìn ra hướng đông dòng sông Nhị Hà (sông Hồng), bốn mùa mênh mang sóng nước.

Kề bên đền Lảnh Giang về phía bờ sông là ngôi đền thờ Cô Bơ Thoải Phủ. Đền thờ Tam vị Đại Vương thời Hùng - Duệ - Vương có công đánh Thục và thờ Tiên Dung công chúa, một trong Tứ Bất Tử của Việt Nam.
Mỗi năm có 2 kỳ lễ hội vào tháng 6 và tháng 8 âm lịch. Kỳ hội tháng 6 diễn ra từ ngày 18 đến ngày 25, kỳ hội tháng 8 được tổ chức vào ngày 20 âm lịch. Hiện rất đông khách thập phương từ các nơi kể cả Hà Nội, Hưng Yên… đến lễ và tham quan đền Lảnh. Nếu tuyến du lịch Sông Hồng của Hà Nội được mở rộng, đây sẽ là một trong những điểm du lịch tín ngưỡng có khả năng thu hút khách cao.


DL_DenTranThuong.jpg

Đền Trần Thương thuộc thôn Trần Thương, xã Nhân Đạo, huyện Lý Nhân. Tương truyền nơi đây là kho lương của Nhà Trần và là nơi diễn ra các cuộc giao tranh ác liệt trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên thế kỷ 13. Đền thờ Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn.

Đền được khởi xây vào năm 1783 với kiến trúc mang đậm nét cổ truyền dân tộc. Lễ hội hàng năm được tổ chức từ ngày 1 đến 20 tháng 8 (âm lịch) cùng với lễ hội đền Kiếp bạc ( Hải Dương), lễ hội đền Bảo Lộc (Nam Định) để tưởng nhớ người anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo. Hiện nay khu di tích đang được tiến hành quy hoạch lập dự án đầu tư xây dựng thành một điểm du lịch văn hoá tín ngưỡng trên tuyến du lịch sông Hồng.

Quế Sơn: Còn gọi là núi An Lão, núi Nguyệt Hằng ở thôn An Lão (Bình Lục) nơi có ngôi chùa tương truyền được xây dựng vào thời Lý, nơi phát hiện trống đồng Đông Sơn loại Hêgơ, đồng thời là một thắng cảnh nằm bên bờ sông Ninh.

Ngọc Lũ: Là một trong những xã thuộc huyện Bình Lục, nơi đầu tiên người Pháp phát hiện trống đồng mang tên Ngọc Lũ.


DL_ChuaTien.jpg

Một góc Bát Cảnh Sơn


Bát cảnh sơn: Tám cảnh ở vùng núi xã Tượng Lĩnh (Kim Bảng) đã từng là nơi chúa Trịnh Sâm cho lập hành cung và được chúa ví với 8 cảnh đẹp nổi tiếng ở Tiêu Tường (Vân Nam, Trung Quốc), như: Đền Tiên Ông thờ Nam thiên đại thành hoàng Thánh tổ Thiên vương Bồ Tát, nằm trong quần thể di tích thắng cảnh Bát cảnh sơn ở xã Tượng Lĩnh, huyện Kim Bảng, Hà Nam. Đền Tiên Ông được xây dựng vào đời vua Trần Nhân Tông, nằm trên lưng chừng núi Tượng Lĩnh, cao khoảng 200m giống hình con voi phủ phục. Cứ đến ngày rằm tháng 6 hàng năm, nhân dân ở đây tổ chức lễ hội rất long trọng, khách thập phương ở nhiều nơi cùng về tham dự...

DL_DenTruc.jpg


Đền Trúc thuộc thôn Quyển Sơn, xã Thi Sơn, huyện Kim Bảng. Đền thờ vị danh tướng Lý Thường Kiệt để tưởng nhớ Người cùng đoàn quân nghỉ tại đây khi Người dẫn quân đi chinh phạt Chiêm Thành cách đây hơn 900 năm. Hàng năm đền mở hội từ 1/1 - 1/2 âm lịch. Đây là một lễ hội tiêu biểu, ngoài phần lễ, phần hội được tổ chức rất phong phú, còn có múa hát Dặm Quyển Sơn - một làn điệu dân ca nổi tiếng của Hà Nam.

DL_ChuaBaDanh.gif


Chùa Bà Đanh thuộc thôn Đanh Xá, xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng. Chùa nằm ngay ven bờ sông Đáy, cạnh núi Ngọc, có kiến trúc độc đáo và nhiều những di vật quý đầy chất nghệ thuật dân gian. Đây là ngôi chùa đẹp cổ kính, thâm nghiêm, với cảnh quan “sơn thuỷ hữu tình”, thanh tịnh, cô quạnh và linh thiêng. Chùa bà Đanh, núi Ngọc nằm trong quần thể khu du lịch Ngũ Động Thi Sơn.



