Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
DU LỊCH
Địa lí Việt Nam
Địa lí KT-XH Việt Nam
Địa lý tỉnh Hưng Yên
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="Hide Nguyễn" data-source="post: 13687" data-attributes="member: 6"><p><strong>Dân cư và lao động </strong></p><p></p><p><strong>1. Động lực dân số </strong></p><p></p><p>Dân số của tỉnh Hưng Yên lên khá nhanh. Trước cách mạng tháng Tám (1945), số dân của tỉnh chỉ có 46.199 người. Năm 1954 tăng lên và đạt hơn 60 vạn người. Năm 1989 Hưng Yên có 95,8 vạn dân và đến năm 2004 là 1.120.300 người (trong đó nam giới chiếm gần 48.5 %, nữ giới hơn 51.5 %) Về số dân, Hưng Yên chiếm 6.3% dân số của đồng bằng sông Hồng (bao gồm 11 tỉnh, kể cả Bắc Ninh và Vĩnh Phúc), đứng trên Bắc Ninh, Ninh Bình, Hà Nam và chiếm 1.36% dân số cả nước. </p><p></p><p>Tốc độ gia tăng dân số tự nhiên của Hưng Yên trong những năm gần đây giảm xuống đáng kể. Nhờ những biện pháp đồng bộ và tích cực trong công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình, đến năm 1999 Hưng Yên hạ tỉ xuất sinh thô suống 19‰ (giảm gần 0.8 ‰ so với năm 1996). Trên cơ sở đó, tỉ suất tăng dân số tự nhiên giảm nhanh từ trên 2% vào những năm 80 xuống còn 1.14% trong thời kì 1989 - 1999 (so với mức bình quân của cả nước là 1.70%) </p><p></p><p><strong>2. Nguồn lao động. </strong></p><p><strong></strong></p><p>Hưng Yên là một tỉnh có dân số trẻ. Điều này thể hiện ở chỗ dân số trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 1/2 tổng số dân của tỉnh. Dân số trẻ nên nguồn lao động khá dồi dào. Tuy nhiên, cơ cấu sử dụng lao động hiện nay thể hiện nền kinh tế của tỉnh chưa thật phát triển. Lao động ở khu vực 1 ( nông - lâm - ngư nghiệp) là chủ yếu (hơn 75%), trong khi đó lao động ở khu vực 2 (công nghiệp - xây dựng) và khu vực 3 ( dịch vụ) còn hạn chế. </p><p></p><p>Chỉ tính riêng trong ngành công nghiệp, năm 1999 số lao động đang tham gia sản xuất là 35.684 người. Khu vực kinh tế trong nước chiếm 34.809 người (97.5% lao động công nghiệp), trong đó quốc doanh 5701 người, tập thể 1452 người, tư nhân 173 người, cá thể 27.180 người, hỗn hợp 303 người. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài cón chiếm tỉ trọng nhỏ và mới thu hút được 875 lao động (2.5% lao động công nghiệp). </p><p></p><p>Ở Hưng Yên tỉ lệ lao động có trình độ khoa học kỹ thuật đã qua đào tạo tương đối thấp so với mức trung bình của cả nước và của đồng bằng sông Hồng (16 % số lao động làm việc, năm 1995). </p><p></p><p>Hưng Yên là mảnh đất mang nhiều dấu ấn lịch sử, từ những truyền thuyết Tiên Dung - Chử Đồng Tử cho đến những địa danh ghi lại những trang sử hào hùng của dân tộc. Người dân lao động cần cù, chịu khó với những nghề trồng lúa nước, trồng cây công nghiệp và những ngành nghề thủ công truyền thống…. Đây là một trong những thế mạnh quan trọng để phát triển kinh tế xã hội. </p><p></p><p>Theo dự báo, số lao động sẽ tăng thêm 17 vạn người cho đến năm 2010 và thêm 33 vạn đến năm 2020. Như vậy, nguồn lao động dồi dào vừa là thế mạnh của tỉnh, đồng thời cũng là sức ép lớn trong vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động. </p><p></p><p><strong>3. Sự phân bố dân cư và đô thị hoá </strong></p><p></p><p>Hưng Yên là một trong những tỉnh có mật độ dân số trù mật nhất ở đồng bằng sông Hồng. Theo số liệu của tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2004, mật độ dân số của Hưng Yên là 1214 người/km2 chỉ đứng sau thành phố Hà Nội và Bắc Ninh và gấp 4.88 lần mật độ trung bình của cả nước. Trong vòng 10 năm (1989- 1999), trên mỗi cây số vuông đã tăng thêm hơn 100 người (khoảng 1200 người/km2 - năm 1999 so với 1071 người/km2- năm 1989). </p><p></p><p>Nhìn chung, dân cư phân bố tương đối không đồng đều theo lãnh thổ. Điều này một phần được lí giải bởi