Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
DU LỊCH
Địa lí Việt Nam
Địa lí KT-XH Việt Nam
Địa lý tỉnh Bắc Giang
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="Hide Nguyễn" data-source="post: 13660" data-attributes="member: 6"><p><img src="https://www.tuikhon.com/images/miscs/bacgiangmap.gif" alt="" class="fr-fic fr-dii fr-draggable " data-size="" style="" /> </p><p></p><p></p><p><strong>Tỉnh Bắc Giang</strong></p><p></p><p> </p><p> Tỉnh Bắc Giang nằm trong lưu vực sông Thái Bình, rộng khoảng 5.300 cây số vuông, phía Bắc giáp Lạng Sơn, phía Đông giáp Quảng Yên và Hải Ninh, phía Nam giáp Bắc Ninh và Hải Dương, phía Tây giáp Thái Nguyên. Tỉnh lỵ đặt ở Phủ Lạng Thương, cách thành phố Hà Nội 53 cây số về hướng Đông-Bắc. </p><p></p><p></p><p>Địa thế Bắc Giang bao gồm những thung lũng phì nhiêu nằm giữa những rặng núi lớn: Dãy Cai Kinh về phía Bắc sông Thương chạy dần đến Lạng Sơn, dãy Bảo Đài ở phía Đông dãy Cai Kinh, và dãy Lục Nam, dài nhất, cao nhất, chạy theo chiều Tây Nam - Đông Bắc. Ngọn Lục Nam còn được gọi là núi Huyền Đinh, chân núi trải dài tới sông Cam Ly. Về phía Tây của dãy Cai Kinh là khu Yên Thế với những rặng đồi ở giữa thượng lưu sông Cầu và sông Thương. </p><p></p><p>Cả ba sông lớn của Bắc Giang đều đổ vào sông Thái Bình. Lưu vực sông Thương và sông Lục Nam cách nhau bởi dãy Bảo Đài, còn lưu vực sông Thương và sông Cầu lại nối nhau bằng những cánh đồng và những dãy đồi thấp. Sông Thương phát nguồn từ đồn Bản Thi, chảy dọc theo các bờ đá của dãy Cai Kinh nên việc giao thông chỉ thuận tiện kể từ đoạn Bố Hạ. Lưu lượng sông Thương rất bất thường, dân chúng phải xây đập Cầu Sơn để dẫn nước vào ruộng và điều hòa lưu lượng. Sau khi chảy qua Phủ Lạng Thương độ bảy tám cây số, sông Thương gặp đầu dãy núi 99 ngọn rồi chảy vào sông Lục Nam. </p><p></p><p>Sông Lục Nam phát nguyên từ rừng núi Quảng Yên, được xem là một trong những dòng sông thanh tú nhất Bắc phần, chảy ngang Bắc Giang một đoạn dài hơn 100 cây số, bồi đắp phù sa cho những cánh đồng Bảo Đài và Lục Nam; ở đây thuyền bè đi lại dễ dàng. Tại Phả Lại, sông Lục Nam gặp sông Thương, cùng đổ vào sông Lục Đầu ở Kiếp Bạc. </p><p></p><p>Sông Cầu phân chia địa giới với hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Ninh ở phía Tây. Một hệ thống dẫn thủy nhập điền quan trọng của Bắc Giang được xây năm 1908 tại Kép. </p><p>Thời tiết Bắc Giang được chia làm ba mùa: Từ tháng Mười đến tháng Giêng, mùa lạnh. Từ tháng Hai đến tháng Tư, mùa ẩm thấp và mưa phùn. Từ tháng Năm đến tháng Chín, mùa nóng ngột ngạt ở các thung lũng. Thung lũng sông Thương và vùng Yên Thế nước rất độc và nhiều chướng khí ô nhiễm chưa được khử nên còn dễ gây bệnh sốt rét ngã nước. </p><p></p><p> Quốc lộ 1 và liên tỉnh lộ 13 là những đường giao thông quan trọng, nối Bắc Giang với các tỉnh khác. </p><p> </p><p><strong>Dân Cư - Kinh Tế</strong></p><p></p><p> Đa số đồng bào sinh sống tại Bắc Giang là người Kinh, ở những vùng phía Bắc có nhiều đồng bào sắc tộc Thổ, Mán và Nùng. Đạo Gia Tô phát triển