Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Nhân Vật Lịch Sử
Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Di chúc Hồ Chí Minh với mục tiêu phát triển đất nước và các mô hình về CNXH
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="Butchi" data-source="post: 9795" data-attributes="member: 7"><p><strong>IV- Một số ý kiến: cần có cái nhìn khách quan, thâu hóa theo kiểu Hồ Chí Minh</strong></p><p><strong></strong></p><p>Tôi nhất trí với cách tư duy rất biện chứng và mang tính lịch sử cụ thể khi xem xét các phương pháp, phương thức cách mạng và con đường hay mô hình phát triển sau đây của Ngô Giang khi xem xét mô hình Thụy Điển: </p><p></p><p> Về lý luận, trước hết hãy nên bắt đầu nói về tình hình từ cách mạng Pháp 1848 - 1850 cho tới sau Công xã Paris. Như vậy, chúng ta sẽ phải ra ngoài đề một chút, sau đó mới trở lại vấn đề mô hình CNXH Thụy Điển.</p><p></p><p> Trong một thời gian rất dài sau Cách mạng Tháng Mười Nga, các nhà lý luận Liên Xô bao giờ cũng đề cao quá mức Công xã Paris, coi nó là hình mẫu cách mạng XHCN của giai cấp vô sản. Thực ra không phải là như vậy. Trong một thời gian sau năm 1848, đúng là Mác và Ang-ghen từng cho rằng đã xuất hiện tình thế cách mạng trong các nước phương Tây chủ yếu, do đó hai vị đã tích cực hoạt động vì sự nghiệp cách mạng này. Nhưng qua thất bại của cách mạng Pháp 1848-1850 và sau thực tế là các nước tư bản mấy lần bình yên vượt qua khủng hoảng kinh tế, sức sản xuất vẫn được phát triển khá, Mác và Ang-ghen bắt đầu cảm thấy sự việc không như những gì hai vị đã dự kiến ban đầu, thời cơ cách mạng vẫn còn chưa chín muồi. Năm 1850, khi tổng kết kinh nghiệm cách mạng Pháp, Mác đã chỉ rõ : “<em>Khi sức sản xuất xã hội của giai cấp tư sản đang phát triển mạnh với tốc độ có thể đạt được trong toàn bộ phạm vi quan hệ của giai cấp tư sản, thì chưa thể nói gì đến một cuộc cách mạng thực sự</em>.” Trong cuộc chiến tranh Phổ-Pháp năm 1871, giai cấp công nhân Paris nhân cơ hội đánh trả bọn xâm lược và chống hành vi đầu hàng của giai cấp tư sản, đã vùng lên khởi nghĩa và áp dụng các biện pháp có tính chất XHCN (hai phái lãnh đạo chính cuộc khởi nghĩa này là phái Lat-xan và phái Pơ-ru- đông). Khi đó Mác không tán thành cuộc khởi nghĩa này, cho rằng thời cơ chưa chín muồi. Nhưng sau khi công nhân Paris phát động khởi nghĩa rồi thì Mác không giội gáo nước lạnh lên họ, mà nhiệt tình ủng hộ và ca ngợi tinh thần dũng cảm của thợ thuyền Pháp, cho rằng Công xã Paris của giai cấp công nhân Pháp là người tiên phong vẻ vang của xã hội mới, sẽ mãi mãi được kính trọng. Đồng thời, Mác còn tổng kết sâu sắc các bài học kinh nghiệm của cuộc cách mạng công nhân đầu tiên này, đề ra không ít ý kiến chỉ đạo có ý nghĩa quan trọng. Cần vạch rõ là, khi tổng kết kinh nghiệm Công xã Paris, Mác từng nói một câu thế này: “<em>Không phải là giai cấp công nhân muốn thực hiện một lý tưởng gì, mà chỉ muốn giải phóng những nhân tố xã hội mới được ươm trồng trong chính cái xã hội của giai cấp tư sản đang sụp đổ</em>.” Cũng tức là nói, thời cơ cách mạng của giai cấp công nhân đã chín muồi chưa, hoặc có thể thực hiện được xã hội XHCN hay không, vấn đề này hoàn toàn quyết định bởi các nhân tố xã hội mới được uơm trồng trong xã hội tư sản (chủ yếu là sự phát triển cao của sức sản xuất, dân chủ hoá nền chính trị xã hội và toàn bộ nền văn minh đạt tới trình độ cần thiết).