Dòng Ngân Hà- Kì quan của bầu trời đêm

  • Thread starter Thread starter Carina
  • Ngày gửi Ngày gửi

Carina

New member
Xu
0


maunakea_pacholka.jpg
Màu sắc của dải Ngân Hà lộ rõ vẽ đẹp qua bức ảnh chụp với độ phơi sáng lâu (ảnh NASA)

Để ngắm nhìn được dải Ngân Hà, đối với những dân ngắm sao chuyên nghiệp, họ thường lựa chọn những nơi ít bị nhiễu bởi ánh sáng thành phố, còn với những người dân nông thôn thì việc nhìn thấy Dải Ngân Hà không có gì khó khăn, tất nhiên với điều kiện thời tiết cho phép.

Khi màn đêm vừa buông xuống, Dải Ngân hà hiện lên với dáng vẻ một hình vòng cung rộng, rực rỡ với vẻ đẹp huyền ảo và đa dạng, kéo dài ngang bầu trời suốt từ phía đông bắc sang phía tây nam.

Nếu bạn sử dụng một ống nhòm và nhìn quét từ phía đuôi của chòm Bọ Cạp, thấp về phía tây nam qua Tam giác Mùa hè (gần đỉnh đầu) và quét tiếp về phía các chòm sao Casiopeia và Perseids ở huớng đông bắc, bạn sẽ tìm thấy vô vàn các chòm sao, cụm sao, các khoảng trống như Great Rift ở chòm Cygnus và rất nhiều ngôi sao riêng lẻ mà bạn chưa từng nghĩ chúng tồn tại.

Dòng Ngân Hà không thể nào nhìn được từ các thành phố do bị ô nhiễm ánh sáng, bụi và khói, nhưng khi về những vùng quê yên tĩnh, bạn sẽ ngay lập tức phát hiện ra Thiên hà MilkyWay, nơi Mặt trời trú ngụ. Nhìn dải Ngân hà rõ là một vệt sáng mờ ảo, hơi ma quái, nhưng có lẽ nó giống những vệt sương, khói hơn là ‘sữa’. Từ những địa điểm thực tối, dòng Ngân hà hiện lên với đẩy vẻ huy hoàng của mình., thậm chí những phần sáng nhất của MilkyWay có thể hắt sáng tạo thành những vệt bóng mờ nữa kia. Nhìn bằng mắt thường, trông Dải Ngân hà có vẻ rất phức tạp, nhưng khi nhìn qua ống nhòm, ta có cảm giác nhìn vào các đường vân của một phiến đá cẩm thạch.


Dải Ngân Hà là gì?


Trước khi con người phát minh ra ống nhòm, bản chất cụ thể của Dải Ngân Hà vẫn là một điều huyền bí và được con người gọi là MilkyWay Galaxy (với Gala là sữa trong tiếng Hy Lạp). Bây giờ chúng ta đã biết đó là tập hợp của rất nhiều tỷ các ngôi sao trong thiên hà của chúng ta.

Trung tâm của Dải Ngân Hà nằm cách Mặt trời 26000 năm AS về phía các đám mây sao Sagittarius.Ở phía đói diện là rìa của dải Ngân hà, cách chúng ta 20000 năm AS, đây là hướng của chòm Auriga và Taurus. Chúng ta đang nằm ở đầu cánh tay của chòm Orion, những dải sáng mà chúng ta nhìn thấy trong đêm hè này là một phần của những ngôi sao gần nhất nằm trên khoảng cách từ hệ Mặt trời tới tâm thiên hà

Mặt trời và những ngôi sao ở rìa dải Ngân hà quay xung quanh tâm Thiên hà với tốc độ khoảng 155 dặm/giây, và hết một vòng trong thời gian khoảng 225 triệu năm (Trái đất). Khoảng thời gian đó còn gọi là năm vũ trụ.


Khi con ngưòi bắt đầu phát hiện thấy rằng, còn có những khu vực khác trong vũ trụ, ngoài dải Ngân Hà, cũng tập trung nhiều sao , chúng ta gọi đó là những "hòn đảo vũ trụ", nhưng đây rõ ràng là một thuật ngữ không chính xác bởi vì "Vũ Trụ" ám chỉ mọi thứ tồn tại trong đó, do vậy không thể có số nhiều là "các", hay "những’ vũ trụ được. Bởi vậy chúng ta dường như đang tồn tại trên những "thiên hà" chứ không phải là các "đảo vũ trụ". Cách gọi các “đảo vũ trụ” là các thiên hà là một thỏa hiệp, và từ đó từ đó có nghĩa như ngày nay.

Những đám mây kỳ quái đó là cái gì thế?

Thật không may là với sự đô thị hóa ghê gớm trong nhiều năm qua, rất nhiều nguời trong chúng ta chưa bao giờ được nhìn thấy vẻ vĩ đại của dòng sông Ngân hà, đơn giản là ánh sáng và bụi khói ở các thành phốị đã xoá nhòa đi tất cả.

Trong cuốn sách" Ngắm trời đêm" của nhà thiên văn học nổi tiếng nguời Canada Terrence Dickinson, tác giả đã bình luận rằng trong một dư chấn động đất vào nửa đêm ở Northridge, California năm 1994, điện đóm bị cắt hết trong một khu vực rộng lớn. Khi đó hàng chục ngàn người dân California đã đổ ra đường và đã nhìn lên trời. Có lẽ đó là lần đầu tiên trong đời của nhiều ngưòi, họ nhìn thấy một bầu trời đầy sao. Vài ngày và thậm chí vài tuần sau đó, các đài phát thanh và trạm quan sát ở Los Angeles đã nhận được hàng loạt các cuộc điện thoại từ những người dân bày tỏ lo lắng rằng liệu có phải ánh sáng quá mạnh từ những ngôi sao trong những đám mây bạc kỳ quái (dải Thiên hà) đã là nguyên nhan gây ra đông đất !!!.

Theo Dickinson thì những phản ứng thái quá như vậy chỉ có thể xuất hiện ở những nguời chưa bao giờ được ngắm bầu trời đêm ở những khu vực không bị ô nhiễm ánh sáng thành thị mà thôi. Mà quả thực, về mặt này, dân thành thị thật là thiệt thòi so với những người cư trú ở các khu vực nông thôn thiếu ánh đèn nhiều lắm lắm.

Thohry
Theo Space.com

Vietastro: những ngày hè tháng 7, tháng 8 là thời điểm quan sát ngân hà thuận lợi nhất
 
Mình rất thích ngắm sao nhưng chẳng hiểu nhìu về nó..... ^^ bài này của bạn hay lắm đó !À mình nghĩ là 1 nhà thiên văn học chắc sung sướng lắm nhỉ ? Vì họ đc chiêm nghiệm nhìu vị tinh tú và khám phá các hành tinh..... Ước gì hô hô .....thấy đc sao băng nhỉ?
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top