Dạy trẻ cách thức tập trung

rubi_mos2002

New member
Xu
0
child_concentrating.jpg


Hầu hết trẻ em đều được tự nhiên trao tặng sự tập trung, nhưng thật đáng tiếc khi sự tập trung cũng dần mất đi trong quá trình trẻ lớn lên. Điều này xảy ra có thể do chúng ta cố gắng muốn trẻ tập trung vào “điều chúng ta muốn’, thay vì tập trung vào “điều trẻ muốn”.


Những người thành công trong mọi lĩnh vực là người có khả năng tập trung – để “vào guồng”- khi họ muốn. Hãy quan sát những vận động viên, nghệ sĩ, nhà văn hay nghệ nhân lớn khi họ làm việc, bạn sẽ nhanh chóng nhận ra điều này là sự thật.


Vậy làm thế nào để giúp đỡ con em mình học tập trung như một kỹ năng quan trọng, chứ không phải để nó xuất hiện chỉ khi lũ trẻ đang mải mê chơi game, xem TV?


Làm thế nào chúng ta có thể dậy cho chúng các giá trị của kỹ năng này, để chúng có thể sử dụng cho lợi ích của chúng tại trường học và trong tương lai?


Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn cách thức để giao tiếp với con em mình về tầm quan trọng và sự đánh giá đúng về cách thức lũ trẻ tập trung; làm thế nào lũ trẻ có thể sử dụng các kỹ năng theo ý muốn để làm cho cuộc sống của chúng thú vị, năng động và thành công hơn.


Kỹ năng tập trung


Điều đầu tiên bạn cần làm là cho con bạn biết “tập trung” là gì, làm thế nào để nhận biết cảm giác (tập trung) khi chúng đang tập trung, và làm thế nào để nhận ra điều gì xẩy ra khi sự tập trung của chúng bị cắt ngang.


Trước khi nói truyện với lũ trẻ về những điều trên, hay sử dụng vài ngày để quan sát chúng. Hãy thử trả lời những câu hỏi sau:


- Con đang làm gì khi con (có vẻ) tập trung cao độ?


- Con làm những hoạt động đó trong bao lâu?


- Làm thế nào để phân tán sự tập trung của con. Nếu khi đó tôi nói khẽ với con, con có nghe thấy tôi nói gì không?


Khi bạn đã có hiểu biết cơ bản về khả năng tập trung của con, bạn có thể bắt đầu nói chuyện với con, ví dụ:


- Bố đang đọc báo kìa. Có vẻ bố rất tập trung. Con có thấy là khi mẹ hỏi bố có cần cà phê không, bố chỉ “hmmm” không – bố gần như không nghe thấy mẹ nói gì, vì bố đang tập trung đấy”


- Con mèo trên bãi cỏ đang nhìn gì nhỉ? Con có nghĩ là nó đang theo dõi một con chuột không? Con có thấy cách con mèo tập trung tất cả sự chú ý của nó trên thảm cỏ dưới các bụi cây? Mèo là thợ săn giỏi, vì chúng có thể tập trung rất tốt.”


- “Quan sát em gái con ăn bữa tối xem. Em vẫn đang học dùng thìa; em rất tập trung để đưa đồ ăn vào miệng. Chúng ta học tốt khi chúng ta tập trung”.


Tiếp theo, giúp con tự nhận ra khi con đang tập trung. Hãy đợi cho đến khi con tập trung chú gì vào việc gì đó, tốt hơn là một hoạt động chủ động chứ không phải hoạt động thụ động như xem TV. Quan sát con cẩn thận, nhưng đừng nói chuyện với con cho đến khi con hoàn thành việc của mình và con mất tập trung một cách tự nhiên khi sự tập trung của con đến lúc kết thúc – bạn sẽ nhận ra điều này vì bạn sẽ thấy con đột nhiên nhận thức môi trường xung quanh mình. Bây giờ hãy thử nhận xét và hỏi những câu như thế này:


- Wow, con có vẻ rất tập trung khi con vẽ tranh.


- Cảm giác thế nào khi con tập trung như thế?


- Con nghĩ là con vẽ tranh trong bao lâu? Đôi khi khi tập trung, chúng ta thấy thời gian rất ngắn, chỉ vài phút, nhưng thực sự là thời gian đó khá dài, vì chúng ta siêu thích thú với điều mình đang làm.


- Việc tập trung rất hữu ích cho chúng ta khi chúng ta có thể tập trung cao độ bất kỳ khi nào mình muốn. Ví dụ con đang làm bài tập về nhà, nếu con biết cách tập trung, con có thể làm bài tập rất tốt, và tốt ít thời gian làm bài hơn.