</p><p></p><p> Sau Công xã Paris, Mác tập trung sức lực chủ yếu vào việc hoàn thành bộ "Tư bản" và tiếp tục nghiên cứu lịch sử phát triển xã hội loài người. Phần lớn nhiệm vụ chỉ đạo thực tế phong trào cách mạng là do Ang-ghen đảm nhiệm. Năm 1883, Mác từ trần. Trách nhiệm của Ang-ghen càng nặng hơn. Không nghi ngờ gì nữa, “<em>Chủ nghĩa Mác</em>” mà cho tới nay ta vẫn nói, là do Mác và Ang-ghen cùng sáng lập nên. Sau Cách mạng Tháng Mười và sau khi Lê Nin qua đời, chúng ta lại tiếp thu từ Liên Xô cách nói "<em>Chủ nghĩa Mác Lênin</em>". Cách nói này thực tế làm mờ nhạt vai trò của Ang-ghen (tuy không phủ định Ang-ghen). Tôi cho rằng, nếu Lê nin còn sống, Người cũng không thể tiếp thu cách nói ấy. Tác giả Báo cáo Khảo sát cho chúng ta biết, tác giả đã nghe thấy cách nói "<em>Chủ nghĩa Mác Ang-ghen</em>" từ chính miệng những người của đảng XHDC Thụy Điển. Tôi cho rằng cách nói đó là phù hợp với sự thật lịch sử. Không bao giờ được tách rời Mác và Ang-ghen kia mà! "<em>Chủ nghĩa Lênin</em>" là một chuyện khác, vấn đề này ta sẽ bàn sau. Điều cần nói ở đây là, sau khi Mác qua đời, Ang-ghen đã quán triệt chủ trương cách mạng của hai người vào phong trào công nhân quốc tế như thế nào. Đây là trang sử rực rỡ nhất trong cuộc đời Ang-ghen. Trong những năm cuối đời, Ang-ghen luôn gắn liền mình với số phận của phong trào xã hội dân chủ quốc tế.</p><p></p><p> Sau khi Công xã Paris 1871 thất bại, phong trào công nhân quốc tế từng có thời gian rơi vào thoái trào, tới cuối thập kỷ 70, đầu thập kỷ 80 phong trào này mới bắt đầu hoạt động hăng hái, chủ nghĩa Mác được truyền bá rộng rãi. Trên cơ sở đó, nhiều nước Âu Mỹ như Đan-mạch, Bỉ, Tây-ban-nha, Hà-lan, Italy, Na-uy, Áo, Thuỵ-điển, Hung-ga-ri, Đức, Pháp, Anh, Mỹ v.v... lần lượt thành lập các chính đảng công nhân. Lúc đó, các đảng này phần lớn lấy tên là đảng Xã hội dân chủ, đảng Xã hội hoặc đảng Công nhân (Công đảng), mà không lấy tên là đảng Cộng sản. Điều này có liên quan với quan điểm của Ang-ghen. Trong một bức thư gửi cho bạn vào tháng 2.1894, Ang-ghen viết: “<em>Tôi cho rằng từ Chủ nghĩa Cộng sản hiện nay không thích hợp sử dụng phổ biến. Tốt nhất là lưu nó lại cho tới khi nào cần phải có sự biểu đạt một cách chính xác hơn hãy dùng. Cho dù tới lúc đó cũng cần phải chú thích thêm, vì trên thực tế, đã 30 năm nay không dùng từ này</em>.” </p><p></p><p> Vấn đề trên có một chút lai lịch, nay nhắc lại là không thừa. Tháng 7.1898, dưới sự đề xướng của Ang-ghen, đảng XHDC Đức và đảng Công nhân Pháp dẫn đầu triệu tập các đảng công nhân của 22 nước tham gia đại hội đại biểu những người XHCN quốc tế. Đó chính là tổ chức về sau được người ta gọi là "Quốc tế thứ II". Thật ra tổ chức này rất lỏng lẻo, không lập ra bất cứ cơ quan lãnh đạo nào (trước đó, Hiệp hội Công nhân quốc tế về sau được gọi là "Quốc tế thứ I" có lập một Uỷ ban chung), ngay cả quy chế họp định kỳ cũng không có. Các đảng dự đại hội xác nhận lấy học thuyết Mác Ang-ghen làm cơ sở tư tưởng, nhưng tiến hành hoạt động một cách độc lập tự chủ. Nói đến tư tưởng