• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Dạy con kiểu Pháp- Pamela Druckerman

Maruko Dương

New member
Xu
0
Sự ra đời của cuốn sách «Dạy con kiểu Pháp» xuất phát từ một trở ngại mà bất kì một người mẹ nào cũng phải trải qua, đó là việc cho con ăn. Bà Pamela druckerman, tác giả cuốn sách và là một người mẹ Mĩ, đã rất ngạc nhiên khi quan sát những đứa trẻ Pháp ăn ngồi ngoan ngoãn trên ghế, đợi thức ăn, chúng ăn cá thậm chí ăn cả rau. Không có tiếng la hét hay khóc lèo nhèo. Tất cả mọi người đều thưởng thức món ăn của mình. Và cũng không có mảnh vụn nào vương vãi xung quanh bàn của họ. Và đây cũng chính là khởi điểm cho cuộc hành trình của bà tìm hiểu về cách bố mẹ Pháp nuôi nấng các thiên thần của họ.

Dạy con kiểu Pháp
pameladruckerman.jpg

Pamela druckerman nhận ra rằng mọi chuyện không chỉ khác biệt trong các bữa ăn mà trong cả cách họ cho con ngủ và vui chơi. Ví dụ như tại sao trong hàng trăm lần chơi ở công viên, bà chưa bao giờ thấy một đứa trẻ Pháp nào tỏ ra mất bình tĩnh, cáu kỉnh, giận dữ (ngoại trừ con bà)? Tại sao những người bạn Pháp của bà không phải vội vàng tắt điện thoại khi con họ đòi cái gì đó? Tại sao phòng khách của họ không bao giờ phải bày la liệt đồ chơi, thậm chí phải dựng lều, làm bếp ăn đồ chơi cho lũ trẻ, như cách mà những gia đình bà đang phải trải qua? Và nhiều hơn nữa...
«Tôi không có một lý thuyết nào. Cái mà tôi có, đang trải ra trước mắt tôi, là một xã hội với đầy đủ chức năng của nó với những bậc cha mẹ ngủ tốt, ăn ngon và thư giãn hợp lý. Tôi đang bắt đầu với kết quả đó và làm việc hết sức để tìm ra người Pháp đã có điều đó như thế nào. Nó chỉ ra rằng có một kiểu cha mẹ khác biệt, và bạn không chỉ cần một triết lý nuôi dạy con khác biệt. Bạn cần có cái nhìn khác biệt về những gì thực sự có ở một đứa trẻ.» (Pamela druckerman)
pameladruckerman.jpg

Pamela Druckerman là một nhà báo và tác giả của Bringing Up Bébé (The Penguin Press: 2012), là tác giả của cuốn sách phiên bản tiếng Anh mang tên “French Children Don't Throw Food” (Trẻ em Pháp không ném thức ăn - 2012) và Lust In Translation (2007). Cô là một phóng viên nhân viên tại The Wall Street Journal và đã viết cho tờ New York Times, The Washington Post, The Guardian, The Observer, tờ Financial Times và Marie Claire. Cô đã xuất hiện như một nhà bình luận trên chương trình Today, Oprah.com, BBC Women's Hour, National Public Radio, Public Radio International, Al Jazeera International, France 24 and CNBC. Trong cuộc sống gia đình, Pamela Druckerman là một bà mẹ Mỹ với 3 đứa con.
 

Đính kèm

  • nuoi-day-con-kieu-phap.jpg
    nuoi-day-con-kieu-phap.jpg
    76.3 KB · Lượt xem: 4
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Trẻ em Pháp không ném thức ăn

Khi con gái tôi được 18 tháng tuổi, chồng tôi và tôi quyết định cho bé đi cùng trong một kỳ nghỉ hè ngắn. Chúng tôi chọn một thị trấn ở ven bờ biển, cách nhà vài giờ đi tàu và không quên dặn đi dặn lại khách sạn chuẩn bị cho mình một phòng có giường cũi cho em bé.

Chúng tôi dùng bữa sáng ở khách sạn. Nhưng bữa trưa và tối chúng tôi ăn ở những nhà hàng hải sản nhỏ quanh bến cảng. Chúng tôi nhanh chóng phát hiện rằng hai bữa ăn nhà hàng một ngày đã bị một đứa trẻ mói chập chững biến thành địa ngục. Bean rất lười ăn, nó chỉ ăn một mẩu bánh mì và nhấm nháp một vài món rán. Sau đó, nó chỉ thích nghịch ngựm và phá phách. Chỉ vài phút sau, bé bắt đầu làm đổ lọ muối và xé tan nát mấy gói đường, giấy ăn... Rồi bé đòi nhảy khỏi cái ghế cao của mình để có thể chạy quanh nhà hàng và lao rầm rập về phía bến cảng.


Phương châm của chúng tôi là kết thúc bữa ăn thật nhanh. Chúng tôi gọi món trong lúc ổn định chỗ ngồi, rồi năn nỉ người phục vụ mang nhanh ra một ít bánh mì và mang tất cả đồ ăn của chúng tôi, cả món khai vị và các món chính, ra cùng một lúc. Trong khi chồng tôi ăn mấy miếng cá thì tôi phải đảm bảo là Bean không bị người phục vụ đó phải hay lạc mất ngoài biển. Rồi chúng tôi đổi lại. Vì áy náy, chúng tôi để lại một khoản tiền boa lớn để đền bù cho cả một “chiến trường” toàn những giấy ăn bị xé và món mực tung tóe quanh bàn.


Trên đường về khách sạn, tôi đã thề sẽ không bao giờ đi du lịch, vui choi, thậm chí cũng không muốn có thêm bất kỳ đứa con nào nữa. Kỳ nghỉ này càng cho tôi thấy được rằng, cuộc sống vui vẻ, thoải mái của vợ chồng tôi cách đó 18 tháng đã vĩnh viễn biến mất.


Sau vài bữa ăn tại nhà hàng, tôi nhận ra rằng các gia đình Pháp quanh mình không khổ sở như chúng tôi. Thật kỳ lạ, họ vẫn được tận hưởng kỳ nghỉ theo đúng nghĩa dù họ có con nhỏ. Lũ trẻ con Pháp tầm tuổi như Bean ngồi ngoan ngoãn trên ghế, đợi thức ăn được bưng lên, chúng ăn cá, thậm chí ăn cả rau. Không có tiếng la hét hay khóc mè nheo. Tất cả mọi người đều thưởng thức món ăn của mình. Và cũng không có mảnh vụn nào vương vãi xung quanh bàn của họ.


Dù đã sống ở Pháp vài năm, nhưng tôi vẫn không thể giải thích được điều này. Trong tình cảnh khốn khổ của chúng tôi, dù không thể thay đổi được, nhưng tôi vẫn nghĩ rằng dường như có một cách khác. Nhưng chính xác nó là gì? Liệu có phải là ngay từ trong gen di truyền trẻ em Pháp đã ngoan ngoãn, điềm tĩnh hơn con chúng ta? Liệu chúng có bị dụ dỗ hay đe dọa? Chúng có phải chịu một triết lý nuôi dạy trẻ lạc hậu chỉ thấy mà không nghe của cha mẹ chúng không?


Mọi thứ dường như không như vậy. Những đứa trẻ Pháp xung quanh chúng tôi trông không có vẻ gì là sự hãi. Chúng rất vui vẻ, hay nói và ham hiểu biết. Cha mẹ chúng rất tình cảm và chu đáo. Dường như có một sức mạnh giáo hóa vô hình nào đó trên bàn ăn của họ - và tôi bắt đầu thấy nghi ngờ, điều có trong cuộc sống của họ - lại không có trong cuộc sống của chúng tôi?


Tôi bắt đầu suy nghĩ về cách dạy con của các bậc cha mẹ người Pháp, vì nhận ra rằng mọi chuyện không chỉ khác biệt trong các bữa ăn. Tôi đặt ra rất nhiều câu hỏi. Ví dụ như tại sao trong hàng trăm lần đi chơi ở công viên, tôi chưa bao giờ thấy một đứa trẻ Pháp nào tỏ ra mất bình tĩnh, cáu kỉnh, giận dữ (ngoại trừ con tôi)? Tại sao những người bạn Pháp của tôi không phải vội vàng tắt điện thoại khi con họ đòi cái gì đó? Tại sao phòng khách của họ không bao giờ phải bày la liệt đồ chơi, thậm chí phải dựng lều, làm bếp ăn đồ chơi cho lũ trẻ, như cách mà chúng tôi đang phải trải qua?


Và nhiều hơn nữa. Tại sao nhiều trẻ em Mỹ tôi gặp lại có một chế độ ăn riêng hoặc chỉ ăn những thức ăn dành riêng cho trẻ, trong khi những trẻ em Pháp, bạn của con gái tôi lại ăn được cả cá, rau xanh và ăn tất cả những gì người khác ăn? Ngoại trừ một khoảng thời gian nhất định vào buổi chiều, còn trẻ em Pháp chẳng bao giờ đòi ăn vặt.Tôi không hề nghĩ rằng mình sẽ ngưỡng mộ phương pháp làm cha mẹ của Pháp. Nó không phải một điều đặc biệt, như thòi trang hay pho mát Pháp. Chẳng có ai tói Paris để vùi đầu vào quan điểm của người dân noi đây về quyền cha mẹ. Ngược lại: một người mẹ Mỹ mà tôi biết ở Paris phát hoảng lên khi thấy các bà mẹ Pháp hiếm khi cho con bú và để cho đứa con 4 tuổi của mình ngậm ti giả chạy quanh.


Vậy thì làm sao họ lại chưa bao giờ chỉ ra rằng có rất nhiều trẻ em Pháp bắt đầu ngủ xuyên đêm ở hai hay ba tháng tuổi? vì sao họ không nhắc đến việc trẻ em Pháp không đòi hỏi sự chú ý thường xuyên của người lớn, và rằng các bé dường như có khả năng nghe từ “không” mà không bị chán nản?


Chẳng thấy ai buồn đoái hoài gì đến tất cả những điều này. Nhưng càng ngày tôi càng thấy rõ các cha mẹ Pháp đang tạo ra đưực bầu không khí hoàn toàn khác cho cuộc sống gia đình của mình. Khi các gia đình người Mỹ tói nhà tôi choi, cha mẹ thường phải dành rất nhiều thòi gian làm trọng tài trong các cuộc cãi vã giữa những đứa con, hoặc giúp đỡ những đứa con mói chập chững biết đi chạy loanh quanh trong bếp hay ngồi xếp hình Lego. Ở đó luôn có tiếng khóc và tiếng dỗ dành. Nhưng khi bạn bè người Pháp tói nhà tôi, thì chúng tôi cùng ngồi uống cà phê, còn những đứa con của họ vui vẻ tự chơi với nhau.


Cha mẹ Pháp rất quan tâm tới con cái. Nhưng họ không quá lo lắng về tình trạng sức khỏe của con mình. Cách nhìn nhận điềm tĩnh này giúp họ làm tốt hon trong việc thiết lập những giói hạn cho trẻ cũng như trong việc trao cho trẻ quyền tự chủ.

Tại Pháp, tôi nhìn thấy một kiểu nuôi dạy trẻ hoàn toàn khác ở Mỹ. Sự tò mò của một nhà báo cùng vói sự tuyệt vọng của một người mẹ đã kích thích tôi vào cuộc. Vào cuối kỳ nghỉ kinh khủng của mình, tôi quyết định tìm hiểu xem đâu là điều khác biệt của các bậc cha mẹ Pháp? Tại sao trẻ em Pháp không ném thức ăn? Tại sao các bậc cha mẹ Pháp lại không phải là những bậc cha mẹ hay la hét? Sức mạnh giáo hóa, vô hình trong tay các bậc cha mẹ Pháp là gì? Tôi có thể thay đổi và áp dụng nó cho những đứa con của mình không?

Tôi nhận ra sự khác biệt qua một nghiên cứu do một nhà kinh tế học thực hiện tại Princeton. Nghiên cứu này so sánh kinh nghiệm chăm sóc trẻ của các bà mẹ có hoàn cảnh tương tự nhau tại hai thành phố Columbus (Mỹ) và Rennes (Pháp). Kết quả cho biết việc chăm sóc con cái khiến các bà mẹ Mỹ mệt mỏi hon gấp hai lần so vói các bà mẹ Pháp. Sự khác biệt này tôi đã quan sát khi đến Paris và trong lần trở lại Mỹ: có một cách gì đó khiến việc nuôi dạy con của cha mẹ Pháp đỡ vất vả và thú vị hon.


Tôi tin chắc rằng nhũng bí mật trong việc nuôi dạy con của cha mẹ Pháp đang ẩn giấu trong những điều rất đon giản, chỉ có điều trước đó không ai nhìn ra. Tôi bắt đầu để một cuốn sổ ghi chép vào túi và luôn mang theo khi đi ra ngoài. Tất cả nhũng lần tói bác sỹ khám bệnh, đi ăn tối, vui choi đều trở thành cơ hội để tôi quan sát các hành động của cha mẹ Pháp và tìm ra đâu là quy luật bất thành văn mà họ đang áp dụng.


Ban đầu rất khó nói. Cha mẹ Pháp dường như rất dung hòa giữa hai thái cực vừa cực kỳ nghiêm khắc vừa hết sức dễ dãi. Có thẩm vấn họ thì cũng không rút ra được gì. Hầu hết những bậc cha mẹ mà tôi nói chuyện đều khẳng định rằng họ không làm bất cứ điều gì đặc biệt.


Qua nhiều năm và sau khi đã sinh hai đứa con tại Paris, tôi đã lần ra những manh mối.Tôi tìm đọc những cuốn sách về nuôi dạy con. Tôi phỏng vấn nhiều bậc cha mẹ và các chuyên gia. Thậm chí tôi còn nghe lén nhiều người trong khi đi siêu thị. Rốt cuộc, tôi nghĩ mình đã khám phá ra điều khác biệt của cha mẹ Pháp trong nuôi dạy con cái.


Khi tôi nói “các bậc cha mẹ Pháp” là tôi đang nói một cách khái quát, chứ thật ra mỗi người mỗi khác. Hầu hết các cha mẹ mà tôi gặp họ đều sống tại Paris và vùng ngoại ô Paris, họ đều có trình độ đại học, có công việc chuyên môn và có mức thu nhập trên mức thu nhập trung bình của người Pháp. Tôi đang so sánh họ vói các bậc cha mẹ Mỹ.


Mặc dù vậy, khi tôi đi vòng quanh nước Pháp, tôi thấy rằng quan điểm cơ bản của những người Paris trung lưu về cách khuyến khích trẻ khá giống vói quan điểm của những bậc cha mẹ thuộc tầng lóp lao động sống tại các tỉnh lẻ nước Pháp. Thực vậy, tôi thấy rằng trong khi các bậc cha mẹ Pháp có lẽ không biết chính xác điều họ đang làm, nhưng dường như tất cả họ đều làm những điều ít nhiều tương tự nhau. Các luật sư khá giả, các nhân viên chăm sóc tại các trung tâm, các giáo viên trường công hay những cụ già đã từng trách móc tôi trong công viên, tất cả họ đều nói về những nguyên tắc cơ bản giống nhau. Dường như họ đang thực hành tất cả những điều đã được viết trong các cuốn sách về trẻ em Pháp và những tạp chí dành cho cha mẹ mà tôi đã đọc. Tôi nhanh chóng nhận ra rằng việc có một đứa trẻ trong các gia đình Pháp không phụ thuộc vào việc lựa chọn một triết lý nuôi dạy con. Tất cả mọi người đều ít nhiều có những nguyên tắc cơ bản.


Tại sao lại là Pháp? Chắc chắn tôi không có một sự thiên vị, ủng hộ Pháp. Ngược lại, tôi còn không chắc rằng tôi thích sống ở đây. Nhưng kiểu nuôi dạy con của người Pháp lại là bức tranh làm nền hoàn hảo cho những vấn đề hiện tại trong cách nuôi dạy con của người Mỹ. Các bậc cha mẹ người Paris rất hào hứng khi nói về con cái mình, chỉ ra những tố chất bẩm sinh của chúng, đọc rất nhiều sách về trẻ em. Họ dạy con chơi tennis, cho con tham gia các lóp học vẽ và đưa chúng đi tham quan các bảo tàng.


Tuy nhiên, người Pháp biết cách nuôi dạy con nên họ không cảm thấy bị áp lực. Họ cho rằng cha mẹ không nhất thiết lúc nào cũng phải kè kè đi theo chăm sóc, phục vụ con mình và cha mẹ không cần có cảm giác tội lỗi về điều đó. “Vói tôi, tất cả mọi buổi tối là dành cho gia đình”, một bà mẹ người Pháp nói vói tôi. “Con gái tôi có thể ở vói chúng tôi nếu con bé muốn, nhưng đó là thòi gian dành cho người lớn.” Các cha mẹ Pháp đều muốn choi vói con mình, nhưng không phải trong tất cả mọi thòi gian. Trong khi những đứa trẻ Mỹ mói chập chững biết đi đã đưực cha mẹ thuê gia sư về dạy đọc thì khi đó những đứa trẻ Pháp chỉ học đi.

Tại Pháp có tất cả các loại dịch vụ công có thể đảm bảo rằng việc nuôi một đứa trẻ sẽ không khiến các bậc cha mẹ quá căng thẳng, mệt mỏi. Phụ huynh không phải đóng tiền học phí cho trẻ đi học mẫu giáo, không phải lo lắng về bảo hiểm sức khỏe hay tiền học phí sau này. Rất nhiều người được nhận tiền mặt hàng tháng - đưực trực tiếp gửi vào tài khoản ngân hàng của họ - chỉ để phục vụ cho việc chăm nuôi trẻ.

Nhưng những dịch vụ công đó cũng không giải thích được sự khác biệt của cha mẹ Pháp mà tôi đã chứng kiến. Người Pháp dường như có cả một khuôn khổ hoàn toàn khác để nuôi dạy trẻ. Khi tôi hỏi các cha mẹ Pháp họ đã rèn luyện những đứa trẻ của mình như thế nào, thì phải mất ít giây bối rối họ mói hiểu điều tôi hỏi. “À, bạn muốn nói rằng chúng tôi đã giáo dục những đứa trẻ của mình ra sao ư?” Họ hỏi. “Rèn luyện”, tôi sớm nhận ra rằng từ đó quá hạn hẹp, chỉ là một loại hiếm khi-được dùng để chỉ sự trừng phạt. Trong khi đó “giáo dục” (không theo nghĩa phải đến trường học) lại là điều gì đó mà các cha mẹ Pháp hình dung về chính bản thân họ khi nuôi dạy con trẻ.

Trong nhiều năm nay, có rất nhiều bài viết tuyên truyền về phưong pháp nuôi dạy con kiểu Mỹ hiện thòi. Có hàng tá cuốn sách cung cấp cho người Mỹ về những lý thuyết để có thể trở thành những bậc cha mẹ khác biệt.

Tôi không có một lý thuyết nào. Cái mà tôi có, đang trải ra trước mắt tôi, là một xã hội vói đầy đủ chức năng của nó vói những bậc cha mẹ ngủ tốt, ăn ngon và thư giãn họp lý. Tôi đang bắt đầu vói kết quả đó và làm việc hết sức để tìm hiểu xem người Pháp đã thực hiện những điều đó như thế nào. Nó chỉ ra rằng có một kiểu cha mẹ khác biệt, và bạn không chỉ cần một triết lý nuôi dạy con khác biệt. Bạn chỉ cần có cái nhìn khác biệt về những gì thực sự có ở một đứa trẻ.


Chương I Bạn đang mong chờ một đứa con ?
Lúc đó là 10 giờ sáng, Trưởng ban biên tập cho gọi tôi lên văn phòng của ông và bảo tôi đi chăm sóc răng. Ông nói rằng kế hoạch chăm sóc răng của tôi sẽ kết thúc vào ngày cuối cùng của tôi ờ tờ báo. Tức là trong năm tuần nữa.Ngày hôm đó, hon 200 người chúng tôi bị cắt giảm. Tin đó nhanh chóng làm giá cổ phiếu công ty mẹ tăng mạnh. Tôi có sở hữu một ít cổ phần và có thể tính đến chuyện bán - vì sự trớ trêu chứ không phải vì lựi nhuận - để thu lòi từ chính vụ sa thải của mình.


Thay vào đó, tôi lại thẫn thờ đi lang thang quanh khu hạ Manhattan. Vừa vặn, tròi đổ mưa. Tôi đứng dưói rìa cửa và gọi cho ngưòi đàn ông mà tối đó tôi định gặp.

“Em vừa bị đuổi việc,” tôi nói.

“Em có suy sụp không?” Anh hỏi. “Em vẫn muốn đi ăn tối chứ?”

Thực ra, tôi thấy nhẹ người. Cuối cùng tôi cũng thoát ra được khỏi công việc mà - sau gần sáu năm - tôi vẫn không đủ can đảm để từ bỏ. Tôi là phóng viên cho một tòa soạn nước ngoài ở New York, chuyên viết tin về khủng hoảng điện năng và tài chính ở Mĩ La tinh. Tôi vẫn thường bị phái đi đột ngột, chỉ thông báo trước vài giờ, rồi dành cả tuần sống trong khách sạn. Đã có lúc, các sếp trông đựi những điều tuyệt vòi ở tôi. Họ đã nói về chức vụ chủ bút^1). Họ đã trả tiền để tôi học tiếng Bồ Đào Nha.

Rồi họ không kỳ vọng vào tôi nữa. Và kỳ lạ thay, tôi thấy chuyện đó cũng không sao. Tôi rất thích các bộ phim về phóng viên nước ngoài. Nhưng thực sự ở vị trí đó lại là một việc khác. Tôi thường xuyên chỉ có một mình, bị trói vào một câu chuyện không có hồi kết, nhận những cuộc gọi từ những biên tập viên lúc nào cũng muốn nhiều hon nữa. Có lúc tôi hình dung tin tức giống như là một con bò đấu bằng máy. Những đồng nghiệp nam của tôi có thể xoay xở để đón những cô vự người Costa Rica hay Colombia đi theo họ. Hoặc ít nhất họ cũng được ăn tối tại bàn khi về tói nhà. Nhưng những người đàn ông mà tôi hẹn hò cùng thì ít cơ động hơn. Vả lại, tôi hiếm khi ở trong thành phố đủ lâu để tói được cuộc hẹn thứ ba.


Tôi thấy nhẹ nhõm khi rời khỏi tờ báo. Nhưng tôi chưa sẵn sàng trở thành một kẻ ăn hại cho xã hội. Trong khoảng một tuần sau vụ sa thải, tôi vẫn tói văn phòng, đồng nghiệp cư xử như thể tôi bị bệnh truyền nhiễm. Những người tôi đã làm việc cùng nhiều năm tròi chẳng nói chẳng rằng và tránh bàn tôi ngồi. Một người làm cùng mòi tôi đi ăn một bữa trưa chia tay, rồi không đi cùng vói tôi vào tòa nhà. Rất lâu sau khi tôi dọn dẹp đồ của mình, biên tập viên của tôi, một kẻ hèn nhát, nhất định bảo tôi trở lại văn phòng cho một cuộc phỏng vấn đáng xấu hổ nào đó, ông gợi ý là tôi nên nộp đơn cho một vị trí thấp hơn, rồi vội vã đi ăn trưa.

Đột nhiên tôi nhận ra rất rõ hai điều: Tôi không muốn viết về chính trị hay tiền bạc nữa. Và tôi muốn có một người bạn trai. Tôi đang đứng trong một căn bếp rộng một mét, băn khoăn không biết nên làm gì vói phần đòi còn lại của mình thì Simon gọi. Chúng tôi gặp nhau sáu tháng trước trong một quán bar ở Buenos Aires, khi một người bạn chung đưa anh tói buổi giao lưu của các phóng viên nước ngoài. Anh là một nhà báo người Anh, đã đến Argentina được mấy ngày để viết một câu chuyện về bóng đá. Tôi được cử tói để nắm tình hình sụp đổ kinh tế của đất nước này. Hóa ra, chúng tôi lại đi cùng chuyến bay từ New York. Anh nhớ tôi là cô gái đã lên máy bay muộn, và dù đã đứng giữa các hàng ghế, tôi nhận ra mình đã để quên chỗ đồ mua miễn thuế ở phòng chờ và khăng khăng quay lại để tìm. (Tôi mua sắm chủ yếu ở các sân bay.)

