[/I][/SIZE]Có nhiều món ăn ngon nhưng lại tiềm ẩn hiểm nguy với những người không hợp. Nếu vô tình ăn phải, nhẹ thì mẩn ngứa, đỏ mặt, nặng thì trụy mạch, suy tim, dẫn đến tử vong nếu không được cứu chữa kịp thời.
Bác sĩ Tạ Thị Lan - Phó trưởng khoa Nghiên cứu thực phẩm Trung tâm Dinh dưỡng TP HCM sẽ giúp bạn tìm hiểu thêm các kiến thức về dị ứng thực phẩm và cách phòng tránh.
Những thực phẩm dễ gây dị ứng
Tất cả các thực phẩm đều có thể gây dị ứng, đặc biệt là các loại giàu chất đạm. Các loại hải sản như cua, cá biển, tôm, sò, mực là nhóm dễ gây dị ứng nhất. Một số chất phụ gia, chất bảo quản thực phẩm như hàn the, phẩm màu hay bột ngọt cũng có thể là tác nhân gây dị ứng.
Dị ứng thực phẩm có thể xảy ra trong vài phút hoặc vài giờ sau khi ăn. Một số trường hợp quá nhạy cảm thì chỉ cần chạm hoặc hít phải thực phẩm là đã có thể dị ứng. Các triệu chứng dễ nhận biết nhất là: phù, ngứa môi miệng, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy; phát ban, nổi mẩn đỏ, hắt hơi, chảy nước mũi, nếu dị ứng xảy ra ở nhiều bộ phận có thể đe dọa tới tính mạng.
Dị ứng thực phẩm thường do di truyền, nếu trong nhà có cha hoặc mẹ bị dị ứng thì 20% - 30% con cái cũng có khả năng dị ứng, nếu cả cha và mẹ đều dị ứng thì tỷ lệ này lên tới 50% - 60%.
Các thực phẩm có thành phần giống nhau có thể gây dị ứng chéo. Cụ thể: nếu đã dị ứng với sữa bò thì cũng có thể dị ứng với các loại sữa động vật khác như sữa dê, cừu, ngựa. Khả năng dị ứng chéo giữa sữa bò và sữa dê là 90%, giữa trứng và thịt gà là dưới 5%, giữa đậu nành, đậu phộng và các hạt họ đậu 5% - 10%, giữa lúa mì và các hạt ngũ cốc khác là 25%, giữa các loại cá là 50%.
Tuy vậy, rất ít trường hợp dị ứng với đa thực phẩm. Do đó, người bị dị ứng tránh kiêng cữ tràn lan, gây mất cân bằng dinh dưỡng. Ví dụ, người dị ứng với sữa bò không cần kiêng thịt bò, người dị ứng với trứng gà, vịt cũng có thể không dị ứng với thịt gà, vịt, người dị ứng với cá ngừ thì không hẳn sẽ dị ứng với cá thu...
Cách phòng tránh dị ứng thực phẩm:
Nếu bạn nghi ngờ một loại thực phẩm nào đó gây dị ứng thì không nên ăn trong nhiều tuần, để xem các triệu chứng có thuyên giảm hay không. Sau đó, có thể ăn lại để xem các triệu chứng có tái xuất hiện. Lưu ý: chỉ thử nghiệm khi có sự theo dõi của bác sĩ.
- Dị ứng do nhiễm chéo trong nấu nướng chế biến: nếu gia đình có người bị dị ứng, khi mua, chế biến và bảo quản thực phẩm, cần để riêng các thực phẩm có khả năng gây dị ứng, rửa thật sạch các dụng cụ chế biến. Nên thận trọng với thức ăn đường phố vì nó có thể được dùng chung dụng cụ chế biến, chẳng hạn như chảo chiên trứng xong có thể dùng để xào rau.
- Đối với thực phẩm chế biến sẵn, người bị dị ứng thực phẩm nên đọc bao bì mỗi lần mua, kể cả với những sản phẩm đang sử dụng. Gặp những thành phần chưa rõ, hãy hỏi lại nhà sản xuất trước khi quyết định sử dụng.
Trường hợp phải đi công tác xa, bạn nên chuẩn bị một số thực phẩm an toàn cho mình. Ngoài ra, cũng phải chú ý đến việc tiếp xúc với người xung quanh, bởi... hôn môi cũng có thể gây dị ứng (trong trường hợp nước bọt có chứa thực phẩm gây dị ứng).
Bạn cũng có thể áp dụng những biện pháp sơ cứu khi bị dị ứng thức ăn như: uống nhiều nước, uống thuốc kháng Histamin, nhanh chóng đưa bệnh nhân đi khám ở bệnh viện. Nếu thấy triệu chứng: sau khi ăn 5 - 15 phút thì nghẹt thở, tay chân lạnh, da nhợt nhạt, toát mồ hôi, huyết áp tụt, mất tri giác... cần hô hấp nhân tạo, xoa bóp tim ngoài lồng ngực (nếu ngưng thở, ngưng tim), khẩn cấp chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để cứu chữa, vì điều trị càng sớm thì cơ hội sống sót của bệnh nhân càng cao.
Bác sĩ Tạ Thị Lan - Phó trưởng khoa Nghiên cứu thực phẩm Trung tâm Dinh dưỡng TP HCM sẽ giúp bạn tìm hiểu thêm các kiến thức về dị ứng thực phẩm và cách phòng tránh.
Những thực phẩm dễ gây dị ứng
Tất cả các thực phẩm đều có thể gây dị ứng, đặc biệt là các loại giàu chất đạm. Các loại hải sản như cua, cá biển, tôm, sò, mực là nhóm dễ gây dị ứng nhất. Một số chất phụ gia, chất bảo quản thực phẩm như hàn the, phẩm màu hay bột ngọt cũng có thể là tác nhân gây dị ứng.
Dị ứng thực phẩm có thể xảy ra trong vài phút hoặc vài giờ sau khi ăn. Một số trường hợp quá nhạy cảm thì chỉ cần chạm hoặc hít phải thực phẩm là đã có thể dị ứng. Các triệu chứng dễ nhận biết nhất là: phù, ngứa môi miệng, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy; phát ban, nổi mẩn đỏ, hắt hơi, chảy nước mũi, nếu dị ứng xảy ra ở nhiều bộ phận có thể đe dọa tới tính mạng.
Dị ứng thực phẩm thường do di truyền, nếu trong nhà có cha hoặc mẹ bị dị ứng thì 20% - 30% con cái cũng có khả năng dị ứng, nếu cả cha và mẹ đều dị ứng thì tỷ lệ này lên tới 50% - 60%.
Các thực phẩm có thành phần giống nhau có thể gây dị ứng chéo. Cụ thể: nếu đã dị ứng với sữa bò thì cũng có thể dị ứng với các loại sữa động vật khác như sữa dê, cừu, ngựa. Khả năng dị ứng chéo giữa sữa bò và sữa dê là 90%, giữa trứng và thịt gà là dưới 5%, giữa đậu nành, đậu phộng và các hạt họ đậu 5% - 10%, giữa lúa mì và các hạt ngũ cốc khác là 25%, giữa các loại cá là 50%.
Tuy vậy, rất ít trường hợp dị ứng với đa thực phẩm. Do đó, người bị dị ứng tránh kiêng cữ tràn lan, gây mất cân bằng dinh dưỡng. Ví dụ, người dị ứng với sữa bò không cần kiêng thịt bò, người dị ứng với trứng gà, vịt cũng có thể không dị ứng với thịt gà, vịt, người dị ứng với cá ngừ thì không hẳn sẽ dị ứng với cá thu...
Cách phòng tránh dị ứng thực phẩm:
Nếu bạn nghi ngờ một loại thực phẩm nào đó gây dị ứng thì không nên ăn trong nhiều tuần, để xem các triệu chứng có thuyên giảm hay không. Sau đó, có thể ăn lại để xem các triệu chứng có tái xuất hiện. Lưu ý: chỉ thử nghiệm khi có sự theo dõi của bác sĩ.
- Dị ứng do nhiễm chéo trong nấu nướng chế biến: nếu gia đình có người bị dị ứng, khi mua, chế biến và bảo quản thực phẩm, cần để riêng các thực phẩm có khả năng gây dị ứng, rửa thật sạch các dụng cụ chế biến. Nên thận trọng với thức ăn đường phố vì nó có thể được dùng chung dụng cụ chế biến, chẳng hạn như chảo chiên trứng xong có thể dùng để xào rau.
- Đối với thực phẩm chế biến sẵn, người bị dị ứng thực phẩm nên đọc bao bì mỗi lần mua, kể cả với những sản phẩm đang sử dụng. Gặp những thành phần chưa rõ, hãy hỏi lại nhà sản xuất trước khi quyết định sử dụng.
Trường hợp phải đi công tác xa, bạn nên chuẩn bị một số thực phẩm an toàn cho mình. Ngoài ra, cũng phải chú ý đến việc tiếp xúc với người xung quanh, bởi... hôn môi cũng có thể gây dị ứng (trong trường hợp nước bọt có chứa thực phẩm gây dị ứng).
Bạn cũng có thể áp dụng những biện pháp sơ cứu khi bị dị ứng thức ăn như: uống nhiều nước, uống thuốc kháng Histamin, nhanh chóng đưa bệnh nhân đi khám ở bệnh viện. Nếu thấy triệu chứng: sau khi ăn 5 - 15 phút thì nghẹt thở, tay chân lạnh, da nhợt nhạt, toát mồ hôi, huyết áp tụt, mất tri giác... cần hô hấp nhân tạo, xoa bóp tim ngoài lồng ngực (nếu ngưng thở, ngưng tim), khẩn cấp chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để cứu chữa, vì điều trị càng sớm thì cơ hội sống sót của bệnh nhân càng cao.
(Theo Phụ Nữ)