chỉ đạo ngày ấy, không thể không nhắc tới bài viết năm 1894 của Ang-ghen (một năm trước ngày qua đời) "<em>Lời nói đầu cuốn Đấu tranh giai cấp ở Pháp từ năm 1848 đến năm 1850 của Các Mác</em>". Khi đề cập tới các sai lầm của Mác và Ang-ghen trong dự kiến tình hình cách mạng từ 1848 trở đi, bài này viết: “<em>Lịch sử cho thấy chúng tôi cũng từng sai lầm, để lộ ra cách nhìn của chúng tôi lúc đó chỉ là ảo tưởng</em>.” “<em>Lịch sử thể hiện rõ là tình trạng phát triển kinh tế ở đại lục châu Âu ngày ấy còn xa mới chín muồi tới trình độ có thể quét sạch nền sản xuất tư bản”, chủ nghĩa tư bản “còn có khả năng phát triển rất lớn</em>”. Căn cứ vào điều kiện lúc đó, đặc biệt là kinh nghiệm mới nhất của đảng XHDC Đức, Ang-ghen đã suy xét lại sách lược đấu tranh của giai cấp công nhân, nhấn mạnh đề ra chủ trương giai cấp công nhân nên lấy việc sử dụng quyền bỏ phiếu bầu cử làm “<em>vũ khí mới - một trong những thứ vũ khí sắc bén nhất</em>”, và nói rõ: “<em>Từ lâu, Tuyên ngôn của đảng Cộng sản từng tuyên bố, giành lấy quyền bỏ phiếu, giành dân chủ, là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của giai cấp vô sản chiến đấu</em>.” Đồng thời tuyên bố các đồng chí chúng ta tuyệt đối không vì thế mà “<em>vứt bỏ quyền làm cách mạng (Ang-ghen nói rõ: dĩ nhiên, điều đó bao gồm quyền làm cách mạng bạo lực - chú thích của Ngô Giang). Cần biết rằng, quyền làm cách mạng bao giờ cũng là 'quyền lợi lịch sử' chân chính duy nhất</em>.”</p><p></p><p> Tôi cho rằng, cần nhận thấy các nước theo mô hình XHCN kiểu XôViết, một thời đời sống chính trị mang nặng không khí tả khuynh, cực đoan khi đánh giá các mô hình phát triển kinh tế xã hội, nay đã lỗi thời trong xu hướng đổi mới và dân chủ. Không thể lấy hình mẫu bản thân minh hay một mô hình phát triển của một nước nào đó làm mô hình chuẫn và đại diện chân lý để phê phán hay bài xích, loại bỏ quan niệm hay mô hình khác một cách vũ đoán, thếu căn cứ. Không thể cứ nói mô hình của mình là CNXH và so sánh với CNTB và khẳng định không có con đường, mô hình thứ ba một cách mấy mióc, cực đoan. Chủ nghĩa tư bản cũng có nhiều mô hình khác nhau (mô hình Mỹ, mô hình Nhậ́t, mô hình Đức).</p><p></p><p> Sự phát triển là đa dạng về mô hình. Trong đó có những nguyên tắc chung và cả nguyên tắc đặc thù cũng như các hình thái, phuơng thức đặc thù do trình độ phát triển và hoàn cảnh lịch sử quy định. Chính Ăngghen và Lênin và Hồ Chí Minh đã tư duy như vậy. Nhiều nước dân chủ ở Bắc Âu hay Thụy Điển đã chọn cho mình mô hình phát triển xã hội dân chủ như một mô hình xã hội chủ nghĩa quá độ xuất phát từ hoàn cảnh của họ, cũng giống như lựa chọn mô hình Xô Viết vậy. Và ngày nay, sau hậu chiến tranh lạnh mô hình Xô Viết hay tưởng tự như vậy (mô hình CNXH thời chiến) cũng đã kế thúc và chuyển sang mô hình hoặc theo xã hôi dân chủ hay mô hình thứ 3 như VN và Trung Quốc. Đa dạng hóa con đường và mô hình tiến lên chủ nghĩa xã hội là mô thực tế. Mô hình CNXHDC của Thụy Điển nói trên quả là rất đáng suy ngẫm.</p><p></p><p> Trở lại tư tưởng Hồ Chí Minh, ta thấy, với đặc điểm thuộc địa nửa phong kiến, nền sản xuất nhỏ là chủ yếu thì quá độ lên CNXH phải “<em>kinh qua chế độ dân chủ nhân dân</em>”(có nhiều mặt gần với chế độ xã hội dân chủ), nhưng trong thực tế đã nhanh chóng nóng vội bỏ qua nó. Sang thời kỳ đổi mới, chúng ta mới quay lại tiếp tục thực hiện nhiệm vụ lịch sử ấy.