- Mẹ thấy là em gái con làm phiền con khi con đang tập trung vẽ tranh? Con có cảm giác gì khi bị mất tập trung? Con đã nói chuyện với em, rồi, đưa cho em bút mầu, rất nhanh con tập trung lại để vẽ tranh tiếp. Việc nhanh chóng lấy lại sự tập trung sau khi bị làm phiền rất tốt đấy.


- Con đã rất giỏi trong việc tập trung tư tưởng. Con có muốn chơi một trò chơi để giúp con biết cách tập trung tốt hơn không?


Đừng làm tất cả hướng dẫn trên trong một lần – hãy thực hiện việc này trong khoảng thời gian vài ngày, mỗi ngày sử dụng một ví dụ khác nhau.


Bạn có thể thấy rằng con bạn thể hiện rất nhiều ý thích của chúng trong những cuộc trò chuyện như vậy. Đa phần nội dung trò chuyện của con trẻ với bố mẹ đều là những việc nho nhỏ, hãy nói – hoặc yêu cầu con làm việc gì đấy, nhắc con dọn dẹp phòng…Con sẽ thích thú khi bạn nói chuyện với con như người lớn về những điều thực sự quan trọng.


Bạn có thể tập trung trong bao lâu?


Một khi con hiểu được khái niệm về sự tập trung, bạn có thể thu hút con tham gia vào các trò chơi để giúp chúng đánh giá và cải thiện sự tập trung của mình. Trẻ em thường thích các trò chơi có tính cạnh tranh, và chúng rất có khả năng thắng bạn ở những trò chơi này.


Hãy chọn một đối tượng/vật mà bạn biết là con bạn sẽ thích. Đó có thể là một món đồ chơi nhỏ, hoặc tốt hơn đó là một vật tự nhiên, như chiếc lông vũ chẳng hạn.


Mục đích của trò chơi là xem ai có thể tập trung vào vật lâu nhất. Đặt vật trên bàn – giữa những người chơi – hay chỉ bắt đầu giữa con và bạn, tuy nhiên bạn có thể mời thêm nhiều người chơi cùng khi con bạn đã quen thuộc với trò chơi này. Nói , “Chúng ta hãy xem xem ai có thể tập trung vào chiếc lông lâu nhất nào”. Bạn không cần phải giải thích luật chơi, con bạn sẽ học chúng khi chơi cùng bạn.


Nếu có thể, nên có một “trọng tài”, người không tham gia vào trò chơi, để quan sát những người chơi và tính thời gian khi có một người ngừng chơi – người còn lại sẽ là người chiến thắng. Nếu có hơn hai người chơi, trọng tài sẽ chạm vào người đã mất tập trung, người đó sẽ rời cuộc chơi, những người còn lại tiếp tục cạnh tranh để là người thắng lợi cuối cùng.


Việc mất tập trung có thể được nhận ra bằng cách:


- Khi con không để ý đối tượng nhiều hơn 1 hoặc 2 giây
- Khi con nhắm mắt lâu hơn 1 hoặc 2 giây
- Nói chuyện
- Cười khúc khích
- Ngủ gật…


Bạn có thể chơi nhiều trò bao gồm các trò chơi luyện trí nhớ. Ví dụ, bạn có một chiếc khay có 1 tá đồ vật, hạn chế thời gian để tập trung và nhớ các vật này, cùng với yêu cầu nếu ai mất tập trung khi chưa hết thời gian phải nhắm mắt lại.


Kết luận


Khi con bạn hiểu tập trung là gì, hoạt dộng như thế nào, và thích thú tham gia các trò chơi rèn luyện sự tập trung, bạn nên khuyến khích con áp dụng kỹ năng này vào việc học tập ở trường. Con bạn sẽ dễ dàng tập trung vào sở thích của chúng, nhưng chúng cần học được rằng chúng có thể tập trung vào các hoạt động ít được ưa chuộng nhưng vẫn còn quan trọng.


Và khi đó, con sẽ sở hữu, hiểu và trân trọng kỹ năng của mình, hãy nhớ khen ngợi con khi chúng tập trung làm bài tập về nhà hoặc sửa đổi. Chỉ ra những lợi ích của việc tập trung khi làm những điều trên, và khuyến khích chúng – để chúng có thể nắm bắt, biến các kỹ năng này thành của mình trong thời thơ ấu, và sử dụng các kỹ năng này khi lớn lên.

Dịch: Phạm Huyền
Source: https://kidsgoals.com/parental-tips...years/teaching-your-child-how-to-concentrate/
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top