mạnh ở Bắc Giang từ đầu thế kỷ 18. Vào dịp Tết, các làng quê thường mở hội với nhiều trò chơi vui như đánh đu, đánh cờ, hát Quan Họ, và đặc biệt là trò "kéo chữ". </p><p></p><p>Bắc Giang có nhiều đồng ruộng và đồn điền, hoa màu chính là lúa, rất nhiều loại hoa màu phụ như ngô, đậu tương, khoai lang, cà chua, các loại rau. Cây kỹ nghệ có cà phê, thuốc lá, mía, thầu dầu, dâu nuôi tằm. Đồng bào Thổ ở vùng cao có thể trồng cả hai loại lúa núi và đồng bằng. Cây ăn trái gồm cam, quít, dứa, chanh. Cam ở Bố Hạ ngon nổi tiếng. </p><p></p><p>Rừng Yên Thế có nhiều gỗ, tre, nứa, vầu, song và dã thú. Bắc Giang rất ít mỏ, chỉ có một mỏ chì đáng kể ở khu núi Thông. Ngoài kỹ nghệ nuôi tằm ở Phủ Lạng Thương, Bắc Giang còn có những kỹ nghệ nhẹ như đúc lưỡi cày ở Trí Yên và dệt lụa ở Phú Mai. </p><p> </p><p><strong>Di Tích - Thắng Cảnh</strong></p><p></p><p> Phong cảnh Bắc Giang rất đẹp, có nhiều khu rừng núi rất hùng vĩ như vùng Yên Thế, nơi mà anh hùng Hoàng Hoa Thám đã làm quân thực dân Pháp thất điên bát đảo suốt 30 năm trời. Du khách đến đèo Quan thuộc dãy Cai Kinh có thể nhìn bao quát toàn vùng thung lũng sông Lục Nam, sông Thương và sông Hóa cho đến tận phủ Lạng Thương, Phất Lộc, Bắc Ninh và Phả Lại. Trên đường Lạng Thương đi Đông Khê, có Văn Miếu ở Đông Khê, đền thờ Mạc Mậu Hợp thời Nam Bắc triều ở Phương Lâm. Ở Quỳnh, khoảng sáu cây số trên đường Lục Nam đi Kép có thành nhà Mạc xây từ thế kỷ 16. </p><p></p><p>Bắc Giang là một vùng đất anh hùng của nước Nam. Người dân Bắc Giang có quyền kiêu hãnh là mỗi địa danh của tỉnh lại là một trang sử cứu nước rực rỡ. </p><p></p><p> </p><p> <img src="https://www.tuikhon.com/images/miscs/bandobacgiang.gif" alt="" class="fr-fic fr-dii fr-draggable " data-size="" style="" /></p></blockquote><p></p>
[QUOTE="Hide Nguyễn, post: 13660, member: 6"] [IMG]https://www.tuikhon.com/images/miscs/bacgiangmap.gif[/IMG] [B]Tỉnh Bắc Giang[/B] Tỉnh Bắc Giang nằm trong lưu vực sông Thái Bình, rộng khoảng 5.300 cây số vuông, phía Bắc giáp Lạng Sơn, phía Đông giáp Quảng Yên và Hải Ninh, phía Nam giáp Bắc Ninh và Hải Dương, phía Tây giáp Thái Nguyên. Tỉnh lỵ đặt ở Phủ Lạng Thương, cách thành phố Hà Nội 53 cây số về hướng Đông-Bắc. Địa thế Bắc Giang bao gồm những thung lũng phì nhiêu nằm giữa những rặng núi lớn: Dãy Cai Kinh về phía Bắc sông Thương chạy dần đến Lạng Sơn, dãy Bảo Đài ở phía Đông dãy Cai Kinh, và dãy Lục Nam, dài nhất, cao nhất, chạy theo chiều Tây Nam - Đông Bắc. Ngọn Lục Nam còn được gọi là núi Huyền Đinh, chân núi trải dài tới sông Cam Ly. Về phía Tây của dãy Cai Kinh là khu Yên Thế với những rặng đồi ở giữa thượng lưu sông Cầu và sông Thương. Cả ba sông lớn của Bắc Giang đều đổ vào sông Thái Bình. Lưu vực sông Thương và sông Lục Nam cách nhau bởi dãy Bảo Đài, còn lưu vực sông Thương và sông Cầu lại nối nhau bằng những cánh đồng và những dãy đồi thấp. Sông Thương phát nguồn từ đồn Bản Thi, chảy dọc theo các bờ đá của dãy Cai Kinh nên việc giao thông chỉ thuận tiện kể từ đoạn Bố Hạ. Lưu lượng sông Thương rất bất