Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
VĂN HỌC
Văn học dân gian
Điển cố, giai thoại văn học
Đối rồi đấy chứ!
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="Hide Nguyễn" data-source="post: 74622" data-attributes="member: 6"><p>Ông cụ nọ vốn người ham thích văn chương, nhưng tuổi già sức yếu, không có việc gì làm. Muốn cho đỡ buồn, cụ lập một quán hàng bên vệ đường, cũng mong gặp khách vãng lai trò chuyện cho khuây khỏa.</p><p></p><p>Quán hàng sạch sẽ, khang trang. Ngay chính giữa gian nhà, cụ kê một cái án thư, trên đặt chiếc mâm gỗ, để sẵn quan tiền đồng. Trên vách, dóng với chiếc án thư là một vế câu đối đỏ, chỉ có năm chữ:</p><p></p><p>Tân quán nghênh tân khách</p><p></p><p>(Cửa hàng mới đón chào khách mới).</p><p></p><p>Ông cụ nói với nhiều người quen thuộc:</p><p></p><p>- Đây là mấy chữ chào khách, sơ sài thôi. Nhưng các vị khách xa gần, ai đối được thì lão xin tặng luôn quan tiền, gọi là chút quà tri ngộ.</p><p></p><p></p><p></p><p>Ảnh chỉ mang tính minh họa. (Nguồn Internet) </p><p></p><p>Câu đối kể ra không khó, ý nghĩa rõ ràng, nhưng lại hóa gay. Lối điệp ngữ đơn giản mà sắc sảo. Tìm cho được câu thích hợp chẳng phải là chuyện dễ dàng. Vì vậy mà hàng tháng ròng, quan tiền cứ nằm nguyên trên mâm, chưa được tặng cho ai cả.</p><p></p><p>Chiều hôm ấy, khá nhiều khách quây quần trong hàng nước của ông cụ, cười cười, nói nói. Ai cũng trầm trồ chép miệng phàn nàn vì chuyện thiếu nhân tài. Câu đối như vậy mà mãi không ai đối được. Bỗng một thầy nho thong thả bước vào, mua bát nước vối giải khát. Thầy nhìn vế câu đối trên vách, rồi lại đưa mắt nhìn quanh mọi người. Một bác hàng xóm ngồi đó, cười xởi lởi:</p><p></p><p>- Thầy nho chắc ở xa đến chưa rõ. Chúng tôi đang nói chuyện về vế câu đối trên vách đấy. Chưa có ai đối cả. Thầy nho xem có đối được thì nhận tiền thưởng của cụ tôi đi!</p><p></p><p>Thầy nho gật đầu, đưa bát nước vối lên môi, chiêu một ngụm rồi đặt xuống chõng. Đột nhiên, giữa mấy chục con mắt ngơ ngác của mọi người, thầy đĩnh đạc tới gần án thư, cầm lấy quan tiền rồi lẳng lặng quay ra, không nói một lời. Cả đám người ngồi đấy nhao nhao:</p><p></p><p>- Ô kìa, ông khách! Xách tiền đi chẳng nói chẳng rằng. Đối được không mà lờ đi thế?</p><p></p><p>Ông chủ quán cũng định nhỏm dậy. Nhưng nhìn ra, thấy anh đồ cứ bước những bước ung dung chứ không có vẻ vội vàng, không ra hạng người xấu thói. Ông cụ nghĩ ngay có thể chàng trai này có ẩn ý gì chăng. Cụ đưa mắt cho cô con gái ngồi trên góc bếp. Cô gái nhanh nhẹn đứng lên gọi với:</p><p></p><p>- Thưa thầy nho! Thầy chưa đối lại câu đối của bố em.</p><p></p><p>Chàng trai vẫn ung dung nhịp bước rất khoan thai, rất ngắn, chỉ khẽ quay đầu:</p><p></p><p>- Đối rồi đấy chứ!</p><p></p><p>Nhóm khách cười vang:</p><p></p><p>- Nào có thấy thầy nói năng câu gì đâu mà bảo đối rồi.