Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KIẾN THỨC PHỔ THÔNG
Trung Học Cơ Sở
LỚP 7
Ngữ văn 7
"Đi một ngày đàng" mà không có ý thức học thì chắc gì đã được "sàng khôn" nào?
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="Butchi" data-source="post: 129377" data-attributes="member: 7"><p>Từ xưa, con người ta đã sớm nhận thức được tầm quan trọng của việc học để mở mang hiểu biết. Đúc kết từ quá trình sống, học hỏi lâu đời, ông cha ta có câu: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.</p><p></p><p>Đây là lời khuyên cho con cháu phải biết đi đây đi đó để học hỏi thêm điều hay, trau dồi tri thức.</p><p></p><p>Câu tục ngữ này hẳn phải có từ lâu đời. Trong xã hội phong kiến Việt Nam ngày xưa, con người sống lạc hậu, quanh năm quanh quẩn ruộng đồng, chẳng mấy khi có dịp đi đâu xa. Thế nhưng người ta vẫn quan trọng việc học hỏi lẫn nhau, đặc biệt là đi xa nơi mình ở một chút càng học nhiều điều hay. Một ngày là quãng thời gian quá ngắn so với cả đời người. "Đi một ngày đàng" với người xưa đi bộ thì quãng đường chẳng xa là bao. Tuy nhiên, người ta lại khẳng định "học một sàng khôn". "Sàng" là một công cụ được đan bằng tre hoặc nứa, được dùng để sàng gạo. "Sàng khôn" là cách đếm ước lượng với ý nghĩa là nhiều điều này. "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn" mang ý nghĩa là khi đi ra ngoài, được tiếp xúc thì ta sẽ học hỏi được nhiều điều. Vậy nên con người cần phải đi nhiều hơn để học được nhiều điều hay từ thực tế cuộc sống. Đi thêm một ngày đàng là thêm một "sàng khôn".</p><p></p><p>Xã hội ngày càng tiến bộ dần, không học hỏi thì con người không thể tiến kịp thời đại. Thực tế, lịch sử đã chứng minh điều đó. Những chế độ xã hội xưa không tạo ra nhiều cơ hội cho con người học tập, đi đó đây. Vì vậy mà kinh tế nước ta trong các chế độ đó kém phát triển, nghèo nàn, lạc hậu và thua xa các nước phương Tây thời bấy giờ. Hiện nay, giáo dục được đầu tư chú trọng, ai cũng có thể học tập, dân trí nâng cao, do đó mà kinh tế nước ta đã dần phát triển mạnh mẽ, đang trong đà đi lên sánh kịp với các cường quốc năm châu.</p><p></p><p>Muốn tiến kịp thời đại, con người phải đi đó đây học hỏi những điều hay trên toàn thế giới. Phải đi rộng, biết nhiều, "đi một ngày đàng" để được tận mắt thấy tai nghe những điều hay, sự tiến bộ của xã hội thì mới biết mình còn kém cỏi bao nhiêu. "Đi một ngày đàng" cũng có ý nghĩa là học được những điều rất thực tế. Hiện nay, người ta thường học theo kiểu lí thuyết suông trong các trường học, cách học này không hiệu quả, không thể ứng dụng thực tiễn được. Câu tục ngữ là lời khuyên ý nghĩa cho việc học hiệu quả. Chúng ta học trong trường, trong sách vở, học ở thầy, ở bạn nhưng không thể quên được trong thực tế cuộc sống. Học từ thực tế là phương pháp học khoa học nhất bởi nó có sự kết hợp giữa lí thuyết và thực hành, học tập gắn liền lao động và ứng xử trong xã hội. Nếu chỉ biết học trong trường lớp mà xa rời cuộc sống thì sẽ bị lúng túng, thiếu kĩ năng khi bước vào đời.</p><p></p><p>Thực tế cuộc sống dù bất kì ở đâu cũng có cái hay cho ta học hỏi.Thế nhưng quả đúng như nhiều người nói: "Nếu không có ý thức học tập thì chắc gì đã có "sàng khôn". "Sàng khôn" là cái hay mà ta phải chọn lọc từ cuộc sống này. Chẳng khi nào nó chịu bày ra trước mắt cho ta thấy mà học. Chỉ có những người có ý thức học tập, ham hiểu biết mới tìm tòi phát hiện ra những điều hay và ghi nhớ chúng. Còn những người ngược lại thì dù có phơi bày cái hay ra trước mắt thì chắc gì người ta đã thấy, mà đã thấy thì chắc gì muốn đem về cho mình. Hơn nữa, muốn học được sàng khôn thì cũng phải biết nhận xét, đánh giá và phân tích xem cái nào là cái "khôn" cần học. Có như vậy mới thật sự được "sàng khôn" theo đúng nghĩa của nó.