</p><p></p><p> Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển của các nước, trong đó có các nước theo mô hình xã hội dân chủ- có khi như một bước tiến hòa bình thông qua bầu cử và cải cách xã hội và rất cần một tinh thần khách quan, cầu thị, suy ngẫm để rút ra những kết luận cho mình là hết sức cần thiết, như Hồ Chí Minh vẫn thường nhắc nhở, nhất là trong thời kỳ chúng ta cần làm rõ “<em>Chủ thuyết phát triển ở VN trong thời đại Hồ Chí Minh</em>”(Một chương trình nghiên cứu độ̣c lập cấp quốc gia do Hội đồng lý luận TW chủ trì), cũng như bàn về Sửa đổi Cương lĩnh của Đảng thời gian sắp tới..</p><p> Cùng quan điểm với người dịch, giới thiệu bài báo rằng, “<em>Báo cáo Khảo sát đã đăng báo rồi, hơn nữa ngày nay xem ra vấn đề này thực sự không cần phải né tránh; thế thì ta hoàn toàn có thể thảo luận và bình phẩm bài báo đó một cách công bằng ngay thẳng, thực sự cầu thị, nhất là về mặt lý luận</em>”. Hơn nữa cũng cần nghiên cứu tôn trọng và cẩn trọng, khách quan, biện chứng, bao dung các mô hình thưc tế phát triển theo hướng XHXCN hiện nay trên thế giới, và nghiên cứu lại kinh điển, nhất là ý kiến của Ăng-ghen và tránh tình trạng chỉ nhìn một chiều qua lăng kinh kinh nghiệm của chính mình của một thời.</p><p></p><p> Cho nên, việc <em>nghiên cứu vận dụng tư tưởng HCM và Di chúc của Người</em> tôi nghĩ không nên theo kiểu xuôi chiều, nói một chiều mà thiếu đi Các nghiên cứu những vấn đề gây cấn nhưng rất trọng yếu này.</p><p></p><p> <strong>Tài liệu tham khảo</strong></p><p></p><p> 1-Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (Hồ Chí Minh toàn tập, tập 12, Nxb. Chính trị quốc gia, 2000). </p><p> 2- Theo Báo điện tử Hội nhà vănVN và Tạp chí Lý luận chính trị (Học Viện chính trị hành chính quốc gia HCM). Nguồn : Chủ nghĩa Mác và Hiện thực, số 3.2002, Tạp chí hai tháng một kỳ, tiếng Trung quốc. Cơ quan chủ trì tạp chí: Cục Biên dịch thuộc Trung ương Đảng CSTQ. Khảo sát về CNXH kiểu Thuỵ Điển, Ngô Giang (TQ). Theo Tạp chi điện tử Hội nhà văn VN (8/12/2009), Bài Báo cáo Khảo sát này được đăng tải trên một tạp chí có số lượng phát hành nhỏ, và đầu đề ghi rõ là "đến muộn" (khảo sát vào thập kỷ 80 thế kỷ XX mà đến tháng 3.2002 mới được sửa chữa cho đăng). Điều đó nói lên, cho tới nay, vấn đề tiến lên mô hình CNXH kiểu Thụy Điển vẫn là một đề tài nhạy cảm. Theo tôi, Báo cáo Khảo sát đã đăng báo rồi, hơn nữa ngày nay xem ra vấn đề này thực sự không cần phải né tránh; thế thì ta hoàn toàn có thể thảo luận và bình phẩm bài báo đó một cách công bằng ngay thẳng, thực sự cầu thị, nhất là về mặt lý luận (Lời người dịch).</p><p> 3- Hồ Bá Thâm, F. Engenls và vấn đề phát triển triết học Marx, Tạp chí Thông tin KHXH, số 3/2006</p><p> 4- Hồ Bá Thâm, Thế giới ngày nay và phương thức phát triển tiến lên XNXH ở nước ta, Nxb. Tổng hợp TPHCM, 2004.</p><p> 5- Quang Cận, Đổi mới- Thực tiễn và lý luận của sự quá độ lên CNXH ở nước ta, Tạp chí cộng sản, số 801(7- 2009).</p><p> 6- GS. NGND Nguyễn Văn Chiển, Cần xác định cho rõ tính chất và nhiệm vụ của Cách mạng Việt Nam hiện nay, Tạp chí Tia Sáng. Chungta.com, Thứ tư, 01/03/2006.</p><p></p><p></p><p><strong>TS. Hồ Bá Thâm</strong></p><p><em>Viện Nghiên cứu phát triển tp. HCM</em></p><p><em></em></p><p><em>Theo Chúng Ta</em></p></blockquote><p></p>