Simon chính là gu của tôi: ngăm đen, rắn chắc và thông minh. (Về sau anh thêm từ “thấp” vào danh sách này, dù chiều cao ở mức phổ biến nhưng anh lại lớn lên ở Hà Lan, giữa những người khổng lồ tóc vàng.) Chỉ trong mấy tiếng gặp gỡ vói anh, tôi nhận ra rằng “tình yêu sét đánh” nghĩa là ngay lập tức cảm thấy vô cùng bình yên bên ai đó. Tôi choáng ngợp, nhưng cũng ngập ngừng. Simon vừa tránh thị trường bất động sản London để mua một căn hộ rẻ tiền ở Paris. Tôi thì đi đi lại lại giữa Nam Mĩ và New York. Một mối quan hệ xa xôi cách trở vói ai đó ở cái lục địa thứ ba này có vẻ là một sự cố gắng quá sức. Sau buổi gặp ử Argentina đó, chúng tôi thỉnh thoảng vẫn liên lạc qua thư điện tử. Nhưng tôi cố kiềm chế cảm xúc của mình.

Tôi hy vọng rằng ở múi giờ của mình cũng có một người đàn ông ngăm đen, thông minh.Thấm thoắt đã qua bảy tháng. Khi Simon bất ngờ gọi điện và tôi nói vói anh rằng tôi vừa bị sa thải, anh không hề tỏ ra ngạc nhiên hay đối xử vói tôi như thứ đồ bỏ đi. Ngưực lại, dường như anh hài lòng vì đột nhiên tôi lại có chút thòi gian rỗi. Anh nói rằng anh cảm thấy chúng tôi có “việc còn dang dở,” và rằng anh muốn tói New York.

“Đó là một ý tưởng tệ hại,” tôi nói. Đê làm gì chứ? Anh không thể chuyển tói Mỹ, bởi vì anh viết về bóng đá Châu Âu. Tôi không nói tiếng Pháp, và chẳng bao giờ tính đến chuyện sống ở Paris cả. Dù bỗng nhiên đưực khá thoải mái di chuyển, tôi lại lo lắng sẽ bị kéo vào quỹ đạo của một ngưòi khác trước khi kịp có lại một quỹ đạo cho mình.

Simon tói New York, vẫn chiếc áo khoác da ấn tưựng anh mặc hồi ở Argentina, mang theo bánh mì vòng và cá hồi xông khói anh mua đưực trong một cửa hàng đồ ăn ngon gần căn hộ của tôi. Một tháng sau, tôi gặp cha mẹ anh ở London. Sáu tháng sau, tôi bán phần lớn của cải của mình và chuyển phần còn lại sang Pháp. Bạn bè đều nghĩ rằng tôi đang vội vàng quá. Tôi lờ họ đi và bước khỏi căn nhà thuê xinh xắn của mình ở New York vói ba vali đồ khổng lồ và một chiếc hộp đựng tiền xu Nam Mĩ, tôi sẽ tặng nó cho anh chàng lái xe người Pakistan, người sẽ đưa tôi ra sân bay.

Và, hô biến, tôi trở thành một ngưòi Paris. Tôi chuyển vào căn hộ dành cho người độc thân vói hai phòng, ở một vùng làm mộc cũ phía Đông Paris. Tôi bỏ nghề làm báo mảng tài chính và bắt đầu nghiên cứu một cuốn sách. Cả ngày, Simon và tôi mỗi ngưòi làm việc ở một phòng.

Ánh sáng trong sự lãng mạn mói mẻ của chúng tôi gần như tắt lịm ngay lập tức, chủ yếu là do các vấn đề về nội thất. Tôi từng đọc trong một cuốn sách về Phong Thủy rằng trên sàn nhà mà có hàng chồng đồ đạc là dấu hiệu của sự tuyệt vọng. Vói Simon, điều đó chỉ là dấu hiệu của sự căm ghét mấy cái giá để đồ. Anh đã khéo léo đầu tư vào một chiếc bàn gỗ đang làm dở to tướng, choán gần hết phòng khách, và một hệ thống sưởi ga từ thòi tiền sử - đảm bảo nguồn nước nóng rất bất ổn. Tôi đặc biệt khó chịu vói thói quen để đám tiền lẻ trong túi vưong vãi khắp sàn của anh, chẳng biết làm sao đám tiền ấy lại tụ hết vào mấy góc ở mỗi phòng. “Vứt tiền đó đi,” tôi nài nỉ.

Ớ bên ngoài căn hộ của chúng tôi, tôi cũng không thấy thoải mái gì. Dù đang ở giữa thủ đô ẩm thực của thế giói nhưng tôi vẫn không thể xác định đưực nên ăn cái gì. Cũng như phần lớn phụ nữ Mỹ, tôi tói Paris vói sở thích ăn uống rất nghiêm ngặt. (Tôi là một người ăn kiêng theo khuynh hướng Atkins^2).) Đi dạo quanh, tôi cảm thấy như bị đám thực đon toàn bánh mì và nặng về thịt của các nhà hàng bủa vây. Có một dạo, tôi sống thoi thóp gần như chỉ vói món trứng tráng và sa lát pho mát dê.

Khi tôi yêu cầu người phục vụ “để nước sốt riêng một bên,” họ nhìn tôi như thể tôi bị điên. Tôi không hiểu vì sao các siêu thị của Pháp cung cấp tất cả các loại ngũ cốc Mỹ, trừ loại tôi yêu thích, Grape-Nuts, và vì sao các quầy cà phê lại không phục vụ sữa không béo.

Tôi biết, không ngất ngây Paris thì có vẻ như thật không biết thưởng thức. Và công bằng mà nói, tôi bắt đầu nghĩ rằng vấn đề không phải là ở Paris, mà là ở tôi. New York muốn phụ nữ ở đó hoi điên loạn một chút. Họ đưực khuyến khích tạo ra quanh mình những lộn xộn thông minh, đáng yêu, mâu thuẫn - như Sallyte) trong bộ phim Khi Harry gặp Saỉỉy (When Harry meet Sally), hay Annie Hall(4) trong bộ phim cùng tên. Nhiều bạn bè ở New York của tôi chi tiền cho trị liệu nhiều hon cả tiền thuê nhà.

Tính cách đó không theo máy bay theo tói Paris. Người phụ nữ Paris điển hình thì điềm đạm, giản dị, hoi xa cách và cực kỳ quyết đoán. Cô ấy gọi đồ từ thực đon. Cô không ba hoa về tuổi thơ hay chế độ ăn của mình. Nếu ở New York, phụ nữ cứ nghiền ngẫm về những rắc rối trong quá khứ của mình và dọa dẫm đi tìm lại chính mình, thì ở Paris họ lại là người - ít nhất là vẻ ngoài - chẳng hối tiếc gì cả.

Ngay cả Simon, một người Anh thuần, cũng phải lúng túng trước cách tôi hoài nghi bản thân và thường xuyên yêu cầu phải nói chuyện về quan hệ của chúng tôi.

“Anh đang nghĩ về cái gì vậy?” Tôi hỏi anh theo thói quen, thường là lúc anh đang đọc báo.

“Bóng đá Hà Lan,” câu trả lòi bao giờ cũng thế.

Ớ bên ngoài căn hộ của chúng tôi, tôi cũng không thấy thoải mái gì. Dù đang ở giữa thủ đô ẩm thực của thế giói nhưng tôi vẫn không thể xác định đưực nên ăn cái gì. Cũng như phần lớn phụ nữ Mỹ, tôi tói Paris vói sở thích ăn uống rất nghiêm ngặt. (Tôi là một người ăn kiêng theo khuynh hướng Atkins^2).) Đi dạo quanh, tôi cảm thấy như bị đám thực đon toàn bánh mì và nặng về thịt của các nhà hàng bủa vây. Có một dạo, tôi sống thoi thóp gần như chỉ vói món trứng tráng và sa lát pho mát dê.

Khi tôi yêu cầu người phục vụ “để nước sốt riêng một bên,” họ nhìn tôi như thể tôi bị điên. Tôi không hiểu vì sao các siêu thị của Pháp cung cấp tất cả các loại ngũ cốc Mỹ, trừ loại tôi yêu thích, Grape-Nuts, và vì sao các quầy cà phê lại không phục vụ sữa không béo.

Tôi biết, không ngất ngây Paris thì có vẻ như thật không biết thưởng thức. Và công bằng mà nói, tôi bắt đầu nghĩ rằng vấn đề không phải là ở Paris, mà là ở tôi. New York muốn phụ nữ ở đó hoi điên loạn một chút. Họ đưực khuyến khích tạo ra quanh mình những lộn xộn thông minh, đáng yêu, mâu thuẫn - như Sallyte) trong bộ phim Khi Harry gặp Saỉỉy (When Harry meet Sally), hay Annie Hall(4) trong bộ phim cùng tên. Nhiều bạn bè ở New York của tôi chi tiền cho trị liệu nhiều hon cả tiền thuê nhà.

Tính cách đó không theo máy bay theo tói Paris. Người phụ nữ Paris điển hình thì điềm đạm, giản dị, hoi xa cách và cực kỳ quyết đoán. Cô ấy gọi đồ từ thực đon. Cô không ba hoa về tuổi thơ hay chế độ ăn của mình. Nếu ở New York, phụ nữ cứ nghiền ngẫm về những rắc rối trong quá khứ của mình và dọa dẫm đi tìm lại chính mình, thì ở Paris họ lại là người - ít nhất là vẻ ngoài - chẳng hối tiếc gì cả.

Ngay cả Simon, một người Anh thuần, cũng phải lúng túng trước cách tôi hoài nghi bản thân và thường xuyên yêu cầu phải nói chuyện về quan hệ của chúng tôi.

“Anh đang nghĩ về cái gì vậy?” Tôi hỏi anh theo thói quen, thường là lúc anh đang đọc báo.

“Bóng đá Hà Lan,” câu trả lòi bao giờ cũng thế.

đều kèm theo một nụ cười nhếch mép. Ấy thế nhưng anh gần như không bao giờ thực sự cười to, ngay cả khi tôi cố tình đùa. (Mấy người bạn thân của anh còn không biết rằng anh có má lúm đồng tiền.)

Simon khăng khăng rằng không cười là một thói quen của người Anh. Nhưng tôi chắc chắn đã nhìn thấy người Anh cưòi. Và dù sao thì, thật là thất vọng ê chề khi mà cuối cùng lúc tôi đưực nói tiếng Anh vói ai đó, anh ta lại dường như chẳng buồn nghe.

Cái sự không cười đó cũng vạch ra một hố ngăn cách về văn hóa sâu hon giữa chúng tôi. Là một người Mỹ, tôi cần tất cả mọi chuyện đều đưực nói ra. Trên chuyến tàu trở lại Paris sau một kỳ nghỉ cuối tuần vói cha mẹ Simon, tôi hỏi anh liệu họ có thích tôi không.

“Tất nhiên bố mẹ thích em rồi, em không nhận thấy à?” Anh hỏi.

“Nhưng bố mẹ có nói ra là họ thích em không?” Tôi cự nự.

Đê tìm kiếm sự bầu bạn khác, tôi cày cuốc dọc khắp thành phố vói cả loạt các “cuộc gặp bạn bè bất ngờ”^ vói những người bạn của đám bạn ở nhà. Phần lớn cũng là người sống xa nhà. Chẳng ai có vẻ vui mừng khi lắng nghe một người mói tói đang hoang mang cả. Khá nhiều người dường như đã coi “sống ở Paris” là một công việc, và là câu trả lòi đa dụng cho câu hỏi “Bạn làm gì?” Nhiều người tói muộn, như là để chứng minh rằng họ đã thành dân bản địa. (Về sau tôi biết được rằng người Pháp thường đến đúng giờ trong các buổi gặp hai ngưòi vói nhau. Họ chỉ lịch sự đến muộn trong các sự kiện nhóm, trong đó có sinh nhật trẻ em.)

Những nỗ lực ban đầu của tôi để kết bạn vói ngưòi Pháp còn kém thành công hon. Trong một buổi tiệc, tôi bắt chuyện tưong đối tốt vói một nhà lịch sử nghệ thuật, người cũng tầm tuổi tôi và nói tiếng Anh rất tốt. Nhưng khi chúng tôi gặp lại nhau để uống trà ở nhà cô thì rõ ràng là chúng tôi tuân theo những nghi thức gắn bó giữa phụ nữ hoàn toàn khác biệt. Tôi sẵn sàng để làm theo phong cách kiểu Mỹ, nghĩa là thú nhận và đồng cảm, liên tục hùa theo “mình cũng thế”. Cô thanh nhã khều khều miếng bánh nướng và thảo luận về lý thuyết nghệ thuật. Tôi ra về đói meo và thậm chí không biết cô có bạn trai hay không.

Sự đồng cảm duy nhất tôi nhận đưực là từ một cuốn sách của Edmund White, một nhà văn Mỹ sống ở Pháp những năm 1980. Ông là người đầu

tiên xác nhận rằng cảm giác tuyệt vọng và choi voi là một phản ứng tuyệt đối họp lý khi sống ở Paris. “Hãy hình dung chết đi và biết OTL vì bạn đã đưực lên thiên đường, cho tói một ngày (hoặc một thế kỷ) bạn bừng tỉnh ra rằng tâm trạng chủ đạo của mình là u uất, dù bạn liên tục được thuyết phục rằng hạnh phúc chỉ nằm ngay ở góc đường kia thôi. Điều đó cũng giống như sống ở Paris trong nhiều năm, thậm chí nhiều thập kỉ. Nó là một địa ngục êm dịu, thoải mái đến nỗi gần giống như thiên đường.”

Bất chấp những nghi ngại về Paris của mình, tôi vẫn khá chắc chắn về Simon. Tôi đã trở nên cam chịu cái sự thật rằng “ngăm đen” hiển nhiên là gắn liền vói “bừa bộn”. Và tôi cũng đọc đưực những biểu hiện nhỏ trên mặt anh tốt hon. Một thoáng nụ cưòi nghĩa là anh hiểu câu chuyện đùa. Nụ cưòi trọn vẹn hiếm hoi gợi ý sự tán dưong nhiệt liệt. Thậm chí thi thoảng anh còn nói “cái đó buồn cười thật đấy” bằng một giọng đều đều.

Tôi cũng đưực khích lệ nhờ sự thật là, đối vói một người thô lỗ như vậy, Simon lại có hàng tá bạn bè thân thiết, lâu năm. Có lẽ chính là thế, phía sau lóp vỏ châm biếm, anh là một anh chàng bất lực đáng yêu. Anh chất đầy tủ lạnh của chúng tôi bằng những hàng hóa đóng hộp chưa được mở. Đê tiết kiệm thòi gian, anh nấu tất cả mọi thứ ở nhiệt độ cao. (Bạn cùng học về sau nói vói tôi rằng anh nổi tiếng ở trường vì dọn lên món chân gà nướng bên ngoài cháy đen còn bên trong vẫn đông đá.) Khi tôi chỉ cho anh cách làm nước sốt sa lát bằng dầu ăn và dấm, anh viết lại công thức, và hàng năm tròi sau vẫn lôi công thức ra mỗi khi làm bữa tối.

Cũng vẫn là về Simon, chẳng có gì ở Pháp khiến anh phiền lòng cả. Anh là một ngưòi ngoại quốc từ trong máu. Cha mẹ anh là những nhà nhân loại học, nuôi anh lớn lên trên khắp thế giói, và từ lúc chào đòi, anh đã đưực họ đào tạo để dam mê các phong tục địa phưong. Lên 10 tuổi, anh đã sống & sáu nước (tính cả một năm ở Mỹ). Anh học thêm ngoại ngữ không khác gì tôi mua thêm giày.

Tôi quyết định rằng, vì Simon, tôi sẽ dốc hết lòng cho Paris. Chúng tôi làm lễ cưới trong một tòa lâu đài từ thế kỷ XIII phía ngoài Paris vói hào bao quanh. (Tôi sẽ lờ đi ý nghĩa tưựng trung cho cái hào ấy.) Nhân danh sự hòa họp trong hôn nhân, chúng tôi thuê một căn hộ lớn hon. Tôi đặt làm giá sách từ hãng Ikea, và để các bát đụng tiền lẻ trong tất cả các phòng. Tôi cố gắng tập trung vào con người thực dụng bên trong thay vì nội tâm luôn luôn bấn loạn của mình. Ớ các nhà hàng, tôi bắt đầu gọi đồ trực tiếp từ thực đơn và thi thoảng nhấm nháp một miếng gan ngỗng vỗ béo thật to. Tiếng Pháp của tôi bắt đầu bót giống tiếng Tây Ban Nha xuất sắc và bắt đầu giống tiếng Pháp dở tệ rồi. Chẳng bao lâu cuộc sống của tôi đã gần như ổn định: Tôi có một văn phòng tại nhà, một thòi hạn phải giao sách, và thậm chí cả vài người bạn mói nữa.

Simon và tôi cũng đã nói chuyện về việc có con. Chúng tôi đều muốn có một đứa. Thực ra là tôi thích ba. Và tôi thích cái ý tưởng nuôi con ở Paris, noi chúng sẽ dễ dàng nói được cả hai thứ tiếng và là công dân quốc tế đích thực. Ngay cả nếu chúng có lớn lên để trở thành mấy kẻ lập dị, chúng vẫn có thể nhắc tói việc “lớn lên ở Paris” và ngay lập tức trở nên sành điệu.


Tôi lo lắng về việc mang thai. Cả quãng đòi trưởng thành của mình, tôi đã nỗ lực rất nhiều để không có thai ngoài ý muốn. Tôi hoàn toàn không biết liệu mình có tí chút năng khiếu nào cho hướng ngưực lại không. Việc này hóa ra lại cũng nhanh chóng như thòi gian tán tỉnh của chúng tôi. Ngày hôm trước, tôi đang tra Google “Làm thế nào để có bầu?” thì dường như ngay ngày hôm sau, tôi nhìn thấy hai vạch màu hồng trên que thử thai của Pháp.

Quyết tâm giảm bứt chất “phụ nữ Mỹ” và tăng chất “phụ nữ Pháp” của tôi lập tức sụp đổ. Đây dường như không phải lúc để tỏ ra là ngưòi bản địa. Tôi bị ám ảnh bởi ý tưởng rằng mình phải giám sát chặt chẽ quá trình mang thai và làm cho thật chính xác. Vài tiếng sau khi báo tin cho Simon, tôi lên mạng đê sục sạo mấy website về mang thai của Mỹ và hối hả mua những tài liệu hướng dẫn mang thai ở các quầy bán sách tiếng Anh. Tôi muốn biết, bằng tiếng Anh thuần túy, chính xác mình phải chú ý điều gì.

Trong mấy ngày, tôi nghiền ngẫm các loại vitamin trước khi sinh và

đâm ra nghiện mục “Việc đó có an toàn không?”(6) và luôn tìm hiểu những điều nên và không nên trong thòi gian mang thai trên trang BabyCenter.

Những người Mỹ mà tôi biết cũng tin rằng mang thai - và rồi làm mẹ - sẽ đi kèm vói bài tập về nhà. Bài tập đầu tiên là chọn lựa giữa hàng vô số những phong cách làm cha mẹ. Tất cả những người tôi xin lòi khuyên lại giói thiệu đầy tin tưởng những cuốn sách khác nhau. Nhưng thay vì khiến tôi cảm thấy sẵn sàng hon, quá nhiều lòi khuyên mâu thuẫn khiến cho bọn trẻ con trở nên bí ẩn và khó hiểu. Chúng là ai và chúng cần gì dường như phụ thuộc vào việc bạn đọc cuốn sách nào.

Và tôi trở thành chuyên gia trong tất cả những vấn đề thường gặp khi mang bầu. Trong một bữa trưa, một chị đang mang bầu ngưòi New York sống ở Paris tuyên bố rằng có năm phần nghìn cơ hội con của chị sẽ bị chết non. Chị nói rằng dù biết nói như thế là rất kinh khủng và chẳng để làm gì, nhưng chị không thể kiềm chế được mình. Một người bạn khác, bất hạnh thay lại có bằng tiến sĩ ngành sức khỏe cộng đồng, lại dành ba tháng đầu thai kỳ để xếp loại các rủi ro mắc phải tất cả các chứng bệnh có thể có của trẻ.

Với quá nhiều nghiên cứu và lo âu, mang thai ngày càng chiếm hết tâm trí tôi. Tôi dành ngày càng ít thòi gian hơn cho cuốn sách của mình, kế hoạch là tôi phải nộp trước khi em bé ra đòi. Thay vào đó, tôi liên hệ vói những bà mẹ mang bầu khác ở Mỹ trong các phòng chat của nhóm những người đang chờ ngày sinh nở. Giống như tôi, những người phụ nữ này đã quen vói việc điều chỉnh môi trường của mình, thậm chí nếu việc đó chỉ là cho sữa đậu nành vào cà phê. Và giống như tôi, họ thấy cái sự kiện nguyên thủy, mang đặc tính của động vật có vú đang diễn ra bên trong cơ thể họ, quả là vượt ra ngoài tầm kiểm soát đến mức khó chịu. Lo âu - cũng giống như nắm chặt lấy chỗ để tay trong lúc máy bay đang rung chuyển - ít nhất cũng khiến chúng ta cảm thấy nó không đến nỗi không kiểm soát được.

Báo chí về mang thai của Mỹ, nguồn thông tin mà tôi có thể dễ dàng tiếp cận từ Paris, dường như xếp hàng chờ để truyền dẫn nỗi bất an này. Nó tập trung vào một điều mà phụ nữ mang thai chắc chắn có thể kiểm soát: thực phẩm. Các tác giả của cuốn Điều cần biết khi mang thai (What to Expect When You’re Expecting), cẩm nang mang thai gây lo lắng nổi tiếng - và bán chạy nhất - của Mỹ nói rằng: “Khi bạn đưa dĩa lên miệng, hãy cân nhắc: ‘Miếng này liệu có có lựi cho con mình không?’ Nếu có, cứ nhai thoải mái...”

Tôi biết rằng những điều cấm đoán trong mấy cuốn sách của mình không quan trọng ngang nhau. Thuốc lá và rượu nhất định là xấu, trong khi sò, thịt nguội, trứng sống và pho mát chưa tiệt trùng thì chỉ nguy hiểm nếu chúng bị nhiễm một số loại khuẩn hình que salmonella hiếm gặp. Nhưng để cho an toàn, tôi tuân thủ chặt chẽ tất cả các điều cấm. Để tránh sò và gan ngỗng vỗ béo thì đơn giản. Nhưng - vì tôi đang ở Pháp - tôi phát hoảng lên vì pho mát. “Pho mát Parma trên món mì pasta của tôi đã được tiệt trùng chưa?” tôi hỏi người phục vụ bàn đang sửng sốt. Simon là người phải chịu đựng nhiều nhất trong nỗi sợ hãi của tôi: “Anh đã rửa sạch thớt sau khi chặt gà sống chưa?” “Anh có thực sự yêu đứa con chưa ra đòi không?”


