“Đồng Tháp Mười mùa nước nổi” – Văn Công Hùng (Cánh Diều – Ngữ văn 6)

Ngọc Suka

Cộng tác viên
“Đồng Tháp Mười mùa nước nổi” chính là chuyến đi thực tế của tác giả khi đến vùng đất Đồng Tháp Mười. Đó là một chuyến trải nghiệm thú vị, tác giả Văn Công Hùng đã tìm hiểu nhiều hơn về thiên nhiên, cảnh vật, di tích, ẩm thực và cả con người nơi đây.
Chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài “Đồng Tháp Mười mùa nước nổi” – Văn Công Hùng trong bài viết này nhé!

Đồng Tháp Mười mùa nước nổi  (Cánh Diều - Ngữ văn 6)- vnkienthuc.png


Đọc hiểu văn bản “Đồng Tháp Mười mùa nước nổi”

I. Tìm hiểu chung tác giả, tác phẩm

1. Tác giả Văn Công Hùng


Tác giả Văn Công Hùng - vnkienthuc.jpg
Tác giả Văn Công Hùng

- Nhà thơ Văn Công hùng sinh năm 1958 tại thành phố Thanh Hóa, hiện sống ở thành phố Pleiku, Gia Lai và Thành phố Hồ Chí Minh.
- Vị trí:
+ Hội viên Hội Nhà báo Việt Nam, Hội viên Hội văn nghệ dân gian Việt Nam, Hội VHNT các dân tộc thiểu số Việt Nam.
+ Nguyên là Tổng biên tập Tạp chí Văn nghệ Gia Lai
-Ủy viên Ban chấp hành hội Nhà văn Việt Nam khóa VIII.
- Quan niệm văn chương:
“Viết không bao giờ là trò chơi, mà là cuộc vật lộn khổ sở. là nghiệp đeo đẳng suốt đời. Chữ không làm cho người no, nhưng cho ta cảm giác bình an và như thế là hạnh phúc. Nhiều hay ít là do tài năng từng người, nhưng được một câu thơ, một bài báo có ích là mong mỏi của tôi, người viết”.
- Giải thưởng văn học:
+ Giải nhì thơ tỉnh Gia Lai năm 1985
+ Giải C Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam năm 2002.
+ Tặng thưởng cuộc thi thơ Tạp chí “Sông Hương” năm 2001 – 2003.
+ Giải A giải thưởng văn học nghệ thuật Gia Lai lần thứ nhất 2000 – 2005.

2. Tác phẩm “Đồng Tháp Mười mùa nước nổi”

a. Xuất xứ

Bài viết “Đồng Tháp Mười mùa nước nổi” đăng trên báo Văn nghệ, số 49, tháng 12 – 2011.

b. Thể loại
Thể loại bài “Đồng Tháp Mười mùa nước nổi”: Du kí

c. Phương thức biểu đat
Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.

d. Bố cục
Bố cục bài “Đồng Tháp Mười mùa nước nổi” được chia làm 6 phần như sách giáo khoa Cánh Diều đã đánh dấu.

II. Tìm hiểu chi tiết – Đọc hiểu “Đồng Tháp Mười mùa nước nổi”

1. Thiên nhiên, cảnh quan nơi Đồng Tháp Mười
- Lũ:

+ Là nguồn sống của cả cư dân miền sông nước.
+ Mang phù sa mùa màng về, mang tôm cá về, làm nên một nền văn hóa đồng bằng.
+ Nếu không có lũ, nước kiệt đi thì sẽ rất khó khăn.
- Kênh rạch:
+ Được đào để thông thương, lấy nước, lấy đất đắp đường.
+ Hệ thống kênh rạch chằng chịt, kê huyết mạch nối những cù lao, giống,...thành một đồng bằng rộng lớn và đầy màu sắc.
- Tràm chim : rừng tràm và chim dày đặc thành vườn.
+ Muốn thấy chim phải chiều tối, hàng vạn, chục vạn con lớn bé to nhỏ rợp cả một khoảng trời.
=> Một vùng đất thiên nhiên trù phú.
- Sen
: thế lực của cái đẹp tự nhiên
+ Bạt ngàn, tinh khiết, ngạo nghễ, không chen chúc.
→ Nghệ thuật: nhân hóa.
➩ Thiên nhiên, cảnh quan hùng vĩ, tươi đẹp, đặc biệt tại Đồng Tháp Mười.