</p><p></p><p>Thầy nho dừng lại hơi nghiêng mình hướng về ông cụ tay giơ quan tiền ra:</p><p></p><p>- Thưa cụ chủ, quan tiền của cụ vào tay tôi thế này tức là "Quý vật tặng quý nhân" chứ còn gì nữa ạ!</p><p></p><p>(Sưu tầm)</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="Hide Nguyễn, post: 74622, member: 6"] Ông cụ nọ vốn người ham thích văn chương, nhưng tuổi già sức yếu, không có việc gì làm. Muốn cho đỡ buồn, cụ lập một quán hàng bên vệ đường, cũng mong gặp khách vãng lai trò chuyện cho khuây khỏa. Quán hàng sạch sẽ, khang trang. Ngay chính giữa gian nhà, cụ kê một cái án thư, trên đặt chiếc mâm gỗ, để sẵn quan tiền đồng. Trên vách, dóng với chiếc án thư là một vế câu đối đỏ, chỉ có năm chữ: Tân quán nghênh tân khách (Cửa hàng mới đón chào khách mới). Ông cụ nói với nhiều người quen thuộc: - Đây là mấy chữ chào khách, sơ sài thôi. Nhưng các vị khách xa gần, ai đối được thì lão xin tặng luôn quan tiền, gọi là chút quà tri ngộ. Ảnh chỉ mang tính minh họa. (Nguồn Internet) Câu đối kể ra không khó, ý nghĩa rõ ràng, nhưng lại hóa gay. Lối điệp ngữ đơn giản mà sắc sảo. Tìm cho được câu thích hợp chẳng phải là chuyện dễ dàng. Vì vậy mà hàng tháng ròng, quan tiền cứ nằm nguyên trên mâm, chưa được tặng cho ai cả. Chiều hôm ấy, khá nhiều khách quây quần trong hàng nước của ông cụ, cười cười, nói nói. Ai cũng trầm trồ chép miệng phàn nàn vì chuyện thiếu nhân tài. Câu đối như vậy mà mãi không ai đối được. Bỗng một thầy nho thong thả bước vào, mua bát nước vối giải khát. Thầy nhìn vế câu đối trên vách, rồi lại đưa mắt nhìn quanh mọi người. Một bác hàng xóm ngồi đó, cười xởi lởi: - Thầy nho chắc ở xa đến chưa rõ. Chúng tôi đang nói chuyện về vế câu đối trên vách đấy. Chưa có ai đối cả. Thầy nho xem có đối được thì nhận tiền thưởng của cụ tôi đi! Thầy nho gật đầu, đưa bát nước vối lên môi, chiêu một ngụm rồi đặt xuống chõng. Đột nhiên, giữa mấy chục con mắt ngơ ngác của mọi người, thầy đĩnh đạc tới gần án thư, cầm lấy quan tiền rồi lẳng lặng quay ra, không nói một lời. Cả đám người ngồi đấy nhao nhao: - Ô kìa, ông khách! Xách tiền đi chẳng nói chẳng rằng. Đối được không mà lờ đi thế? Ông chủ quán cũng định nhỏm dậy. Nhưng nhìn ra, thấy anh đồ cứ bước những bước ung dung chứ không có vẻ vội vàng, không ra hạng người xấu thói. Ông cụ nghĩ ngay có thể chàng trai này có ẩn ý gì chăng. Cụ đưa mắt cho cô con gái ngồi trên góc bếp. Cô gái nhanh nhẹn đứng lên gọi với: - Thưa thầy nho! Thầy chưa đối lại câu đối của bố em. Chàng trai vẫn ung dung nhịp bước rất khoan thai, rất ngắn, chỉ khẽ quay đầu: - Đối rồi đấy chứ! Nhóm khách cười vang: - Nào có thấy thầy nói năng câu gì đâu mà bảo đối rồi. Thầy nho dừng lại hơi nghiêng mình hướng về ông cụ tay giơ quan tiền ra: - Thưa cụ chủ, quan tiền của cụ vào tay tôi thế này tức là "Quý vật tặng quý nhân" chứ còn gì nữa ạ! (Sưu tầm) [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
VĂN HỌC
Văn học dân gian
Điển cố, giai thoại văn học
Đối rồi đấy chứ!
Top