Cuốn Điều cần biết (What to Expect) có một nội dung gọi là Chế độ ăn dành cho người mang thai. Ớ đó khẳng định có thê “cải thiện sự phát triển não của bào thai,” giảm nguy cơ của một số khuyết tật bẩm sinh,” và “thậm chí có thể giúp con bạn lón lên thành một người khỏe mạnh”. Dường như mỗi món ăn đều đại diện cho điểm SAT^) tiềm năng. Đừng lo đói: nếu tôi phát hiện ra mình thiếu một lượng protein vào cuối ngày, Chế độ ăn dành cho người mang thai nói rằng tôi nên nhồi thêm một suất sa lát trứng cuối cùng trước khi đi ngủ. Họ đã hạ gục tôi vói từ “ăn kiêng”. Sau bao nhiêu năm tròi ăn kiêng để gầy bớt, thật đáng sợ khi “ăn kiêng” để tăng cân. Chẳng khác gì một phần thưởng vì đã dành nhiều năm thon gọn đủ để tóm cổ một anh chồng. Các diễn đàn trực tuyến của tôi đầy những bà mẹ tăng quá so vói giói hạn quy định. Tất nhiên chúng ta ai cũng thích được như những minh tinh mang bầu gọn gàng trong những tấm áo choàng thòi thượng của mình, hay những cô người mẫu trên bìa tạp chí Fit Pregnancy. Tôi cũng có quen một số chị em quả thực được như thế. Nhưng một thông điệp cạnh tranh của Mỹ lại nói rằng chúng ta nên để cho mình được tự do. “Cứ thoải mái ĂN đi,” tác giả thân thiện của cuốn Hư&ng dẫn chân tình nhất cho phụ nữ mang thai (Best Friends’ Guide to Pregnancy), cuốn sách gối đầu giường của tôi, đã nói, “Phụ nữ mang thai còn thú vui nào nữa?”


Không chỉ đánh mất vóc dáng của mình mà nguy hiểm hơn là tôi còn không có thòi gian để tận hưởng cuộc sống. Giờ tôi dành thòi gian rỗi để nghiền ngẫm về các loại xe đẩy lỗi mốt và ghi nhớ những nguyên nhân có thể có của những cơn đau bụng. Sự tiến hóa từ “phụ nữ” sang “bà mẹ” dường như quá hiển nhiên. Một trang quảng cáo trên một tờ tạp chí mang thai của Mỹ mà tôi mua trong một chuyến đi hồi còn ở nhà có hình ảnh mấy người phụ nữ trong những chiếc sơ mi mềm cùng quần ngủ nam, rồi nói rằng những trang phục này đáng để mặc suốt cả ngày. Có lẽ để khỏi phải hoàn thành xong cuốn sách của mình, tôi đã mơ tưởng đến chuyện bỏ luôn nghề báo và quay sang học đỡ đẻ.

Tình dục đích thực là quân cờ đôminô cuối cùng đổ xuống. Mặc dù về cơ bản thì chuyện đó là được phép, những cuốn sách như Điều cần biết (What to Expect) cho rằng quan hệ tình dục trong quá trình mang thai sẽ làm tử cung co bóp mạnh. “Hoạt động đã đưa bạn vào tình huống này bây giờ có thể trở thành một trong những vấn đề lớn nhất của bạn,” các tác giả cảnh báo. Họ tiếp tục mô tả 18 yếu tố ngăn cản cuộc sống tình dục của bạn, bao gồm cả “sợ rằng việc đưa dưong vật vào âm đạo sẽ gây nhiễm trùng”. Thời gian này, để tốt cho sức khỏe và đòi sống tình dục sau sinh, họ khuyên các bà bầu nên sử dụng thời gian rảnh rỗi để thực hành bài tập Kegel, bài tập tác động vào các múi cơ vùng xương chậu, tử cung bàng quang và ruột; tăng độ co của âm đạo.

Tôi không chắc có ai tuân theo tất cả những lòi khuyên này không. Cũng như tôi, chắc họ chỉ hấp thụ được một tinh thần đó là tâm lý lo lắng. Hiện tượng này rất dễ lây lan, ngay cả từ nước ngoài, vốn là một người dễ bị tác động, có khi lại tốt hơn khi tôi ở cách xa nguồn lây nhiễm. Có thể khoảng cách sẽ cho tôi chút ít góc nhìn về vấn đề làm cha làm mẹ.

Tôi cũng đã bắt đầu ngờ rằng nuôi một đứa trẻ ở Pháp sẽ tương đối khác. Khi tôi ôm cái bụng to đùng ngồi trong các quán cà phê ở Pháp, chẳng có ai nhảy bổ tói để cảnh báo tôi về các hiểm họa của caffeine cả. Ngược lại, họ đốt thuốc ngay bên cạnh tôi. Câu hỏi duy nhất mà những người lạ đặt ra, khi họ để ý tói bụng tôi, là “Cô đang đợi một em bé à?” Mất một thòi gian tôi mói nhận ra là họ không nghĩ rằng tôi có hẹn ăn trưa vói một cậu nhóc 6 tuổi lêu lổng. Câu này ở Pháp có nghĩa là “Cô đang có bầu đúng không?”

Tôi đang chờ một em bé. Đó rất có thể là điều quan trọng nhất tôi từng làm. Bất chấp những dằn vặt về Paris của tôi, có điều gì đó thật dễ chịu khi mang bầu ở một nơi mà tôi thực sự được miễn nhiễm vói những đánh giá của người khác.

Khi thu dọn đồ đạc và chuyển tói Paris, tôi không bao giờ tưởng tượng được rằng sự thay đổi lại là việc mang thai. Giờ tôi bắt đầu lo lắng rằng Simon có vẻ hơi bị quá giống vói một người ngoại quốc. Sau khi sống ở tất cả những đất nước kia trong quá trình trưởng thành, đó là trạng thái tự nhiên của anh. Anh thú nhận là anh cảm thấy gắn bó vói nhiều con người và thành phố, và không cần một nơi để gọi là mái nhà chính thức của mình. Anh gọi phong cách này là “chung vách”, giống như dạng nhà liền kề ở London.


Đã có vài người bạn Anglophone^8) rời khỏi Pháp, thường là khi công việc của họ thay đổi. Nhưng công việc của chúng tôi không đòi hỏi chúng tôi phải ở đây. Không tính đến đĩa pho mát, thực sự chúng tôi ở đây chẳng vì lý do gì cả. Và “không lý do” - cộng vói một em bé - bắt đầu có vẻ là lý do mạnh nhất.
 
Sửa lần cuối:
Chương 2 Mang thai và sinh con ở Pháp

Căn hộ mới của chúng tôi không có mặt trong các tấm bưu thiếp của Paris. Nó nằm bên vệ đường một khu phố may mặc của người Hoa, ở đây, chúng tôi liên tục bị mấy người tha lôi những túi rác đựng toàn quần áo xô đẩy. Chẳng có dấu hiệu nào chứng tỏ chúng tôi đang ở cùng thành phố với tháp Eiffel, nhà thờ Đức Bà hay dòng sông Seine uốn lượn thanh lịch.

Vậy mà, bằng cách nào đó, láng giềng mới lại hợp với chúng tôi. Simon và tôi mỗi người chọn một quán cà phê gần nhà và rút vào đó mỗi sáng để gặm nhấm chút niềm vui được ở riêng một mình. Ớ đây, các nguyên tắc xã hội tuân theo những luật lệ xa lạ. Nói năng suồng sã với người phục vụ thì không sao, nhưng với những khách hàng quen khác thì nói chung là không được (trừ khi họ ngồi ở quầy và cũng đang trò chuyện với người phục vụ). Dù tách biệt, nhưng tôi vẫn cần mối liên hệ với con người. Một buổi sáng, tôi cố gắng bắt chuyện với một khách quen khác - người mà trong mấy tháng liền ngày nào tôi cũng nhìn thấy. Tôi nói với anh, rất chân thành, rằng anh trông giống một người Mỹ mà tôi biết.

“Ai cơ, George Clooney^1) ấy à?” Anh ta hỏi với vẻ giễu cợt. Chúng tôi không bao giờ nói chuyện thêm lần nào nữa. Tôi tiến gần hơn với láng giềng mới. Vỉa hè đông đúc phía ngoài ngôi nhà của chúng tôi mở lên phía một cái sân nhỏ lát đá cuội, nơi mấy ngôi nhà và căn hộ thấp quay mặt vào nhau. Cư dân ở đây là một tập hợp của các nghệ sĩ, các chuyên gia trẻ tuổi, những người thất nghiệp bí ẩn và những bà già đi tập tễnh xiêu vẹo trên những viên gạch lô nhô. Chúng tôi đều sống gần nhau tới nỗi họ buộc phải biết đến sự có mặt của chúng tôi, dù một vài người vẫn cố làm lơ.

Thật may, hàng xóm bên cạnh nhà, kiến trúc sư Anne, cũng đang mang bầu và dự sinh trước tôi vài tháng. Dù mắc kẹt trong cơn lốc ăn uống và lo lắng đặc trưng của dân Anglophone, tôi vẫn không thể không để ý rằng Anna, và những phụ nữ Pháp mang thai khác mà tôi biết, đều xử lý việc mang thai rất khác.

Để bắt đầu, họ không đối xử vói việc mang thai như một dự án nghiên cứu độc lập. Có rất nhiều sách, tạp chí và website về mang thai ở Pháp. Nhưng đó không phải những thứ buộc phải đọc, và không ai ngốn ngấu cả đống thông tin ấy cả. Tuyệt đối không một ai mà tôi gặp đi loanh quanh tìm mua một triết lý làm cha mẹ, hay nhắc đến tên các phưong pháp khác nhau. Không có một cuốn sách mói, dạng “phải” đọc nào, các chuyên gia cũng không áp đặt lên các vị phụ huynh những điều tưong tự như thế.“Mấy cuốn sách này có thể hữu ích cho những người thiếu tự tin, nhưng tôi không nghĩ chị có thê vừa dạy con vừa đọc sách đâu. Chị phải nghe theo cảm xúc của mình,” một người mẹ Paris nói.

Những người phụ nữ Pháp mà tôi gặp không phải ai cũng đặt nặng vấn đề làm mẹ hay về sức khỏe của con cái họ. Họ tôn thờ, tận tụy và nhận thức rõ về sự biến đổi to lón trong cuộc sống mà họ sắp trải qua. Nhưng họ biểu hiện những điều này theo cách khác. Phụ nữ Mỹ thường chứng tỏ sự tận tâm của mình bằng cách lo lắng và thể hiện ra ngoài rằng chúng tôi sẽ sẵn sàng hy sinh như thế nào, ngay cả trong lúc mang bầu; trong khi đó, phụ nữ Pháp biểu hiện sự tận tâm bằng vẻ bình tĩnh bên ngoài và tỏ ra là họ vẫn chưa từ bỏ lạc thú.

Một tấm ảnh phổ biến rộng rãi trên tờNeu/Mois (Chín tháng) thể hiện một ngưòi phụ nữ ngăm đen mang bầu nặng nề mặc bộ đồ ren, đang cắn ngập răng một chiếc bánh nướng và liếm mứt trên ngón tay. “Trong thời kỳ mang thai, nuông chiều bản thân là rất quan trọng,” một bài báo khác nói. “Trên tất cả, hãy chống lại cái cảm giác cám dỗ muốn mượn áo của bạn đòi.” Một danh sách những yếu tố kích thích tình dục dành cho những ngưòi sắp làm mẹ bao gồm có sô cô la, gừng, quế, và - điều này thì rất Pháp - ria mép.

Tôi nhận ra những phụ nữ Pháp bình thường nhìn nhận những lòi kêu gọi “nổi dậy” này rất nghiêm túc khi Samia, một ngưòi mẹ sống gần nhà tôi, mòi tôi sang tham quan căn hộ của cô. Cô là con gái của những người di dân từ Algeri và lón lên ở Chartres. Trong lúc cô lấy tập ảnh trên mặt lò sưởi thì tôi đang trầm trồ khen những trần nhà cao vút và mấy chùm đèn của cô.

“Tấm này chụp khi tôi đang mang bầu. Và đây, cái bụng to tướng!” Cô nói, đưa cho tôi mấy tấm ảnh. Đúng thế thật, trong mấy bức ảnh đó cô cực kỳ “bầu bí”. Đồng thòi, cô hoàn toàn không mặc áo. Tôi choáng, trước hết là bỏi chúng tôi vẫn đang xưng hô rất xã giao vói nhau, và giờ cô lại đưa cho tôi mấy tấm ảnh khỏa thân của chính cô một cách rất hồn nhiên. Nhưng tôi còn ngạc nhiên vì những tấm ảnh này trông cô cực kỳ quyến rũ. Samia trông giống như những người mẫu đồ lót trên các tạp chí, mà không hề vận đồ lót.

Phải nói rằng, Samia lúc nào cũng hoi kiểu cách. Phần lón các ngày cô đưa đứa con 2 tuổi tói trung tâm trông trẻ ban ngày vói vẻ ngoài như thể cô vừa bước ra khỏi một bộ phim xã hội đen: một tấm áo choàng thắt đai lưng gọn ghẽ, mắt kẻ viền đen và một lóp son môi đỏ tưoi mon mởn. Cô là ngưòi Pháp duy nhất mà tôi biết có đội mũ bê rê (mũ nồi).

Tuy nhiên, Samia chỉ đon giản là tuân theo một nhận thức truyền thống của Pháp là 40 tuần biến đổi thể chất thành một ngưòi mẹ không nên làm cho bạn bứt nữ tính đi. Các tạp chí mang thai của Pháp không chỉ nói rằng phụ nữ có thai có thể quan hệ tình dục; chúng còn giải thích chính xác cần làm việc đó ra sao. Tạp chí Neu/Mois vạch ra mười tư thế quan hệ trong thòi gian mang bầu.

Các bậc phụ huynh tưong lai của Pháp không chỉ thản nhiên hom trong chuyện tình dục mà họ còn bình tĩnh trong cả việc ăn uống nữa. Samia nói chuyện vói bác sỹ sản khoa mà nghe như một tiết mục kịch vui:

Cô ấy hỏi: “Bác sỹ, tôi có bầu, nhưng lại mê sò cuồng nhiệt. Tôi phải làm gì bây giờ?” Ông ấy trả lòi: “Ăn sò đi! Rửa cho thật sạch. Nếu có ăn món sushi thì hãy ăn ở một noi đảm bảo chất lượng.”

Hình mẫu phụ nữ Pháp hút thuốc và uống rưựu trong suốt thai kỳ đã lỗi thòi lắm rồi. Hầu hết những ngưòi phụ nữ tôi gặp đều nói rằng thi thoảng lắm họ mói uống một ly sâm panh hoặc không hề uống chút rượu nào. Tôi nhìn thấy một người phụ nữ mang thai hút thuốc đúng một lần, trên phố. Đó có thể là điếu thuốc duy nhất trong tháng của chị ấy.

Vấn đề không phải ử chỗ cái gì cũng đưực chấp nhận, mà là phụ nữ nên bình tĩnh và tỉnh táo. Không giống tôi, các bà mẹ Pháp mà tôi gặp phân biệt giữa những thứ gần như chắc chắn là có hại và những thứ chỉ nguy hiểm khi bị nhiễm bẩn. Một ngưòi khác tôi gặp trong khu láng giềng là Caroline,

một nhà vật lý trị liệu đang mang bầu bảy tháng. Cô nói rằng bác sỹ của cô không đả động gì đến bất cứ sự kiêng cữ trong ăn uống nào, và cô cũng không bao giờ hỏi. “Tốt hon là không biết” cô nói. Cô kể vói tôi rằng cô ăn thịt bò tái kiểu Pháp và tất nhiên là cùng gia đình thưởng thức gan ngỗng vỗ béo trong dịp Giáng sinh. Cô chỉ đảm bảo ăn ở các nhà hàng tốt hoặc tại nhà. Nhưựng bộ duy nhất của cô là khi ăn pho mát chưa tiệt trùng, cô cắt bỏ lóp vỏ ngoài.

Tôi chưa bao giờ tận mắt chứng kiến người phụ nữ mang thai nào ăn sò. Nếu có, chắc có lẽ tôi sẽ quăng cái thân hình đồ sộ của mình qua bàn mà ngăn họ lại. Chắc chắn họ phải ngạc nhiên lắm. Đó rõ ràng là lý do vì sao những người phục vụ bàn ở Pháp lúng túng khi tôi tra hỏi họ về các thành phần trong từng món. Phụ nữ Pháp thường không quá quan trọng việc đó.


Báo chí về chủ đề mang thai của Pháp không chú trọng vào những kịch bản tình huống tệ nhất không chắc sẽ xảy ra. Ngược lại, nó gựi ý rằng điều mà những bà mẹ tưong lai cần nhất là sự an ổn. 9 tháng spa là tựa đề của một tạp chí Pháp. Hư&ng dẫn dành cho những ngư&i mói làm mẹ (The Guide for New Mother), một cuốn sổ tay miễn phí do bộ y tế của Pháp hỗ trự thực hiện, nói rằng những chỉ dẫn về ăn uống sẽ giúp trẻ “phát triển đồng đều” và rằng phụ nữ nên tìm “niềm cảm hứng” từ những hưong vị khác nhau. Cuốn sách tuyên bố: “Thai kỳ nên là quãng thời gian vô cùng hạnh phúc!”

Tất cả những thứ này có an toàn không? Có vẻ là như thế. Pháp vượt hẳn Mỹ ở gần như tất cả các chỉ số về sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh. Tỉ lệ tử vong của trẻ sơ sinh ở Pháp thấp hon 57% so vói ở Mỹ. Theo tổ chức Uniceí, khoảng 6,6% trẻ em Pháp có cân nặng khi sinh thấp, so vói con số 8% ở trẻ em Mỹ. Nguy cơ một phụ nữ Mỹ tử vong trong thai kỳ hoặc khi sinh nở là 1 trong 4.800 ca; ở Pháp là 1 trong 6.900 ca.Điều thực sự khiến tôi chú ý tới thông điệp của Pháp, rằng mang thai nên là khoảng thòi gian dễ chịu, không phải là những con số thống kê hay những người phụ nữ mang thai mà tôi gặp gỡ, đó là một con mèo đang mang thai. Đó là một cô mèo mảnh mai, mắt xám sống trong khoảnh sân nhỏ của chúng tôi và sắp đến kỳ sinh nở. Chủ của nó, một họa sĩ xinh đẹp ngoài 40, kể vói tôi rằng chị định đưa nó đi cắt buồng trứng sau khi bọn mèo con ra đòi. Nhung chị ấy không thể làm đưực việc đó trước khi con mèo đưực kinh qua việc sinh nở. “Tôi muốn nó đưực có trải nghiệm đó,”chị nói.

Tất nhiên, các bà mẹ tương lai ở Pháp không chỉ bình tĩnh hơn chúng tôi. Giống như con mèo, họ còn mảnh mai hơn nữa. Một số phụ nữ Pháp khi mang thai có béo lên. Nhìn chung, dường như bạn càng tiến gần vào trung tâm Paris thì tỉ lệ người béo lại càng tăng. Nhưng những người Paris trung lưu mà tôi thấy quanh mình trông giống những người nổi tiếng Mỹ trên thảm đỏ đến kinh ngạc. Họ có cái bụng bầu cỡ cái rổ trong môn bóng rổ gắn vào mấy đôi chân, cánh tay và bộ hông mảnh dẻ. Nhìn từ phía sau, bạn thường không thể đoán ra là họ đang có bầu. Có rất nhiều người mang bầu có được vóc dáng này để tôi thôi không còn trố mắt ngạc nhiên mỗi khi đi ngang qua một người trên vỉa hè hay trong siêu thị nữa. Chuẩn mực này của Pháp được mã hóa rất chặt chẽ. Các tính toán cho quá trình thai sản của Mỹ nói vói tôi rằng, vói chiều cao và hình thể của tôi, tôi phải tăng 18 kg trong quá trình mang thai. Nhưng các tính toán của Pháp lại khuyên tôi đừng tăng quá 12 kg rưỡi. (Đến lúc tôi biết được điều này thì đã quá muộn.)

Làm thế nào mà phụ nữ Pháp giữ được trong giói hạn này? Chính là nhờ áp lực xã hội. Bạn bè, chị em và mẹ chồng công khai truyền đi cái thông điệp là mang bầu không phải là cái cớ để thoải mái ăn lấy ăn để. (Tôi thoát được điều tồi tệ nhất của việc này vì mẹ chồng tôi không phải người Pháp.) Audrey, một nhà báo Pháp có ba con, kể vói tôi rằng cô đã cảnh cáo cô em dâu người Đức của mình, cô này ban đầu có dáng người cao và thon gọn.“Ngay khi có bầu, con bé đã bắt đầu phát tướng. Tôi nhìn mà thất kinh. Nó bảo tôi, ‘Không, ổn mà, em được phép thư giãn. Em được phép béo lên. Không vấn đề gì đâu,’... Với người Pháp chúng tôi, nói thế thì thật là khủng khiếp. Chúng tôi chẳng bao giờ nói vậy cả.” Cô chêm thêm một câu cạnh khóe dưới lốt xã hội học: “Tôi nghĩ, về vấn đề mĩ học thì dân Mỹ và Bắc Âu dễ dãi hơn chúng tôi nhiều.” Người Pháp coi việc phụ nữ mang thai phải đấu tranh cật lực để giữ cho vóc dáng không bị ảnh hưởng là điều đương nhiên. Ngoài ra, bác sỹ chuyên về chân đang chăm sóc chân cho tôi cũng khuyên rằng tôi nên xoa dầu hạnh nhân ngọt lên bụng, để tránh các vết rạn. (Tôi làm theo rất nghiêm chỉnh và không bị vết rạn nào.) Các tạp chí về chủ đề làm cha mẹ in những bài viết đặc biệt rất dài về vấn đề làm thế nào để giảm thiểu tác hại của việc mang thai tói bầu ngực của bạn. (Đừng tăng quá nhiều cân và phun nước lạnh vào ngực hàng ngày.)

Các bác sỹ Pháp coi những giói hạn tăng cân như các chỉ dụ thiêng liêng. Người dân Anglophone sống ở Pháp thường bị sốc khi bị bác sỹ sản khoa trách mắng vì sản phụ tăng cân, dù chỉ một chút xíu. “Chỉ là đàn ông Pháp cố gắng giữ gìn cho người phụ nữ của họ mảnh mai thôi,” một phụ nữ Anh, kết hôn vói một ngưòi Pháp, cạu cọ, nhớ lại mấy cuộc hẹn trước khi sinh của mình ở Paris. Bác sỹ nhi khoa thoải mái bình luận về vòng hai của một bà mẹ sau sinh khi người này đưa con đến kiểm tra. (Vòng bụng của tôi chắc sẽ thu hút một cái liếc nhìn đầy lo ngại.) Lý do chính mà phụ nữ Pháp mang thai không béo lên là do họ rất cẩn thận, không ăn quá nhiều. Trong các tài liệu hướng dẫn mang thai của Pháp, không có việc nhồi nhét sa lát trứng vào tối muộn, hay các chỉ dẫn ăn nhiều hon con đói đòi hỏi nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cho bào thai. Một tài liệu nói rằng nếu vẫn đói, người đó có thể thêm một bữa ăn nhẹ buổi chiều.

Trong mắt ngưòi Pháp, con thèm ăn của phụ nữ mang thai là một mối nguy cần đưực chế ngự. Phụ nữ Pháp không để cho bản thân tin - như tôi tùng nghe phụ nữ Mỹ phàn nàn - bào thai cần bánh pho mát. Cẩm nang cho các bà mẹ tưong lai (Guidebook for Mothers to be), một cuốn sách về mang thai của Pháp, nói rằng thay vì xoáy sâu vào con thèm ăn, phụ nữ nên đánh lạc hướng cơ thể bằng cách ăn một quả táo hoặc một củ cà rốt sống.

Điều này nghe có vẻ khổ hạnh, nhung không hề. Phụ nữ Pháp không xem việc có bầu là một cái cớ để ăn quá nhiều, một phần là bởi vì họ không hề từ bỏ nhũng thức ăn mà họ ưa thích - hay lén lút ăn thật nhiều mấy món đó - trong phần lớn đoạn đòi trưởng thành của họ. Trong cuốn sách Phụ nữ Pháp không phát phì (French Women Don’t Get Fat) của mình, Mireille Guiliano đã giải thích: “Phụ nữ Mỹ ăn uống bí mật quá thường xuyên, kết quả là cảm giác tội lỗi còn lớn hon cả sự thỏa mãn.” “Làm như những sự thỏa mãn đó không hề tồn tại, hoặc cố gắng loại chúng ra khỏi chế độ ăn trong một thòi gian dài rất có thể dẫn tói tăng cân.”