đồng bằng châu thổ, lại được khai thác từ lâu đời và hiện nay nông nghiệp vẫn giữ được vai trò chủ đạo trong nền kinh tế của tỉnh. </p><p></p><p>Tuy vậy, sự phân bố dân cư ít nhiều cũng có sự phân hoá. Trừ thị xã Hưng Yên, nhìn chung, các huyện phía bắc dân cư tương đối đông đúc hơn các huyện phía Nam. Huyện có mật độ dân số thấp nhất trong cả tỉnh là huyện Phù Cừ (954 người/km2 - năm 1999). </p><p></p><p>Hưng Yên là một trong những tỉnh có trình độ đô thị hoá vào loại thấp nhất trong cả nước. Số điểm dân cư đô thị còn ít. Thị xã - thủ phủ của tỉnh cũng chưa đầy 4 vạn dân. Theo số liệu năm 2004, số dân thành thị của Hưng Yên mới chỉ đạt 11% dân số cả tỉnh, trong khi đó mức trung bình của đồng bằng sông Hồng là 23.8% và toàn quốc là 26.3%. </p><p></p><p><strong>4. Giáo dục, y tế </strong></p><p></p><p>Tuy nền kinh tế chưa thật phát triển, nhưng trong nhiều năm qua sự nghiệp giáo dục và đào tạo của tỉnh Hưng Yên rất được chú trọng. Nhìn chung, số lượng trường lớp, giáo viên và học sinh các cấp không ngừng tăng lên. </p><p></p><p>Tính đến 2004, về mẫu giáo của tỉnh có 1512 lớp học với 1669 giáo viên và 35.856 học sinh. Về giáo dục phổ thông, Hưng Yên có 336 trường tiểu học và trung học cơ sở, 49 trường trung học phổ thông cụ thể là đối với tiểu học có 3081 lớp, 4123 giáo viên và 89.157 học sinh; đối với trung học cơ sở có 2284 lớp, 4139 giáo viên và 98.504 học sinh ; đối với trung học phổ thông có 601 lớp, 1468 giáo viên và 43.479 học sinh. </p><p></p><p>Về giáo dục cao đẳng (dài hạn), hiện nay Hưng Yên có 466 giáo viên và 10.034 học sinh. Về đào tạo công nhân kĩ thuật, có 207 giáo viên và 4761 học sinh. </p><p></p><p>Để chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân, trong tỉnh đã hình thành một mạng lưới khám chữa bệnh với 14 cơ sở (bệnh viện, phòng khám, khu vực, điều dưỡng), 161 trạm y tế (xã, phường, xí nghiệp). Tính đến 2004 Hưng Yên có 405 bác sĩ, 585 y sĩ, 458 y tá và giường tại các bệnh viện, phòng khám, khu vực; 30 giường ở viện điều dưỡng và 805 giường ở các trạm y tế. </p><p></p><p></p><p>Sưu tầm .</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="Hide Nguyễn, post: 13687, member: 6"] [B]Dân cư và lao động [/B] [B]1. Động lực dân số [/B] Dân số của tỉnh Hưng Yên lên khá nhanh. Trước cách mạng tháng Tám (1945), số dân của tỉnh chỉ có 46.199 người. Năm 1954 tăng lên và đạt hơn 60 vạn người. Năm 1989 Hưng Yên có 95,8 vạn dân và đến năm 2004 là 1.120.300 người (trong đó nam giới chiếm gần 48.5 %, nữ giới hơn 51.5 %) Về số dân, Hưng Yên chiếm 6.3% dân số của đồng bằng sông Hồng (bao gồm 11 tỉnh, kể cả Bắc Ninh và Vĩnh Phúc), đứng trên Bắc Ninh, Ninh Bình, Hà Nam và chiếm 1.36% dân số cả nước. Tốc độ gia tăng dân số tự nhiên của Hưng Yên trong những năm gần đây giảm xuống đáng kể. Nhờ những biện pháp đồng bộ và tích cực trong công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình, đến năm 1999 Hưng Yên hạ tỉ xuất sinh thô suống 19‰ (giảm gần 0.8 ‰ so với năm 1996). Trên cơ sở đó, tỉ suất tăng dân số tự nhiên giảm nhanh từ trên 2% vào những năm 80 xuống còn 1.14% trong thời kì 1989 - 1999 (so với mức bình quân của cả nước là 1.70%) [B]2. Nguồn lao động. [/B] Hưng Yên là một tỉnh có dân số trẻ. Điều này thể hiện ở chỗ dân số trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 1/2 tổng số dân của tỉnh. Dân số trẻ nên nguồn lao động khá dồi dào. Tuy nhiên, cơ cấu sử dụng lao động hiện nay thể hiện nền kinh tế của tỉnh chưa thật phát triển. Lao động ở khu vực 1 ( nông - lâm - ngư nghiệp) là chủ yếu (hơn 75%), trong khi đó lao động ở khu vực 2 (công nghiệp - xây dựng) và khu vực 3 ( dịch vụ) còn hạn chế. Chỉ tính riêng trong ngành công nghiệp, năm 1999 số lao động đang tham gia sản xuất là 35.684 người. Khu vực kinh tế trong nước chiếm 34.809 người (97.5% lao động công nghiệp), trong đó quốc doanh 5701 người, tập thể 1452 người, tư nhân 173 người, cá thể 27.180 người, hỗn hợp 303 người. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài cón chiếm tỉ trọng nhỏ và mới thu hút được 875 lao động (2.5% lao động công nghiệp). Ở Hưng Yên tỉ lệ lao động có trình độ khoa học kỹ thuật đã qua đào tạo tương đối thấp so với mức trung bình của cả nước và của đồng bằng sông Hồng (16 % số lao động làm việc, năm 1995). Hưng Yên là mảnh đất mang nhiều dấu ấn lịch sử, từ những truyền thuyết Tiên Dung - Chử Đồng Tử cho đến những địa danh ghi lại những trang sử hào hùng của dân tộc. Người dân lao động cần cù, chịu khó với những nghề trồng lúa nước, trồng cây công nghiệp và những ngành nghề thủ công truyền thống…. Đây là một trong những thế mạnh quan trọng để phát triển kinh tế xã hội. Theo dự báo, số lao động sẽ tăng thêm 17 vạn người cho đến năm 2010 và thêm 33 vạn đến năm 2020. Như vậy, nguồn lao động dồi dào vừa là thế mạnh của tỉnh, đồng thời cũng là sức ép lớn trong vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động. [B]3. Sự phân bố dân cư và đô thị hoá [/B] Hưng Yên là một trong những tỉnh có mật độ dân số trù mật nhất ở đồng bằng sông Hồng. Theo số liệu của tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2004, mật độ dân số của Hưng Yên là 1214 người/km2 chỉ đứng sau thành phố Hà Nội và Bắc Ninh và gấp 4.88 lần mật độ trung bình của cả nước. Trong vòng 10 năm (1989- 1999), trên mỗi cây số vuông đã tăng thêm hơn 100 người (khoảng 1200 người/km2 - năm 1999 so với 1071 người/km2- năm 1989). Nhìn chung, dân cư phân bố tương đối không đồng đều theo lãnh thổ. Điều này một phần được lí giải bởi đồng bằng châu thổ, lại được khai thác từ lâu đời và hiện nay nông nghiệp vẫn giữ được vai trò chủ đạo trong nền kinh tế của tỉnh. Tuy vậy, sự phân bố dân cư ít nhiều cũng có sự phân hoá. Trừ thị xã Hưng Yên, nhìn chung, các huyện phía bắc dân cư tương đối đông đúc hơn các huyện phía Nam. Huyện có mật độ dân số thấp nhất trong cả tỉnh là huyện Phù Cừ (954 người/km2 - năm 1999). Hưng Yên là một trong những tỉnh có trình độ đô thị hoá vào loại thấp nhất trong cả nước. Số điểm dân cư đô thị còn ít. Thị xã - thủ phủ của tỉnh cũng chưa đầy 4 vạn dân. Theo số liệu năm 2004, số dân thành thị của Hưng Yên mới chỉ đạt 11% dân số cả tỉnh, trong khi đó mức trung bình của đồng bằng sông Hồng là 23.8% và toàn quốc là 26.3%. [B]4. Giáo dục, y tế [/B] Tuy nền kinh tế chưa thật phát triển, nhưng trong nhiều năm qua sự nghiệp giáo dục và đào tạo của tỉnh Hưng Yên rất được chú trọng. Nhìn chung, số lượng trường lớp, giáo viên và học sinh các cấp không ngừng tăng lên. Tính đến 2004, về mẫu giáo của tỉnh có 1512 lớp học với 1669 giáo viên và 35.856 học sinh. Về giáo dục phổ thông, Hưng Yên có 336 trường tiểu học và trung học cơ sở, 49 trường trung học phổ thông cụ thể là đối với tiểu học có 3081 lớp, 4123 giáo viên và 89.157 học sinh; đối với trung học cơ sở có 2284 lớp, 4139 giáo viên và 98.504 học sinh ; đối với trung học phổ thông có 601 lớp, 1468 giáo viên và 43.479 học sinh. Về giáo dục cao đẳng (dài hạn), hiện nay Hưng Yên có 466 giáo viên và 10.034 học sinh. Về đào tạo công nhân kĩ thuật, có 207 giáo viên và 4761 học sinh. Để chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân, trong tỉnh đã hình thành một mạng lưới khám chữa bệnh với 14 cơ sở (bệnh viện, phòng khám, khu vực, điều dưỡng), 161 trạm y tế (xã, phường, xí nghiệp). Tính đến 2004 Hưng Yên có 405 bác sĩ, 585 y sĩ, 458 y tá và giường tại các bệnh viện, phòng khám, khu vực; 30 giường ở viện điều dưỡng và 805 giường ở các trạm y tế. Sưu tầm . [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
DU LỊCH
Địa lí Việt Nam
Địa lí KT-XH Việt Nam
Địa lý tỉnh Hưng Yên
Top