DL_DenBaVu.jpg

Đền Vũ Điện, còn gọi là đền Bà Vũ, miếu vợ chàng Trương, thuộc thôn Vũ Điện, xã Chân Lý, huyện Lý Nhân. Nói đến vợ chàng Trương, chắc hẳn ai cũng nhớ đến người con gái phủ Nam Xang đã sớm được chép vào sách Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ.

Theo truyền thuyết của người dân địa phương thì ngôi đền này được xây dựng từ thế kỷ XV, ngay sau cái chết oan uổng của bà Vũ. Ngôi đền linh thiêng với câu chuyện thương tâm của bà Vũ đã từng là đề tài cho biết bao thi nhân như Lê Thánh Tông, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến… Những lời thơ của các thi nhân đã nói hộ lòng thương tiếc, ước muốn giải oan cho người phụ nữ chịu nhiều đau khổ, mối đồng cảm sâu sắc của người đời đối với nỗi oan trái hãy còn dằng dặc ở trên đời và lòng ngưỡng mộ đối với một tấm gương trinh liệt. Phải chăng vì thế mà ngôi đền thờ bà đã và vẫn sẽ còn có sức thu hút mối quan tâm của nhiều vãn khách xa gần.

Đền Lăng còn được gọi là đền Ninh Thái. Đền ở xã Liêm Cần, huyện Thanh Liêm, Hà Nam. Đền Lăng thờ vua Đinh, vua Lê và Tam vị đại vương. Ngoài ra Đền Lăng còn thờ Lê Đại Hành cùng hai con của ông là Lê Trung Tông và Lê Ngọa Triều. Đến đền Lăng, du khách được am hiểu về kiến trúc của đền cũng như các đồ thờ tự thời Nguyễn, những sản phẩm văn hoá thời hậu Lê rất quý hiếm.

(Đền Lăng cách nhà Thandieu2 không quá 150m đâu, có dịp các bạn đến chơi, Thandieu2 sẽ dẫn đi chơi nha; nhưng cảnh ở đó .. không đẹp, sẽ bù lại bằng việc lên núi Cõi và la hét với Thandieu2 và cùng chui vào khám phá Hầm lô cốt - Hầm xuyên núi - Rất thú vị đó nha)

Đình đá Tiên Phong thuộc thôn An Mông, xã Tiên Phong, huyện Duy Tiên, Hà Nam. Đình thờ Nguyệt Nga công chúa, nữ tướng của Hai Bà Trưng. Đình đá Tiên Phong là một trong số không nhiều ngôi đình được làm bằng đá còn giữ được đến ngày nay. Khách du lịch đến tham quan được chiêm ngưỡng những mảng chạm khắc nghệ thuật công phu, tạo cho đình vẻ mềm mại, sự sống động, hấp dẫn mà không có cảm giác nặng nề của những khối đá.

DL_Dinh_Anhoa.jpg

Đình An Hòa ở xã Thanh Hòa, huyện Thanh Liêm, Hà Nam. Từ thị xã Phủ Lý đi 3km tới dốc Đọ, rẽ tay trái 2km vào đường liên xã, đến thôn An Hòa rẽ phải 300m là đến di tích. Đình An Hòa thờ hoàng tử Linh Lang và phò mã Kiều Đức Mậu thời Lý. Đình An Hòa được xây dựng trên khu đất rộng, mặt trước đình có hồ rộng, hệ thống cột đồng trụ, tường bao. Điều đặc biệt khi du khách đến đây là được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của các mảng chạm khắc không chỉ phong phú về nội dung, đa dạng về đề tài mà còn được thể hiện bằng những tay nghề điêu luyện làm cho những mảng trang trí ở đây có hồn, sống được cùng thời gian.

Khu di tích văn hoá lịch sử: Từ đường Nguyễn Khuyến thuộc thôn An Đổ, xã Trung Lương, huyện Bình Lục, thờ dòng họ Tam nguyên Yên đổ Nguyễn Khuyến. Đây là một điểm tham quan du lịch khá hấp dẫn. Khách tham quan được xem Cờ biểu của Vua ban cho Đệ Nhất Giáp tiến sĩ, vừa thưởng ngoạn những áng thơ bất hủ của bậc Tài Danh, vừa dạo mát ở bờ ao “ngư điếu” hoặc thả bộ trong bóng cây tĩnh mịch đặc trưng quen thuộc của làng quê cổ kính và bình dị Việt Nam.

Nguồn: Internet.
 
Chùa Bà Đanh - 'Đệ nhất vắng khách'

Chùa Bà Đanh - 'Đệ nhất vắng khách'

Chùa Bà Đanh có tên chữ Bảo Sơn Tự, tọa lạc tại thôn Đanh Xá, xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng, cách thị xã Phủ Lý, tỉnh Hà Nam, hơn 10 km về phía hữu ngạn Nam sông Ðáy.