</p><p></p><p>Ngày nay nhu cầu của việc học là rất lớn. Cần phải học để tiếp thu tri thức văn hóa, khoa học kỹ thuật tiên tiến của nhân loại để phục vụ xay dựng và phát triển đất nước. Học sinh, sinh viên nước ta phải đi du học qua các nước phát triển khác là vậy...Trong giai đoạn hiện nay, dù đang trong đà đi lên nhưng kinh tế, cơ sở vật chất nước ta vẫn nằm trong tình trạng kém phát triển, thiếu thốn. Việc cấp bách là phải học hỏi các nước bạn tiên tiến để nhanh chóng xóa bỏ nghèo nàn lạc hậu. Chính vì vậy mà câu tục ngữ trên vẫn có ý nghĩa to lớn đến ngày nay.</p><p></p><p>Truyền thống hiếu học của nhân dân ta từ xưa đã được khẳng định. Thế nhưng, ngày xưa có mấy ai được đi học. Họ phải tự khuyên nhau, bảo ban nhau mà tự học, điều đó chứng tỏ đầu óc thực tế của người lao động. Họ luôn ý thức rằng kiến thức mình còn hạn hẹp, cần phải trau dồi nhiều hơn nữa và khuyên con cháu mình như thế:</p><p></p><p><em>Đi cho biết đó biết đây</em></p><p><em>Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn.</em></p><p></p><p>Hay</p><p></p><p><em>Ở nhà nhất mẹ nhì con</em></p><p><em>Ra đường lắm kẻ còn giòn hơn ta.</em></p><p></p><p>Việc học với mỗi người học sinh chúng ta là rất quan trọng. Câu tục ngữ "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn" là một lời khuyên ý nghĩa cho việc học của chúng ta. Chúng ta phải biết áp dụng nó, đi nhiều để học hỏi được nhiều điều bổ ích từ cuộc sống. Có nhiều tri thức, chúng ta sẽ góp phần xây dựng và phát triển đất nước ngày càng giàu đẹp.</p><p></p><p></p><p><em>Theo Những bài văn hay 7*</em></p></blockquote><p></p>
[QUOTE="Butchi, post: 129377, member: 7"] Từ xưa, con người ta đã sớm nhận thức được tầm quan trọng của việc học để mở mang hiểu biết. Đúc kết từ quá trình sống, học hỏi lâu đời, ông cha ta có câu: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. Đây là lời khuyên cho con cháu phải biết đi đây đi đó để học hỏi thêm điều hay, trau dồi tri thức. Câu tục ngữ này hẳn phải có từ lâu đời. Trong xã hội phong kiến Việt Nam ngày xưa, con người sống lạc hậu, quanh năm quanh quẩn ruộng đồng, chẳng mấy khi có dịp đi đâu xa. Thế nhưng người ta vẫn quan trọng việc học hỏi lẫn nhau, đặc biệt là đi xa nơi mình ở một chút càng học nhiều điều hay. Một ngày là quãng thời gian quá ngắn so với cả đời người. "Đi một ngày đàng" với người xưa đi bộ thì quãng đường chẳng xa là bao. Tuy nhiên, người ta lại khẳng định "học một sàng khôn". "Sàng" là một công cụ được đan bằng tre hoặc nứa, được dùng để sàng gạo. "Sàng khôn" là cách đếm ước lượng với ý nghĩa là nhiều điều này. "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn" mang ý nghĩa là khi đi ra ngoài, được tiếp xúc thì ta sẽ học hỏi được nhiều điều. Vậy nên con người cần phải đi nhiều hơn để học được nhiều điều hay từ thực tế cuộc sống. Đi thêm một ngày đàng là thêm một "sàng khôn". Xã hội ngày càng tiến bộ dần, không học hỏi thì con người không thể tiến kịp thời đại. Thực tế, lịch sử đã chứng minh điều đó. Những chế độ xã hội xưa không tạo ra nhiều cơ hội cho con người học tập, đi đó đây. Vì vậy mà kinh tế nước ta trong các chế độ đó kém phát triển, nghèo nàn, lạc hậu và thua xa các nước phương