Mặc dù bác sỹ Fernand Lamaze(2) sinh ra tại Pháp nhung các biện pháp giảm đau hiện nay lại đặc biệt phổ biến ở Pháp. Trong số các bệnh viện phụ sản và nhà hộ sinh hàng đầu của Pháp, khoảng 87% phụ nữ sử dụng các biện pháp này. Ớ một số bệnh viện, tỷ lệ này là 98 hay 99%.

Ớ Pháp, các bà mẹ Pháp thường chỉ hỏi tôi về noi tôi định sinh nở mà không bao giờ hỏi sinh bằng cách nào. Họ dường như không quan tâm. Ớ Pháp, cách bạn sinh con không quyết định vị trí của bạn trong hệ thống giá trị hay định nghĩa bạn sẽ là kiểu cha mẹ nào. Chủ yếu, nó chỉ là một cách để đưa con bạn từ tử cung vào vòng tay bạn một cách an toàn mà thôi.

Ớ Pháp, sinh con mà không có các biện pháp giảm đau không đưực gọi là sinh con “tự nhiên”(3). Hiện nay, một vài bệnh viện và nhà hộ sinh ở Pháp còn có những bể nước lớn để sinh con hoặc các trái bóng cao su khổng lồ để chị em ôm khi lâm bồn. Nhưng không mấy phụ nữ Pháp sử dụng những công cụ này. 1 hoặc 2% những người sinh con không giảm đau ở Paris đó, theo tôi, hoặc chính là những người Mỹ điên rồ như tôi, hoặc là những phụ nữ Pháp không kịp đến bệnh viện. Người phụ nữ Pháp suồng sã nhất mà tôi biết là Hélène. Chị đưa ba đứa nhỏ tới các cuộc cắm trại và cho chúng bú mẹ đến 2 tuổi. Lần sinh nào Hélène cũng dùng biện pháp giảm đau. Với chị, điều đó là điều hiển nhiên.

Sự khác biệt giữa Pháp và Mỹ trở nên cực kỳ rõ rệt trong tôi khi, qua mấy ngưòi bạn chung, tôi gặp Jennifer và Eric. Jennifer là người Mỹ, làm việc cho một công ty đa quốc gia ở Paris. Eric là người Pháp làm việc trong lĩnh vực quảng cáo. Họ sống ngay ở vùng ngoại ô Paris, vói hai cô con gái. Khi Jennifer mang thai lần đầu, Eric cho rằng họ nên tìm một bác sỹ, chọn một bệnh viện và sinh con. Nhưng Jennifer lại mang về nhà cả chồng sách về trẻ nhỏ và ép Eric phải nghiên cứu chúng cùng vói cô.

Eric vẫn không thể tin nổi làm thế nào mà Jennifer lại muốn lên kịch bản cho việc sinh nở. “Cô ấy muốn sinh con trên một quả bóng và trong một bồn tắm,” anh nhớ lại. Anh kể, vị bác sỹ nói vói cô: “Đây không phải sở thú hay rạp xiếc, về cơ bản, chị sẽ sinh con giống như mọi người, nằm ngửa, chân dạng. Và lý do là nếu có vấn đề xảy ra tôi có thể can thiệp được.”

Jennifer còn muốn sinh mà không gây mê, để cô có thể cảm nhận được thế nào là sinh con. “Tôi chưa từng nghe thấy một người phụ nữ nào muốn chịu đựng nhiều đến thế để có một đứa con cả,” Eric nói.

Khi Jennifer vào phòng đẻ, mọi chuyện trở nên rõ ràng rằng tất cả những kế hoạch sinh nở của cô đã về con số không: Cô cần phải được làm thủ thuật. Bác sỹ đưa Eric vào phòng đựi. Cuối cùng, Jennifer hạ sinh một bé gái khỏe mạnh. Sau đó, trong phòng hồi sức, Eric kể vói cô là anh vừa ăn một cái bánh sừng bò.

Ba năm sau, Jennifer vẫn sôi máu mỗi lần cô nghĩ đến mẩu bánh mì đó. “Eric không hề thực sự có mặt [trong phòng đợi] trong suốt cả lúc ấy. Anh ta ra ngoài và mua bánh sừng bò! Khi họ đẩy tôi vào phòng mổ, Eric ra khỏi phòng khám, đi xuống phố, vào tiệm bánh và mua một đôi bánh sừng bò. Anh ta quay về, nhá cái bánh sừng bò của mình!”

Đó không phải là điều mà Jennifer đã hình dung ra. “Chồng tôi phải ngồi đó mà cắn móng tay, nghĩ rằng: ‘Ôi, sẽ là con trai hay con gái nhỉ?’”, cô nói. Cô nói rằng gần phòng chờ có một cái máy bán hàng tự động. Đáng lẽ anh đã có thể mua một túi đậu phộng.

Nhưng Eric cũng nổi điên. Phải, đúng là có một cái máy bán hàng tự động. Nhưng “lúc đó căng thẳng lắm, tôi cần một chút đường,” anh nói. “Tôi đã chắc chắn là có một hiệu bánh ở ngay góc phố, nhưng hóa ra nó lại xa hơn một chút. Họ đón cô ấy lúc 7 giờ. Tôi biết họ sẽ chuẩn bị trong một tiếng và vói những việc thế này, tôi nghĩ chắc cô ấy sẽ quay ra lúc 11 giờ. Vậy nên trong cả thòi gian đó, phải, tôi dành ít nhất 15 phút để ăn cái gì đó.”

Với Jennifer, việc Eric theo đuổi cái bánh sừng bò một cách ích kỉ là dấu hiệu cho thấy anh sẽ không hi sinh sự thoải mái của bản thân vì gia đình, và đứa con mói sinh. Cô lo lắng rằng anh đầu tư không đủ vào dự án làm cha mẹ.

Vói Eric việc đó không hề là dấu hiệu cho điều gì đó. Anh cảm thấy mình toàn tâm toàn ý cho việc sinh nở và là một người cha cực kỳ tận tụy. Nhưng vào thòi điểm đó, anh lại thấy bình tĩnh, vô tư và hài lòng vói bản thân đủ để đi xuống đường. Anh muốn làm cha, nhưng anh cũng thèm một cái bánh sừng bò.

Tôi muốn nghĩ rằng mình là kiểu người vợ sẽ không bị cái bánh sừng bò làm cho ấm ức, hoặc ít nhất thì Simon cũng là kiểu người chồng sẽ giấu những việc chẳng đâu vào đâu như thế. Tôi có đưa ra một kế hoạch sinh nở dạng chỉ dành cho ngưòi lớn, ghi rõ rằng không một hoàn cảnh nào Simon đưực phép cắt rốn cho em bé. Vì là kiểu người hét toáng lên mỗi khi triệt lông chân nên tôi không nghĩ mình là một ứng cử viên sáng giá cho việc sinh nở tự nhiên.

Tôi quan tâm đến chuyện tới bệnh viện đúng giờ hơn. Làm theo lòi khuyên của một người bạn, tôi đã đăng ký sinh ở một bệnh viện tận bên kia đầu thành phố. Nếu đứa trẻ đòi ra đòi vào giờ cao điểm thì có thể sẽ có vấn đề.

Và đó là nếu tôi gọi được taxi. Trong giói những người Anglophone ở Paris (những người do chỉ ở đây tạm thòi, thường sẽ không có ô tô) có lòi đồn rằng lái xe taxi Pháp từ chối đón phụ nữ đang đau đẻ. Vì nhiều lý do khác, sinh trên ghế sau ô tô không hề lý tưởng chút nào. Simon cũng quá hoảng hốt dù chỉ để đọc chỉ dẫn cho các trường họp sinh khẩn cấp tại nhà trong cuốn Điều cần biết.

Tử cung tôi bắt đầu co thắt khoảng 8 giờ tối. Như vậy nghĩa là tôi không thể ăn món mì của Thái mà chúng tôi vừa mua. (Tôi sẽ mơ tưởng về món mì Thái đó trên bàn đẻ.) Nhưng ít nhất thì đường phố cũng quang đãng. Simon gọi một chiếc taxi, tôi im lặng khi lên xe. Đê cho người lái xe - một người đàn ông để ria tầm ngoài 50 - thoải mái soi mói.Đáng lý tôi không cần phải lo lắng gì. Ngay khi lên đường và nghe tiếng tôi rên rỉ trên ghế sau, người lái xe trở nên ngây ngất. Ông nói ông đã đợi cái sự kiện kịch tính này trong cả sự nghiệp tài xế của mình. Khi chúng tôi đi qua Paris trong bóng tối, tôi nói dây an toàn và trượt xuống sàn xe, rên rỉ vì cơn đau cứ tăng dần. Đây không phải là triệt lông chân. Tôi từ bỏ ảo tưởng sinh con tự nhiên hão huyền. Simon mở cửa sổ, hoặc để ô tô có thêm chút không khí hoặc để khỏa lấp tiếng ồn tôi đang gây ra.

Trong lúc đó, bác tài tăng tốc. Tôi có thể nhìn thấy đèn đường lướt vun vút qua đầu. Ông bắt đầu kể rất to câu chuyện về sự ra đòi của chính con mình 25 năm trước đây. “Làm ơn đi chậm lại!” tôi nài nỉ dưới sàn xe, giữa các cơn co thắt. Simon lặng lẽ và xanh xao, nhìn chằm chằm về phía trước.

“Anh đang nghĩ gì thế?” Tôi hỏi anh.

“Bóng đá Hà Lan,” anh nói.

Khi chúng tôi tới bệnh viện, người lái xe tấp vào lối lên cấp cứu, nhảy ra khỏi xe và chạy thật nhanh vào trong. Như thể là ông đang nóng lòng cùng vào sinh vói chúng tôi. Một lát sau ông trở lại, mồ hôi nhễ nhại và thở hổn hển. “Họ đang chờ hai người đấy!” Ông hét lên.

Tôi khệ nệ bước vào tòa nhà, để Simon trả tiền xe. Ngay lúc nhìn thấy ngưòi đỡ đẻ, tôi đã tuyên bố bằng thứ tiếng Pháp rõ ràng nhất của mình: Ve voudraỉs une pérỉdurale!” (Tôi muốn sử dụng gây tê ngoài màng cứng).

Hóa ra là bất chấp niềm đam mê giảm đau khi sinh của ngưòi Pháp, ngưòi ta không thực hiện chúng theo yêu cầu của tôi. Người đỡ đẻ đưa tôi vào một phòng khám để kiểm tra cổ tử cung của tôi, rồi ngước lên nhìn tôi vói một nụ cười ngơ ngác.

Tôi mở chưa đến ba phân, so vói 10 phân cần thiết. “Phụ nữ thường không yêu cầu giảm đau sóm như vậy,” cô nói. Cô sẽ không gọi người gây mê đang dở tay vói món mì Thái của anh ta đến vì chuyện này.

Cô có bật lên một bản nhạc nhẹ nhàng nhất mà tôi từng nghe - một loại nhạc ru con của Tây Tạng - và lắp cho tôi một bộ truyền nước giúp làm giảm cơn đau. Cuối cùng, tôi thiếp đi vì kiệt sức.

Tôi sẽ không bắt bạn phải nghe chi tiết về ca sinh ngấm thuốc và êm dịu của tôi. Nhờ có biện pháp giảm đau, quá trình rặn em bé ra có được sự chính xác và độ mãnh liệt của một động tác yoga, không hề khó chịu. Tôi tập trung đến nỗi thậm chí tôi còn không để ý khi cô con gái tuổi teen của bác sỹ sản khoa, sống ở ngay góc phố, nhảy vào sau ca sinh để xin mẹ ít tiền.

Tình cờ, chuyên gia gây mê, người đỡ đẻ và bác sỹ đều là phụ nữ. (Simon, yên vị cách xa vị trí “chiến sự”, cũng ở đó.) Đứa bé ra đòi như mặt tròi đang lên.

Tôi đã đọc được rằng khi sinh ra, bọn trẻ con trông giống cha mình, để khẳng định mối quan hệ cha con và khuyến khích những ông bố kiếm tiền cho gia đình. Ý nghĩ đầu tiên của tôi khi con gái chúng tôi ra đòi là con bé không đơn giản là giống Simon; nó giống anh y hệt.

Chúng tôi ôm con bé một lúc. Rồi họ mặc cho nó một bộ đồ kiểu Pháp đơn giản thanh lịch được viện cấp cho, hoàn chỉnh vói một chiếc mũ chỏm màu nâu tái trên đầu. Chúng tôi đặt cho con bé một cái tên phù họp. Nhưng vì chiếc mũ đó, chúng tôi thường gọi nó là Bean.

Tôi ở lại viện sáu ngày, tiêu chuẩn thông thường của Pháp. Tôi thấy chẳng có lý do gì để ra viện cả. Bữa nào cũng có bánh mì tươi nướng

(không cần phải ra ngoài để mua bánh sừng bò) và một khu vườn lốm đốm nắng để tôi lẻn ra đi dạo. Danh sách rưựu mở rộng tại phòng bao gồm cả sâm panh.

Như thể để nhấn mạnh rằng có những nguyên tắc làm cha mẹ chung ở Pháp, bọn trẻ sinh ra ở đây đều đưực kèm theo các chỉ dẫn. Mỗi trẻ sơ sinh đều được phát một cuốn sách bìa mềm gọi là carnet de santé(4), cuốn sách này sẽ theo lũ trẻ đến 18 tuổi. Các bác sỹ ghi lại từng lần kiểm tra và tiêm chủng vào cuốn sách này, điền chiều cao, cân nặng và kích thước đầu của đứa trẻ. Cũng có cả những điều căn bản thông thường về việc nên cho trẻ ăn gì, cách tắm cho trẻ, khi nào thì đi kiểm tra sức khỏe và làm thế nào để nhận ra các vấn đề sức khỏe.

Cuốn sách không chuẩn bị cho tôi về sự chuyển biến của Bean. Trong khoảng tháng đầu tiên, con bé vẫn tiếp tục trông giống hệt Simon, vói đôi mắt và mái tóc nâu sẫm. Con bé thậm chí còn có cả má lúm đồng tiền của anh. Nếu có gì để nghi ngừ thì đó chính là ở phía mẹ con bé. Các gen tóc và mắt nhạt màu của tôi dường như đã thua đứt đuôi các gen ngăm đen Địa Trung Hải của anh ngay từ vòng đầu tiên.Nhưng ở khoảng hai tháng tuổi, Bean thay đổi hình dáng. Tóc con bé chuyển sang vàng hoe, và đôi mắt nâu của nó thì chuyển ngờ ngợ sang màu xanh. Em bé Địa Trung Hải bé nhỏ của chúng tôi đột nhiên trông như ngưòi Thụy Điển.

về cơ bản, Bean là người Mỹ. (Con bé có thể yêu cầu quyền công dân Pháp khi nó lớn hơn.) Nhưng tôi ngờ rằng chất Pháp trong người con bé sẽ vượt cả tôi chỉ trong mấy tháng. Tôi không chắc liệu tôi sẽ nuôi dạy một em bé Mỹ hay một em bé Pháp. Có lẽ chúng tôi không có sự lựa chọn nào cả.
 
Sửa lần cuối:

Chương 3 Làm thế nào để rèn cho bé
ngủ mạch cả đêm?
tải xuống.jpg

Vài tuần sau khi chúng tôi đưa Bean về nhà, láng giềng trong khoảng sân nhỏ bắt đầu hỏi: “Đêm của con bé ổn cả chứ?” Tất nhiên là con bé không “ngoan cả đêm”. Bé mới hai tháng tuổi (rồi ba tháng và bốn tháng). Ai cũng biết những trẻ nhỏ như vậy giờ giấc ngủ rất bất thường. Tôi biết một vài người Mỹ - hoàn toàn do may mắn - có con ở tuổi đó đi ngủ lúc 9 giờ tối và thức dậy lúc 7 giờ. Nhưng hầu hết những cha mẹ mà tôi biết không có được một đêm ngủ liền mạch cho tới khi con họ được khoảng 1 tuổi.

Tệ hơn, tôi còn biết một bé 4 tuổi vẫn loanh quanh trong phòng bố mẹ vào ban đêm.

Mấy người bạn Anglophone và gia đình tôi thông cảm với chuyện này. Họ hay hỏi những câu hỏi mở hơn: “Con bé ngủ thế nào?” Và ngay cả câu đó cũng không phải là một câu hỏi để lấy thông tin; nó là một cái cớ để những bậc phụ huynh kiệt sức được trút bầu tâm sự.

Với chúng tôi, có con nhỏ tự động gắn liền với việc bị tước đoạt giấc ngủ. Một tựa đề trên tạp chí Daily Mail của Anh tuyên bố: “Các bậc cha mẹ của trẻ sơ sinh mất tổng cộng SÁU THÁNG không ngủ trong hai năm đầu của trẻ,” dẫn ra một nghiên cứu do một công ty sản xuất giường ủy quyền. Bài báo có vẻ như đáng tin cậy đối với người đọc. Một người bình luận: “Đáng buồn là điều này lại đúng. Con gái 1 tuổi nhà chúng tôi không ngủ trọn vẹn một đêm nào trong 12 tháng, và nếu chúng tôi có được bốn tiếng để ngủ thì đó đã là một đêm an lành rồi.” Một cuộc thăm dò ý kiến do Quỹ Giấc ngủ Quốc gia (National Sleep Foundation) của Mỹ đã tìm ra rằng 46% trẻ chập chững đi thức giấc trong đêm, nhưng chỉ có 11% cha mẹ tin rằng con của họ có vấn đề về giấc ngủ. Bạn bè người Anglophone của tôi có xu hướng nhìn nhận con của mình chỉ có một nhu cầu ngủ duy nhất, và họ phải tìm cách thích nghi. Một ngày nọ, tôi đi quanh Paris với một người bạn Anh khi đứa con trai mới tập đi của cô ấy trèo vào lòng, thò tay xuống dưới áo và sờ ti mẹ, rồi ngủ ngon lành. Bạn tôi rõ ràng rất ngượng vì tôi chứng kiến cái cảnh đó, nhưng cô thì thầm rằng đó là cách duy nhất thằng bé chịu chợp mắt. Cô bế thằng bé đi quanh trong tư thế đó suốt 45 phút tiếp theo.

Tất nhiên là Simon và tôi đã chọn một chiến lược ngủ. Chiến lược của chúng tôi đặt tiền đề trên ý tưởng rằng quan trọng là phải giữ cho bé thức sau khi ăn.

Khi Bean ra đời, chúng tôi thực hiện những nỗ lực to lớn để làm điều này. Đến giờ tôi có thể nói thì nó chẳng có tác dụng gì hết.

Cuối cùng, chúng tôi loại bỏ lý thuyết này và thử các lý thuyết khác. Chúng tôi giữ cho Bean ở giữa ánh sáng ban ngày cả ngày và ở trong bóng tối vào ban đêm. Chúng tôi tắm bé vào cùng một thời điểm mỗi tối và cố gắng kéo giãn thời gian giữa mỗi lần ăn của bé. Trong mấy ngày, tôi hầu như không ăn gì ngoài bánh quy và pho mát Brie, sau khi ai đó nói với tôi rằng thức ăn giàu chất béo sẽ giúp sữa của tôi đậm đặc hơn. Một người New York ghé qua nói rằng cô đọc được rằng chúng tôi nên tạo những tiếng suỵt lớn, để mô phỏng âm thanh trong tử cung. Chúng tôi ngoan ngoãn suỵt hàng giờ liền.

Chẳng có gì có vẻ tạo nên sự khác biệt cả. Ở tháng thứ ba, Bean vẫn thức giấc vài lần giữa đêm. Chúng tôi có một nghi thức dài mà tôi phải theo, đó là tôi cho con bú để bé ngủ lại, rồi ôm nó trong hơn 15 phút để khi tôi đặt lại con bé xuống nôi, nó không tỉnh dậy nữa. Cái nhìn về thế giới tương lai của Simon đột nhiên giống như một lời nguyền: anh bị ném vào một con khủng hoảng hàng đêm, tin rằng điều này sẽ kéo dài mãi mãi, trong khi chứng cận thị của tôi xem ra lại có vẻ như một sự tiến hóa thiên tài. Tôi không nghĩ xem liệu điều này có kéo dài sáu tháng nữa không (dù nó sẽ là như vậy); tôi phải chấp nhận từ đêm này qua đêm khác thôi.

Một điều an ủi nữa là điều này hoàn toàn nằm trong dự đoán. Các bậc cha mẹ của trẻ sơ sinh đương nhiên không được ngủ. Hầu như tất cả các bậc cha mẹ Mỹ và Anh mà tôi biết đều nói rằng con họ bắt đầu ngủ suốt cả đêm ở tháng thứ 8 hoặc 9, hay muộn hơn. “Như thế là thực sự sớm,” một người bạn đến từ Vermont của Simon nói, hỏi ý kiến vợ về thời điểm mà những lần thức dậy vào lúc 3 giờ sáng của con trai họ chấm dứt. “Khi nào nhỉ, lúc 1 tuổi à?” Kristin, luật sư người Anh ở Paris, nói với tôi rằng đứa con 16 tháng tuổi của cô ngủ suốt cả đêm, rồi bổ sung: “Uhm, khi tôi nói nó ‘ngủ suốt đêm,’ nghĩa là con bé dậy hai lần. Nhưng mỗi lần chỉ có 5 phút thôi.”

Tôi thấy được an ủi rất nhiều khi nghe về những bậc cha mẹ gặp nhiều khó khăn hơn tôi. Không khó để tìm thấy họ. Chị họ tôi, người ngủ cùng với đứa con 10 tháng tuổi, vẫn chưa thể quay lại với công việc dạy học của mình, một phần vì chị phải dậy cho con ăn nhiều lần trong đêm. Tôi thường gọi điện tới để hỏi thăm, “Thằng bé ngủ thế nào?”

Câu chuyện tệ nhất mà tôi đưực nghe là của Alison, một người bạn của bạn tôi ở thủ đô Washington. Con trai của Alison 11 tháng tuổi. Cô kể vói tôi rằng trong sáu tháng đầu, cứ hai tiếng cô phải cho bé bú một lần. Lúc bảy tháng tuổi, bé mới bắt đầu ngủ bốn tiếng liền. Alison - một chuyên gia marketing vói tấm bằng của một trường đại học danh tiếng thuộc hàng Ivy League^1) - đành nhắm mắt trước sự kiệt quệ của mình và cái thực tế là sự nghiệp của cô đang bị đình lại. Cô cảm thấy như mình không có lựa chọn nào khác ngoài việc tuân theo lịch ngủ dị thường và mệt mỏi của con mình.

“Rèn cho bé tự ngủ” có thể được coi là phương án thay thế cho việc thức đêm như vậy, với cách làm này, các bậc cha mẹ để cho trẻ ở một mình để trẻ “khóc thoải mái”. Tôi cũng nghiên cứu kỹ cả điều này. Có vẻ như nó dành cho những bé ít nhất là sáu hay bảy tháng tuổi. Alison nói vói tôi rằng cô đã thử cách đó một đêm, nhưng phải đầu hàng vì cảm giác bất nhẫn. Các cuộc thảo luận trực tuyến về việc để bé tự ngủ nhanh chóng biến thành những cuộc cãi cọ sôi nổi, ở đó, những người phản đối đánh giá rằng cách làm này xét ở góc tốt nhất thì là ích kỉ, còn tệ nhất thì là ngược đãi. “Tôi thấy ghê tởm việc rèn trẻ tự ngủ,” một mẹ đăng trên trang babble.com. Một ngưòi khác viết: “Nếu bạn muốn ngủ suốt đêm - đừng có con. Hãy nhận một đứa 3 tuổi về mà nuôi.”