Cửa khép, người thưa, thi thoảng mới có một khách thập phương, chùa Bà Đanh vẫn được coi là ngôi chùa "Đệ nhất vắng khách".

Chùa Bà Đanh là một hệ thống tổng thể bao gồm nhiều công trình với gần 40 gian nhà, cũng như các ngôi chùa khác, chùa Bà Đanh thờ Phật, song ở chùa Bà Đanh ngoài tượng Bồ Tát còn có tượng của Thái Thượng Lão Quân, tượng Nam Tào, Bắc Đẩu và các tượng của tín ngưỡng Tứ Phủ, một tín ngưỡng dân gian Việt Nam.

Khu danh thắng chùa Bà Đanh có diện tích khoảng 10 ha, với phong cảnh trời mây sông nước hữu tình. Năm 1994, chùa Bà Đanh được Bộ Văn hoá - Thông tin (nay là Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch) cấp bằng Di tích lịch sử cấp quốc gia.

Ngôi chùa ban đầu được xây dựng tranh tre nứa lá đơn sơ, đến năm Vĩnh Trị, đời Lê Hy Tông, khu rừng mới được mở mang quang đãng để xây lại cho khang trang. Khu vực này cấm người dân làm nhà ở nên cảnh chùa càng thêm trang nghiêm, vắng vẻ.

Xưa có câu “Vắng như chùa Bà Đanh”. Vậy vì sao chùa Bà Đanh lại hiu quạnh như vậy, một mặt do chùa Bà Đanh ở vị thế vắng vẻ không tiện đường giao thông, đường ở đây chủ yếu là đường “làng” nhỏ hẹp. Từ trước tới nay dân làng Đanh đều truyền tai nhau rằng ngôi chùa này rất linh thiêng, ai trái ý hoặc phỉ báng sẽ bị trừng trị... vì thế, khách thập phương không dám đến.

Đất Việt giới thiệu một số hình ảnh về chùa Bà Đanh:

1.1.jpg


1.jpg


Chùa Bà Đanh ở xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng, cách thị xã Phủ Lý 10 km về phía hữu ngạn sông Ðáy.

2.jpg


Chùa xứng danh là ngôi chùa “vắng khách đệ nhất”.


3.1.jpg


3.jpg



Tiếng gió thổi, tiếng lá rơi nhẹ khiến ngôi chùa tĩnh mịch đến lạ thường
.

4.jpg


Lá rụng nhiều đến nỗi phủ kín mặt sân chùa và người dân tiết kiệm bằng cách… đem về nhóm bếp.

5.jpg


Chỉ những ngày Đại lễ, cửa chính chùa mới mở, không gian đã yên ắng nay càng… lạnh lẽo hơn.


6.jpg


Con đường dẫn vào chùa vắng bóng con người
( Theo baodatviet.vn)
 
Thắng cảnh núi Ngọc -Hà Nam

Thắng cảnh núi Ngọc -Hà Nam

0-aa0nuingoc.jpg


Núi Ngọc nằm ở thôn Đanh, xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng, Hà Nam. Núi Ngọc cách chùa Bà Đanh 100m về phía bắc. Từ thị xã Phủ Lý, ngược sông Đáy 7km, tới bến Đanh, đi tiếp 100m là đến núi Ngọc.

Quả núi nằm sát mặt nước sông Đáy. Núi Ngọc là một ngọn núi đá vôi trong hệ thống núi đá kéo dài từ Hòa Bình xuống hướng tây bắc đông nam qua xã Tượng Lĩnh – Khả Phong – Liên Sơn của huyện Kim Bảng. Tuy nhiên núi Ngọc nằm tách riêng, ngăn cách vệt dãy núi kia bằng con sông Đáy.

Núi Ngọc không cao lắm. Ở đây cây cối mọc nhiều, cây to cây nhỏ mọc chen nhau cành lá xum xuê do dân địa phương có ý thức giữ gìn. Trên núi có một cây si cổ thụ, tương truyền có tới hàng trăm tuổi. Đứng trên ngọn núi, du khách có cảm tưởng như được tách riêng biệt khỏi sự ồn ào náo nhiệt của cuộc sống hiện đại để hòa mình vào sự yên tĩnh thuần khiết của thiên nhiên với núi, sông, cây cỏ. Ngay dưới chân núi có một ngôi đền cổ thờ một ông nghè có công với dân làng.

Nối giữa chùa Bà Đanh và núi Ngọc là một bãi rộng trồng cây lưu niên, chủ yếu là vải thiều, nhãn, tùy thời vụ có xen cả ngô lúa. Nằm hoàn toàn biệt lập với khu dân cư, trên núi, dưới sông, gần đền, gần chùa, núi Ngọc quả là một thắng cảnh của đất Kim Bảng, một địa điểm du lịch đầy hấp dẫn.

Nguồn: Internet
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top