2. Nét văn hóa nơi Đồng Tháp Mười.

a. Văn hóa ẩm thực

- Món đặc trưng mùa nước là cá linh và bông điên điển.
- Được thiết đãi món: cá linh kho tộ và bông điên điển xào tôm.
- Tác giả đã trân trọng, miệt mài ăn, ăn thưởng thức.
b. Văn hóa kiến trúc
* Gò Tháp.
- Khu gò rộng khoảng 5 000 mét vuông và cao hơn khoảng 5 mét so với mực nước biển, nằm giữa rốn Đồng Tháp Mười.
- Người ta khai quật được một di tích nền gạch cổ có khoảng 1500 năm trước và được công nhận là di tích quốc gia.
- Là đại bản doanh của cụ Thiên hộ Dương và Đốc binh Kiều - hai vị anh hùng chống thực dân Pháp. Là căn cứ địa chống Mỹ cứu nước của cách mạng Việt Nam.
* Tháp Sen được chọn để xây dựng ở đây như cách tôn vinh sen Đồng Tháp Mười.
➩ Cung cấp kiến thức lịch sử về vùng đất Đồng Tháp Mười.

3. Con người nơi Đồng Tháp Mười

- Người dân vui vẻ, hiền lành, năng động,... sống chung với nhịp nhàng nước kiệt, nước ròng, những câu vọng cổ.
- Thành phố vừa trẻ trung vừa hiện đại, có gu kiến trúc, vừa mềm vừa xanh, cứ nao nao câu hò,...

4. Cảm xúc tác giả khi được trải nghiệm vẻ đẹp Đồng Tháp Mười
- Người viết từ ngỡ ngàng đến tiếc nuối.
- Tận hưởng, trân trọng khi thưởng thức món ăn.
- Choáng ngợp trước vẻ đẹp, sự kiêu hãnh của sen tại Đồng Tháp Mười.
- Mở mang, đem đến thông tin về lịch sử cho người đọc chứ không chỉ kiến thức địa lí.
- Cảm nhận về thành phố, cuộc sống về đêm trước khi ra về.
➩ Nhiều cảm xúc đan xen: ngỡ ngàng, choáng ngợp, tận hưởng, tiếc nuối,... Tác giả trân trọng chuyến đi tìm hiểu về vùng đất mới này.

III. Tổng kết

1. Nghệ thuật

- Thể loại du kí ghi lại trải nghiệm về vùng đất mới.

2. Nội dung – Ý nghĩa:
- Tác giả đã kể về trải nghiệm của bản thân khi được đến vùng đất Đồng Tháp Mười. Đó là một chuyến thú vị, tác giả đã được tìm hiểu nhiều hơn về cảnh vật, thiên nhiên, di tích, ẩm thực và cả con người nơi đây.
- Thể hiện sự yêu mến, tự hào về cảnh đẹp thiên nhiên và con người vùng ĐTM.

IV. Luyện tập

Câu 1: Miêu tả về thiên nhiên Đồng Tháp Mười, tác giả đã viết về những yếu tố nào?

A. Lũ, kênh rạch, sen, món ăn
B. Lũ, kênh rạch, tràm chim
C. Lũ, tràm chim, sen
D. Lũ, kênh rạch, sen, tràm chim

Câu 2: Món ăn đặc trưng của Đồng Tháp Mười mùa nước là gì?
A. Bông điên điển, cá linh
B. Bông điên điển, tôm
C. Bông điêm điển, tôm, cá linh, trà sen
D. Cá linh, tôm, trà sen

Câu 3: Đâu không phải cảm xúc của tác giả khi khám phá Đồng Tháp Mười?
A. Ngỡ ngàng
B. Trân trọng
C. Tiếc nuối
D. Xót xa

Xem thêm bài: https://vnkienthuc.com/threads/trong-long-me-nguyen-hong-canh-dieu-ngu-van-6.88789/

Như vậy, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu “Đồng Tháp Mười mùa nước nổi” của Văn Công Hùng. Bài du kí đã cho chúng ta hiểu hơn về vùng đất Tháp Mười, về khung cảnh thiên nhiên con người, nét đẹp văn hóa, di tích lịch sử lâu đời và văn hóa ẩm thực nơi đây. Từ đó khơi gợi cho chúng ta niềm yêu thích muốn khám phá mảnh đất này hơn.
Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết.

Trần Ngọc
 

Đính kèm

  • Đồng Tháp Mười mùa nước nổi  (Cánh Diều - Ngữ  văn 6) - vnkienthuc.com.png
    Đồng Tháp Mười mùa nước nổi (Cánh Diều - Ngữ văn 6) - vnkienthuc.com.png
    244 KB · Lượt xem: 86
Sửa lần cuối:
Bài du kí "Đồng Tháp Mười mùa nước nổi" của tác giả Văn Công Hùng đã cho chúng ta hiểu hơn về loại hình du lịch mới ngày nay với tên gọi "du lịch sinh thái", du lịch ở vùng miền Tây Nam Bộ được gọi là "du lịch miệt vườn", về vùng Đồng Tháp Mười - Nam Bộ.
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top