[QUOTE="Butchi, post: 9795, member: 7"] [B]IV- Một số ý kiến: cần có cái nhìn khách quan, thâu hóa theo kiểu Hồ Chí Minh [/B] Tôi nhất trí với cách tư duy rất biện chứng và mang tính lịch sử cụ thể khi xem xét các phương pháp, phương thức cách mạng và con đường hay mô hình phát triển sau đây của Ngô Giang khi xem xét mô hình Thụy Điển: Về lý luận, trước hết hãy nên bắt đầu nói về tình hình từ cách mạng Pháp 1848 - 1850 cho tới sau Công xã Paris. Như vậy, chúng ta sẽ phải ra ngoài đề một chút, sau đó mới trở lại vấn đề mô hình CNXH Thụy Điển. Trong một thời gian rất dài sau Cách mạng Tháng Mười Nga, các nhà lý luận Liên Xô bao giờ cũng đề cao quá mức Công xã Paris, coi nó là hình mẫu cách mạng XHCN của giai cấp vô sản. Thực ra không phải là như vậy. Trong một thời gian sau năm 1848, đúng là Mác và Ang-ghen từng cho rằng đã xuất hiện tình thế cách mạng trong các nước phương Tây chủ yếu, do đó hai vị đã tích cực hoạt động vì sự nghiệp cách mạng này. Nhưng qua thất bại của cách mạng Pháp 1848-1850 và sau thực tế là các nước tư bản mấy lần bình yên vượt qua khủng hoảng kinh tế, sức sản xuất vẫn được phát triển khá, Mác và Ang-ghen bắt đầu cảm thấy sự việc không như những gì hai vị đã dự kiến ban đầu, thời cơ cách mạng vẫn còn chưa chín muồi. Năm 1850, khi tổng kết kinh nghiệm cách mạng Pháp, Mác đã chỉ rõ : “[I]Khi sức sản xuất xã hội của giai cấp tư sản đang phát triển mạnh với tốc độ có thể đạt được trong toàn bộ phạm vi quan hệ của giai cấp tư sản, thì chưa thể nói gì đến một cuộc cách mạng thực sự[/I].” Trong cuộc chiến tranh Phổ-Pháp năm 1871, giai cấp công nhân Paris nhân cơ hội đánh trả bọn xâm lược và chống hành vi đầu hàng của giai cấp tư sản, đã vùng lên khởi nghĩa và áp dụng các biện pháp có tính chất XHCN (hai phái lãnh đạo chính cuộc khởi nghĩa này là phái Lat-xan và phái Pơ-ru- đông). Khi đó Mác không tán thành cuộc khởi nghĩa này, cho rằng thời cơ chưa chín muồi. Nhưng sau khi công nhân Paris phát động khởi nghĩa rồi thì Mác không giội gáo nước lạnh lên họ, mà nhiệt tình ủng hộ và ca ngợi tinh thần dũng cảm của thợ thuyền Pháp, cho rằng Công xã Paris của giai cấp công nhân Pháp là người tiên phong vẻ vang của xã hội mới, sẽ mãi mãi được kính trọng. Đồng thời, Mác còn tổng kết sâu sắc các bài học kinh nghiệm của cuộc cách mạng công nhân đầu tiên này, đề ra không ít ý kiến chỉ đạo có ý nghĩa quan trọng. Cần vạch rõ là, khi tổng kết kinh nghiệm Công xã Paris, Mác từng nói một câu thế này: “[I]Không phải là giai cấp công nhân muốn thực hiện một lý tưởng gì, mà chỉ muốn giải phóng những nhân tố xã hội mới được ươm trồng trong chính cái xã hội của giai cấp tư sản đang sụp đổ[/I].” Cũng tức là nói, thời cơ cách mạng của giai cấp công nhân đã chín muồi chưa, hoặc có thể thực hiện được xã hội XHCN hay không, vấn đề này hoàn toàn quyết định bởi các nhân tố xã hội mới được uơm trồng trong xã hội tư sản (chủ yếu là sự phát triển cao của sức sản xuất, dân chủ hoá nền chính trị xã hội và toàn bộ nền văn minh đạt tới trình độ cần thiết). Sau Công xã Paris, Mác tập trung sức lực chủ yếu vào việc hoàn thành bộ "Tư bản" và tiếp tục nghiên cứu lịch sử phát triển xã hội loài người. Phần lớn nhiệm vụ chỉ đạo thực tế phong trào cách mạng là do Ang-ghen đảm nhiệm. Năm 1883, Mác từ trần. Trách nhiệm của Ang-ghen càng nặng hơn. Không nghi ngờ gì nữa, “[I]Chủ nghĩa Mác[/I]” mà cho tới nay ta vẫn nói, là do Mác và Ang-ghen cùng sáng lập nên. Sau Cách mạng Tháng Mười và sau khi Lê Nin qua đời, chúng ta lại tiếp thu từ Liên Xô cách nói "[I]Chủ nghĩa Mác Lênin[/I]". Cách nói này thực tế làm mờ nhạt vai trò của Ang-ghen (tuy không phủ định Ang-ghen). Tôi cho rằng, nếu Lê nin còn sống, Người cũng không thể tiếp thu cách nói ấy. Tác giả Báo cáo Khảo sát cho chúng ta biết, tác giả đã nghe thấy cách nói "[I]Chủ nghĩa Mác Ang-ghen[/I]" từ chính miệng những người của đảng XHDC Thụy Điển. Tôi cho rằng cách nói đó là phù hợp với sự thật lịch sử. Không bao giờ được tách rời Mác và Ang-ghen kia mà! "[I]Chủ nghĩa Lênin[/I]" là một chuyện khác, vấn đề này ta sẽ bàn sau. Điều cần nói ở đây là, sau khi Mác qua đời, Ang-ghen đã quán triệt chủ trương cách mạng của hai người vào phong trào công nhân quốc tế như thế nào. Đây là trang sử rực rỡ nhất trong cuộc đời Ang-ghen. Trong những năm cuối đời, Ang-ghen luôn gắn liền mình với số phận của phong trào xã hội dân chủ quốc tế. Sau khi Công xã Paris 1871 thất bại, phong trào công nhân quốc tế từng có thời gian rơi vào thoái trào, tới cuối thập kỷ 70, đầu thập kỷ 80 phong trào này mới bắt đầu hoạt động hăng hái, chủ nghĩa Mác được truyền bá rộng rãi. Trên cơ sở đó, nhiều nước Âu Mỹ như Đan-mạch, Bỉ, Tây-ban-nha, Hà-lan, Italy, Na-uy, Áo, Thuỵ-điển, Hung-ga-ri, Đức, Pháp, Anh, Mỹ v.v... lần lượt thành lập các chính đảng công nhân. Lúc đó, các đảng này phần lớn lấy tên là đảng Xã hội dân chủ, đảng Xã hội hoặc đảng Công nhân (Công đảng), mà không lấy tên là đảng Cộng sản. Điều này có liên quan với quan điểm của Ang-ghen. Trong một bức thư gửi cho bạn vào tháng 2.1894, Ang-ghen viết: “[I]Tôi cho rằng từ Chủ nghĩa Cộng sản hiện nay không thích hợp sử dụng phổ biến. Tốt nhất là lưu nó lại cho tới khi nào cần phải có sự biểu đạt một cách chính xác hơn hãy dùng. Cho dù tới lúc đó cũng cần phải chú thích thêm, vì trên thực tế, đã 30 năm nay không dùng từ này[/I].” Vấn đề trên có một chút lai lịch, nay nhắc lại là không thừa. Tháng 7.1898, dưới sự đề xướng của Ang-ghen, đảng XHDC Đức và đảng Công nhân Pháp dẫn đầu triệu tập các đảng công nhân của 22 nước tham gia đại hội đại biểu những người XHCN quốc tế. Đó chính là tổ chức về sau được người ta gọi là "Quốc tế thứ II". Thật ra tổ chức này rất lỏng lẻo, không lập ra bất cứ cơ quan lãnh đạo nào (trước đó, Hiệp hội Công nhân quốc tế về sau được gọi là "Quốc tế thứ I" có lập một Uỷ ban chung), ngay cả quy chế họp định kỳ cũng không có. Các đảng dự đại hội xác nhận lấy học thuyết Mác Ang-ghen làm cơ sở tư tưởng, nhưng tiến hành hoạt động một cách độc lập tự chủ. Nói đến tư tưởng chỉ đạo ngày ấy, không thể không nhắc tới bài viết năm 1894 của Ang-ghen (một năm trước ngày qua đời) "[I]Lời nói đầu cuốn Đấu tranh giai cấp ở Pháp từ năm 1848 đến năm 