Diễn biến của Phong Trào Cách Mạng 1930 - 1931

ButNghien

Học tập suốt đời!
Thành viên BQT
Xu
46
DIỄN BIẾN CỦA PHONG TRÀO CÁCH MẠNG 1930 - 1931



- Ngay từ đầu 1930 ptrào CMVN đã diễn ra rất sôi nổi và rộng khắp, mở đầu là hàng loạt các cuộc đấu tranh của CN đồn điền Phú riềng (3/2/1930), đồn điền Dầu Tiếng (2/1930), CN nhà máy sợi Nam Định (3/1930 ), đấu tranh của CN nhà máy cưa, diêm Bến Thuỷ (4/1930). Đây là những cuộc đấu tranh mở đầu ptrào CM 30 - 31.
- Cùng với ptrào CM là những cuộc đtranh của nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động ở các tỉnh: Thanh hoá, Quảng bình, Quảng nam…
- Đầu 5/1930 ptrào CM VN dẩng lên rất mạnh mang sắc thái đấu tranh ctrị rõ rệt. Khắp nơi các hình thức đấu tranh diễn ra sôi nổi như: mít tinh, biểu tình, dải truyền đơn, cắm cờ búa liềm, căng khẩu hiệu. Tiêu biểu là cuộc biểu dương lực lượng ngày 1/5/1930, CN nhà máy Diêm Bến thuỷ và hàng ngàn nông dân ở các vùng lân cận, thị xã Vinh rầm rộ biểu tình thị uy đòi tăng lương, giảm giờ làm, chống khủng bố chính trị, đòi thi hành Luật lao động, đòi giảm sưu thuế.
- Cùng ngày hôm đó 3000 nông dân huyện Thanh chương nổi dậy phá đồn Ký Viễn, cắm cờ lên nóc nhà, tịch thu ruộng đất của tên chủ đồn điền chia cho nông dân. Bọn thực dân pháp vô cùng hoảng sợ đã ra tay khủng bố đàn áp ptrào rât quyết liệt nhưng ptrào vẫn được tổ chức và giữ vững trong toàn quốc và ngày càng phát triển.
- Sang tháng 6,7, 8 ptrào tiếp tục dâng cao. Tính chung từ tháng 6 -8 cả nước có 121 cuộc đấu tranh trong đó có 95 cuộc đấu tranh của Ndân, 22 cuộc đtranh của CN, 4 cuộc của TTS. Trung tâm của ptrào đã dần chuyển về mtrung - nơi có truyền thống đấu tranh bất khuất, kiên cường. Ptrào đấu tranh không còn dừng lại ở đòi hỏi quyền lợi kinh tế mà đã chuyển sang thành đòi hỏi quyền lợi về ctrị.
- Từ 9/1930 ptrào lên đến đỉnh cao ở 2 tỉnh Nghệ an và Hà Tĩnh, đó là những cuộc đấu tranh ctrị với qui mô từ vài ngàn đến vài vạn người tham giai. Quần chúng đã mít tinh biểu tình, phá nhà lao, đốt huyện đường, vây đồn lính làm cho chính quyền của ĐQ, PK ở nhiều nơi bị tan rã. Tiêu biểu nhất là 12/9/1930 có cuộc đấutranh của 2 vạn nông dân huyện Hưng Nguyên - Nghệ an đã tiến hành cuộc biểu tình lớn tại huyện lị sau đó dự định kéo về Vinh để đưa yêu sách, TDP đã đàn áp dã man chúng đã cho máy bay ném bom vào đoàn biểu tình làm cho 217 người chết, 125 người bị thương, 2 làng Lộc Châu, Lộc Hải bị thiệt hại. Hàng động tội ác của TDP chỉ làm tăng thêm ngọn lửa căm thù của quần chúng, quần chúng tiếp tục đấu tranh kéo lên huyện lị.

- Đến đầu 1931 khí thế đấu tranh của quần chúng lên rất mạnh làm cho chính quyền của ĐQ - PK ở 1 số nơi bị tan rã, nhiều địa phương hào lý đã trả lại triện cho tri huyện và xin thôi việc. Trước tình hình đó Đảng bộ các địa phương đã kịp thời đứng ra thành lập 1 hình thức chính quyền mới, đó là chính quyền Xô viết Nghệ tĩnh, tuy còn thô sơ nhưng các Xô Viết thực chất đã làm chức năng của 1 chính quyền CM do giai cấp CN lãnh đạo.
+Về chính trị : C/quyền Xô Viết đã ban bố và thực hiện các quyền tự do dân chủ cho nhân dân, quần chúng được tự do tham gia các hoạt động đoàn thể như: Nông hội, Đội tự vệ đỏ, ĐTNCS…
+Về Ktế: Xô viết đã tịch thu ruộng đất công, tiền, thóc công chia cho dân nghèo, bãi bỏ các thứ thuế: Thuế thân, thuế chợ, thuế đò. Chăm lo đến công tác đắp đê, phòng lụt, tu sửa cầu cống, đường xá, giúp đỡ nhau trong SX.
+Về VH - XH : C/Q Xô viết đã chủ trương tổ chức lớp học chữ Quốc ngữ cho nhân dân, xoá bỏ những phong tục tập quán lạc hậu, duy trì và giữ vững trật tự, an ninh xã hội.
=> Tuy mới thành lập và tồn tại trong 1 thời gian ngắn nhưng chính quyền XV N/Tĩnh đã tỏ rõ bản chất CM của mình đó là 1 chính quyền của dân, do dân và vì dân, đem lại những lợi ích cho dân.
- Hoảng sợ trước ptrào của quần chúng TDP sau khi hoàn hồn đã tập trung lực lượng tấn công vào các XViết, các chiến sỹ XV đã chiến đấu rất dũng cảm nhưng do tương quan so sánh lực lượng quá chênh lệch nên cuối cùng đã thất bại.
- Sau khi chiếm lại được chính quyền TDP đã trả thù rất dã man những người yêu nước, hàng ngàn người bị bắn và bị giết hại, nhiều Đảng viên trung kiên của Đảng bị bắt, bị kết án tử hình, trong đó có Tổng bí thư Trần Phú. Chúng dìm các XV trong bể máu vì thế từ giữa 1931 ptrào CM lắng dần.

c. Ptrào CM 30 - 31 lần đầu tiên đã lật nhào chính quyền thống trị của ĐQ-PK ở 1 số nơi, thành lập chính quyền mới của dân, do dân và vì dân dưới hình thức XV.
+ Qua ptrào lần đầu tiên khối liên minh Công nông hình thành nhân tố cơ bản để đưa đến sự thắng lơị của CM.
+ Qua ptrào khẳng định đường lối của Đảng đề ra là hoàn toàn đúng đắn. Mặc dù đạt được những kết quả to lớn đó nhưng cuối cùng ptrào vẫn bị thất bại vì :
* Tương quan so sánh lực lượng còn quá chênh lệch.
* Đảng vừa mới ra đời kinh nghiệm đấu tranh còn ít.
*Ptrào nổ ra chưa đúng thời cơ.



Sưu tầm
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top