Mặc dù rèn ngủ nghe có vẻ đáng sợ, Simon và tôi lại khá có cảm tình với phương pháp này về mặt lý thuyết. Nhưng chúng tôi có ấn tượng rằng Bean còn quá nhỏ để áp dụng một hình thức quân phiệt như thế. Như những người bạn và gia đình Anglo của mình, chúng tôi nghĩ Bean thức giấc vào buổi đêm vì bé đói hoặc vì cần điều gì đó từ chúng tôi, hoặc chỉ vì đó là điều mà bọn trẻ con làm. Con bé còn rất nhỏ. Vậy nên chúng tôi chiều theo nó.

Tôi cũng nói chuyện với các cha mẹ người Pháp về giấc ngủ. Họ là hàng xóm, người quen trong công việc, bạn bè của bạn bè. Họ đều nói rằng con của họ bắt đầu ngủ cả đêm từ sớm hon rất nhiều. Samia nói rằng con gái cô, giờ đã đưực 2 tuổi, bắt đầu “ngoan cả đêm” lúc sáu tuần tuổi; cô ghi lại ngày chính xác. Stephanie, một thanh tra thuế mảnh khảnh sống trong khu nhà chúng tôi, tỏ ra xấu hổ khi tôi hỏi con trai cô, bé Nino, bắt đầu “ngoan cả đêm” từ lúc nào.

“Rất, rất, rất là muộn!” Stephanie nói. “Thằng bé bắt đầu ngủ ngoan cả đêm vào tháng Mưòi một, vậy tức là... bốn tháng tuổi! Vói tôi như thế đã là muộn lắm rồi.”

Có một số câu chuyện về giấc ngủ ở Pháp có vẻ tốt đẹp đến không tưởng. Alexandra, làm việc tại một trung tâm chăm sóc ban ngày và sống ở một khu ngoại ô Paris, nói rằng cả hai cô con gái của cô đều bắt đầu ngủ suốt đêm gần như từ lúc mói sinh. “Ngay từ trong phòng sản khoa, hai đứa đã thức dậy đòi ăn lúc khoảng sáu giờ sáng rồi,” cô kể.

Đa số những trẻ em Pháp như thế được cho ăn bằng bình, hoặc bú cả sữa mẹ và sữa bột. Nhưng điều đó không có vẻ như tạo ra đưực sự khác biệt quan trọng. Những trẻ em Pháp bú mẹ mà tôi gặp cũng ngoan cả đêm từ khá sóm. Tôi gặp đưực một vài người mẹ Pháp nói rằng họ thôi cho con bú khi đi làm trở lại, ở khoảng tháng thứ ba. Nhưng tới lúc đó con họ cũng đã ngủ ngoan cả đêm rồi.

Ban đầu, tôi cho rằng mình chỉ gặp được một vài bậc cha mẹ may mắn người Pháp thôi. Nhưng chẳng bao lâu, bằng chứng trở nên quá rõ ràng: trẻ ngủ xuyên đêm từ sớm dường như là một tiêu chuẩn ở Pháp.

Cha mẹ Pháp không mong con họ sẽ ngủ ngoan ngay sau khi sinh. Nhưng đến lúc mà những đêm đứt đoạn bắt đầu có vẻ như không thể chịu đựng nổi nữa - thường là sau hai hay ba tháng - thì chúng thường chấm dứt. Các bậc phụ huynh nói về những lần thức giấc giữa đêm như một vấn đề ngắn hạn chứ không phải là kinh niên. Tất cả mọi người tôi nói chuyện đều coi việc con họ có thể và gần như chắc chắn sẽ ngoan cả đêm ở khoảng tháng thứ sáu và thường sóm hon nhiều là chuyện đưong nhiên. “Một số trẻ có nhịp độ sinh hoạt lúc sáu tuần, những trẻ khác cần bốn tháng để tìm ra nhịp độ của mình,” một bài báo trong tạp chí Maman! đưa tin. Giấc ngủ, giấc mơ và bé (Le Sommeil, le rêve et 1’eníant), một tài liệu hướng dẫn về giấc ngủ bán chạy hàng đầu, nói rằng giữa ba và sáu tháng, “Bé sẽ ngủ trọn vẹn cả đêm, khoảng tám hay chín tiếng là ít nhất. Cha mẹ cuối cùng sẽ tìm lại đưực cảm giác dễ chịu của những đêm ngủ trọn giấc.”

Tất nhiên cũng có những ngoại lệ. Đó là lý do vì sao nước Pháp có các cuốn sách về giấc ngủ cho trẻ và các chuyên gia về giấc ngủ nhi khoa. Có một số bé ngoan cả đêm ở hai tháng tuổi lại bắt đầu thức giấc vài tháng sau đó. Tôi có nghe kể về những trẻ em Pháp mất đến một năm mới bắt đầu ngoan cả đêm. Nhưng sự thật là, trong nhiều năm ở Pháp, tôi không gặp những trẻ đó. Marion, mẹ của cô bé chơi thân vói Bean, nói rằng con trai cô ngoan cả đêm lúc sáu tháng. Đó là khoảng thời gian dài nhất trong số những người bạn và người quen ở Paris của tôi. Phần lớn họ đều giống như Paul, một kiến trúc sư, anh kể rằng cậu con trai ba tháng rưỡi của mình ngủ đủ 12 tiếng, từ tám giờ tối tói tám giờ sáng.

Điên đầu là ở chỗ, dù các cha mẹ Pháp có thể nói với bạn chính xác khi nào con họ bắt đầu ngủ xuyên đêm, nhưng họ lại không thể giải thích đưực làm thế nào mà điều đó lại xảy ra. Họ không hề nhắc gì tói việc rèn ngủ, “Ferberizing” (phương pháp 7 ngày giúp bé ngủ ngon) - một phưong pháp giúp bé ngủ ngon do bác sỹ Richard Ferber phát triển - hay bất cứ một phương pháp có tên tuổi nào khác. Thực tế, hầu hết các cha mẹ Pháp đều có vẻ hơi khó chịu khi tôi đề cập tới vấn đề này.

Nói chuyện với các bậc cha mẹ lớn tuổi hơn cũng không giúp ích đưực gì hơn. Một nhà báo Pháp ngoài 50 tuổi - diện chân váy bút chì và đi giày cao gót đi làm - choáng váng khi biết rằng tôi có vấn đề về giấc ngủ của con. “Cô không thể cho con bé cái gì đó để nó ngủ sao? Cô biết đấy, thuốc hay thứ gì đó mà bé thích?” chị hỏi. Tối thiểu nhất thì, cô nói, tôi nên để con lại cho ai đó và đi nghỉ dưỡng ở một trung tâm làm đẹp nào đó từ một đến hai tuần.

Tôi không gặp một cha mẹ trẻ Pháp nào cho con họ uống thuốc để ngủ hay trốn trong phòng tắm hơi. Hầu hết đều khăng khăng rằng con họ tự học được cách ngủ thẳng giấc. Stephanie, thanh tra thuế, khẳng định rằng cô không can thiệp gì nhiều tói việc đó. “Tôi nghĩ chính là ở đứa trẻ, thằng bé chính là người quyết định,” cô nói.

Tôi nghe được ý kiến giống như vậy từ Fanny, 33 tuổi, nhà xuất bản của một tập đoàn tạp chí tài chính. Fanny nói rằng ở quãng ba tháng tuổi, con trai Antoine của cô tự động bỏ bữa ăn lúc ba giờ sáng và ngủ hết đêm.

“Thằng bé quyết định ngủ,” Fanny giải thích. “Tôi không bao giờ ép buộc điều gì. Tôi cho nó ăn lúc nó cần ăn. Nó tự điều chỉnh tất cả.”

Cha mẹ Pháp cũng có đưa ra một số mẹo giúp bé ngủ ngon. Gần như tất cả họ đều nói rằng ở những tháng đầu, họ giữ con bên cạnh, ở noi có nhiều ánh sáng suốt cả ngày, kể cả để ngủ trưa, và đặt các bé vào giường trong bóng tối vào buổi đêm. Và hầu như ai cũng nói rằng, từ lúc mói sinh, họ cẩn thận “quan sát” con mình, và rồi tuân theo “nhịp điệu” của chính các bé. Các cha mẹ Pháp nói nhiều tói nhịp điệu đến nỗi bạn có thể sẽ nghĩ rằng họ đang thành lập các ban nhạc rock chứ không phải là đang nuôi con nữa.

“Từ không tới sáu tháng, tốt nhất là tôn trọng nhịp điệu ngủ của trẻ,” Alexandra, mẹ của những bé ngủ qua đêm ngay từ lúc mới sinh, giải thích.

Tôi cũng quan sát Bean và thấy rằng nó thường thức giấc vào lúc 3 giờ sáng. Vậy thì tại sao không có nhịp điệu nào xuất hiện trong nhà chúng tôi? Nếu ngủ xuyên đêm “cứ thế xảy ra,” tại sao chưa thấy nó “cứ xảy ra” vói chúng tôi?

Khi tôi trút thất vọng của mình vói Gabrielle, một trong những người bạn Pháp tôi mói quen, cô khuyên rằng tôi nên xem cuốn sách có tên L’enfant et son sommeil (Trẻ nhỏ và giấc ngủ). Cô nói tác giả, Hélène De Leersnyder, là một bác sỹ nhi chuyên sâu về giấc ngủ nổi tiếng ở Paris.

Cuốn sách rất lan man. Tôi đã quen với loại sách về trẻ em ở dạng kỹ năng dễ hiểu của Mỹ. Cuốn sách của De Leersnyder mở đầu bằng cách trích dẫn lòi Marcel Proust, rồi tung ra lòi ca tụng giấc ngủ thật sâu.

Cuốn Giấc ngủ, con mơ và bé cũng nói rằng một đứa trẻ chỉ có thể ngủ ngon một khi bé chấp nhận sự tách biệt của mình. “Khám phá ra những đêm dài yên ả, thanh bình và chấp nhận sự đon độc, đó chẳng phải là dấu hiệu rằng bé đã tìm lại đưực sự bình yên bên trong, rằng bé đã vượt đưực qua nỗi buồn ư?”

Ngay cả những phần khoa học trong những cuốn sách này vẫn đầy vẻ hiện sinh. Cái mà chúng ta gọi là “ngủ chuyển động mắt nhanh”(2) thì

ngưòi Pháp gọi là sommeil paradoxaỉ “giấc ngủ ngược đòi”, gọi như vậy là bởi cơ thể thì tĩnh mà ý thức thì hoạt động rất mạnh. “Học cách ngủ, học cách sống, chẳng phải là những khái niệm đồng nghĩa sao?” De Leersnyder đặt câu hỏi.

Tôi vẫn không chắc là mình nên làm gì vói thông tin này. Tôi không tìm một siêu lý thuyết về việc cần phải nghĩ thế nào về giấc ngủ của Bean. Tôi chỉ muốn con bé ngủ. Làm sao tôi có thể tìm ra vì sao trẻ em Pháp ngủ rất ngon nếu chính cha mẹ chúng cũng không lý giải được? Một bà mẹ biết phải làm gì để có một đêm nghỉ ngoi yên lành đây?

Thật là kỳ quặc, giây phút mặc khải của tôi về quy luật ngủ của trẻ em Pháp lại xảy ra khi tôi về thăm New York. Tôi về Mỹ để thăm gia đình, bạn bè và cũng là để có cái cảm giác trực tiếp về một góc của nghệ thuật làm cha mẹ kiểu Mỹ. Trong một phần của chuyến đi, tôi lưu lại Tribeca, vùng lân cận ở khu Hạ Manhattan, noi các tòa nhà công nghiệp đã được chuyển thành các căn hộ dịch vụ tao nhã. Tôi lang thang ở một sân chơi địa phương, tán chuyện vói những bà mẹ khác.

Tôi đã nghĩ rằng mình hiểu các tài liệu về cách làm cha mẹ của Mỹ. Nhưng mấy chị em ở đây lại chứng minh rõ ràng rằng tôi chỉ là một tay nghiệp dư. Không chỉ là họ đã đọc tất cả mọi thứ, họ còn lắp ghép chính các phong cách làm cha mẹ của mình như những trang phục thòi thượng phong phú, đi theo các bậc thầy về giấc ngủ, kỷ luật và thức ăn riêng rẽ. Khi tôi vô tư đề cập đến khái niệm “phong cách làm cha mẹ theo kiểu gắn bó vói con” vói một bà mẹ ở Tribeca, cô chấn chỉnh tôi ngay. “Tôi không thích cụm từ đó, bởi vì ai mà không gắn bó vói con mình chứ?” cô cáu kỉnh nói.

Khi câu chuyện chuyển sang việc con cái họ ngủ ra sao, tôi đã đoán những người này sẽ đưa ra hàng đống lý thuyết, rồi sau đó buông những lời than phiền quen thuộc kiểu Mỹ về những đứa nhỏ 1 tuổi thức giấc hai lần một đêm. Nhưng họ lại không như thế. Thay vào đó, họ nói rằng rất nhiều trẻ ở Tribeca ngoan cả đêm ở khoảng hai tháng tuổi. Một bà mẹ nhiếp ảnh gia có nói rằng cô và nhiều mẹ khác đưa con tói một bác sỹ khoa nhi ở địa phương tên là Michel Cohen.

“Ông ta là người Pháp à?”

“Phải,” cô trả lòi.

“Người Pháp đến từ Pháp ấy à?” Tôi hỏi.

Ngay lập tức tôi lên lịch hẹn gặp Cohen. Khi tôi bước vào phòng đợi của ông, chẳng nghi ngờ gì nữa, tôi đang ở Tribeca chứ không phải ở Paris. Có một chiếc ghế dài hiệu Eames, giấy dán tường kiểu cổ của những năm 1970 và một bà mẹ đồng tính đội mũ phứt mềm. Cô lễ tân mặc chiếc áo ba lỗ đang gọi tên những bệnh nhân tiếp theo.

Khi Cohen đi ra, tôi lập tức nhận ra vì sao ông lại gây ấn tưựng vói các bà mẹ đến thế. Ông có mái tóc nâu rối, đôi mắt to tròn và làn da rám rắng, vận một chiếc áo sơ mi thòi thượng không sơ vin cùng vói dép xăng đan và quần soóc ngắn khỏe khoắn. Dù đã ở Mỹ hai thập kỉ, ông vẫn giữ lấy ngữ điệu và lối nói chuyện đầy quyến rũ kiểu Pháp. Ông đã xong việc trong ngày nên gợi ý rằng chúng tôi nên ngồi ở một quán cà phê bên ngoài. Tôi vui vẻ đồng ý.

Rõ ràng là Cohen yêu nước Mỹ, một phần bởi vì nước Mỹ kính trọng những người hoạt động độc lập và các doanh nhân. Ớ trên đất nước áp dụng hệ thống y tế quản lý, ông đã tự điều chỉnh mình thành một vị bác sỹ của vùng. (Ông chào hỏi hàng tá người qua lại trong khi chúng tôi nhấm nháp bia.) Phòng khám của ông đã mở rộng ra năm địa điểm. Và ông đã xuất bản một cuốn sách làm cha mẹ súc tích, tên là Các cơ s& mói (The New Basics) vói hình ông trên bìa.

Có một số “lòi khuyên” mà Cohen đưa lại chính xác là những gì mà các bậc cha mẹ ở Pháp thực hiện. Cũng giống như người Pháp, ông bắt đầu vói trẻ từ các loại rau và quả thay vì các loại ngũ cốc nhạt nhẽo. Ông không bị ám ảnh vói các loại dị ứng thực phẩm. Ông nói về “nhịp điệu”, và dạy cho trẻ cách xử lý nỗi thất vọng. Ông đánh giá cao sự bình tĩnh. Và ông thực sự coi trọng giá trị và sức khỏe của các bậc cha mẹ chứ không phải chỉ sức khỏe của bé.

Vậy làm thế nào mà Cohen khiến cho trẻ ở Tribeca ngủ ngoan cả đêm?

“Sự can thiệp đầu tiên của tôi là khi con bạn mói chào đòi, ban đêm đừng có nhao đến bên bé khi bé khóc,” Cohen nói. “Đê cho trẻ có cơ hội tự trấn tĩnh, đừng phản ứng một cách tự động, ngay cả từ khi mói sinh.”

Có lẽ là do bia (hoặc do đôi mắt nai của Cohen), nhưng tôi hơi nấc lên khi ông nói điều đó. Tôi nhận thấy rằng tôi đã thấy những bà mẹ và các cô

trông trẻ Pháp dừng lại một chút như vậy trước khi tiến về phía trẻ. Trước đây, tôi không hề nghĩ rằng việc đó là có tính toán hay có chút quan trọng nào. Thực tế, nó khiến tôi thấy khó chịu. Tôi đã không nghĩ rằng đáng lẽ bạn nên đê cho con phải đựi một chút. Điều này có giải thích được vì sao trẻ em Pháp ngoan cả đêm từ rất sớm, có thể là vói chút nước mắt không?

Lòi khuyên dừng lại một chút của Cohen hình như giống vói hệ mở rộng tự nhiên của “quan sát” bé. Một người mẹ không “quan sát” nghiêm ngặt nếu cô nhảy dựng lên và ôm lấy đứa trẻ ngay khi nó khóc.

Với Cohen, khoảng dừng này rất quan trọng. Ông nói rằng sử dụng nó từ thật sớm sẽ tạo ra khác biệt to lớn trong cách ngủ của trẻ. “Các bậc cha mẹ ít đáp ứng những lần quấy nhiễu của trẻ vào đêm khuya thì có con ngủ ngoan, trong khi những người hay hốt hoảng thì luôn có con thức dậy liên tục giữa đêm cho đến khi thành không thể chịu nổi nữa,” ông viết. Phần lớn các em bé mà Cohen gặp đều được bú mẹ. Điều đó chứng tỏ, bú mẹ hay bú bình không có ảnh hưởng gì đến giấc ngủ ngoan của trẻ.

Một lý do để “dừng một lát” là trẻ nhỏ xoay mình và gây tiếng động rất nhiều trong lúc ngủ. Điều này là bình thường và không có vấn đề gì cả, nếu cha mẹ vội vã chạy tới và bế bé lên mỗi khi bé ọ ẹ thì đôi khi họ sẽ làm bé thức giấc.

Một lý do khác nữa để “dừng” là trẻ thức dậy giữa những chu kỳ ngủ của mình, kéo dài khoảng hai tiếng. Việc các bé có khóc một chút khi lần đầu học cách kết nối các chu kỳ này cũng là bình thường. Nếu cha hoặc mẹ tự động lý giải tiếng khóc này là vì đòi ăn hoặc là dấu hiệu của cảm giác buồn bã rồi vội vã dỗ dành bé, bé sẽ gặp khó khăn trong việc học cách kết nối các chu kỳ của mình. Vậy đó, bé sẽ cần có người lớn tới dỗ cho bé ngủ lại ở cuối mỗi chu kỳ. Trẻ sơ sinh thường không thể tự kết nối các chu kỳ ngủ. Nhưng từ khoảng hai hay ba tháng, thường là các bé có thể làm việc đó, nếu chúng ta cho bé cơ hội làm việc đó. Và theo như Cohen, kết nối các chu kỳ ngủ cũng giống như đi xe đạp: nếu trẻ xoay xở để tự chìm lại vào giấc ngủ dù chỉ một lần, lần tới bé sẽ làm việc đó dễ dàng hơn. (Người lớn cũng thức dậy giữa các chu kỳ ngủ của mình nhưng thường không nhớ vì họ đã học được cách chuyển thẳng sang chu kỳ tiếp theo.)

Cohen nói rằng có những lúc đúng là trẻ cần được ăn hay bế ẵm. Nhưng chúng ta phải dừng lại và quan sát các bé thì mới chắc chắn được. “Tất nhiên, nếu đòi hỏi [của bé] ngày càng gay gắt thì bạn sẽ phải cho bé ăn,”

Cohen viết. “Tôi không nói rằng hãy để cho con bạn gào khóc.” Điều mà ông muốn nói là, hãy cho bé một cơ hội để học.

Hướng dẫn đáng chú ý của Cohen đã có thể giải quyết được điều bí ẩn vì sao cha mẹ Pháp khẳng định là họ không bao giờ để cho con mình khóc lâu. Nếu các cha mẹ thực hiện Khoảng Dừng ở hai tháng đầu của trẻ, bé có thể học cách tự ngủ trở lại. Vậy nên về sau cha mẹ bé sẽ không cần phải viện tới chiêu “khóc thỏa thích” nữa.

Khoảng Dừng không gây cảm giác nhẫn tâm như phương pháp rèn ngủ. Nó giống như dạy ngủ hơn. Nhưng cửa sổ mở ra thì lại khá nhỏ. Theo như Cohen, nó chỉ có thể được sử dụng cho đến khi trẻ được bốn tháng tuổi. Sau đó, thói quen ngủ xấu đã định hình.

Khi trở lại Paris, tôi ngay lập tức hỏi các bà mẹ Pháp xem họ có sử dụng “Khoảng Dừng” không. Tất cả mọi người đều trả lời rằng, có, tất nhiên là họ làm thế. Họ nói điều này hiển nhiên đến nỗi họ không hề nghĩ tới nó. Phần lớn nói rằng họ bắt đầu áp dụng Khoảng Dừng khi con họ được vài tuần tuổi. Alexandra, người có con gái ngủ hết đêm ngay từ khi họ còn trong bệnh viện, nói rằng tất nhiên cô không vội vã chạy đến bên con ngay lúc con khóc. Có lúc cô đợi năm hay mười phút trước khi bế chúng lên. Cô muốn xem liệu chúng cần ngủ trở lại giữa hai chu kỳ ngủ, hay liệu có điều gì khác đang làm chúng khó chịu: đói, tã bẩn hay bất an.

Alexandra - tóc xoăn vàng buộc đuôi ngựa - trông như giao điểm giữa một bà mẹ mắn đẻ và một hoạt náo viên trung học. Cô cực kỳ nồng hậu. Cô không hề phớt lờ đứa con mới sinh. Ngược lại, cô đang cẩn thận quan sát nó. Cô tin rằng khi bọn trẻ khóc, chúng đang nói với cô điều gì đó. Suốt Khoảng Dừng, cô nhìn và lắng nghe. (Cô thêm vào rằng có một lý do nữa cho Khoảng Dừng: “để dạy bọn trẻ tính kiên nhẫn.”)

Giờ đây, khi đã biết tới Khoảng Dừng, tôi bắt đầu nhận ra rằng nó được nhắc tới rất nhiều ở Pháp. “Trước khi phản ứng với một câu thẩm vấn, lẽ thường là chúng ta phải lắng nghe câu hỏi,” Một bài báo trên Doctissima, một trang web phổ biến ở Pháp, đăng: “Đối với một đứa trẻ đang khóc cũng chính xác như vậy: điều đầu tiên cần làm là lắng nghe bé.”

Một khi bạn đã qua được phần triết lý, tác giả trong cuốn Giấc ngủ, con mơ và bé viết rằng: can thiệp vào giữa những chu kỳ “hiển nhiên” sẽ dẫn tói các vấn đề về giấc ngủ, ví dụ như một bé thức dậy hoàn toàn sau mỗi

chu kỳ 90 phút hay hai tiếng đồng hồ.

Đột nhiên, mọi việc trở nên rõ ràng vói tôi rằng Alison, chuyên gia marketing, có con trai ăn hai giờ một lần trong sáu tháng ròng, không phải do sinh ra em bé có nhu cầu ngủ kỳ quặc. Cô đã vô tình dạy bé đòi ăn ở cuối mỗi chu kỳ nghỉ hai tiếng. Alison không chỉ phục vụ cho nhu cầu của con mình. Mặc dù ý định của cô là tốt, chính cô đã tạo ra những đòi hỏi đó. Tôi không bao giờ nghe kể về một trường hợp nào giống của Alison ở Pháp. Người Pháp coi Khoảng Dừng là giải pháp số một cho giấc ngủ, là điều gì đó để dùng đến khi bé mới được vài tuần tuổi. Một bài báo trong tạp chí Maman! chỉ ra rằng trong sáu tháng đầu đời, 50% đến 60% giấc ngủ của bé ở dạng ngủ gà ngủ vịt (ngủ không sâu giấc). Ớ trạng thái này, một bé đang ngủ có thể đột nhiên ngáp, vươn vai, thậm chí là ngủ ti hí mắt. “Sẽ là sai lầm nếu hiểu đây là bé đang cần ôm ấp mà đi chệch khỏi việc rèn luyện ngủ bằng cách bế bé lên” bài báo nói.

