Djokovic đăng quang sau những giây phút hủy diệt đối thủ là điều đã được đoán định từ trước, và nó chỉ suy suyển đôi chút khi Nadal tạo nên bất ngờ bằng việc thắng ngay game giao bóng đầu tiên của Djokovic, rồi được thiết lập trở lại bằng việc liên tiếp giành cả 6 game sau đấy để chiến thắng set đầu.
Có thêm hai khoảnh khắc nữa cho tia hy vọng từ phía Nadal bùng lên, một là Nadal lại giành được break ngay ở game đầu tiên set 2 Djokovic cầm giao bóng, và hai là chiến thắng sau loạt tiebreak của set 3.
Nhưng tia hy vọng cứ bùng lên cao bao nhiêu thì Djokovic lại dập tắt nó như chính Nadal thừa nhận khi anh đứng giữa sân đấu khổng lồ Arthue Ashe có 23 ngàn khán giả và hàng triệu người hâm mộ của 180 quốc gia theo dõi trực tiếp qua truyền hình, rằng: “Anh ta đã đáp trả mãnh liệt mỗi khi tôi tấn công, và anh ta đã đẩy giới hạn của cuộc đấu ra khỏi tầm với của tôi”.
Có quá nhiều sự khác biệt trong một trận chung kết giữa hai tay vợt để dẫn tới một kết quả như thế.
Khả năng kiểm soát cuộc chơi
Trên tất cả là khả năng kiểm soát cuộc chơi, kiểm soát đối thủ thông qua các kỹ năng và sức mạnh tâm lý của Djokovic. Anh không cho phép mình rơi vào tình thế tuột dốc (tối đa chỉ bị dẫn cách biệt 2 game), dù cho anh phải làm tất cả. Từ việc xoài hết như xé đôi chân ra để trả giao bóng hay vảy cái cổ tay rồi lập tức trở về vị trí giữa sân như thể anh là một môn đệ của “lăng ba vi bộ” vốn chỉ có trong truyện kiếm hiệp của Tàu, tới sự bền bỉ tưởng như vô tận, mất gần 20 phút để bẻ game của Nadal trong game đấu thứ ba set 2 thì Djokovic cũng quyết không từ bỏ.
Cứ cho rằng cú smash rúc lưới của Nadal ở game 3 set 2 là một điều may mắn giống như là các pha bóng bật lưới tuyệt đối đều nảy sang sân mà Djokovic có được, thì trên hết, Djokovic đã chiến đấu và phô diễn kỹ năng để xứng đáng đón nhận nó.
Trong khi ấy, Nadal lại giống như một chiếc xe hơi cũ kỹ, vừa kịp tăng tốc để lên dốc được 2m thì tụt dốc cho tới cuối con đường. Suy cho cùng, thua liền 6 game cũng không khác là bao so với việc thua trắng 0-6.
Nadal đã khắc phục tốt hơn ở set 2, thắng 2 game trước và thua liền 4 game sau rồi san bằng tỉ số 4-4, nhưng lại mất game khá dễ khi trao cho đối thủ 3 cơ hội bẻ giao bóng và thua nhanh 4-6.
Djokovic bước lên đỉnh cao
Sự khác biệt Djokovic tạo ra còn là cú trả giao bóng, bởi nếu như cả 2 gần như không chênh lệch ở khả năng giao bóng 1 vào sân (Djokovic là 68%, Nadal là 66%), thì tỉ lệ ăn điểm giao bóng 1 lại vênh rất nhiều (65% so với 52%) .
Khi Nadal quyết tấn công và đeo đuổi chiến thuật này, anh quyết bám lấy đường cuối sân ngay sau khi giao bóng, nhưng một điều hiển hiện là bóng luôn có xu hướng cắm vào chân của anh sau các cú trả của Djokovic.
Hoặc nếu khi Nadal chỉ có thể cắt bóng xoay người trở về vị trí khi trả cú giao bóng ra mang, thì Djokovic lại thoải mái trả giao bóng bằng các cú đè trở lại từ trái lẫn thuận tay.
Mà đó cũng chỉ là điều rất đỗi bình thường nếu chúng ta tin rằng ở bán kết với Federer, Djokovic gần như nhắm mắt mà vẫn trả giao bóng thuận tay chéo sân ở match point đầu tiên anh phải đối diện không phải là chuyện may rủi.
Có thêm một điểm nữa mà Djokovic đã dựa vào đó để thay đổi cuộc đời anh, số phận của anh, và vẽ lại bản đồ của tennis thế giới: cú trái hai tay linh hoạt bậc nhất hiện thời.
Chống lại Nadal, thường thì các đối thủ thuận tay phải đôi lúc phải hoảng sợ các cú giao bóng xoáy ra mang khi đứng ở ô giao bóng bên trái (advantage court), nhưng Djokovic sẵn sàng tấn công ngay lập tức trở lại từ cú trả giao với cách đưa mặt vợt ngửa lên sau khi tiếp xúc bóng cho tới khi kết thúc trên vai vẫn rất xoáy để an toàn mà vẫn mạnh để gây áp lực. Hoặc khi Nadal giành break point ở game thứ tám của set 3 thì Djokovic nhẹ nhàng ghi 2 điểm trực tiếp đều bằng cú trái tay dọc dây.
