“Nước độc lập mà dân chưa tự do thì độc lập cũng không có ý nghĩa” - Hồ Chí Minh.
Hai tuần sau khi giành chính quyền, Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã có bản Tuyên ngôn Độc lập với thế giới, mà tác giả chính là Hồ Chí Minh.
Năm lần mất quốc hiệu
Trong 5 lần nước ta mất quốc hiệu, lần gần đây nhất là khi thực dân Pháp đặt nền đô hộ lên xứ Đông Dương. Nước ta bị xé thành 3 mảnh (Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ), bị đặt dưới các chế độ khác nhau, ghép với 2 xứ Cao Miên và Ai Lao để thành “Đông Dương thuộc Pháp” (Indochine française).
Chân lý đơn giản là đã mất nước, thì mất cả tên nước, dù là thời nay hay thời xưa. Thời thuộc Pháp, thế giới không biết nước nào có tên gọi là Việt Nam, nói gì biết tới nó nằm ở đâu. Ngay một tính từ liên quan tới Việt Nam cũng bị thực dân gọi là annamite khiến trong mọi văn bản chính thức không có từ nào gợi nhớ tới Việt Nam nữa.
Dẫu vậy, người Việt yêu nước vẫn tự coi mình là dân của nước Việt Nam. Đa số các tổ chức và đảng phái bài Pháp vẫn đưa Việt Nam vào danh xưng của mình (Đảng Việt Nam Độc lập, Việt Nam Quang phục Hội, Việt Nam Cách mệnh Đảng, Việt Nam Quốc gia Độc lập Đảng, Việt Nam Độc lập Đồng minh Hội, Việt Nam Quốc dân đảng, Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội, Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội...). Một số đưa An Nam, Tân Việt, Đại Việt vào danh xưng.
Một điều thú vị là mặc dù một số tổ chức Cộng sản sơ khai ở nước ta (vì tự xác định phạm vi hoạt động của mình là toàn xứ Đông Dương) nên trong danh xưng chưa có “Việt Nam”, nhưng khi được Nguyễn Ái Quốc hợp nhất lại, ông vẫn đề nghị tên gọi là Đảng Cộng Sản Việt Nam. Tên gọi này tồn tại 8 tháng (2-1930 đến 10-1930 mới được Quốc tế CS III đổi thành Đảng Cộng Sản Đông Dương.
Tuyên ngôn với thế giới: lấy lại tên Việt Nam. Và còn hơn thế
Chỉ 2 tuần sau khi giành được chính quyền từ chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim, Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã có bản Tuyên ngôn Độc lậpvới thế giới, mà tác giả chính là Hồ Chí Minh.
Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là cách viết câu Hán-Việt của thời trước, trong đó tính từ đứng trước danh từ. Nay, nếu viết theo ngữ pháp Việt thì phải là nước Cộng Hoà Dân Chủ Việt Nam. Tới giữa thế kỷ 20, xu thế chung là những chế độ phong kiến cuối cùng chuyển sang chế độ dân chủ, các vương quốc chuyển sang nước cộng hoà. Đương nhiên, Việt Nam hoà nhập vào xu thế này.
Nhưng với viễn kiến của cụ Hồ, tên nước ta – ngoài cộng hoà, còn có thêm dân chủ. Té ra, ngay từ hồi đó, vị chủ tịch nước đã thấy rằng một nước dù đã là cộng hoà, vẫn có thể bị đặt dưới chế độ phát xít, quân phiệt, độc tài, hay toàn trị. Giới cầm quyền vẫn có thể tước đoạt hoặc hạn chế quyền dân chủ và tự do của người dân. Đức, Ý, Nhật, Tây Ban Nha và một số trường hợp khác... là những ví dụ.
Không phải chỉ sau ngày 2-9-1945 dân ta mới được nghe từ Độc Lập. Chính phủ Trần Trọng Kim trong 4 tháng tồn tại cũng đã hứa hẹn xây dựng một nước Việt Nam độc lập*). Tên nước đã được gọi chính thức là Việt Nam, đã có quốc kỳ, quốc ca... Vấn đề là chưa công bố với thế giới. Hồi đó, chính hai từ thiêng liêng “Việt Nam độc lập” thời đó đã làm bừng tỉnh và nô nức lòng người, nhất là thanh niên và trí thức. Nhiều vị trí thức nổi tiếng, yêu nước và trong sạch đã tham gia chính phủ này. Nhưng chính phủ này không thể nói đến dân chủ, vì Việt Nam vẫn là nước có vua (tên chính thức là “đế quốc Việt Nam” = nước Việt Nam có hoàng đế), cho dù vua Bảo Đại chấp nhận lập hiến và tuyên bố “dân vi quý”.
