• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Dạy học bằng câu hỏi: Bao giờ đạt hiệu quả?

ButNghien

Học tập suốt đời!
Thành viên BQT
Xu
46
Dạy học bằng câu hỏi: Bao giờ đạt hiệu quả?


Trong giáo dục phổ thông, việc đặt câu hỏi giúp học sinh phát huy năng lực tư duy, sáng tạo. Đây là phương pháp dạy đem lại nhiều hiệu quả.Nhưng hiện nay cách đặt câu hỏi lại rất… tệ.

GS.TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc, hiệu trưởng Trường ĐH Giáo dục (ĐHQG Hà Nội) đã khẳng định như vậy tại hội thảo khoa học “Dạy học với câu hỏi hiệu quả” diễn ra ngày 24/12, tại Hà Nội.

Đặt toàn câu hỏi nội dung

Theo giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Thị Mỹ Lộc, con người luôn tò mò tìm hiểu thế giới xung quanh và luôn đặt ra các câu hỏi. Nếu ở lứa tuổi HS, các em không được dạy cách thức đặt câu hỏi, không được hỏi để phát triển tư duy thì sẽ mất khả năng đặt câu hỏi.

xh2512cauhoi.jpg


Chú thích ảnh: Không nên dùng câu hỏi có, không trong giảng dạy (ảnh minh họa). Ảnh: Trung Kiên

Từ mười năm nay, việc dạy bằng câu hỏi đã được triển khai ở ĐH Sư phạm Hà Nội, ĐH Sư phạm TP HCM và một số trường ĐH khác theo dự án “Dạy học cho tương lai” do Intel tài trợ. Chương trình đề cập 3 loại câu hỏi: câu hỏi khái quát, câu hỏi bài học, câu hỏi nội dung. Trong đó, hai loại câu hỏi đầu xuyên suốt bài học giúp kích thích sự sáng tạo của người học. Loại câu hỏi thứ ba không đòi hỏi nhiều tư duy sáng tạo. Ví dụ bài “Máy phát điện” môn Vật lý lớp 12, có câu hỏi khái quát: phải chăng làm ra điện là một bước phát triển nhảy vọt của cuộc sống con người? Câu hỏi bài học: chúng ta có thể tạo ra điện như thế nào? Câu hỏi nội dung: Hiện tượng cảm ứng điện là gì? Nêu điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng? Nêu nguyên tắc hoạt động của máy phát điện? Thế nhưng theo TS. Bùi Phương Nga, SV sư phạm được dạy để đưa ra 3 loại câu hỏi này nhưng khi ra trường lại chủ yếu dùng câu hỏi nội dung trong giảng dạy.

Gần đây, dự án Việt –Bỉ về Nâng cao chất lượng đào tạo bồi dưỡng giáo viên tiểu học và THCS miền núi phía Bắc cũng đưa các kỹ thuật câu hỏi được lồng ghép vào trong các phương pháp dạy học khác. Ngoài ra, Dự án giáo dục THCS vùng khó khăn được triển khai từ giữa năm 2008-2014 cũng dành một nội dung quan trọng bồi dưỡng cho giáo viên phương pháp và kỹ thuật dạy giúp người học tích cực. “Tuy vậy kỹ thuật đặt câu hỏi và kỹ thuật hỏi chưa đủ bền vững và chưa có sức lan tỏa rộng”, PGS.TS Đỗ Hương Trà nhận xét.

Nên đưa câu hỏi mở

Theo thạc sĩ Lê Hồng Vũ, kỹ năng đặt câu hỏi của GV sẽ mang lại những cách thức học tập khác nhau. Có ba lĩnh vực phát triển của HS, giáo viên cần nắm chắc là HS biết gì và nghĩ gì? (nhận thức); HS có cảm giác như thế nào với những cái các em biết và nghĩ? (cảm xúc); HS làm gì, nghĩ và cảm giác với những cái các em biết (hành động-động thái). Còn TS. Nguyễn Chí Thành cho rằng, một câu hỏi có hiệu quả phải thể hiện ở chất lượng câu hỏi và tương đối mở để lôi cuốn HS tham gia tranh luận.

Để câu hỏi được sử dụng hiệu quả, GS.TS Nguyễn Hữu Châu đưa ra 10 yếu tố đảm bảo như tạo môi trường học tập có hiệu quả; sử dụng các loại câu hỏi khác nhau; hạn chế sử dụng câu hỏi bẫy (có, không); đặt câu hỏi chính xác rõ ràng; đặt câu hỏi cho nhiều HS; dạy HS tự đặt câu hỏi… Để các kỹ thuật đặt câu hỏi đi vào chiều sâu và tạo ra được những biến chuyển về chất, TS. Bùi Phương Nga đề nghị cần có những đề tài nghiên cứu chuyên sâu về thực trạng đặt câu hỏi của giáo viên để đề xuất giải pháp hữu hiệu. Tiếp tục mở các lớp tập huấn về kỹ thuật đặt câu hỏi và kỹ thuật hỏi cho GV và cán bộ quản lý các cấp.




Theo Đất việt.
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top