Còn Nadal có một trận đấu mà anh khai thác gần như tối đa hiệu năng của cú cắt bóng trái tay. Khi trả giao bóng, anh cắt. Khi đối phương dồn trái liên tiếp, anh cắt. Khi đối phương tràn lưới, anh cũng cắt (ít nhất 2 lần). Chỉ tiếc rằng cắt bóng muôn đời nay vẫn chỉ để phòng thủ, dù cho người sử dụng cú này tài tình nhất là Stefi Graf (đơn nữ trước đây) hay Federer hiện thời.
Phải tới khi Nadal phát huy cú thuận tay, anh mới thực sự cân bằng cuộc chơi với Djokovic như trong set 3. Chính vũ khí này đã giúp Nadal làm được điều đáng an ủi kéo dài trận chung kết thêm 3 giờ đồng hồ nữa và màn rượt đuổi ngoạn mục ngắn ngủi trong set đấu anh chiến thắng, thay vì người hâm mộ phải thòm thèm khi xem trận chung kết US Open đầu tiên giữa hai tay vợt số 1 và số 2 thế giới sau 16 năm kể từ ngày số 2 Pete Sampras đánh bại số 1 Agassi năm 1995.
Ở đây chúng ta còn thấy Nadal đã lần đầu tiên trong các cuộc đối đầu với Djokovic trong năm nay rằng anh dám tấn công và đã tấn công được thay vì chỉ biết phòng thủ, thi thoảng phản công bằng các cú dọc dây trứ danh. Và đó có thể là một tín hiệu cho tương lai.
Có lẽ, câu hỏi cuối cùng còn lại giờ đây là tại sao Nadal lại tuột dốc rất nhanh ở set thứ tư và chấn thương của Djokovic là gì khi “hoàng tử Serbia” cần nhân viên y tế chăm sóc lườn bên trái cho anh 3 lần cả thảy ở set này?
Hình ảnh Djokovic có vẻ nhăn nhó nhưng bóng vẫn vung đi rất nặng, còn Nadal thì đứng chống vợt sau loạt bóng bền ở game thứ hai set 4 (Nadal thua 0-2) xem ra đã là câu trả lời cho chúng ta, cho sự lên ngôi của một vị vua mới của tennis thế giới năm 2011.
Đây chính là năm đấu vĩ đại nhất của một tay vợt kể từ thời Rod Laver, bởi Djokovic đã giành 3 Grand Slam, 5 Masters 1000 trong số 11 danh hiệu vô địch là vô tiền khoáng hậu.
SƯU TẦM
Có thêm hai khoảnh khắc nữa cho tia hy vọng từ phía Nadal bùng lên, một là Nadal lại giành được break ngay ở game đầu tiên set 2 Djokovic cầm giao bóng, và hai là chiến thắng sau loạt tiebreak của set 3.
Nhưng tia hy vọng cứ bùng lên cao bao nhiêu thì Djokovic lại dập tắt nó như chính Nadal thừa nhận khi anh đứng giữa sân đấu khổng lồ Arthue Ashe có 23 ngàn khán giả và hàng triệu người hâm mộ của 180 quốc gia theo dõi trực tiếp qua truyền hình, rằng: “Anh ta đã đáp trả mãnh liệt mỗi khi tôi tấn công, và anh ta đã đẩy giới hạn của cuộc đấu ra khỏi tầm với của tôi”.
Có quá nhiều sự khác biệt trong một trận chung kết giữa hai tay vợt để dẫn tới một kết quả như thế.
Khả năng kiểm soát cuộc chơi
Trên tất cả là khả năng kiểm soát cuộc chơi, kiểm soát đối thủ thông qua các kỹ năng và sức mạnh tâm lý của Djokovic. Anh không cho phép mình rơi vào tình thế tuột dốc (tối đa chỉ bị dẫn cách biệt 2 game), dù cho anh phải làm tất cả. Từ việc xoài hết như xé đôi chân ra để trả giao bóng hay vảy cái cổ tay rồi lập tức trở về vị trí giữa sân như thể anh là một môn đệ của “lăng ba vi bộ” vốn chỉ có trong truyện kiếm hiệp của Tàu, tới sự bền bỉ tưởng như vô tận, mất gần 20 phút để bẻ game của Nadal trong game đấu thứ ba set 2 thì Djokovic cũng quyết không từ bỏ.
Cứ cho rằng cú smash rúc lưới của Nadal ở game 3 set 2 là một điều may mắn giống như là các pha bóng bật lưới tuyệt đối đều nảy sang sân mà Djokovic có được, thì trên hết, Djokovic đã chiến đấu và phô diễn kỹ năng để xứng đáng đón nhận nó.
Trong khi ấy, Nadal lại giống như một chiếc xe hơi cũ kỹ, vừa kịp tăng tốc để lên dốc được 2m thì tụt dốc cho tới cuối con đường. Suy cho cùng, thua liền 6 game cũng không khác là bao so với việc thua trắng 0-6.
