• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Dạy học trò cách tiêu tiền

ButNghien

Học tập suốt đời!
Thành viên BQT
Xu
46
Dạy học trò cách tiêu tiền


Đợt khảo sát của chương trình đã gióng lên hồi chuông báo động về sự lơ là, bù đắp tình cảm, tình thương cho con bằng cách cho tiền tiêu pha đã làm hư hỏng một bộ phận học sinh.

Sáng 27-4, Sở GD&ĐT TP.HCM cùng Tổ chức Cứu trợ trẻ em ở Việt Nam (Save the Children), Quỹ Citi (Citi Foundation) đã tổ chức hội thảo Tại sao cần giáo dục tài chính cho thanh thiếu niên?


Chủ yếu chi tiêu cho thời trang!


Kết quả khảo sát của chương trình từ năm 2009 trên 200 học sinh tại hai trường THPT Nguyễn Du và Marie Curie cho thấy 44% chi tiêu cho mua sắm thời trang, 35% chi cho vui chơi, giải trí, 21% đầu tư cho học tập. 1/3 học sinh cho là tiền ba mẹ cho không đủ xài, 2/3 gặp khó khăn trong tiền bạc, khi túng quẫn, có nhu cầu thì 1/4 học sinh phải mượn tiền người thân.

Một nam sinh lớp 11 cho biết: Tụi con phải chi “tình phí” nhưng con không thể kể với ba mẹ”. Còn một nữ sinh lớp 11 thì cho rằng: “Em thích có khoản tiền riêng để tự mình quản lý chi tiêu. Nhưng hằng ngày mẹ chỉ cho em 20.000 đồng, đến tối phải đưa lại phần tiền xài chưa hết để lấy tờ 20.000 đồng mới. Vì thế, em thường nói là đã xài hết để để dành lại”.


Cô Trần Thị Huế, Tổ chức Cứu trợ trẻ em, nhận định: Qua khảo sát 200 học sinh THPT (13-18 tuổi) cho thấy nhiều thanh thiếu niên không có kiến thức hay kỹ năng trong việc quản lý tiền bạc của mình, ảnh hưởng rất nhiều cho kế hoạch tổ chức cuộc sống sau khi trưởng thành. Các em chia sẻ rằng do cha mẹ làm việc bận rộn, chỉ biết cho tiền chi tiêu mà không có sự giám sát hoặc hướng dẫn con mình dùng tiền làm gì. Các em cứ dùng tiền mà không cần suy nghĩ tiền ở đâu mà có và chỉ đơn giản xin tiền khi cần, hay có nhu cầu gì đó cho bản thân. Phụ huynh không nhận thức những rủi ro, hay hậu quả của việc đưa tiền cho trẻ. Khi trẻ có nhiều tiền lại thiếu sự quan tâm của người lớn, trẻ sẽ tiêu xài hoang phí hay xài tiền vào những hoạt động có hại như nghiện game, đua đòi với bạn, bị bạn rủ rê sử dụng ma túy.


18822209698-chot.jpg

Khi người lớn thiếu quan tâm, trẻ có tiền sẽ tiêu xài hoang phí trong những cuộc vui như thế này. Ảnh: HTD

Cha mẹ thức tỉnh, giáo dục vào cuộc

Kết quả phỏng vấn 27 phụ huynh do Tổ chức Cứu trợ trẻ em ở Việt Nam khảo sát vào tháng 4-2010 như sau: 100% phụ huynh cho rằng giáo dục cho con biết quý sức lao động, giá trị đồng tiền, hiểu biết những vất vả của cha mẹ khi kiếm tiền là cần thiết nhưng hầu hết họ không biết dạy con thế nào và không tự tin. 100% phụ huynh cho rằng cho tiền con tiêu vặt 50.000-300.000 đồng/tuần nhưng họ không biết sử dụng có đúng mục đích không. Khoảng 50% không quan tâm con sử dụng tiền lì xì tết làm gì vì cho rằng đó là tiền của con. Có rất nhiều phụ huynh muốn dùng tiền để bù đắp thiếu hụt tình cảm vì phải đi làm xa, ít khi gặp con cái.


Chị Đỗ Phương Anh ở quận 10 tâm sự: “Tôi có một cháu gái học lớp 10, cháu ở với tôi khi vợ chồng tôi ly hôn. Khi có tiền thì con xin bao nhiêu tôi cho bấy nhiêu nhưng cũng không biết con xài vào việc gì. Giá như tôi biết tính toán chi tiêu thì tôi đã dạy con mình làm được điều ấy”.


Anh Đỗ Anh Dũng, một người kinh doanh shop thời trang, tâm sự: “Hai vợ chồng tôi thu nhập mỗi năm chừng 1,5 tỉ đồng. Tôi không biết chi tiêu cho cả gia đình hằng tháng bao nhiêu nhưng tính nhẩm chừng 30 triệu đồng/tháng. Tôi thường cho con 40.000 đồng/ngày để ăn sáng và gửi xe, tiền xăng cho riêng, khi con cần việc gì thì cho thêm. Vợ chồng tôi lo kinh doanh, ít có thời gian trò chuyện với con mà cháu cũng đi học kín cả ngày. Con xin tiền, thương con tôi cho nhưng không biết con có xài đúng không”.


Nhóm khảo sát Tổ chức Cứu trợ trẻ em ở Việt Nam nhận xét: “Suy nghĩ như anh Dũng, cho con tiền tiêu xài thoải mái để bù lại việc mình bận rộn, ít có thời gian chăm sóc con là rất có hại. Trẻ xài khoản tiền lớn, kéo dài mà cha mẹ không kiểm soát thì trẻ dễ sa vào tệ nạn xã hội”.

Theo ông Nguyễn Hoài Chương, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM, giáo dục tài chính cho học sinh là rất quan trọng, Sở ủng hộ chương trình này và mong muốn nhân rộng chương trình ra nhiều trường.

Chương trình giáo dục tài chính cho học sinh THPT tại TP.HCMthông qua hình thức tập huấn kiến thức về tài chính cho giáo viên. Qua đó, các giáo viên sẽ dạy cho học sinh lên kế hoạch chi tiêu và hiểu được giá trị sức lao động, đồng tiền của cha mẹ làm ra. Chương trình gồm bốn chủ đề: Giới thiệu về giáo dục tài chính và một số khái niệm cơ bản. Tiết kiệm là gì, tại sao phải tiết kiệm và cách thức tiết kiệm? Ngân sách cá nhân, kỹ năng quản lý tiền bạc và lập ngân sách, kế hoạch chi tiêu. Các dịch vụ tài chính.

Theo Tổ chức Save the Children, chương trình chia làm hai giai đoạn: Giai đoạn một thực hiện tại hai trường THPT Nguyễn Du và Marie Curie từ tháng 12-2009 và triển khai giai đoạn hai từ tháng 10-2010 tại các trường THPT (chuyên) Lê Hồng Phong, Nguyễn Hữu Huân, Hùng Vương. Chương trình sẽ kết thúc vào tháng 6-2011, dự kiến tháng 10-2011 triển khai giai đoạn ba nhân rộng thêm nhiều trường.





Theo PLTP.
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top