Có độc lập, có cộng hòa, dân chủ, phải có cả tự do
“Nước độc lập mà dân chưa tự do thì độc lập cũng không có ý nghĩa” - Hồ Chí Minh. Chân lý trên đơn giản và dễ hiểu. Nhưng năm 1945, chính quyền cách mạng vẫn huy động toàn lực chống “giặc đói, giặc dốt” thì không phải ai cũng hiểu được như vậy. Cụ Hồ đã nói ra cái điều đơn giản và dễ hiểu này để toàn dân Việt Nam có một tiêu chí - cũng đơn giản, dễ hiểu - đánh giá công việc Nhà Nước do chính cụ đứng đầu.
Câu nói trên còn cho thấy một điều minh bạch không kém: "Độc lập" là quyền của cả một nước, cả một dân tộc; còn "tự do" là quyền của mỗi người dân, của từng cá nhân trong dân tộc đó. Khác nhau lắm!
Đấu tranh cho độc lập thể hiện tính yêu nước của một đoàn thể; đấu tranh cho tự do thể hiện tính yêu dân của đoàn thể đó. Khác nhau lắm!
Dưới thời thuộc Pháp có rất nhiều tổ chức yêu nước. Nhưng có yêu dân hay không, thì phải đợi sau khi giành lại được nước. Khi ra Tuyên ngôn độc lập, có nghĩa là nước ta có độc lập. Khi một nước đã độc lập rồi, thì nổi lên hàng đầu là quyền tự do của mỗi người dân. Không phải ngẫu nhiên hay tuỳ tiện mà trong lời tuyên bố kết thúc bản Tuyên ngôn, Hồ Chí Minh đặt “tự do” trước “độc lập”. Giữa hai từ, cụ Chủ tịch đặt chữ “và” hoặc dấu phẩy.
...chúng tôi, chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng: Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy. (trích Tuyên Ngôn Độc Lập).
Mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng
Mở đầu Tuyên ngôn Độc lập, vừa mới “Hỡi đồng bào cả nước” là tác giả nêu ngay một câu trích trong Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ. Nhưng phải nghe cho hết, cho “thủng”, câu đó, đồng bào mới biết xuất xứ của nó.
Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.
Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ.
Với tầm uyên bác của mình, Hồ Chí Minh không thiếu danh ngôn Đông, Tây, kim, cổ để trích dẫn. Nhưng khi soạn thảo một văn bản lập quốc - mang tính trường tồn - hẳn là vị Chủ tịch đã cân nhắc đầy đủ khi chọn một câu trích mà ông đánh giá là bất hủ.
Nó bất hủ vì bao quát được những ước vọng lớn nhất, bao trùm nhất và từ nay là nóng bỏng nhất của con người - kể từ khi con người vừa xuất hiện trên trái đất, cho đến muôn đời sau. Nó phân biệt một con người với một con vật. Quyền sống, quyền tự do và quyền tư hữu của con người đã được triết gia John Lock nêu từ thế kỷ 16, trong đó quyền tư hữu được Jefferson nâng lên thành quyền mưu cầu hạnh phúc khi ông soạn Tuyên Ngôn Độc lập Hoa Kỳ.
Đúng vậy, hạnh phúc phải do mưu cầu mà có, chứ không thể có sẵn. Một chế độ tốt đẹp phải tạo cơ hội để mỗi người có thể mưu cầu hạnh phúc. Muốn mưu cầu hạnh phúc, con người phải có tư hữu: Rèn luyện để có tư hữu thể chất; học tập để có tư hữu kỹ năng lao động. Phải tư hữu phương tiện lao động, sản xuất (nông dân tư hữu đất đai, nhà tư bản tư hữu vốn, trí thức tư hữu năng lực tư duy và các phát minh...). Và cuối cùng là tư hữu tài sản kiếm được. Một con người không tư hữu gì, chỉ còn cách trông vào sự cưu mang của đồng loại.
