Bài 1. Phương trình hiệu điện thế viết lại là: \[u=Uo cos(100 \pi.t - \frac{\pi}{2})\]
Dung kháng của mạch: \[Z_{c}= \frac{1}{\omega . C} = 300\Omega\].
Theo giả thiết \[u_{L}\] lệch pha \[\frac{3\pi}{4}\] so với u - Thực tế là nhanh pha so với u góc \[\frac{3\pi}{4}\].
Mặt khác \[u_{L}\] nhanh pha \[\frac{\pi}{2}\] so với i
Vậy: u trể pha so với i một góc \[\frac{3\pi}{4} - \frac{\pi}{2} = \frac{\pi}{4}.\].
Áp dụng công thức:
\[tan\varphi = \frac{Z_{L} -Z_{C}}{R} = tan(-\frac{\pi}{4})\]
Giải ra ta được: \[Z_{L}=150 \Omega\]
Từ đó tìm được L
Bài 2.
Tại t=0 vật đang ở VTCB và chuyển động theo chiều dương.
Theo giả thiết ta có; S=12,5cm = 2,5A, biểu diễn dao động bằng véc tơ quay A thì tại cuối quảng đường vật ở M(HV).Tính từ t= 0 đến lúc này véc tơ A đã quét được một góc: \[ \alpha = \pi + \frac{\pi}{6} = \frac{7\pi}{6}\]
Áp dụng công thức \[\alpha = \omega . t \Rightarrow t=\frac{\alpha}{\omega} = \frac{\frac{7\pi}{6}}{10\pi} = \frac{7}{60} s\]
Bài 3.
Giả sử phương trình tại P là \[u_{P} = cos(20\pi t)\] thì phương trình tại Q là \[u_{Q} = cos(20\pi t - 20\pi. \frac{PQ}{v}) =cos(20\pi t - 20\pi. \frac{15}{40}) = cos(20\pi t - 7\pi - \frac{\pi}{2}) = cos(20\pi t + \frac{\pi}{2})=sin(20\pi t)\]
tại thời điểm t Tại P có \[u_{P} = cos(20\pi t) = 1\] thì tại Q sẽ có li độ là \[u_{Q} = sin(20\pi t) = 0\]