thường, dân chúng phải xây đập Cầu Sơn để dẫn nước vào ruộng và điều hòa lưu lượng. Sau khi chảy qua Phủ Lạng Thương độ bảy tám cây số, sông Thương gặp đầu dãy núi 99 ngọn rồi chảy vào sông Lục Nam. Sông Lục Nam phát nguyên từ rừng núi Quảng Yên, được xem là một trong những dòng sông thanh tú nhất Bắc phần, chảy ngang Bắc Giang một đoạn dài hơn 100 cây số, bồi đắp phù sa cho những cánh đồng Bảo Đài và Lục Nam; ở đây thuyền bè đi lại dễ dàng. Tại Phả Lại, sông Lục Nam gặp sông Thương, cùng đổ vào sông Lục Đầu ở Kiếp Bạc. Sông Cầu phân chia địa giới với hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Ninh ở phía Tây. Một hệ thống dẫn thủy nhập điền quan trọng của Bắc Giang được xây năm 1908 tại Kép. Thời tiết Bắc Giang được chia làm ba mùa: Từ tháng Mười đến tháng Giêng, mùa lạnh. Từ tháng Hai đến tháng Tư, mùa ẩm thấp và mưa phùn. Từ tháng Năm đến tháng Chín, mùa nóng ngột ngạt ở các thung lũng. Thung lũng sông Thương và vùng Yên Thế nước rất độc và nhiều chướng khí ô nhiễm chưa được khử nên còn dễ gây bệnh sốt rét ngã nước. Quốc lộ 1 và liên tỉnh lộ 13 là những đường giao thông quan trọng, nối Bắc Giang với các tỉnh khác. [B]Dân Cư - Kinh Tế[/B] Đa số đồng bào sinh sống tại Bắc Giang là người Kinh, ở những vùng phía Bắc có nhiều đồng bào sắc tộc Thổ, Mán và Nùng. Đạo Gia Tô phát triển mạnh ở Bắc Giang từ đầu thế kỷ 18. Vào dịp Tết, các làng quê thường mở hội với nhiều trò chơi vui như đánh đu, đánh cờ, hát Quan Họ, và đặc biệt là trò "kéo chữ". Bắc Giang có nhiều đồng ruộng và đồn điền, hoa màu chính là lúa, rất nhiều loại hoa màu phụ như ngô, đậu tương, khoai lang, cà chua, các loại rau. Cây kỹ nghệ có cà phê, thuốc lá, mía, thầu dầu, dâu nuôi tằm. Đồng bào Thổ ở vùng cao có thể trồng cả hai loại lúa núi và đồng bằng. Cây ăn trái gồm cam, quít, dứa, chanh. Cam ở Bố Hạ ngon nổi tiếng. Rừng Yên Thế có nhiều gỗ, tre, nứa, vầu, song và dã thú. Bắc Giang rất ít mỏ, chỉ có một mỏ chì đáng kể ở khu núi Thông. Ngoài kỹ nghệ nuôi tằm ở Phủ Lạng Thương, Bắc Giang còn có những kỹ nghệ nhẹ như đúc lưỡi cày ở Trí Yên và dệt lụa ở Phú Mai. [B]Di Tích - Thắng Cảnh[/B] Phong cảnh Bắc Giang rất đẹp, có nhiều khu rừng núi rất hùng vĩ như vùng Yên Thế, nơi mà anh hùng Hoàng Hoa Thám đã làm quân thực dân Pháp thất điên bát đảo suốt 30 năm trời. Du khách đến đèo Quan thuộc dãy Cai Kinh có thể nhìn bao quát toàn vùng thung lũng sông Lục Nam, sông Thương và sông Hóa cho đến tận phủ Lạng Thương, Phất Lộc, Bắc Ninh và Phả Lại. Trên đường Lạng Thương đi Đông Khê, có Văn Miếu ở Đông Khê, đền thờ Mạc Mậu Hợp thời Nam Bắc triều ở Phương Lâm. Ở Quỳnh, khoảng sáu cây số trên đường Lục Nam đi Kép có thành nhà Mạc xây từ thế kỷ 16. Bắc Giang là một vùng đất anh hùng của nước Nam. Người dân Bắc Giang có quyền kiêu hãnh là mỗi địa danh của tỉnh lại là một trang sử cứu nước rực rỡ. [IMG]https://www.tuikhon.com/images/miscs/bandobacgiang.gif[/IMG] [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
DU LỊCH
Địa lí Việt Nam
Địa lí KT-XH Việt Nam
Địa lý tỉnh Bắc Giang
Top