Bản hiến pháp Hoa Kỳ - bắt nguồn từ tầm nhìn và tư tưởng của Tuyên Ngôn Độc Lập – là bản hiến pháp đầu tiên của thế giới. Vấn đề là nó chưa bao giờ bị thay thế - mà chỉ sửa đổi, bổ sung, tu chính. Do vậy, nó có tuổi thọ cao nhất. Có người nói Hiến Pháp 1946 của ta cũng có giá trị lâu dài, khi cần chỉ cần bổ sung, tu chính lại. Chẳng bù cho những nước liên tục thay hiến pháp (nói lên tầm nhìn chưa xa). Không hiểu sao, ngày nay người Nga không sử dụng hiến pháp thời Xô Viết, mà đã thay thế nó sau khi trưng cầu dân ý.
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Chủ thuyết của nhà cách mạng Tôn Trung Sơn được gói ghém trong 3 mục tiêu đấu tranh: Dân tộc - (phải) độc lập; Dân quyền - tự do; Dân sinh - hạnh phúc. Các mục tiêu cao cả và bao quát này thích hợp với những nước còn nô lệ ngoại bang hoặc đang bị ngoại bang đe doạ. Do vậy, nó cũng thích hợp với nước ta giai đoạn từ sau 1945. Muốn Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc thành 6 chữ vàng, không phải cứ nêu thật cao mà được.
Trong tiến trình lịch sử, phương Đông với nền văn minh chói lọi từ 4000 hay 5000 năm trước đã bị phương Tây vượt qua. Khi giai cấp tư sản đủ lớn mạnh để tiến hành cách mạng ở Pháp (1789) thì ở phương Đông cũng năm đó có cuộc chiến, nhưng là giữa hai nước “đặc sệt” phong kiến. Năm 1802, đất nước ta thống nhất, vua Gia Long lên ngôi vẫn cứ chọn những bậc túc nho làm thầy dạy đạo Khổng cho hoàng tử Đảm, mặc dù vị vua này đã tiếp xúc rất nhiều với văn minh phương Tây.
Khái niệm Tự Do, Dân Chủ không thể ra đời dưới chế độ phong kiến, mà do phương tây truyền sang. Không phải ai cũng tiếp thu nổi, mà phải là những nhà cách mạng như Tôn Trung Sơn và Hồ Chí Minh. Suốt cuộc đời mình, hai vị này chưa bao giờ thấy cần phân biệt Tự Do, Dân Chủ “kiểu phương Tây” với Tự Do, Dân Chủ “kiểu phương Đông”.
Hai tuần sau khi giành chính quyền, Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã có bản Tuyên ngôn Độc lập với thế giới, mà tác giả chính là Hồ Chí Minh.
Năm lần mất quốc hiệu
Trong 5 lần nước ta mất quốc hiệu, lần gần đây nhất là khi thực dân Pháp đặt nền đô hộ lên xứ Đông Dương. Nước ta bị xé thành 3 mảnh (Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ), bị đặt dưới các chế độ khác nhau, ghép với 2 xứ Cao Miên và Ai Lao để thành “Đông Dương thuộc Pháp” (Indochine française).
Chân lý đơn giản là đã mất nước, thì mất cả tên nước, dù là thời nay hay thời xưa. Thời thuộc Pháp, thế giới không biết nước nào có tên gọi là Việt Nam, nói gì biết tới nó nằm ở đâu. Ngay một tính từ liên quan tới Việt Nam cũng bị thực dân gọi là annamite khiến trong mọi văn bản chính thức không có từ nào gợi nhớ tới Việt Nam nữa.
Dẫu vậy, người Việt yêu nước vẫn tự coi mình là dân của nước Việt Nam. Đa số các tổ chức và đảng phái bài Pháp vẫn đưa Việt Nam vào danh xưng của mình (Đảng Việt Nam Độc lập, Việt Nam Quang phục Hội, Việt Nam Cách mệnh Đảng, Việt Nam Quốc gia Độc lập Đảng, Việt Nam Độc lập Đồng minh Hội, Việt Nam Quốc dân đảng, Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội, Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội...). Một số đưa An Nam, Tân Việt, Đại Việt vào danh xưng.
Một điều thú vị là mặc dù một số tổ chức Cộng sản sơ khai ở nước ta (vì tự xác định phạm vi hoạt động của mình là toàn xứ Đông Dương) nên trong danh xưng chưa có “Việt Nam”, nhưng khi được Nguyễn Ái Quốc hợp nhất lại, ông vẫn đề nghị tên gọi là Đảng Cộng Sản Việt Nam. Tên gọi này tồn tại 8 tháng (2-1930 đến 10-1930 mới được Quốc tế CS III đổi thành Đảng Cộng Sản Đông Dương.