Khoảng Dừng không phải là điều duy nhất các cha mẹ Pháp thực hiện. Nhưng nó là thành phần trọng yếu. Khi tôi ghé thăm Hélène De Leersnyder, một bác sỹ về giấc ngủ ưa dẫn lời Proust^), không cần bất cứ sự gợi ý nào, cô ngay lập tức nhắc tới Khoảng Dừng: “Có lúc khi trẻ ngủ, mắt chúng chuyển động, chúng tạo tiếng ồn, mút tay, xê dịch đôi chút. Nhưng thực tế, trẻ vẫn đang ngủ. Vậy nên bạn đừng có lúc nào cũng lại gần và quấy rầy trong khi trẻ đang ngủ. Bạn phải học về cách ngủ của trẻ.”

“Nếu bé thức dậy thì sao?” Tôi hỏi.

“Nếu bé thức giấc hoàn toàn, bạn hãy bế bé lên, tất nhiên rồi.”

Các nhà nghiên cứu về giấc ngủ, cũng như các cha mẹ Pháp, tin rằng bắt đầu từ rất sớm, cha mẹ nên đóng một vai trò tích cực trong việc dạy cho trẻ ngủ ngoan. Họ nói rằng có thể dạy cho một đứa trẻ khỏe mạnh cách ngủ suốt đêm khi bé mới được một vài tuần tuổi mà không bao giờ phải để bé “khóc thỏa thích”.

Một nghiên cứu tổng hợp của hàng tá bài báo về giấc ngủ đã kết luận rằng điều cốt yếu ở đây là khái niệm có tên “Sự can thiệp của cha mẹ”. Vì thế, họ dạy cho phụ nữ mang thai và cha mẹ của trẻ sơ sinh về khoa học giấc ngủ, đồng thời trang bị cho họ một số những quy tắc cơ bản về giấc ngủ. Các bậc cha mẹ nên bắt đầu tuân theo những quy tắc này từ khi sinh hay từ khi con họ mới được vài tuần tuổi.

Những quy tắc này là gì? Các tác giả của nghiên cứu tổng hợp chỉ dẫn tới một bài viết, ở đó phụ nữ mang thai định cho con bú được giao cho một tài liệu hai trang. Đó là không được ôm, nựng hay cho bú để dỗ bé ngủ vào ban đêm. Một hướng dẫn nữa dành cho các bé hai tuần tuổi là nếu các bé khóc trong khoảng từ nửa đêm tới năm giờ sáng, cha mẹ nên quấn lại tã, vỗ về, thay bỉm hay bế bé đi vòng quanh, nhưng mẹ chỉ nên cho bé ti nếu sau đó bé vẫn tiếp tục khóc.

Một lời khuyên khác là, từ khi sinh, các bà mẹ nên phân biệt giữa lúc các bé khóc và khi các bé chỉ thút thít giữa giấc ngủ. Nói cách khác, trước khi bế một em bé ồn ào lên, họ nên dừng một chút để chắc chắn là bé đã thức.

Ớ Paris, khóc thỏa thích có một chút mẹo kiểu Pháp. Tôi bắt đầu nhận ra điều này khi gặp Laurence, một cô trông trẻ đến từ Normandy đang làm việc cho một gia đình Pháp ở Montparnasse. Laurence đã trông trẻ được 20 năm nay. Cô kể với tôi rằng trước khi để cho trẻ khóc thỏa thích, việc giải thích cho bé bạn sắp làm gì là cực kỳ quan trọng.

Laurence giảng giải cho tôi: “Vào buổi tối, chị nói chuyện với bé. Chị nói với bé rằng, nếu bé thức dậy một lần, chị sẽ đưa cho bé ti giả. Nhưng sau đó, chị sẽ không dậy nữa. Đây là thời gian để ngủ. Chị sẽ không ở xa và chị sẽ tới vỗ về bé một lần trong đêm. Nhưng không phải là suốt cả đêm.”

Laurence nói rằng một phần vô cùng quan trọng của việc khiến cho bé ngoan cả đêm, ở bất cứ lứa tuổi nào, là thực sự tin tưởng rằng bé sẽ làm được điều đó. “Nếu chị không tin, nó sẽ không có hiệu quả,” cô nói. “Còn tôi, tôi luôn nghĩ rằng đêm tới đứa trẻ sẽ ngủ ngoan hơn. Tôi luôn luôn giữ hi vọng, ngay cả khi bé thức dậy sau ba tiếng nữa. Chị cần phải tin.”

Dường như có thể là trẻ em Pháp lớn lên đáp ứng đúng những mong mỏi của cha mẹ và người chăm sóc. Con cái chúng ta cũng có thể ngủ ngoan nếu chúng ta thực sự muốn điều đó và cái thực tế đơn giản của việc tin rằng trẻ em có một nhịp điệu giúp cho chúng ta tìm được ra nó.

Cha mẹ Pháp nghĩ rằng Khoảng Dừng là điều tối quan trọng. Nhưng họ không tôn sùng nó như một phương thuốc trị bách bệnh. Thay vào đó, họ có một loạt những niềm tin và thói quen mà khi được áp dụng một cách kiên trì và yêu thương sẽ đưa các bé vào trạng thái ngủ ngoan. Khoảng Dừng có tác dụng một phần vì cha mẹ tin rằng trẻ nhỏ không phải là những
cục bông bất lực. Các bé có thể học được mọi thứ. Việc học này, được thực hiện nhẹ nhàng và theo tốc độ của chính bé, không hề gây tác hại. Điều đó, các bậc cha mẹ tin rằng sẽ trao cho các bé sự tự tin cũng như cảm giác bình yên và khiến các bé nhận thức được về những người khác. Và việc đó sẽ tạo đà cho mối quan hệ tôn trọng giữa cha mẹ và con cái mà tôi nhận thấy sau này.
Giá như tôi biết tất cả những điều này khi Bean ra đời.

Chắc chắn là chúng tôi đã để lỡ mất khoảng thời gian thích hợp để giúp bé học cách ngủ suốt cả đêm. Ớ chín tháng tuổi, con bé vẫn thức dậy mỗi đêm lúc khoảng 2 giờ sáng. Chúng tôi tự khích lệ mình để cho con bé khóc thỏa thích. Đêm đầu tiên, bé khóc 20 phút. (Tôi bám chặt vào Simon và cũng khóc.) Rồi bé ngủ trở lại. Đêm tiếp theo bé khóc trong năm phút.

Đêm thứ ba, Simon và tôi đều thức dậy giữa đêm yên ắng lúc 2 giờ sáng. “Anh nghĩ là con bé đã thức dậy vì chúng mình,” Simon nói. “Con bé nghĩ rằng chúng ta cần nó phải làm thế.” Rồi chúng tôi quay lại ngủ. Bean bắt đầu ngoan cả đêm kể từ đó.
 
Chương 4 Biết chờ đợi - Rèn luyện
cho trẻ tính kiên nhẫn

Dù đã thâm nhập được đôi chút vào đời sống ở Pháp, tôi vẫn nhớ Mỹ. Tôi nhớ mặc quần thun dài đi mua hàng ở quầy tạp hóa, cười với người lạ và được phép bình luận vui vẻ. Tôi rất nhớ cha mẹ. Tôi không thể tin được là mình đang nuôi một đứa trẻ trong khi họ ở cách xa đến 4.500 dặm.

Mẹ tôi cũng không thể. Việc tôi gặp và cưới một người ngoại quốc đẹp trai là điều mà bà lo sự nhất khi tôi lớn lên. Bà nói về nỗi sợ này nhiều đến nỗi rất có thể vì thế mà ý tưởng đó được gieo xuống. Trong một chuyến thăm Paris, bà đưa tôi và Simon đi ăn tối và bật khóc ngay tại bàn. “Ớ đây có gì mà ở Mỹ không có chứ?” Bà căn vặn. (Nếu mẹ ăn gan ngỗng vỗ béo, tôi có thể chỉ vào đĩa của bà. Không may là bà lại gọi món gà.)

Mặc dù sống & Pháp đã trở nên dễ thở hơn, tôi vẫn chưa hoàn toàn hòa nhập được. Ngược lại, có một đứa con - và nói tiếng Pháp tốt hơn - khiến tôi nhận ra mình là một người ngoại quốc đặc sệt đến thế nào. Không lâu sau khi Bean bắt đầu ngủ hết đêm là đến ngày đầu tiên bé tới trung tâm chăm sóc công của Pháp. Trong suốt buổi phỏng vấn, chúng tôi dễ dàng trả lời các câu hỏi về thói quen dùng ti giả và các tư thế ngủ ưa thích của bé. Chúng tôi có sẵn bản ghi chép tiêm chủng và các số liên lạc khi khẩn cấp. Nhưng một câu hỏi làm khó chúng tôi: Bé uống sữa vào những giờ nào?

về vấn đề thời điểm cho trẻ ăn, lại một lần nữa, các cha mẹ Mỹ ở vào thế tranh cãi. Bạn có thể gọi đó là một cuộc chiến đồ ăn: Một trường phái tin vào việc cho trẻ ăn ở những thời điểm cố định. Trường phái khác lại cho rằng nên cho trẻ ăn bất cứ khi nào trẻ đói. Trang web Baby Center của Mỹ đưa ra tám loại lịch trình mẫu khác nhau cho trẻ năm và sáu tháng tuổi, trong đó có một lịch trình cho trẻ ăn mười lần một ngày.

Chúng tôi đứng giữa hai trường phái trên. Bean luôn được uống sữa khi bé thức dậy và một lần nữa trước khi đi ngủ. Ngoài ra, chúng tôi cho bé ăn bất cứ khi nào bé có vẻ đói. Simon nghĩ không có vấn đề gì mà một bình sữa hay một bầu ngực không giải quyết đưực cả. Chúng tôi sẽ cùng làm bất cứ việc gì để giữ cho con bé không gào thét.

Khi tôi giải thích xong cách thức cho ăn của chúng tôi với nhân viên ở đó, cô nhìn tôi như thể tôi vừa nói rằng chúng tôi để cho con mình lái ô tô. Chúng tôi không biết khi nào con ăn? Đây là một vấn đề mà chúng tôi cần giải quyết. Ánh mắt của cô nói rằng trong khi sống ở Paris, chúng tôi đang nuôi một em bé chỉ biết ăn và ngủ - phải, có lẽ là cả ị nữa - như một em bé Mỹ.

Ớ Pháp, vấn đề lịch trình ăn uống của trẻ không có nhiều trường phái. Cha mẹ Pháp không hề mơ hồ về tần suất ăn nên có của con mình. Từ khoảng bốn tháng tuổi, phần lớn trẻ em Pháp đã ăn vào những thời điểm nhất định. Cũng giống như việc ngủ, cha mẹ Pháp thấy điều này là chuyện ai cũng biết, không cần phải có kỹ thuật gì ở đây cả.

Ớ Pháp, thậm chí còn không có cả khái niệm “cho ăn”, từ này dù sao nghe cũng giống như là bạn đang ném cỏ khô cho bò vậy. Họ gọi là “bữa ăn”. Và thứ tự của các bữa ăn này cũng tương tự với một lịch trình mà tôi khá quen thuộc: bữa sáng, bữa trưa và bữa tối, cộng với một bữa ăn nhẹ buổi chiều. Nói cách khác, ở khoảng bốn tháng tuổi, trẻ em Pháp đã tuân theo lịch trình ăn mà các bé sẽ tuân theo suốt phần đời còn lại (người lớn thường bỏ bữa ăn nhẹ)

Tôi rất thắc mắc, làm thế nào mà tất cả những trẻ em Pháp này có thể đợi được bốn tiếng giữa các bữa ăn. Bean sẽ trở nên khó chịu nếu con bé phải đợi dù chỉ vài phút để được cho ăn. Chúng tôi cũng cuống theo con bé. Nhưng tôi bắt đầu cảm thấy rằng ở Pháp, xung quanh tôi có rất nhiều “sự chờ đợi”. Đầu tiên là Khoảng Dừng, đó là khi các cha mẹ Pháp đợi sau khi con họ thức giấc. Giờ là đến kế hoạch bữa ăn, đó là khi họ đợi những quãng dài từ lần cho ăn này tới lần cho ăn tiếp theo. Và tất nhiên còn có tất cả những em bé chập chững vui vẻ đợi một cách thoải mái trong các nhà hàng cho tới khi đồ ăn của mình được mang tới.

Người Pháp rất tài tình khi luyện được cho trẻ sơ sinh và trẻ mới tập đi không chỉ là chờ đợi, mà là vui vẻ chờ đợi. Liệu khả năng chờ đợi này có giải thích được sự khác biệt giữa trẻ em Pháp và Mỹ không?

Để tìm câu trả lời cho những câu hỏi này, tôi đã gửi thư điện tử cho Walter Mischel, chuyên gia quốc tế về cách trẻ em trì hoãn sự thỏa mãn. Ông đã 80 tuổi và là giáo sư về tâm lý học tại Đại học Columbia. Tôi đã đọc về ông và đọc một vài trong số rất nhiều các bài báo đã xuất bản của ông về chủ đề này. Tôi giải thích rằng tôi đang ở Paris, nghiên cứu về cách làm cha mẹ ở Pháp và hỏi liệu ông có thời gian để trò chuyện với tôi trên điện thoại không.

Mischel trả lời tôi vài giờ sau đó. Thật ngạc nhiên, ông nói rằng ông cũng đang ở Paris và mời tôi ghé qua uống cà phê. Hai ngày sau chúng tôi ngồi bên bàn bếp trong căn hộ của bạn gái ông & Latin Quarter, ngay phía dưới Panthéon.

Mischel trông trẻ hơn so với tuổi. Ông cạo đầu, ở ông tỏa ra một thứ năng lượng cuồn cuộn như một võ sĩ đấm bốc nhưng lại có khuôn mặt ngọt ngào, gần như giống trẻ con.

Mischel nổi tiếng nhất từ việc phát minh ra “thí nghiệm kẹo dẻo” (marshmallow test) hồi cuối những năm 1960, khi ông đang ở Standford. Trong thí nghiệm đó, một nhân viên nghiên cứu dẫn một trẻ 4 hay 5 tuổi vào một căn phòng, ở đó có kẹo dẻo đặt trên bàn. Nhân viên nghiên cứu nói với đứa trẻ rằng mình sẽ rời khỏi căn phòng một lúc. Nếu đứa trẻ cố gắng không ăn kẹo cho tới lúc người đó quay lại, họ sẽ thưởng cho bé hai chiếc kẹo nữa. Nếu bé ăn kẹo, bé sẽ chỉ được một cái đó thôi.

Đó là một thử thách rất khó khăn. Trong số 653 trẻ tham gia trong những thập niên 1960 và 1970, chỉ có một phần ba kiềm chế đưực để không ăn chiếc kẹo dẻo trong cả 15 phút mà nhân viên nghiên cứu ra ngoài. Một số bé ăn kẹo ngay khi còn lại một mình. Phần lớn chỉ có thể đựi đưực khoảng 30 giây.

Giữa những năm 1980, Mischel gặp lại các bé trong thí nghiệm ban đầu, để xem liệu có sự khác biệt nào giữa những bé trì hoãn tốt và không tốt khi lớn đến tuổi thiếu niên hay không. Ông cùng các đồng nghiệp phát hiện ra một mối tưong quan ấn tượng: Trẻ nhịn ăn kẹo dẻo đưực càng lâu hồi 4 tuổi, thì lúc đó càng đưực Mischel và đồng nghiệp đánh giá cao ở tất cả các hạng mục. Bên cạnh các kỹ năng khác, các trẻ giỏi trì hoãn tập trung tốt hon và biết điều hon. Và theo như một báo cáo mà Mischel và đồng nghiệp xuất bản năm 1988, các em “không suy sụp khi bị căng thẳng.”

Liệu có phải là buộc trẻ phải trì hoãn sự thỏa mãn - như cách các cha mẹ trung lưu ở Pháp vẫn làm - thực sự khiến các bé bình tĩnh và tâm lý vững vàng hon? Trong khi trẻ em trung lưu ở Mỹ, nói chung thường quen vói việc có đưực cái mình muốn ngay lập tức, lại suy sụp khi gặp căng thẳng? Liệu có phải các cha mẹ Pháp một lần nữa, lại đang - nhờ vào truyền thống và bản năng - làm chính xác những điều các nhà khoa học như Mischel đề xuất?

Bean, thường có đưực cái mình muốn gần như ngay tức khắc, có thể chuyển từ bình tĩnh sang quá khích chỉ trong vài giây. Ớ Mỹ, cảnh tưựng những đứa trẻ ăn vạ, la hét mè nheo đòi ra khỏi xe đẩy hay nhoài người lên vỉa hè là khá phổ biến.

Tôi hiếm khi thấy những cảnh tượng này ở Paris. Trẻ em Pháp ngay từ khi còn nhỏ, quen chờ đợi, có vẻ điềm tĩnh đến kỳ lạ vói việc không có đưực cái chúng muốn ngay lập tức. Khi tôi tói thăm các gia đình Pháp và choi vói con cái họ, tôi luôn ấn tượng vì sự thiếu vắng những tiếng mè nheo hay cằn nhằn.

Thông thường, mọi người đều điềm tĩnh và chìm đắm vào việc họ đang làm.

Mischel chưa từng thực hiện thí nghiệm kẹo dẻo vói trẻ em Pháp (rất có thể ông sẽ phải thực hiện một phiên bản vói bánh sô cô la). Nhưng là một ngưòi đã quan sát Pháp nhiều năm, ông nói rằng ông bất ngờ trước sự khác biệt giữa trẻ em Mỹ và Pháp.

Ông nói, ở Mỹ “chắc chắn là ấn tưựng mà người ta có là khả năng tự kiểm soát ngày càng trở nên khó hon đối vói trẻ em.” Điều đó đôi khi đúng cả vói chính cháu của ông. “Tôi không vừa lòng nếu khi tôi gọi cho một đứa con gái mà nó nói là nó không thể nói chuyện bây giờ vì một đứa nhỏ đang kéo áo mình, và con bé không thể nói ‘Chờ đã, mẹ đang nói chuyện vói ông’”.

Có những đứa con biết chờ đợi sẽ khiến cuộc sống gia đình dễ chịu hơn. Trẻ con ở Pháp “dường như có kỷ luật và phổng phao hơn tôi ngày xưa,” Mischel nói. “Với các bạn bè Pháp đưa con nhỏ tới chơi, chúng tôi vẫn có thể ăn một bữa tối kiểu Pháp... kỳ vọng ở trẻ em Pháp là chúng cư xử ngoan ngoãn một cách phải phép, yên lặng và thưởng thức bữa tối.”

Tôi thường nghe các cha mẹ Pháp yêu cầu con họ phải sage. Nói “sois sage” cũng hoi giống nói “ngoan nào”. Nhưng hàm chứa nhiều điều hon thế. Khi tôi bảo Bean phải ngoan trước khi chúng tôi bước vào nhà ai đó, việc đó giống như thể con bé là một loài động vật hoang dã phải được thuần hóa trong một giờ đồng hồ, nhưng có thể hoang dã trở lại bất cứ lúc nào. Như thể là ngoan đi ngưực lại vói bản chất thực của bé. Khi tôi bảo Bean phải sage, thì đồng thòi tôi cũng đang nói con bé phải cư xử cho đúng mực. Nhưng tôi đang yêu cầu bé hãy biết đánh giá và nhận thức đưực cũng như tôn trọng người khác. Tôi ám chỉ rằng bé có thể hiểu đưực một phần nhất định về hoàn cảnh, và rằng bé đang nghe mệnh lệnh của chính mình. Và tôi đang gợi ý rằng tôi tin bé.

Sage không có nghĩa là đần độn. Những trẻ em Pháp mà tôi biết có rất nhiều niềm vui. Và các dịp cuối tuần, Bean và các bạn mình vừa chạy vừa la hét và cười đùa trong công viên hàng giờ đồng hồ. Giờ giải lao ở chỗ giữ trẻ, và sau này là ở trường, thì tất cả đều đưực tự do. Ngoài ra ở Pháp cũng có nhiều loại giải trí có kiểm soát, như các lễ hội phim, rạp hát và các lóp nấu ăn (đòi hỏi sự kiên trì và chú ý) dành cho trẻ em. Những bậc cha mẹ Pháp mà tôi biết muốn con họ có nhiều kinh nghiệm và đưực tiếp xúc vói nghệ thuật cũng như âm nhạc.

Cha mẹ chỉ không nhận thấy làm sao trẻ có thể tiếp nhận đầy đủ những trải nghiệm này nếu các bé không kiên nhẫn. Theo quan điểm của Pháp, khả năng tự kiểm soát điềm tĩnh, chứ không phải là bồn chồn, cáu kỉnh và hạch sách, chính là điều làm trẻ vui vẻ.

Cha mẹ và người chăm sóc trẻ ở Pháp không hề nghĩ rằng trẻ em có sự kiên nhẫn vô biên. Họ không mong các bé mói tập đi ngồi yên trong suốt buổi hòa nhạc hay một bữa tiệc trang trọng. Họ thường nói về việc chờ đựi tính bằng phút hoặc bằng giây.

Nhưng ngay cả những trì hoãn nho nhỏ này cũng tạo nên khác biệt lớn. Giờ tôi đã tin rằng bí mật vì sao trẻ em Pháp hiếm khi mè nheo hay hờn dỗi ầm ĩ - hoặc ít nhất cũng ít hơn trẻ em Mỹ - là các bé đã được phát triển các nguồn lực bên trong để đối mặt với sự thất vọng.

Các bé không mong có được cái mình muốn ngay tức khắc. Khi cha mẹ Pháp nói về việc “giáo dục” cho con mình, phần lớn là họ đang nói về việc dạy chúng làm sao để không ăn chiếc kẹo dẻo.

Vậy chính xác thì làm thế nào mà người Pháp biến những đứa trẻ bình thường thành những chuyên gia trì hoãn? Và chúng tôi cũng có thể dạy Bean cách chờ đợi không?

Walter Mischel đã xem băng ghi hình của hàng trăm trẻ 4 tuổi lúng túng tham gia thí nghiệm kẹo dẻo. Cuối cùng ông cũng phát hiện ra rằng những trẻ trì hoãn không tốt thì tập trung vào chiếc kẹo dẻo, trong khi những trẻ trì hoãn tốt thì lại tự đánh lạc hướng. “Những trẻ cố gắng thành công để chờ đựi một cách rất dễ dàng là những trẻ học đưực cách trong lúc chờ đợi thì tự hát cho mình nghe, hay túm lấy tai theo một cách thú vị, hay choi vói các ngón chân và tạo ra một trò choi từ việc đó,” ông nói vói tôi. Những trẻ không biết làm sao để tự đánh lạc hướng và chỉ chăm chăm vào kẹo dẻo, kết cục sẽ ăn kẹo.

Mischel kết luận rằng có đưực sức mạnh ý chí để chờ đợi không liên quan gì đến chuyện khắc kỷ cả. Mà nó liên quan tói việc học các kỹ thuật giúp cho việc chờ đựi bứt khổ sở.

“Có nhiều cách để làm đưực việc đó, trong đó trực tiếp và đon giản nhất... là tự đánh lạc hướng,” ông nói. Các cha mẹ thậm chí không cần phải dạy con mình một cách cụ thể các “chiến lưực đánh lạc hướng”. Mischel nói rằng trẻ em tự mình học kỹ năng này, nếu cha mẹ cho phép chúng thực hành chờ đợi.

Đây chính là điều tôi vẫn thấy cha mẹ Pháp làm. Không hẳn là họ dạy cho con mình các kỹ thuật đánh lạc hướng. Phần lớn, họ dường như chỉ tạo cho chúng cơ hội thực hành chờ đợi. Vào một chiều thứ Bảy xám trời, tôi bắt tàu tới Fontenay- sous-Bois, ngoại ô ngay phía đông Paris. Một người bạn đã bố trí cho tôi tới thăm một gia đình sống ở đây. Martine, người mẹ, là một luật sư xinh đẹp ở tuổi ngoài 30. Cô sống với chồng, một bác sỹ hồi sức cấp cứu, và hai đứa con, trong một tòa nhà thấp tầng giữa một vườn cây.


Tôi ngay lập tức choáng váng vì căn hộ của Martine mói giống của tôi làm sao. Đồ choi xếp thành hàng quanh phòng khách, phòng khách gắn liền vói một căn bếp mở (ở Pháp gọi là cuisine americaine - bếp kiểu Mỹ). Chúng tôi có tủ lạnh bằng thép không gỉ giống nhau.

Nhưng sự tương đồng kết thúc ở đây. Mặc dù có hai đứa con nhỏ, chồng của Martine vẫn đang làm việc trên laptop trong phòng khách, trong
khi Auguste 1 tuổi đang ngủ trưa bên cạnh. Paulette, 3 tuổi với mái tóc cắt ngắn, đang ngồi bên bàn bếp thảy bột nhào bánh nướng vào các khuôn giấy nhỏ. Khi mỗi khuôn đã đầy, cô bé rắc lên trên cùng một ít kẹo vụn sặc sỡ và những trái chùm bao đỏ tươi.

Martine và tôi ngồi nói chuyện phía đầu kia bàn. Nhưng tôi thì đang sững sờ vì Paulette bé nhỏ và những chiếc bánh nướng của cô bé. Paulette hoàn toàn chìm đắm trong nhiệm vụ của mình. Cô bé dường như chống lại nỗi thèm muốn ăn chỗ bột nhào đó. Khi làm xong, bé hỏi mẹ liệu bé có được liếm chiếc thìa không. “Không, nhưng con có thể ăn một chút kẹo vụn,” Martine nói, khuyến khích Paulette xúc vài muỗng kẹo vụn trên bàn. Con gái Bean của tôi cùng tuổi với Paulette, nhưng chắc hẳn tôi không bao giờ nghĩ đến chuyện để con bé tự mình làm một nhiệm vụ hoàn chỉnh thế này. Tôi hẳn sẽ giám sát và con bé hẳn sẽ chống đối lại sự giám sát của tôi. Sẽ đầy những cảm giác căng thẳng và sự cằn nhằn (của cả tôi và con bé). Bean chắc sẽ túm lấy bột, quả mọng và kẹo vụn mỗi khi tôi quay đi. Tôi chắc chắn sẽ không thể ngồi tán chuyện bình tĩnh với khách được.


Toàn bộ cảnh tượng chắc chắn sẽ không phải là điều mà tôi muốn lặp lại vào tuần tói. Tuy nhiên nướng bánh lại có vẻ là nghi thức hàng tuần ở Pháp. Gần như tất cả mọi lần tôi ghé thăm một gia đình Pháp vào cuối tuần, họ đều hoặc đang làm bánh hoặc mang ra mòi thứ bánh mà trước đó họ vừa làm xong.

Thoạt tiên, tôi nghĩ vì tôi ghé thăm nên họ mới làm. Nhưng rồi tôi sớm nhận ra rằng điều đó không liên quan gì tới tôi. Cuối tuần nào ở Paris cũng có một cuộc thi nướng bánh. Thực tế là từ khi trẻ biết ngồi, mẹ đã bắt đầu hướng các bé tới những “dự án” nướng bánh hàng tuần hay hai tuần một lần. Những đứa trẻ này không chỉ đổ ít bột hay nghiền mấy quả chuối. Các em còn đập trứng, đổ đường, trộn bánh một cách tự tin đến phi thường. Các bé thực sự tự làm được cả một chiếc bánh.

Chiếc bánh đầu tiên mà hầu hết trẻ em Pháp học cách làm là bánh sữa chua. Đó là một thứ bánh thanh, không quá ngọt, có thể thêm quả mọng, sô cô la vụn, chanh hay một thìa rượu rum. Khó mà làm hỏng được.

Tất cả công việc làm bánh nướng này dạy cho trẻ cách kiểm soát bản thân. Với việc đong đếm và trình tự lần lượt các của nguyên liệu, nướng bánh là bài học hoàn hảo cho sự kiên nhẫn. Cả việc các gia đình Pháp không ăn ngấu nghiến ngay khi bánh ra khỏi lò - như tôi - cũng vậy.Thường thì họ nướng bánh vào buổi sáng hoặc đầu giờ chiều, rồi đợi và ăn bánh nướng hay bánh xếp như một món goùter - bữa ăn nhẹ buổi chiều của Pháp.

Ớ Pháp, bữa gouter là giờ ăn vặt chính thức, và duy nhất. Thường là vào bốn giờ hay bốn rưỡi chiều, khi các bé từ trường về. Nó cũng cố định như giờ các bữa ăn khác và được áp dụng rộng rãi cho trẻ em.
Martine nói rằng cô chưa bao giờ lên kế hoạch một cách cụ thể để dạy các con cô tính kiên nhẫn. Nhưng các nghi thức hàng ngày của gia đình cô - các nghi thức tôi thấy lặp lại rất nhiều ở các gia đình trung lưu khác ở Pháp - chính là bài thực tập cách để trì hoãn sự thỏa mãn.

Martine nói rằng cô thường mua kẹo cho Paulette. Nhưng Paulette không được phép ăn kẹo cho đến giờ goùter trong ngày, ngay cả nếu như vậy nghĩa là đời nhiều giờ đồng hồ. Paulette đã quen với việc này. Martine đôi khi phải nhắc con bé nhớ luật, nhưng Paulette không hề chống đối.Tôi phát hiện ra rằng Martine không hề mong muốn con gái cô trở nên hoàn toàn kiên nhẫn. Cô cho rằng Paulette cũng sẽ có lúc phạm lỗi. Nhưng Martine không cư xử quá khích với những lỗi đó, như cách mà tôi hay làm. Cô hiểu rằng tất cả những việc nướng bánh và chờ đời này là bài thực hành để xây dựng nên một kỹ năng. Nói cách khác, Martine thậm chí còn kiên nhẫn về việc dạy tính kiên nhẫn. Khi Paulette cố gắng chen vào cuộc trò chuyện, Martine nói, “Đợi mẹ hai phút, con gái bé bỏng. Mẹ đang nói dở chuyện,” nghe vừa lịch sự vừa dịu dàng. Tôi bất ngờ trước cả việc Martine nói điều đó mới ngọt ngào làm sao lẫn việc cô có vẻ rất tự tin rằng Paulette sẽ nghe lời mình. Martine đã dạy con mình tính kiên nhẫn từ khi chúng còn bé xíu. Khi Paulette còn nhỏ, Martine thường để bé khóc năm phút trước khi bế lên (và, tất nhiên, Paulette ngủ trọn đêm từ lúc hai tháng rưỡi.)

Martine còn dạy các con mình một kỹ năng liên quan: học cách choi một mình. “Điều quan trọng nhất là học để tự mình thấy hạnh phúc,” cô nói về con trai Auguste của mình...Một đứa trẻ có thể tự chơi một mình sẽ ngoan ngoãn khi mẹ nói chuyện điện thoại. Và đó là một kỹ năng mà các bà mẹ Pháp rõ ràng đều cố gắng trau dồi ở con mình, dứt khoát hơn các bà mẹ Mỹ.


Những cha mẹ đánh giá cao khả năng này sẽ luôn để trẻ lại một mình khi bé đang tự chơi ngoan. Các bà mẹ Pháp cho rằng điều quan trọng là nắm được các tín hiệu từ nhịp điệu riêng của trẻ, một phần trong ý họ muốn nói là khi trẻ đang bận chơi, họ để chúng lại một mình.
Điều này dường như lại là một ví dụ khác nữa về việc các bà mẹ và những người giữ trẻ ở Pháp, một cách bản năng, tuân theo kiến thức khoa học tốt nhất. Walter Mischel nói, kịch bản tồi tệ nhất cho một đứa trẻ từ 18 tới 24 tháng tuổi là “bé bận rộn và bé hạnh phúc, và người mẹ đi theo với một chiếc đĩa đầy rau chân vịt...”

“Những người mẹ thực sự làm rối tung lên chính là những người chạy tới khi trẻ đang bận rộn và không muốn hay không cần họ, và lại không có mặt khi trẻ đang nóng lòng được có mẹ ở đó. Do vậy, tỉnh táo với điều đó là tuyệt đối quan trọng.”
Niềm tin sắt đá của Mischel về tầm quan trọng của sự nhạy cảm không có được do nghiên cứu. Ông kể rằng mẹ ông cứ lần lượt hết chăm lo quá mức lại biến mất tiêu. Mischel vẫnkhông biết đi xe đạp, bởi vì bà quá sợ ông bị chấn thương ở đầu nên không để ông tập. Nhưng cả cha và mẹ ông đều không tới nghe ông đọc diễn văn tốt nghiệp trong lễ ra trường thời trung học.

Tất nhiên cha mẹ Mỹ muốn con mình kiên nhẫn. Chúng tôi tin rằng “kiên nhẫn là một phẩm hạnh”. Chúng tôi khuyến khích con mình chia sẻ, đợi tới lượt mình, dọn bàn và tập piano. Nhưng kiên nhẫn không phải một kỹ năng mà chúng tôi rèn giũa cần mẫn như các cha mẹ Pháp. Giống như với giấc ngủ, chúng tôi có xu hướng coi việc liệu con cái mình chờ đợi có giỏi không là do tính khí. Theo quan điểm của chúng tôi, cha mẹ hoặc may mắn mà có được đứa con giỏi chờ đợi, hoặc không. Cha mẹ và người giữ trẻ Pháp tin rằng chúng tôi quá dễ dãi về khả năng tối quan trọng này. Với họ, có những đứa con cần được thỏa mãn ngay tức thì sẽ khiến cuộc sống trở nên không thể chịu nổi. Khi tôi nhắc tới đề tài của cuốn sách này trong một bữa tiệc tối ở Paris, chủ nhà - một nhà báo Pháp - say sưa kể một câu chuyện về năm anh sống ở Nam Caliífornia. Anh và vợ mình, một thẩm phán, đã làm bạn với một cặp vợ chồng Mỹ và quyết định cùng họ đi nghỉ cuối tuần ở Santa Barbara. Đó là lần đầu tiên họ gặp con cái của nhau, bọn nhóc tầm khoảng từ bảy tới 15 tuổi.
Từ góc nhìn của người chủ nhà, kỳ nghỉ cuối tuần đó nhanh chóng trở nên rối loạn. Nhiều năm sau, anh vẫn nhớ cách bọn trẻ con Mỹ thường xuyên ngắt lời người lớn. Và không có bữa ăn cố định nào hết; trẻ em Mỹ cứ việc tới chỗ tủ lạnh và lấy thức ăn bất cứ khi nào chúng muốn.


Với cặp đôi người Pháp, có vẻ như trẻ con Mỹ là người nắm quyền. “Điều khiến chúng tôi bất ngờ và lấy làm phiền, là các vị phụ huynh không bao giờ nói ‘không’, anh nói. “Chúng riimporte quoi,” vợ anh thêm. Điều này có vẻ như rất dễ lây nhiễm. “Tệ nhất là, con chúng tôi cũng bắt đầu ríimporte quoi”, cô nói.

Sau một thời gian, tôi nhận ra rằng gần như tất cả những lời miêu tả của người Pháp về trẻ em Mỹ đều có cụm từ “riimporte quoi”, nghĩ là “gì cũng được” hay “bất cứ điều gì chúng thích.” Ý muốn nói trẻ em Mỹ không có giới hạn cứng rắn, rằng cha mẹ chúng không có quyền lực và rằng cái gì cũng được phép. Đó là điều trái ngược với lý tưởng Pháp về cadre, hay khuôn phép, mà các cha mẹ Pháp hay nói tới. Cadre nghĩa là trẻ em cần có những giới hạn cứng rắn - đó chính là khuôn phép - và rằng cha mẹ thực thi những giới hạn đó thật nghiêm khắc. Nhưng trong những giới hạn đó, trẻ có rất nhiều tự do.

Cha mẹ Mỹ cũng áp đặt các giới hạn, tất nhiên rồi. Nhưng thường thì sẽ khác với các giới hạn của Pháp. Thực tế, người Pháp thường thấy những giới hạn này của Mỹ rất đáng sự. Laurence, một vú em đến từ Normandy, tâm sự với tôi rằng cô sẽ không làm việc cho các gia đình người Mỹ nữa, và một vài người bạn vú em của cô cũng vậy. Cô nói rằng cô bỏ chỗ làm việc gần đây nhất với gia đình người Mỹ chỉ sau vài tháng, đa phần là do vấn đề về giới hạn.

“Thật là khó khăn vì trong gia đình đó, đứa bé muốn làm gì thì làm, vào lúc nào cũng được,” Laurence kể.

Gia đình người Mỹ cuối cùng cô làm việc có ba đứa con, 8 tuổi, 5 tuổi và 18 tháng tuổi. Với cô bé 5 tuổi, mè nheo “là môn thể thao quốc gia. Cô bé lúc nào cũng mè nheo, nước mắt có thể tuôn lã chã ngay lập tức.” Laurence tin rằng tốt nhất là nên lờ cô bé đi, để không khuyến khích tính mè nheo. Nhưng mẹ của cô bé - thường xuyên có mặt ở nhà, trong một căn phòng khác - lại thường vội vã chạy tới và đầu hàng trước bất cứ thứ gì cô bé đòi
hỏi.
Laurence kể rằng cậu con trai 8 tuổi còn tệ hơn. “Cậu bé lúc nào cũng muốn thêm một tí, thêm một tí.” Cô nói rằng khi những đòi hỏi ngày càng tăng của mình không được đáp ứng, cậu trở nên quá khích.

Kết luận của Laurence là, trong một hoàn cảnh như thế, “đứa trẻ ít hạnh phúc hơn. Cậu bé hơi có chút lầm lạc... Trong những gia đình có nề nếp hơn, không phải là một gia đình khắt khe nhưng có giới hạn hơn một chút, mọi thứ diễn ra êm đềm hơn nhiều.”
Giới hạn cuối cùng của Laurence tới khi người mẹ của gia đình Mỹ khăng khăng yêu cầu Laurence bắt hai đứa lớn hơn ăn kiêng. Laurence từ chối và nói cô sẽ đơn giản là cho các bé ăn những bữa cân bằng. Rồi cô phát hiện ra rằng sau khi cô đặt bọn trẻ lên giường và rời đi, lúc khoảng tám rưỡi tối, người mẹ sẽ cho chúng ăn bánh quy và bánh nướng.
“Chúng thật bụ bẫm,” Laurence nói về ba đứa nhỏ.
“Bụ bẫm?” Tôi hỏi.
“Tôi nói là ‘bụ bẫm’ chứ không nói ‘béo’”, cô trả lòi.

Tôi những muốn viết câu chuyện này thành một khuôn mẫu. Chắc chắn không phải tất cả trẻ em Mỹ đều hành xử theo cách này. Và trẻ em Pháp cũng không hiếm khi hành động theo kiểu thích gì được nấy. (Sau này, Bean sẽ nói một cách lạnh lùng với cậu em trai tám tháng tuổi của mình, bắt chước cô giáo, “Tu ne peux pas faỉre ríỉmporte quoỉ” - em không thể thích làm gì thì làm đâu.)

Tất nhiên, đặt ra các giới hạn cho trẻ không phải là phát minh của người Pháp. Nhiều cha mẹ và các chuyên gia Mỹ cũng nghĩ các giới hạn là rất quan trọng. Nhưng ở Mỹ, điều này lại đối lập với ý tưởng cho rằng trẻ con cần được thể hiện bản thân. Đôi khi tôi cũng cảm thấy rằng những điều mà Bean mong muốn - nước táo thay vì nước lọc, mặc váy công chúa tới công viên, cứ sáu mét lại nhoài người khỏi xe đẩy - là không thể thay đổi và đã được quy định từ trước. Tôi không nhượng bộ trong tất cả mọi việc. Nhưng liên tục ngăn cản mong muốn của con bé khiến tôi cảm thấy sai trái và thậm chí có thể là nguy hại.

Đồng thời, thật khó cho tôi để xem Bean là một người có thể ngồi yên qua một bữa ăn bốn món, hay chơi yên lặng khi tôi đang nói chuyện điện thoại. Tôi thậm chí không chắc mình muốn bé làm những điều đó. Liệu như thế có bóp nát mất tâm hồn con bé không? Liệu tôi có bóp nghẹt sự thể hiện bản thân của con bé không? Với tất cả những nỗi lo lắng đó, tôi thường phải đầu hàng. Tôi không phải là người duy nhất. ở bữa tiệc sinh nhật 4 tuổi của Bean, một trong các bạn bè người Anglophone của bé bước vào, mang theo một gói quà cho Bean, và một món nữa cho mình. Mẹ cậu bé nói rằng ở cửa hàng, cậu tỏ ra buồn bã vì không nhận được quà như Bean. Cô bạn Nancy của tôi nói với tôi về một triết lý làm cha mẹ mới, trong đó, bạn không bao giờ để cho con mình phải nghe từ “không”, như vậy thì bé sẽ không thể nói từ đó lại với bạn.

Trong cuốn Một đứa trẻ hạnh phúc (A Happy Child), nhà tâm lý học Pháp Didier Pleux tranh luận rằng cách tốt nhất để khiến một đứa trẻ hạnh phúc là làm cho bé thất vọng. “Như thế không có nghĩa là bạn thường xuyên không cho bé chơi, hay bạn tránh không ôm ấp bé,” Pleux nói. “Tất nhiên ta phải tôn trọng sở thích, nhịp điệu và tính cách riêng của bé. Chỉ đơn giản là đứa trẻ phải học, từ khi còn rất nhỏ, rằng thế giới này không phải chỉ có một mình bé, và rằng luôn có thời gian cho tất cả mọi việc.”
Tôi sững sờ vì những kỳ vọng của người Pháp khác biệt đến thế nào khi - cũng trong kỳ nghỉ bên bờ biển mà tôi đã được chứng kiến tất cả trẻ em Pháp vui vẻ ngồi ăn trong nhà hàng - tôi đưa Bean vào một cửa hàng đầy những chồng thẳng tắp áo phông “thủy thủ” kẻ sọc sáng màu. Bean lập tức bắt đầu kéo chúng xuống. Con bé gần như không dừng lại chút nào khi tôi mắng nó.

Đối với tôi, thói quen xấu của Bean dường như là điều có thể đoán được ở một đứa trẻ chập chững. Vì vậy tôi ngạc nhiên khi người bán hàng nói, không hề có ý gì xấu: “Tôi chưa từng thấy đứa trẻ nào làm như vậy cả.” Tôi xin lỗi và cắm đầu đi ra cửa.

Walter Mischel nói rằng chiều theo ý trẻ sẽ bắt đầu một vòng luẩn quẩn nguy hiểm: “Nếu bọn trẻ đã có kinh nghiệm rằng khi được yêu cầu phải đợi, nếu chúng la hét, mẹ sẽ tới và sự chờ đợi sẽ chấm dứt, chúng sẽ nhanh chóng học được cách không chờ đợi. Không chờ đợi và la hét và cứ thế mè nheo mãi đang được tưởng thưởng.”

Cha mẹ Pháp lấy làm vui vì sự thật rằng mỗi đứa trẻ có tính khí riêng.Nhưng họ cũng thấy rất đương nhiên rằng bất cứ đứa trẻ khỏe mạnh nào cũng có khả năng không mè nheo, không suy sụp sau khi bị nói “không”, và thường không vòi vĩnh hay vồ lấy các thứ. Cha mẹ Pháp thiên hơn về phía coi các đòi hỏi có phần ngẫu nhiên như những sở thích bốc đồng. Họ không có vấn đề gì với việc nói không với những đòi hỏi đó. “Tôi nghĩ [phụ nữ Pháp] hiểu sớm hơn phụ nữ Mỹ rằng trẻ nhỏ có thể có các đòi hỏi và những đòi hỏi đó lại là thiếu thực tế,” một bác sỹ nhi khoa chuyên điều trị cho trẻ em Pháp và Mỹ nói với tôi.

Một nhà tâm lý học người Pháp viết rằng khi một đứa trẻ có một sở thích bốc đồng - ví dụ, mẹ bé đang ở trong cửa hàng cùng bé và bỗng nhiên bé đòi một món đồ chơi - người mẹ nên duy trì sự bình tĩnh tuyệt đối và nhẹ nhàng giải thích rằng mua đồ chơi không phải kế hoạch ngày hôm đó. Rồi cô nên cố gắng “đi vòng” qua “sở thích” đó bằng cách chuyển hướng sự chú ý của đứa trẻ, ví dụ như kể một câu chuyện về chính cuộc đời mình. “Các câu chuyện về cha mẹ luôn luôn khiến trẻ thích thú,” nhà tâm lý học chia sẻ.
Nhà tâm lý học nói rằng suốt cả quá trình này, người mẹ nên trò chuyện thân mật với đứa trẻ, bằng cách ôm ấp hay nhìn vào mắt bé. Nhưng người ấy cũng nên để cho bé hiểu rằng “bé không thể có mọi thứ ngay lập tức được. Quan trọng là không được để cho bé nghĩ rằng bé có toàn quyền và rằng bé có thể làm được mọi việc và có được mọi thứ.” Cha mẹ Pháp không lo lắng rằng họ sẽ hủy hoại con cái mình vì làm chúng thất vọng. Ngược lại, họ nghĩ con họ sẽ bị hủy hoại nếu chúng không thể đối đầu với sự thất vọng. Họ cũng coi việc đối đầu với nỗi thất vọng như là một kỹ năng sống cốt lõi. Con cái họ đơn giản là phải học được điều đó. Các bậc cha mẹ sẽ là tắc trách nếu không dạy chúng điều đó.

Laurence, người trông trẻ, nói rằng nếu một đứa trẻ muốn cô bế trong lúc cô đang nấu ăn, cô sẽ nói: “Cô không thể bế con lên ngay được”, và rồi nói với bé vì sao.Laurence nói rằng những bé mà cô chăm sóc thường không chấp nhận điều này dễ dàng. Nhưng cô luôn cương quyết, và để cho đứa trẻ biểu hiện nỗi thất vọng của mình. “Tôi không để cho bé khóc tám tiếng đồng hồ, nhưng tôi để cho nó khóc,” cô nói. “Tôi giải thích với bé là tôi không thể làm khác được.”
Điều này xảy ra rất nhiều khi cô trông nhiều trẻ cùng một lúc. “Nếu cô đang bận với một đứa và đứa khác đòi cô, nếu cô có thể bế bé, hiển nhiên là cô sẽ làm thế. Nhưng nếu không, cô cứ để cho bé khóc.”
Cũng giống như dạy trẻ ngủ, các chuyên gia Pháp coi việc học đối mặt vói từ “không” là một bước vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Trẻ sẽ buộc phải hiểu rằng còn những người khác trên đời, cũng có nhu cầu mạnh mẽ như nhu cầu của chúng. Một nhà tâm lý học trẻ em của Pháp viết rằng sự giáo dục này nên được bắt đầu khi trẻ được ba tới sáu tháng tuổi. “Thỉnh thoảng, mẹ sẽ bắt bé đợi một chút, nhờ đó dần đưa một thước đo thời gian mới vào tâm hồn bé. Chính những thất vọng nho nhỏ mà cha mẹ đặt lên ngày qua ngày này, cùng với tình yêu của họ, giúp bé chịu đựng và cho phép bé từ bỏ, ở khoảng giữa hai và 4 tuổi, sự toàn quyền của bé, nhằm rèn luyện nhân cách cho bé. Sự từ bỏ này không phải lúc nào cũng ồn ào, nhưng đó là một bước chuyển mang tính cưỡng bách.”


