DẠY CON TỪ THUỞ SƠ SINH
Ngay từ khi còn nằm ngửa trong nôi, đứa trẻ phải được dạy dỗ theo một tiêu chuẩn chắc chắn mà chính cha mẹ cần phải biết kính trọng. Luôn luôn đứa bé sẽ không hiểu vì sao người ta lại cấm nó làm việc này hay việc nọ. Tại sao người ta để cho nó la khóc? Nhưng không sao đâu cứ để vài lần rồi nó sẽ biết rằng không phải nó làm chủ trong nhà. Thật ra, một trong những bài học lớn mà đời đã dạy chúng ta, càng lớn người ta càng khó tự sửa mình, nếu ngay từ lúc bé không biết tự uốn nắn mình.
View attachment 9786
Thật ra cha mẹ cứ nghĩ rằng mình có quyền nói bất cứ cái gì, bất cứ thế nào trước mặt con trẻ vì hiểu rằng trẻ không hiểu gì cả. Sự thật trẻ em không hiểu nghĩa và giá trị lời nói vì không đủ yếu tố cần thiết cho sự hiểu biết hợp lý về những gì nó nghe hay thấy. Một điều khác nữa cũng rất đúng là những lời nói, hành động mà em bé đã được chứng kiến vẫn in mãi trong trí nhớ em, dù bề ngoài nó có vẻ quên đi, nhưng đến khi trẻ đã biết nhận thức để hiểu biết, thì lời nói và hành động vô ý thức đã in vào tâm não và gây hậu quả tai hại. Thường thường người ta vẫn ví con trẻ như những miếng kính nhiễm ảnh, hình ảnh ví von ấy rất đúng. Không có cái gì đã đi qua những bộ phận của giác quan mà sau này còn bôi xóa đi được.
Cho nên việc giáo dục hết sức quan trọng ngày từ giờ phút đầu tiên của đời em bé, vì trẻ con càng nhỏ lại càng dễ rung cảm, càng dễ nhiễm lấy những thói quen tốt, nhất là trẻ em chưa biết nói, lời nói tật ra còn linh hoạt mạnh mẽ hơn, đến vượt cả sức dự tưởng của người ta. Một khi lời nói đã vào trí nhớ và trở thành thông dụng trẻ em ghi vào tư tưởng khiến cho mỗi khi lời nói vừa đến là những thói quen đã nhiễm phải nếu chúng ta dám dùng đến danh từ ấy. Họ vẫn có quyền nói với nhau hoặc làm bất cứ cái gì trước mặt đứa trẻ, vì biết chắc rằng con mình còn nhỏ không biết gì cả và không bao giờ bị ảnh hưởng. Do đó những ấn tượng đã ghi vào trí em bé một cách không còn bôi xóa được và sẽ đóng vai trò đẹp hay xấu trong suốt cuộc đời con trẻ.
Phải giữ gìn đừng khiến co em bé trở thành đứa trẻ náo loạn. Đừng xem em bé như một trò chơi, như con búp bê đùa giỡn với con. Cũng nên tránh việc ru trẻ, vì thế không những tập cho nó cái tính hay đòi hết cái này đến cái nọ và không bao giờ thỏa mãn. Theo như nhận xét của nhà tâm lý học những em được ru mãi lâu ngày lớn lên sẽ thích sự náo động đi tìm những thứ giải trí ồn ào hoặc những nơi người ta thích náo động không có lí do.
Chúng ta nên hiểu điều này, từ lúc sơ sinh đứa bé đã mang mầm sống của hiều đức tính tốt mà cũng của nhiều thói xấu, những hoàn cảnh mà em bé đã sống, những gương mà em bé đã chứng kiến, những ảnh hưởng mà em bé đã chịu sẽ làm nảy nở những điều này và bóp nghẹt điều nọ. Bổn phận làm cha mẹ là phải nâng đỡ, khuyến khích những nét tốt có ích lợi, và cương quyết ngăn cản những gì có thể làm cho mình khổ hoặc biến nó thành kẻ bất lương.
Những bậc làm cha mẹ còn trẻ, xin đừng quên rằng con của các bạn thấy hết, nghe hết và tất cả cuộc đời của nó sẽ được ướp hương bởi sự trầm lặng, dịu dàng trìu mến, bởi nghị lực và cũng bởi lòng cản đảm của bạn, nhưng cũng sẽ ghi dấu một cách nguy hiểm bởi tính nóng nảy, cơn giận dữ và những lo âu của các bạn.
Tốt hơn hết, chúng ta nên giáo dục con cái ngay khi nó mới ra đời, bằng tất cả những gì khiến cho tương lai nó trở thành một trong những thanh niên tuổi trẻ mà hiện tại xã hội rất cần, những con người không thể mua mà cũng không thể bán, lương thiện ngay đến cả trong phần sâu kín nhất của tâm hồn, những con người mà lương tâm trung thành với nhiệm vụ cũng như chiếc la bàn luôn gắn bó với phương Bắc, cho dù sụp đổ cũng chẳng đổi dời.
Hãy chọn tương lai của con bạn ngay từ khi mới ra đời.
Theo Vĩnh Thuyên - Nghệ thuật giáo khoa giúp trẻ nên người*