Tuyên ngôn với thế giới: lấy lại tên Việt Nam. Và còn hơn thế
Chỉ 2 tuần sau khi giành được chính quyền từ chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim, Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã có bản Tuyên ngôn Độc lậpvới thế giới, mà tác giả chính là Hồ Chí Minh.
Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là cách viết câu Hán-Việt của thời trước, trong đó tính từ đứng trước danh từ. Nay, nếu viết theo ngữ pháp Việt thì phải là nước Cộng Hoà Dân Chủ Việt Nam. Tới giữa thế kỷ 20, xu thế chung là những chế độ phong kiến cuối cùng chuyển sang chế độ dân chủ, các vương quốc chuyển sang nước cộng hoà. Đương nhiên, Việt Nam hoà nhập vào xu thế này.
Nhưng với viễn kiến của cụ Hồ, tên nước ta – ngoài cộng hoà, còn có thêm dân chủ. Té ra, ngay từ hồi đó, vị chủ tịch nước đã thấy rằng một nước dù đã là cộng hoà, vẫn có thể bị đặt dưới chế độ phát xít, quân phiệt, độc tài, hay toàn trị. Giới cầm quyền vẫn có thể tước đoạt hoặc hạn chế quyền dân chủ và tự do của người dân. Đức, Ý, Nhật, Tây Ban Nha và một số trường hợp khác... là những ví dụ.
Không phải chỉ sau ngày 2-9-1945 dân ta mới được nghe từ Độc Lập. Chính phủ Trần Trọng Kim trong 4 tháng tồn tại cũng đã hứa hẹn xây dựng một nước Việt Nam độc lập*). Tên nước đã được gọi chính thức là Việt Nam, đã có quốc kỳ, quốc ca... Vấn đề là chưa công bố với thế giới. Hồi đó, chính hai từ thiêng liêng “Việt Nam độc lập” thời đó đã làm bừng tỉnh và nô nức lòng người, nhất là thanh niên và trí thức. Nhiều vị trí thức nổi tiếng, yêu nước và trong sạch đã tham gia chính phủ này. Nhưng chính phủ này không thể nói đến dân chủ, vì Việt Nam vẫn là nước có vua (tên chính thức là “đế quốc Việt Nam” = nước Việt Nam có hoàng đế), cho dù vua Bảo Đại chấp nhận lập hiến và tuyên bố “dân vi quý”.
Có độc lập, có cộng hòa, dân chủ, phải có cả tự do
“Nước độc lập mà dân chưa tự do thì độc lập cũng không có ý nghĩa” - Hồ Chí Minh. Chân lý trên đơn giản và dễ hiểu. Nhưng năm 1945, chính quyền cách mạng vẫn huy động toàn lực chống “giặc đói, giặc dốt” thì không phải ai cũng hiểu được như vậy. Cụ Hồ đã nói ra cái điều đơn giản và dễ hiểu này để toàn dân Việt Nam có một tiêu chí - cũng đơn giản, dễ hiểu - đánh giá công việc Nhà Nước do chính cụ đứng đầu.
Câu nói trên còn cho thấy một điều minh bạch không kém: "Độc lập" là quyền của cả một nước, cả một dân tộc; còn "tự do" là quyền của mỗi người dân, của từng cá nhân trong dân tộc đó. Khác nhau lắm!
Đấu tranh cho độc lập thể hiện tính yêu nước của một đoàn thể; đấu tranh cho tự do thể hiện tính yêu dân của đoàn thể đó. Khác nhau lắm!
Dưới thời thuộc Pháp có rất nhiều tổ chức yêu nước. Nhưng có yêu dân hay không, thì phải đợi sau khi giành lại được nước. Khi ra Tuyên ngôn độc lập, có nghĩa là nước ta có độc lập. Khi một nước đã độc lập rồi, thì nổi lên hàng đầu là quyền tự do của mỗi người dân. Không phải ngẫu nhiên hay tuỳ tiện mà trong lời tuyên bố kết thúc bản Tuyên ngôn, Hồ Chí Minh đặt “tự do” trước “độc lập”. Giữa hai từ, cụ Chủ tịch đặt chữ “và” hoặc dấu phẩy.
...chúng tôi, chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng: Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy. (trích Tuyên Ngôn Độc Lập).
Mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng
Mở đầu Tuyên ngôn Độc lập, vừa mới “Hỡi đồng bào cả nước” là tác giả nêu ngay một câu trích trong Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ. Nhưng phải nghe cho hết, cho “thủng”, câu đó, đồng bào mới biết xuất xứ của nó.
Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.
Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ.
Với tầm uyên bác của mình, Hồ Chí Minh không thiếu danh ngôn Đông, Tây, kim, cổ để trích dẫn. Nhưng khi soạn thảo một văn bản lập quốc - mang tính trường tồn - hẳn là vị Chủ tịch đã cân nhắc đầy đủ khi chọn một câu trích mà ông đánh giá là bất hủ.
Nó bất hủ vì bao quát được những ước vọng lớn nhất, bao trùm nhất và từ nay là nóng bỏng nhất của con người - kể từ khi con người vừa xuất hiện trên trái đất, cho đến muôn đời sau. Nó phân biệt một con người với một con vật. Quyền sống, quyền tự do và quyền tư hữu của con người đã được triết gia John Lock nêu từ thế kỷ 16, trong đó quyền tư hữu được Jefferson nâng lên thành quyền mưu cầu hạnh phúc khi ông soạn Tuyên Ngôn Độc lập Hoa Kỳ.
Đúng vậy, hạnh phúc phải do mưu cầu mà có, chứ không thể có sẵn. Một chế độ tốt đẹp phải tạo cơ hội để mỗi người có thể mưu cầu hạnh phúc. Muốn mưu cầu hạnh phúc, con người phải có tư hữu: Rèn luyện để có tư hữu thể chất; học tập để có tư hữu kỹ năng lao động. Phải tư hữu phương tiện lao động, sản xuất (nông dân tư hữu đất đai, nhà tư bản tư hữu vốn, trí thức tư hữu năng lực tư duy và các phát minh...). Và cuối cùng là tư hữu tài sản kiếm được. Một con người không tư hữu gì, chỉ còn cách trông vào sự cưu mang của đồng loại.
Bản hiến pháp Hoa Kỳ - bắt nguồn từ tầm nhìn và tư tưởng của Tuyên Ngôn Độc Lập – là bản hiến pháp đầu tiên của thế giới. Vấn đề là nó chưa bao giờ bị thay thế - mà chỉ sửa đổi, bổ sung, tu chính. Do vậy, nó có tuổi thọ cao nhất. Có người nói Hiến Pháp 1946 của ta cũng có giá trị lâu dài, khi cần chỉ cần bổ sung, tu chính lại. Chẳng bù cho những nước liên tục thay hiến pháp (nói lên tầm nhìn chưa xa). Không hiểu sao, ngày nay người Nga không sử dụng hiến pháp thời Xô Viết, mà đã thay thế nó sau khi trưng cầu dân ý.
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Chủ thuyết của nhà cách mạng Tôn Trung Sơn được gói ghém trong 3 mục tiêu đấu tranh: Dân tộc - (phải) độc lập; Dân quyền - tự do; Dân sinh - hạnh phúc. Các mục tiêu cao cả và bao quát này thích hợp với những nước còn nô lệ ngoại bang hoặc đang bị ngoại bang đe doạ. Do vậy, nó cũng thích hợp với nước ta giai đoạn từ sau 1945. Muốn Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc thành 6 chữ vàng, không phải cứ nêu thật cao mà được.
Trong tiến trình lịch sử, phương Đông với nền văn minh chói lọi từ 4000 hay 5000 năm trước đã bị phương Tây vượt qua. Khi giai cấp tư sản đủ lớn mạnh để tiến hành cách mạng ở Pháp (1789) thì ở phương Đông cũng năm đó có cuộc chiến, nhưng là giữa hai nước “đặc sệt” phong kiến. Năm 1802, đất nước ta thống nhất, vua Gia Long lên ngôi vẫn cứ chọn những bậc túc nho làm thầy dạy đạo Khổng cho hoàng tử Đảm, mặc dù vị vua này đã tiếp xúc rất nhiều với văn minh phương Tây.
Khái niệm Tự Do, Dân Chủ không thể ra đời dưới chế độ phong kiến, mà do phương tây truyền sang. Không phải ai cũng tiếp thu nổi, mà phải là những nhà cách mạng như Tôn Trung Sơn và Hồ Chí Minh. Suốt cuộc đời mình, hai vị này chưa bao giờ thấy cần phân biệt Tự Do, Dân Chủ “kiểu phương Tây” với Tự Do, Dân Chủ “kiểu phương Đông”.
*) Họ đã làm được một số việc mang tính yêu nước mà lịch sử sẽ làm sáng tỏ.
Nguồn: Tuần Việt Nam