Nadal đã khắc phục tốt hơn ở set 2, thắng 2 game trước và thua liền 4 game sau rồi san bằng tỉ số 4-4, nhưng lại mất game khá dễ khi trao cho đối thủ 3 cơ hội bẻ giao bóng và thua nhanh 4-6.
Sự khác biệt Djokovic tạo ra còn là cú trả giao bóng, bởi nếu như cả 2 gần như không chênh lệch ở khả năng giao bóng 1 vào sân (Djokovic là 68%, Nadal là 66%), thì tỉ lệ ăn điểm giao bóng 1 lại vênh rất nhiều (65% so với 52%) .
Khi Nadal quyết tấn công và đeo đuổi chiến thuật này, anh quyết bám lấy đường cuối sân ngay sau khi giao bóng, nhưng một điều hiển hiện là bóng luôn có xu hướng cắm vào chân của anh sau các cú trả của Djokovic.
Hoặc nếu khi Nadal chỉ có thể cắt bóng xoay người trở về vị trí khi trả cú giao bóng ra mang, thì Djokovic lại thoải mái trả giao bóng bằng các cú đè trở lại từ trái lẫn thuận tay.
Mà đó cũng chỉ là điều rất đỗi bình thường nếu chúng ta tin rằng ở bán kết với Federer, Djokovic gần như nhắm mắt mà vẫn trả giao bóng thuận tay chéo sân ở match point đầu tiên anh phải đối diện không phải là chuyện may rủi.
Có thêm một điểm nữa mà Djokovic đã dựa vào đó để thay đổi cuộc đời anh, số phận của anh, và vẽ lại bản đồ của tennis thế giới: cú trái hai tay linh hoạt bậc nhất hiện thời.
Chống lại Nadal, thường thì các đối thủ thuận tay phải đôi lúc phải hoảng sợ các cú giao bóng xoáy ra mang khi đứng ở ô giao bóng bên trái (advantage court), nhưng Djokovic sẵn sàng tấn công ngay lập tức trở lại từ cú trả giao với cách đưa mặt vợt ngửa lên sau khi tiếp xúc bóng cho tới khi kết thúc trên vai vẫn rất xoáy để an toàn mà vẫn mạnh để gây áp lực. Hoặc khi Nadal giành break point ở game thứ tám của set 3 thì Djokovic nhẹ nhàng ghi 2 điểm trực tiếp đều bằng cú trái tay dọc dây.
Còn Nadal có một trận đấu mà anh khai thác gần như tối đa hiệu năng của cú cắt bóng trái tay. Khi trả giao bóng, anh cắt. Khi đối phương dồn trái liên tiếp, anh cắt. Khi đối phương tràn lưới, anh cũng cắt (ít nhất 2 lần). Chỉ tiếc rằng cắt bóng muôn đời nay vẫn chỉ để phòng thủ, dù cho người sử dụng cú này tài tình nhất là Stefi Graf (đơn nữ trước đây) hay Federer hiện thời.
Phải tới khi Nadal phát huy cú thuận tay, anh mới thực sự cân bằng cuộc chơi với Djokovic như trong set 3. Chính vũ khí này đã giúp Nadal làm được điều đáng an ủi kéo dài trận chung kết thêm 3 giờ đồng hồ nữa và màn rượt đuổi ngoạn mục ngắn ngủi trong set đấu anh chiến thắng, thay vì người hâm mộ phải thòm thèm khi xem trận chung kết US Open đầu tiên giữa hai tay vợt số 1 và số 2 thế giới sau 16 năm kể từ ngày số 2 Pete Sampras đánh bại số 1 Agassi năm 1995.
Ở đây chúng ta còn thấy Nadal đã lần đầu tiên trong các cuộc đối đầu với Djokovic trong năm nay rằng anh dám tấn công và đã tấn công được thay vì chỉ biết phòng thủ, thi thoảng phản công bằng các cú dọc dây trứ danh. Và đó có thể là một tín hiệu cho tương lai.
Có lẽ, câu hỏi cuối cùng còn lại giờ đây là tại sao Nadal lại tuột dốc rất nhanh ở set thứ tư và chấn thương của Djokovic là gì khi “hoàng tử Serbia” cần nhân viên y tế chăm sóc lườn bên trái cho anh 3 lần cả thảy ở set này?
Hình ảnh Djokovic có vẻ nhăn nhó nhưng bóng vẫn vung đi rất nặng, còn Nadal thì đứng chống vợt sau loạt bóng bền ở game thứ hai set 4 (Nadal thua 0-2) xem ra đã là câu trả lời cho chúng ta, cho sự lên ngôi của một vị vua mới của tennis thế giới năm 2011.
Đây chính là năm đấu vĩ đại nhất của một tay vợt kể từ thời Rod Laver, bởi Djokovic đã giành 3 Grand Slam, 5 Masters 1000 trong số 11 danh hiệu vô địch là vô tiền khoáng hậu.
SƯU TẦM
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: