- Xu
- 0
DELL THỪA NHẬN SẼ BẾ TẮC NẾU TIẾP TỤC BÁN MÁY TÍNH PC
Hồi tháng 2, Dell đã công bố chính thức trở thành công ty tư nhân, rút khỏi thị trường chứng khoán và quay lưng với mảng kinh doanh PC truyền thống. Dĩ nhiên công ty có lý do để đưa ra quyết định này và theo suy nghĩ của Dell, việc kinh doanh những chiếc máy tính dùng hệ điều hành Windows của Microsoft sẽ nhanh chóng rơi vào tình trạng bế tắt. Hôm nay, tạp chí Forbes đã đăng tải một văn bản ủy nhiệm được Dell gởi lên Ủy ban chứng khoán và giao dịch Hoa Kỳ trong đó, công ty đã chỉ ra những rủi ro đối với một nhà sản xuất máy tính tư nhân và vẽ ra một viễn cảnh mù mịt đối với ngành công nghiệp PC.
Dell cho rằng có rất nhiều nguy cơ và tình huống bất định liên quan đến việc tiếp tục sở hữu chứng khoán phổ thông. Theo bản báo cáo, Dell đã liệt kê:
- "… sự giảm sút về lợi nhuận trong thị trường máy tính bàn và máy tính xách tay PC và chưa rõ khi nào và có hay không tình trạng giảm sút sẽ kết thúc …"
- "… sự khó khăn trong việc dự đoán thị trường máy tính PC và bằng chứng là các chuyên gia và nhà phân tích trong ngành công nghiệp đã phải xem xét lại những dự báo đã đưa ra trong những năm trở lại đây …"
- "… áp lực giảm giá tiếp tục gia tăng và xu thế chuyển sang hàng hóa hóa trong thị trường máy tính PC …"
- "… một sự thay đổi về nhu cầu từ các sản phẩm máy tính cao cấp với mức chênh lệch lợi nhuận cao …"
- "… sự tăng cao về nhu cầu sử dụng các hệ điều hành máy tính thay thế cho Microsoft Windows …"
- "… sự đón nhận nhiệt tình đối với chính sách BYOT do các nhà kinh doanh đặt ra (Bring your own device - cho phép nhân viên đêm các thiết bị di động cá nhân đến công ty) …"
Từ những nhận định trên, có thể nhận thấy trong khi Dell vẫn theo đuổi ngành kinh doanh PC nhưng không có vẻ như công ty sẽ tồn tại nếu cứ tiếp tục là một công ty máy tính. Và nếu như Dell đang dự đoán một con đường không mấy bằng phẳng phía trước thì các công ty khác cũng cần phải thực hiện một điều tương tự.
- Các OEM khác: Những vấn đề đối với ngành công nghiệp PC không chỉ ảnh hưởng riêng Dell. Người dùng nói chung đang giảm dần sức mua đối với máy tính PC và điều này không chỉ giới hạn với những chiếc máy có thương hiệu của Dell.
- Microsoft: Lợi nhuận khổng lồ của tập đoàn phần mềm gắn chặt với doanh số PC đến với người dùng và doanh nghiệp.
- Nhà sản xuất linh kiện: Nhu cầu với PC ít hơn có nghĩa nhu cầu với các linh kiện cũng thấp hơn bao gồm vi xử lý, card đồ họa, bo mạch chủ và tiềm năng sẽ tác động đến các công ty như Intel, AMD, Nvidia.
- Phân phối: Việc phân phối những chiếc máy tính PC trên toàn cầu là một việc kinh doanh lớn và không đơn giản.
- Bán lẻ: Có rất nhiều người đang bán lẻ những chiếc máy tính PC.
Chúng ta đã thấy những dấu hiệu cho thấy các công ty trong thời đại PC đang bắt đầu phân hóa. Microsoft đang để mắt đến thị trường hậu PC với máy tính bảng, Nvidia hiện đang có lợi thế với dòng vi xử lý Tegra. Trong khi đó, Google cũng đã đầu tư rất tốt vào Androdi, đưa dịch vụ của mình đến tay hàng trăm triệu người dùng di động trên thế giới.
Ngoài ra, chúng ta cũng đã thấy sự mở rộng nhanh chóng của các công ty khai thác lợi thế từ sự chuyển đổi hậu PC, điển hình như ARM. Sau đó là Apple, công ty đã thúc đẩy từ thời đại PC sang hậu PC với iPhone và iPad. Đây cũng là công ty hưởng lợi nhiều nhất từ sự chuyển đổi trên và có ưu thế "cưỡi đầu ngọn sóng" trong tương lai.
Tuy nhiên, vẫn còn một câu hỏi đặt ra là Dell sẽ đi đâu? Liệu sẽ có một nơi nào đó cho một công ty đã góp công cách mạng hóa PC và từng đẩy mạnh doanh số bán ra trong một thế giới nơi mà PC không còn là vua nữa?
Chỉ có thời gian mới có thể trả lời câu hỏi này.
Tinhte.vn - Theo: Forbes