1850 của Các Mác[/I]". Khi đề cập tới các sai lầm của Mác và Ang-ghen trong dự kiến tình hình cách mạng từ 1848 trở đi, bài này viết: “[I]Lịch sử cho thấy chúng tôi cũng từng sai lầm, để lộ ra cách nhìn của chúng tôi lúc đó chỉ là ảo tưởng[/I].” “[I]Lịch sử thể hiện rõ là tình trạng phát triển kinh tế ở đại lục châu Âu ngày ấy còn xa mới chín muồi tới trình độ có thể quét sạch nền sản xuất tư bản”, chủ nghĩa tư bản “còn có khả năng phát triển rất lớn[/I]”. Căn cứ vào điều kiện lúc đó, đặc biệt là kinh nghiệm mới nhất của đảng XHDC Đức, Ang-ghen đã suy xét lại sách lược đấu tranh của giai cấp công nhân, nhấn mạnh đề ra chủ trương giai cấp công nhân nên lấy việc sử dụng quyền bỏ phiếu bầu cử làm “[I]vũ khí mới - một trong những thứ vũ khí sắc bén nhất[/I]”, và nói rõ: “[I]Từ lâu, Tuyên ngôn của đảng Cộng sản từng tuyên bố, giành lấy quyền bỏ phiếu, giành dân chủ, là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của giai cấp vô sản chiến đấu[/I].” Đồng thời tuyên bố các đồng chí chúng ta tuyệt đối không vì thế mà “[I]vứt bỏ quyền làm cách mạng (Ang-ghen nói rõ: dĩ nhiên, điều đó bao gồm quyền làm cách mạng bạo lực - chú thích của Ngô Giang). Cần biết rằng, quyền làm cách mạng bao giờ cũng là 'quyền lợi lịch sử' chân chính duy nhất[/I].” Tôi cho rằng, cần nhận thấy các nước theo mô hình XHCN kiểu XôViết, một thời đời sống chính trị mang nặng không khí tả khuynh, cực đoan khi đánh giá các mô hình phát triển kinh tế xã hội, nay đã lỗi thời trong xu hướng đổi mới và dân chủ. Không thể lấy hình mẫu bản thân minh hay một mô hình phát triển của một nước nào đó làm mô hình chuẫn và đại diện chân lý để phê phán hay bài xích, loại bỏ quan niệm hay mô hình khác một cách vũ đoán, thếu căn cứ. Không thể cứ nói mô hình của mình là CNXH và so sánh với CNTB và khẳng định không có con đường, mô hình thứ ba một cách mấy mióc, cực đoan. Chủ nghĩa tư bản cũng có nhiều mô hình khác nhau (mô hình Mỹ, mô hình Nhậ́t, mô hình Đức). Sự phát triển là đa dạng về mô hình. Trong đó có những nguyên tắc chung và cả nguyên tắc đặc thù cũng như các hình thái, phuơng thức đặc thù do trình độ phát triển và hoàn cảnh lịch sử quy định. Chính Ăngghen và Lênin và Hồ Chí Minh đã tư duy như vậy. Nhiều nước dân chủ ở Bắc Âu hay Thụy Điển đã chọn cho mình mô hình phát triển xã hội dân chủ như một mô hình xã hội chủ nghĩa quá độ xuất phát từ hoàn cảnh của họ, cũng giống như lựa chọn mô hình Xô Viết vậy. Và ngày nay, sau hậu chiến tranh lạnh mô hình Xô Viết hay tưởng tự như vậy (mô hình CNXH thời chiến) cũng đã kế thúc và chuyển sang mô hình hoặc theo xã hôi dân chủ hay mô hình thứ 3 như VN và Trung Quốc. Đa dạng hóa con đường và mô hình tiến lên chủ nghĩa xã hội là mô thực tế. Mô hình CNXHDC của Thụy Điển nói trên quả là rất đáng suy ngẫm. Trở lại tư tưởng Hồ Chí Minh, ta thấy, với đặc điểm thuộc địa nửa phong kiến, nền sản xuất nhỏ là chủ yếu thì quá độ lên CNXH phải “[I]kinh qua chế độ dân chủ nhân dân[/I]”(có nhiều mặt gần với chế độ xã hội dân chủ), nhưng trong thực tế đã nhanh chóng nóng vội bỏ qua nó. Sang thời kỳ đổi mới, chúng ta mới quay lại tiếp tục thực hiện nhiệm vụ lịch sử ấy. Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển của các nước, trong đó có các nước theo mô hình xã hội dân chủ- có khi như một bước tiến hòa bình thông qua bầu cử và cải cách xã hội và rất cần một tinh thần khách quan, cầu thị, suy ngẫm để rút ra những kết luận cho mình là hết sức cần thiết, như Hồ Chí Minh vẫn thường nhắc nhở, nhất là trong thời kỳ chúng ta cần làm rõ “[I]Chủ thuyết phát triển ở VN trong thời đại Hồ Chí Minh[/I]”(Một chương trình nghiên cứu độ̣c lập cấp quốc gia do Hội đồng lý luận TW chủ trì), cũng như bàn về Sửa đổi Cương lĩnh của Đảng thời gian sắp tới.. Cùng quan điểm với người dịch, giới thiệu bài báo rằng, “[I]Báo cáo Khảo sát đã đăng báo rồi, hơn nữa ngày nay xem ra vấn đề này thực sự không cần phải né tránh; thế thì ta hoàn toàn có thể thảo luận và bình phẩm bài báo đó một cách công bằng ngay thẳng, thực sự cầu thị, nhất là về mặt lý luận[/I]”. Hơn nữa cũng cần nghiên cứu tôn trọng và cẩn trọng, khách quan, biện chứng, bao dung các mô hình thưc tế phát triển theo hướng XHXCN hiện nay trên thế giới, và nghiên cứu lại kinh điển, nhất là ý kiến của Ăng-ghen và tránh tình trạng chỉ nhìn một chiều qua lăng kinh kinh nghiệm của chính mình của một thời. Cho nên, việc [I]nghiên cứu vận dụng tư tưởng HCM và Di chúc của Người[/I] tôi nghĩ không nên theo kiểu xuôi chiều, nói một chiều mà thiếu đi Các nghiên cứu những vấn đề gây cấn nhưng rất trọng yếu này. [B]Tài liệu tham khảo[/B] 1-Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (Hồ Chí Minh toàn tập, tập 12, Nxb. Chính trị quốc gia, 2000). 2- Theo Báo điện tử Hội nhà vănVN và Tạp chí Lý luận chính trị (Học Viện chính trị hành chính quốc gia HCM). Nguồn : Chủ nghĩa Mác và Hiện thực, số 3.2002, Tạp chí hai tháng một kỳ, tiếng Trung quốc. Cơ quan chủ trì tạp chí: Cục Biên dịch thuộc Trung ương Đảng CSTQ. Khảo sát về CNXH kiểu Thuỵ Điển, Ngô Giang (TQ). Theo Tạp chi điện tử Hội nhà văn VN (8/12/2009), Bài Báo cáo Khảo sát này được đăng tải trên một tạp chí có số lượng phát hành nhỏ, và đầu đề ghi rõ là "đến muộn" (khảo sát vào thập kỷ 80 thế kỷ XX mà đến tháng 3.2002 mới được sửa chữa cho đăng). Điều đó nói lên, cho tới nay, vấn đề tiến lên mô hình CNXH kiểu Thụy Điển vẫn là một đề tài nhạy cảm. Theo tôi, Báo cáo Khảo sát đã đăng báo rồi, hơn nữa ngày nay xem ra vấn đề này thực sự không cần phải né tránh; thế thì ta hoàn toàn có thể thảo luận và bình phẩm bài báo đó một cách công bằng ngay thẳng, thực sự cầu thị, nhất là về mặt lý luận (Lời người dịch). 3- Hồ Bá Thâm, F. Engenls và vấn đề phát triển triết học Marx, Tạp chí Thông tin KHXH, số 3/2006 4- Hồ Bá Thâm, Thế giới ngày nay và phương thức phát triển tiến lên XNXH ở nước ta, Nxb. Tổng hợp TPHCM, 2004. 5- Quang Cận, Đổi mới- Thực tiễn và lý luận của sự quá độ lên CNXH ở nước ta, Tạp chí cộng sản, số 801(7- 2009). 6- GS. NGND Nguyễn Văn Chiển, Cần xác định cho rõ tính chất và nhiệm vụ của Cách mạng Việt Nam hiện nay, Tạp chí Tia Sáng. Chungta.com, Thứ tư, 01/03/2006. [B]TS. Hồ Bá Thâm[/B] [I]Viện Nghiên cứu phát triển tp. HCM Theo Chúng Ta[/I] [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Nhân Vật Lịch Sử
Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Di chúc Hồ Chí Minh với mục tiêu phát triển đất nước và các mô hình về CNXH
Top