• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Di hài vua Lê Dụ Tông

Giao Su Vọc

New member
Xu
0
Vì sao di hài vua Lê Dụ Tông vẫn chưa hoàn táng?

Thứ Tư, 28/10/2009 (GMT+7)
,

vietnamnet.gif
- "Chọn địa điểm nào để hoàn táng thi hài vua Lê Dụ Tông thì cũng cần sự đồng thuận của hậu duệ dòng họ Lê và người dân quê ông"- GS sử học Phan Huy Lê


images1874656_a.jpg


Di hài vua Lê Dụ Tông.


Những tưởng câu chuyện kéo dài 45 năm với thi hài vua Lê Dụ Tông sẽ có đoạn kết "đẹp" khi lễ hoàn táng thi hài ông dự kiến diễn ra vào ngày 10/10 âm lịch tại quê nhà Thọ Xuân - Thanh Hóa, bắt đầu bằng lễ khởi công xây dựng khu lăng mộ ông vào ngày 9/9 âm lịch (tức 26/10/2009 vừa qua).

Thế nhưng, công việc tốt đẹp ấy chưa thể tiến hành được bởi lẽ người dân làng Bái Trạch, xã Xuân Giang đã gửi kiến nghị phản đối ý định đưa thi hài Vua Lê Dụ Tông về an táng tại làng Bàn Thạch, xã Xuân Quang, bởi đó KHÔNG PHẢI nơi đặt mộ vua Lê Dụ Tông ngày trước.

Thi hài vua Lê Dụ Tông tình cờ được phát hiện tại làng Bái Trạch, xã Xuân Giang, sau đó được đưa về Bảo tàng Lịch sử Việt Nam vào năm 1964. Sau thời gian nghiên cứu, trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử, thi hài được bảo quản tại kho di vật của Bảo tàng Lịch sử. Từ năm 1996, con cháu họ Lê đã nhiều lần đề nghị được rước thi hài vua về cố hương hoàn táng. Đương nhiên, chính quyền cả hai xã Xuân Quang và Xuân Giang đều biết rõ khu mộ vua Lê Dụ Tông trước kia thuộc làng Bái Trạch (xã Xuân Giang). Nhưng theo thông tin trên báo Văn hóa ngày 5/10/2009, công văn của UBND tỉnh Thanh Hóa gửi Văn phòng Chính phủ, Bộ VH, TT&DL lại ghi:

"mộ vua Lê Dụ Tông trước kia đặt tại làng Bàn Thạch, xã Xuân Quang, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Năm 1963, được phép của Thủ tướng Chính phủ, Bộ VH,TT&DL (?) chỉ đạo Bảo tàng Lịch sử VN phối hợp với Sở VH,TT&DL (?) Thanh Hóa khai quật đưa thi hài vua Lê Dụ Tông về Bảo tàng Lịch sử VN bảo quản, phục vụ nghiên cứu khoa học. Đến nay đã quá lâu, cần được hoàn táng lại, UBND tỉnh Thanh Hóa đề nghị Văn phòng Chính phủ, Bộ VH,TT&DL báo cáo Chính phủ cho phép hoàn táng thi hài vua Lê Dụ Tông tại địa điểm sau: Địa điểm cũ làng Bàn Thạch, xã Xuân Quang, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa; về quy mô xây dựng lăng mộ: Xây dựng như lăng mộ các Hoàng đế nhà Lê tại khu di tích lịch sử Lam Kinh...". Nghĩa là theo văn bản chính thức của tỉnh Thanh Hoá thì mộ vua Lê Dụ Tông trước kia thuộc làng Bàn Thạch, xã Xuân Quang.

Có thể suy luận việc tỉnh Thanh Hóa muốn đưa di hài vua Lê Dụ Tông về làng Bàn Thạch là để "quy về một mối" cho gần với mộ vua Lê Hiển Tông, như trả lời của ông Lê Công Minh - Bí thư Huyện ủy Thọ Xuân, trên báo Lao Động ra ngày 27/10 vừa qua.

Chính cái sự "không rõ ràng" này trong văn bản của tỉnh Thanh Hóa đã dẫn đến sự bức xúc của bà con làng Bái Trạch và họ thắc mắc là hoàn toàn có lý: "mộ vua Lê Dụ Tông trước kia đặt tại làng Bàn Thạch, xã Xuân Quang, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa" (địa điểm mộ cũ của vua Lê Dụ Tông ở làng Bái Trạch chứ không phải ở làng Bàn Thạch như văn bản đã nêu); mặt khác, cũng văn bản này, lại lặp lại sơ xuất trên tại đoạn: UBND tỉnh Thanh Hóa đề nghị Văn phòng Chính phủ, Bộ VH,TT&DL báo cáo Chính phủ cho phép hoàn táng thi hài Vua Lê Dụ Tông tại địa điểm sau: Địa điểm cũ làng Bàn Thạch, xã Xuân Quang, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa;...".
Chỉ khổ cho di hài vua Lê Dụ Tông, sau bao trắc trở vẫn chưa tìm được "bến đỗ". Lúc thì vì nhu cầu nghiên cứu, khi thì chỉ vì văn bản giấy tờ thiếu chính xác, gây hiểu lầm.

Trao đổi với VietNamNet, GS Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam cho biết: ý kiến của Hội Khoa học lịch sử là luôn đồng tình với đề nghị của dòng họ Lê, trả thi hài vua Lê Dụ Tông để hoàn táng tại quê hương ông. Công văn "gần nhất" của Hội đã được gửi cho Cục Di sản văn hóa (Bộ VH-TT, nay là Bộ VH,TT&DL) từ ngày 22/11/2006.