Tây thời bấy giờ. Hiện nay, giáo dục được đầu tư chú trọng, ai cũng có thể học tập, dân trí nâng cao, do đó mà kinh tế nước ta đã dần phát triển mạnh mẽ, đang trong đà đi lên sánh kịp với các cường quốc năm châu. Muốn tiến kịp thời đại, con người phải đi đó đây học hỏi những điều hay trên toàn thế giới. Phải đi rộng, biết nhiều, "đi một ngày đàng" để được tận mắt thấy tai nghe những điều hay, sự tiến bộ của xã hội thì mới biết mình còn kém cỏi bao nhiêu. "Đi một ngày đàng" cũng có ý nghĩa là học được những điều rất thực tế. Hiện nay, người ta thường học theo kiểu lí thuyết suông trong các trường học, cách học này không hiệu quả, không thể ứng dụng thực tiễn được. Câu tục ngữ là lời khuyên ý nghĩa cho việc học hiệu quả. Chúng ta học trong trường, trong sách vở, học ở thầy, ở bạn nhưng không thể quên được trong thực tế cuộc sống. Học từ thực tế là phương pháp học khoa học nhất bởi nó có sự kết hợp giữa lí thuyết và thực hành, học tập gắn liền lao động và ứng xử trong xã hội. Nếu chỉ biết học trong trường lớp mà xa rời cuộc sống thì sẽ bị lúng túng, thiếu kĩ năng khi bước vào đời. Thực tế cuộc sống dù bất kì ở đâu cũng có cái hay cho ta học hỏi.Thế nhưng quả đúng như nhiều người nói: "Nếu không có ý thức học tập thì chắc gì đã có "sàng khôn". "Sàng khôn" là cái hay mà ta phải chọn lọc từ cuộc sống này. Chẳng khi nào nó chịu bày ra trước mắt cho ta thấy mà học. Chỉ có những người có ý thức học tập, ham hiểu biết mới tìm tòi phát hiện ra những điều hay và ghi nhớ chúng. Còn những người ngược lại thì dù có phơi bày cái hay ra trước mắt thì chắc gì người ta đã thấy, mà đã thấy thì chắc gì muốn đem về cho mình. Hơn nữa, muốn học được sàng khôn thì cũng phải biết nhận xét, đánh giá và phân tích xem cái nào là cái "khôn" cần học. Có như vậy mới thật sự được "sàng khôn" theo đúng nghĩa của nó. Ngày nay nhu cầu của việc học là rất lớn. Cần phải học để tiếp thu tri thức văn hóa, khoa học kỹ thuật tiên tiến của nhân loại để phục vụ xay dựng và phát triển đất nước. Học sinh, sinh viên nước ta phải đi du học qua các nước phát triển khác là vậy...Trong giai đoạn hiện nay, dù đang trong đà đi lên nhưng kinh tế, cơ sở vật chất nước ta vẫn nằm trong tình trạng kém phát triển, thiếu thốn. Việc cấp bách là phải học hỏi các nước bạn tiên tiến để nhanh chóng xóa bỏ nghèo nàn lạc hậu. Chính vì vậy mà câu tục ngữ trên vẫn có ý nghĩa to lớn đến ngày nay. Truyền thống hiếu học của nhân dân ta từ xưa đã được khẳng định. Thế nhưng, ngày xưa có mấy ai được đi học. Họ phải tự khuyên nhau, bảo ban nhau mà tự học, điều đó chứng tỏ đầu óc thực tế của người lao động. Họ luôn ý thức rằng kiến thức mình còn hạn hẹp, cần phải trau dồi nhiều hơn nữa và khuyên con cháu mình như thế: [I]Đi cho biết đó biết đây Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn.[/I] Hay [I]Ở nhà nhất mẹ nhì con Ra đường lắm kẻ còn giòn hơn ta.[/I] Việc học với mỗi người học sinh chúng ta là rất quan trọng. Câu tục ngữ "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn" là một lời khuyên ý nghĩa cho việc học của chúng ta. Chúng ta phải biết áp dụng nó, đi nhiều để học hỏi được nhiều điều bổ ích từ cuộc sống. Có nhiều tri thức, chúng ta sẽ góp phần xây dựng và phát triển đất nước ngày càng giàu đẹp. [I]Theo Những bài văn hay 7*[/I] [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KIẾN THỨC PHỔ THÔNG
Trung Học Cơ Sở
LỚP 7
Ngữ văn 7
"Đi một ngày đàng" mà không có ý thức học thì chắc gì đã được "sàng khôn" nào?
Top