Các tòa thái miếu triều Lê được phục dựng trong khu di tích lịch sử Lam Kinh. Ảnh: Hà Đồng


Riêng về địa điểm cụ thể của việc hoàn táng, GS Phan Huy Lê cho biết đã có 3 đề xuất được đưa ra thảo luận, cả 3 đều thuộc huyện Thọ Xuân - Thanh Hóa: hoặc trở về đúng vị trí cũ ở làng Bái Trạch - xã Xuân Giang; hoặc ở làng Bàn Thạch - xã Xuân Quang để gần với mộ vua Lê Hiển Tông; hoặc đưa hẳn về khu di tích lịch sử Lam Kinh (xã Xuân Lam), nơi đang có lăng mộ của các vua đời Hậu Lê là Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông, Lê Thánh Tông, Lê Túc Tông và lăng bà Ngô Thị Ngọc Giao (mẹ của vua Lê Thánh Tông). "Chọn địa điểm nào thì cũng cần sự đồng thuận của hậu duệ dòng họ Lê và nhân dân quê hương, nhất là những xã có liên quan", GS Lê nhấn mạnh.
 
Vua Lê Dụ Tông sẽ được hoàn táng như thế nào?

Cập nhật lúc 17:44, Thứ Năm, 21/01/2010 (GMT+7)
,

vietnamnet.gif
-
Ngày 25/1/2010, thi hài vua Lê Dụ Tông sẽ được hoàn táng tại làng Bái Trạch, xã Xuân Giang (huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa) sau 46 năm "bảo quản" tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam.



images1912263_0.jpg

Thi hài vua Lê Dụ Tông


Sau rất nhiều trao đổi qua lại giữa Hội đồng họ Lê ở Việt Nam, UBND tỉnh Thanh Hóa, Bộ VH - TT - DL và sự góp ý của nhiều nhà khoa học, địa điểm hoàn táng quay về lại đúng huyệt đạo đã đặt mộ vua ngày trước tại làng Bái Trạch. Nguyện vọng dân làng Bái Trạch muốn đưa Cụ về lại đúng chỗ, dân làng sẽ chăm sóc lăng mộ Cụ. Quách bằng hợp chất từ khi phát lộ vẫn còn nguyên tại mộ cũ, vừa rồi khai quật đã sửa sang lại đảm bảo chuẩn kỹ thuật, để tới đây thi hài vua sẽ đặt vào đúng quách ngày xưa theo đúng nguyện vọng của dòng họ Lê.

Để đảm bảo không gian cho việc quy hoạch khu lăng mộ vua Lê Dụ Tông sau này, 9 hộ dân làng Bái Trạch đã đồng thuận di dời. Khu lăng mộ sẽ có diện tích tới trên 5000 m2.

Riêng quan tài và các vật tùy táng đã được liệm theo vua ngày xưa, do khi khai quật lên vào năm 1958 đã có phần hư hỏng, ra tiếp xúc với không khí trong vài chục năm lại càng không thể còn nguyên vẹn, nên dòng họ Lê cũng thống nhất các hiện vật gốc sẽ được lưu giữ thành cổ vật tư liệu của Bảo tàng Lịch sử về một vị vua.

Quan tài mới được làm đúng bằng gỗ Ngọc Am, theo đúng kích thước, hoa văn cũ, nặng tới 700 kg, sẽ được chuyển ra Hà Nội vào ngày 23/1. 32 bộ áo cũng sẽ được may mới theo đúng màu sắc, hoa văn cũ, nhưng không thể "y hệt" ngày xưa, bởi theo thông tin của BTC, để có thể "phục dựng" một bộ long bào theo đúng kiểu xưa sẽ mất 2 năm và chi phí 1 tỷ đồng.

Thứ trưởng Trần Chiến Thắng (Bộ VH - TT - DL), Trưởng ban tổ chức, nhận xét: Do đây không phải lễ an táng (lần đầu), quy định hiện nay cũng không phù hợp với thời phong kiến, nên chúng tôi đã thống nhất việc tổ chức lễ hoàn táng không bắt buộc phải theo nghi thức dành cho một vị vua đương nhiệm. Sẽ là sự kết hợp giữa nghi thức truyền thống với nghi thức hiện hành để đảm bảo sự trang trọng.

Theo đó, lễ nhập quan sẽ được tổ chức tại Bảo tàng Lịch sử Hà Nội vào lúc 1h sáng ngày 25/1/2010. Rất ít người được phép chứng kiến nghi lễ này. Đội nghi lễ nhà tang lễ Bộ Quốc Phòng sẽ thực hiện nghi thức rước thi hài vua lên xe, sau đó di chuyển về làng Bái Trạch theo trục đường Láng - Hòa Lạc - đường Hồ Chí Minh vào Lam Kinh - làng Bái Trạch. Khi đến Lam Kinh (nơi có mộ vua Lê Thái Tổ) sẽ dừng lại 10 phút làm lễ Yết cáo tổ tiên.

Nghi lễ chính thức sẽ được tổ chức tại làng Bái Trạch với văn tế của Lãnh đạo UBND tỉnh Thanh Hóa, lãnh đạo Bộ VH - TT - DL đọc lời cáo kỵ. Lễ hoàn táng sẽ kết thúc lúc 11h cùng ngày. Giải thích lý do buổi lễ bắt đầu lúc 1h sáng chứ không phải buổi tối như các lễ hoàn táng, cải táng thông thường, ông Trần Chiến Thắng cho biết vì không muốn buổi lễ bị kéo dài thành 2 ngày, lại phải di chuyển một đoạn đường rất xa.

Thay mặt ban tổ chức, Thứ trưởng Trần Chiến Thắng cũng có lời nhắn gửi tới những người dân muốn vào tham dự lễ hoàn táng hãy tuân theo sự sắp xếp của Ban tổ chức để nghi lễ có thể tiến hành trang trọng.
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top