Theo quan điểm của người Pháp, tôi chẳng mang lại ích lợi gì cho Bean bằng cách chiều theo những ý thích bất chợt của con bé. Các chuyên gia và cha mẹ Pháp tin rằng nghe thấy từ “không” sẽ giải cứu trẻ khỏi sự áp chế của chính những mong muốn của chúng. “Là trẻ nhỏ, bạn có những nhu cầu và mong muốn mà về cơ bản là không có đáy. Đây là một điều rất căn bản. Cha mẹ có mặt ở đó - đây là lý do mà bạn thất vọng - để chặn đứng điều đó [quá trình đó],” Caroline Thompson, một nhà tâm lý học gia đình nói.

Caroline, có mẹ là Pháp và bố là người Anh, chỉ ra rằng trẻ nhỏ thường trở nên vô cùng giận dữ với cha mẹ khi họ cấm cản mình. Cô nói, những cha mẹ Anglophone thường diễn giải cơn tức giận đó thành dấu hiệu cho thấy họ đang làm gì sai. Nhưng cô cảnh báo rằng cha mẹ không nên nhầm lẫn một đứa trẻ đang tức giận với một phương pháp làm cha mẹ tồi.

Ngược lại, “Nếu người cha hay người mẹ đó không chịu được việc bị ghét bỏ, họ sẽ không làm cho đứa trẻ thất vọng, và rồi đứa trẻ sẽ ở vào tình huống mà nó sẽ là đối tượng cho chính sự áp chế của mình, ở đó cơ bản, bé sẽ phải đối mặt với sự tham lam của chính mình, cùng nhu cầu muốn có mọi thứ của chính mình. Nếu người cha, người mẹ đó không có mặt để ngăn bé lại, vậy thì bé sẽ phải là người tự ngăn chặn mình hoặc không tự ngăn chặn mình, và như thế thì sẽ dễ gây mất kiên nhẫn hơn rất nhiều.”

Quan điểm của Caroline phản ánh một điều dường như được đồng lòng nhất trí ở Pháp: Khiến trẻ nhỏ phải đối mặt với các giới hạn và phải vượt qua nỗi thất vọng sẽ biến các bé thành những người hạnh phúc và kiên cường hơn. Và một trong những cách chính để nhẹ nhàng gây ra nỗi thất vọng, theo cơ sở hàng ngày, là bắt trẻ phải đợi một chút. Cũng như với Khoảng Dừng là chiến lược giấc ngủ, cha mẹ Pháp đã tập trung vào chỉ một yếu tố này. Họ đối xử với việc chờ đợi không phải như một kỹ năng quan trọng giữa nhiều kỹ năng khác, mà là nền móng để nuôi dạy con cái.
 
Chương 5 Những “người lớn ” thu nhỏ
Khi Been được 1 tuổi rưỡi, chúng tôi tới Trung tâm Thích nghi dành cho Trẻ nhỏ) để đăng ký cho Bean vào chương trình Môi trường nước (Aquatic Milieu), còn được biết đến với tên gọi Trẻ em dưới nước (Babies in the Water). Đó là một lớp học bơi do chính quyền địa phương tổ chức vào mỗi thứ Bảy hàng tuần tại một trong những bể bơi công cộng trong vùng.


Một tháng trước buổi học đầu tiên, những người tổ chức một buổi họp các bậc phụ huynh để phổ biến thông tin. Các cha mẹ khác dường như cũng rất giống với chúng tôi: trình độ đại học, sẵn sàng đẩy xe nôi giữa trời giá lạnh để con mình biết bơi. Mỗi gia đình được giao cho một đường bơi và nhắc nhở - giống như ở tất cả các bể bơi khác - đàn ông phải mặc đồ bơi chuyên dụng chứ không được mặc quần soóc. (Điều này hẳn là vì lý do vệ sinh.


Ba người chúng tôi tới bể bơi, cởi đồ và mặc đồ bơi dè dặt hết sức có thể trong phòng thay đồ chung. Rồi chúng tôi rón rén đi xuống bể cùng với các gia đình khác. Bean ném mấy trái bóng nhựa ra xung quanh, trượt cầu trượt và nhảy khỏi mấy tấm mảng. Đến một lúc, một người hướng dẫn lội tới chỗ chúng tôi và tự giới thiệu bản thân rồi bơi đi. Trước khi chúng tôi kịp nhận ra, thời gian đã hết và lượt cha mẹ con cái tiếp theo trèo vào bể.Tôi đoán rằng đây hẳn là buổi giới thiệu, và các bài học sẽ bắt đầu từ tuần sau. Nhưng buổi tiếp theo vẫn giống như vậy: xung quanh đầy những tiếng tạt nước nhưng không có ai dạy ai cách đạp chân, thổi bong bóng hay là bắt đầu bơi. Thực tế, không có một sự hướng dẫn có tổ chức nào hết. Cứ thỉnh thoảng, vẫn người hướng dẫn đó lại lội tới để đảm bảo là chúng tôi được vui vẻ.

Lần này, tôi hỏi cho ra nhẽ: Khi nào thì anh bắt đầu dạy con gái tôi tập bơi? Anh ta mỉm cười khoan dung: “Bọn trẻ không học bơi ở lớp Trẻ em dưới nước,” anh nói, như thể điều này hoàn toàn là hiển nhiên. (Về sau tôi biết được rằng trẻ em Paris không học bơi cho tới khi chúng được 6 tuổi.)Vậy thì tất cả chúng tôi làm gì ở đây? Anh nói, mục đích của những khóa học này là giúp trẻ khám phá về nước, và đánh thức các cảm giác của trạng thái ở dưới nước.

Hả? Bean đã “khám phá” nước trong bồn tắm rồi. Tôi muốn con bé bơi! Và tôi muốn bé biết bơi càng sớm càng tốt, tốt nhất là trước 2 tuổi. Tôi đã nghĩ mình chi tiền cho điều đó, và đó là lý do vì sao tôi kéo cả nhà ra khỏi giường vào một buổi sáng thứ Bảy lạnh lẽo.

Tôi bỗng dưng nhìn quanh và nhận ra là tất cả các cha mẹ ở buổi gặp phổ biến thông tin đã biết rằng họ đăng ký cho con mình chỉ để “khám phá” và “đánh thức” với nước, không phải để học bơi. Liệu con họ có “khám phá” đàn piano thay vì học cách chơi không nhỉ?

Tôi choáng váng nhận ra rằng cha mẹ Pháp không chỉ làm một số việc một cách khác biệt. Họ có quan điểm hoàn toàn khác về cách trẻ con học và bản thân các bé. Tôi không chỉ gặp vấn đề ở lớp bơi; dường như tôi có vấn đề cả về mặt triết lý nữa. Trong những năm 1960, nhà tâm lý học Jean Piaget^2) tới Mỹ để chia sẻ các lý thuyết của mình về các giai đoạn phát triển của trẻ. Sau mỗi buổi nói chuyện, lại có ai đó trong số khán giả hỏi ông một câu mà ông bắt đầu gọi là “Câu hỏi kiểu Mỹ”: Làm thế nào để chúng tôi tăng tốc những giai đoạn này lên?


Câu trả lời của Piaget là: Vì sao bạn lại muốn làm như thế? Ông không nghĩ rằng thúc đẩy trẻ học được các kĩ năng trước kế hoạch vừa là không thể vừa là không nên. Ông tin rằng trẻ em đạt được những cột mốc này với tốc độ riêng của chúng, tốc độ ấy lại do các cơ vận động bên trong chi phối. Câu hỏi kiểu Mỹ đại diện cho sự khác biệt cơ bản giữa cha mẹ Pháp và cha mẹ Mỹ. Những người Mỹ chúng tôi tự giao cho mình nhiệm vụ thúc đẩy, khuyến khích và đưa con cái mình từ giai đoạn phát triển này tới giai đoạn tiếp theo. Chúng tôi nghĩ rằng, nếu mình làm cha mẹ tốt bao nhiêu thì con cái chúng tôi sẽ phát triển nhanh bấy nhiêu. Trong sân chơi dành cho người Anglophone ở Paris, một vài mẹ khoe khoang rằng con họ đang theo lớp học đàn hoặc rằng chúng tham gia một nhóm nói tiếng Bồ Đào Nha độc lập. Nhưng thường cũng chính những bà mẹ này né tránh việc tiết lộ ra bất cứ thông tin nào về các hoạt động, để không ai khác đăng ký được cho con mình. Những người mẹ sẽ không bao giờ công nhận rằng họ đang cạnh tranh, những cảm giác thì không hề khó nhận ra.


Cha mẹ Pháp dường như không quá sốt ruột để bắt con mình đốt cháy giai đoạn. Họ không thúc con đọc, bơi hay làm toán trước tuổi. Họ không cố gắng khuyến khích con trở thành những người phi thường. Tôi không hiểu được cái cảm giác - ngầm ẩn hay công khai - rằng chúng tôi đều đang & trong một cuộc đua giành lấy một giải thưởng không tên nào đó. Họ cũng có đăng kí cho con học tennis, đánh kiếm và tiếng Anh. Nhưng họ không trưng những hoạt động này ra như thể đó là bằng chứng cho việc họ là các cha mẹ tốt đến thế nào. Họ cũng không hề thận trọng, dè dặt khi nói về các lớp học, như thể chúng là một loại vũ khí bí mật. Ở Pháp, mục đích của việc cho con học ở một lớp học nhạc sáng thứ Bảy không phải là để kích hoạt hệ thống thần kinh nào đó. Việc đó là để cho vui. Cũng giống như người hướng dẫn bơi nọ, cha mẹ Pháp coi trọng việc “khám phá”, và “đánh thức” cho trẻ.


Khi tôi bắt đầu tìm hiểu về quan niệm này, tôi được biết đến hai người sống cách nhau 200 năm: nhà triết học Jean-Jacques Rousseau và một phụ nữ Pháp tôi chưa bao giờ nghe tới tên là Franẹoise Dolto. Họ là những người có ảnh hưởng rất lớn lên phương pháp làm cha mẹ ở Pháp. Ngày nay, tinh thần của họ đang sống rất mãnh liệt ở Pháp.


Rousseau xuất bản tác phẩm Émỉle hay là về giáo dục (Émỉle, or On Education) năm 1762. Nội dung cuốn sách xoay quanh câu chuyện giả tưởng về cậu bé Émile được giáo dục từ khi cậu ra đời, bập bẹ tập nói đến khi trưởng thành. Triết gia người Đức Immanuel Kant sau này đã so sánh tầm quan trọng của cuốn sách này với Cách mạng Pháp. Các bạn bè Pháp nói với tôi rằng họ đã đọc cuốn sách ở trường trung học. Ảnh hưởng của Émile ăn sâu bám rễ đến nỗi các đoạn viết và các câu khẩu hiệu trong đó đã trở thành châm ngôn cho phương pháp làm cha mẹ thời hiện đại, cũng giống như tầm quan trọng của việc “đánh thức”. Và cha mẹ Pháp vẫn coi những lời giáo huấn trong cuốn sách là điều hiển nhiên.


Rousseau khẩn thiết khuyên các bà mẹ cho chính con họ bú. Ông miêu tả lại việc quấn tã, “mũ trùm độn bông”, “giầy tập đi”, các thiết bị an toàncho trẻ ở thời của ông. “Khác xa với việc lưu tâm để bảo vệ Émile khỏi bị thương, tôi sẽ thấy khổ tâm nhất nếu cậu bé không bao giờ bị thương tích và lớn lên mà không biết đến đau đón,” Rousseau viết. “Nếu cậu bé cầm lấy con dao, cậu sẽ hầu như không siết chặt thêm và sẽ không tự làm mình bị đứt tay quá sâu.”


Rousseau nghĩ rằng trẻ em nên có không gian riêng để sự phát triển bộc lộ một cách tự nhiên. Ông nói rằng Émile nên được “hàng ngày đưa tới giữa cánh đồng; ở đó, để cho cậu chạy nhảy và nô đùa; hãy để cậu ngã một trăm lần một ngày.” Ông hình dung ra một đứa trẻ tự do thám hiểm và khám phá thế giới và để cho các giác quan của mình dần dần được “đánh thức”. “Buổi sáng, hãy để Émile chạy chân trần ở tất cả các mùa,” ông viết. Ông để cho nhân vật hư cấu Émile đọc duy nhất một cuốn sách: Robinson trên đảo hoang (Robinson Crusoe).


Đánh thức hay thức tỉnh nghĩa là bước đầu cho trẻ làm quen với các trải nghiệm của giác quan, bao gồm cả các vị. Không phải lúc nào việc này cũng đòi hỏi sự can thiệp của cha mẹ. Nó có thể đến từ việc ngắm nhìn bầu trời. Nó là một cách để giúp các giác quan của bé sắc bén hơn và chuẩn bị cho bé phân biệt giữa các trải nghiệm khác nhau. Nó là bước đầu tiên để dạy cho bé trở thành một người lớn có tu dưỡng, người biết tự hài lòng với chính mình. Đánh thức là một dạng tập luyện để trẻ biết tận hưởng niềm vui và vẻ đẹp của từng giây phút.


Tất nhiên, tôi hưởng ứng toàn bộ ý tưởng về đánh thức này. Ai lại không chứ? Tôi chỉ thấy khúc mắc một chút về tầm quan trọng. Cha mẹ Mỹ chúng tôi - như những gì Piaget đã khám phá được - có xu hướng thích giúp cho con cái mình học được những kỹ năng chắc chắn và đạt được các mốc phát triển Cơ bản. Và chúng tôi có xu hướng nghĩ rằng trẻ tiến bộ tốt và nhanh tới đâu phụ thuộc vào những gì cha mẹ các bé làm. Điều này có nghĩa là lựa chọn của cha mẹ và chất lượng của sự can thiệp từ họ là cực kỳ quan trọng. Theo cách nhìn này, thì thật dễ hiểu là ngôn ngữ cử chỉ cho trẻ, các chiến lược chuẩn bị đọc và chọn đúng trường mẫu giáo có vẻ cực kỳ quan trọng. Công cuộc tìm kiếm các chuyên gia và lời khuyên về cách làm cha làm mẹ của người Mỹ cũng vậy.


Tôi thấy sự khác biệt văn hóa này ở ngay trong khoảng sân nhỏ ở Paris. Phòng của Bean đầy những tấm thẻ học đen trắng, các hình khối cho trẻ có in các chữ cái trên đó, và các đĩa DVD Baby Einstein (giờ đã mất uy tín) mà chúng tôi vui mừng nhận được như những món quà từ bạn bè và gia đình ở Mỹ. Chúng tôi bật nhạc Mozart thường xuyên để kích thích sự phát triển của khả năng nhận thức cho con bé. Nhưng cô hàng xóm người Pháp Anne của tôi, kiến trúc sư, chưa từng nghe tói Baby Einstein. Khi tôi nói với cô về chương trình này, cô tỏ ý không thích. Anne thích để cô con gái nhỏ ngồi chơi với các đồ chơi cũ mua lại ở các sân bán hàng thanh lý của các gia đình, hoặc đi lang thang trong khoảnh sân chung của chúng tôi.


Sau đó tôi nhắc với Anne rằng có một vị trí trống ở trường mẫu giáo trong vùng. Bean, đã là đứa lớn nhất trở trung tâm chăm sóc ban ngày, có thể bắt đầu sớm một năm. Như vậy có nghĩa là đưa con bé ra khỏi trung tâm chăm sóc, nói tôi sự là con bé chưa được thử thách đủ.

“Vì sao chị lại muốn làm như vậy?” Anne hỏi. “Có quá ít thời gian để được làm trẻ con.”


Nghiên cứu của Đại học Texas chỉ ra rằng với tất cả những sự đánh thức này, các bà mẹ Pháp không phải đang cố gắng giúp cho sự phát triển của nhận thức ở con mình hay khiến chúng tiến bộ ở trường. Mà họ tin rằng đánh thức sẽ giúp con họ rèn được “các phẩm chất tâm lý bên trong như sự tự tin và khả năng chịu đựng sự khác biệt.” Những người khác tin vào việc cho trẻ tiếp xúc vì nhiều loại vị, màu sắc và các cảnh tượng khác nhau, chỉ đơn giản vì làm như vậy khiến trẻ thấy vui thích.Niềm vui thích này chính là “động lực của cuộc sống,” một trong các bà mẹ nói. “Nếu chúng ta không có niềm vui nào, chúng ta đã chẳng có lý do gì để sống.”


Ở Paris thế kỷ XXI của các cha mẹ và trẻ nhỏ mà tôi cư ngụ, phương pháp giáo dục của Rousseau có hai kỹ thuật có vẻ như trái ngược nhau.Một mặt, trên những cánh đồng (hay bể bơi) thì được nô đùa. Nhưng mặt khác, còn có một kỹ thuật khá nghiêm khắc. Rouseau nói rằng tự do của một đứa trẻ nên được quậy lại với các giới hạn rõ ràng, chắc chắn và quyền lực mạnh mẽ của cha mẹ.“Bạn có biết những cách chắc chắn nhất để khiến cho con bạn khổ sở không?” Ông viết. “Đó là tạo cho bé thói quen có được mọi thứ. Bởi vì những khao khát của bé liên tục lớn lên vì được thỏa mãn quá dễ dàng, sớm hay muộn gì thì sự thiếu quyền hành, dù bạn không muốn, cũng sẽ đẩy bạn đến chỗ từ chối. Và sự từ chối lạ lẫm này sẽ làm cho bé khổ sở hơn nhiều so với việc không có được thứ bé muốn.”


Rousseau nói rằng cái bẫy lớn nhất trong việc làm cha mẹ là nghĩ rằng vì đứa trẻ có thể cãi, lý lẽ của bé xứng đáng được sánh ngang với lý lẽ của bạn. “Sự giáo dục tồi tệ nhất là để cho bé trôi nổi giữa ý chí của bé và của bạn, rồi tranh cãi miên man giữa bạn và bé xem ý chí của ai trong hai người sẽ là chủ đạo.”Vói Rousseau, người quyết định duy nhất có thể chính là cha mẹ. Có vẻ như ông thường xuyên miêu tả cadre - hay khuôn phép - mà ngày nay đã trở thành hình mẫu cho cha mẹ Pháp. Sự lý tưởng của khuôn phép là cha mẹ cực kỳ nghiêm khắc về một số vấn đề nhất định, nhưng lại rất thoải mái về mọi thứ khác.


Hầu hết các cha mẹ Pháp mà tôi gặp đều tự nhận mình là “nghiêm khắc”. Điều này không có nghĩa cha mẹ sẽ là “phù thủy”. Điều đó có nghĩa là, cũng như Fanny, họ rất nghiêm khắc ở những vấn đề quan trọng. Những vấn đề này hình thành nên khung xương của khuôn phép.


“Tôi có xu hướng lúc nào cũng cần khắt khe, một chút thôi,” Fanny nói. “Có một số luật lệ mà tôi thấy nếu chị buông lỏng, chị sẽ có thể phải lùi hai bước. Tôi hiếm khi buông lỏng những luật đó.”

Với Fanny, những lĩnh vực này là ăn, ngủ và xem TV. “Với tất cả những điều còn lại, con bé có thể làm điều gì nó thích,” cô nói với tôi về con gái mình, Lucie. Ngay cả trong những lĩnh vực quan trọng này, Fanny cũng cố gắng trao cho Lucie một chút tự do và lựa chọn. “Với TV, thì không được xem truyền hình, chỉ xem đĩa DVD. Nhưng con bé được chọn xem đĩa nào. Tôi chỉ cố gắng làm như vậy với tất cả mọi thứ... Mặc đồ vào buổi sáng, tôi nói với con bé: ‘Ở nhà, con có thể mặc thế nào cũng được. Nếu con muốn mặc một bộ váy mùa hè giữa mùa đông, được thôi. Nhưng khi đi ra ngoài, mẹ con mình sẽ cùng quyết định.’ Điều đó có tác dụng ngay lúc này. Chúng ta sẽ xem điều gì sẽ đến khi con bé 13 tuổi.”


Mục đích của khuôn phép không phải là nhốt đứa trẻ lại; mà là để tạo ra một thế giới có thể đoán trước và rõ ràng với bé. “Chị cần có cái khuôn phép đó, nếu không tôi nghĩ chị sẽ lạc lối,” Fanny nói. “Nó cho chị sự tự tin.

Chị có sự tự tin vào con mình, và con chị cũng cảm thấy điều đó.”
Khuôn phép khiến trẻ cảm thấy sáng tỏ và được trao quyền hạn. Khi tôi đưa Bean đi tiêm chủng lần đầu, tôi bế bé trên tay và xin lỗi bé vì cảm giác đau mà bé sắp phải trải qua. Vị bác sỹ khoa nhi người Pháp trách tôi: “Chị đừng nói ‘Mẹ xin lỗi’,” ông nói. “Tiêm chủng là một phần của cuộc sống. Chẳng có lý do gì để xin lỗi vì chuyện đó cả.” Ông dường như đang tiếp lòi Rousseau - người đã nói: “Nếu vì quá quan tâm mà bạn miễn cho bọn trẻ tất cả mọi điều khốn khổ thì bạn đang chuẩn bị cho chúng những nỗi bất hạnh vô cùng to lớn.”


Rousseau không hề ủy mị với trẻ nhỏ. Ông muốn tạo nên những công dân tốt từ những cục đất sét dễ nhào nặn. Hàng trăm năm qua, nhiều nhà tư tưởng vẫn tiếp tục coi trẻ nhỏ như tabulae rasaete) - nghĩa là những tấm bảng trắng. Gần cuối thế kỷ XIX, một nhà triết học và tâm lý học người Mỹ, William James đã nói rằng với một đứa trẻ sơ sinh, thế giới là “một mớ hỗ độn đang bừng nở và lùng bùng.” Đến giữa thế kỷ XX, mọi người đương nhiên cho rằng trẻ em chỉ mới bắt đầu từ từ hiểu về thế giới và sự hiện diện của mình trên thế giới này.


Ớ Pháp, ý tưởng rằng trẻ nhỏ là những người ở tầng lớp thứ hai, những người mới chỉ dần dần giành được chỗ đứng, còn tiếp tục duy trì đến giữa những năm 1960. Tôi đã gặp những phụ nữ Pháp ở độ tuổi 40, khi còn nhỏ, những người này không được phép nói chuyện ở bàn ăn tối trừ khi họ đã được người lớn cho phép. Người lớn thường muốn trẻ nhỏ phải “sage comme une image” (yên lặng như một bức tranh), tương đồng với một lời tuyên bố chính thức cổ ở Anh rằng trẻ nhỏ có thể được trông thấy nhưng không được phép nghe thấy.


Mô hình phương pháp làm cha mẹ độc đoán cũng tiêu tan vào năm 1968. Nếu ai ai cũng nói về bình đẳng, vậy tại sao trẻ em không được nói tại bàn ăn tối? Mô hình nguyên thủy của Rousseau - trẻ em là những tấm bảng trắng - không còn phù hợp với xã hội mới được giải phóng ở Pháp nữa(4).

Giữa bước chuyển thế hệ này, Franẹoise Dolto xuất hiện - một “vị thần” khác của phương pháp làm cha mẹ ở Pháp. Những người Pháp mà tôi trò chuyện cùng - thậm chí cả những người không có con - không thể tin rằng người Mỹ chưa từng nghe nói tói Franẹoise Dolto.



Giữa những năm 1970, Dolto ngoài 70 tuổi và đã là nhà phân tâm học, bác sỹ nhi khoa nổi tiếng nhất ở Pháp. Năm 1976, một đài phát thanh của Pháp bắt đầu phát sóng các chương trình 20 phút hàng ngày, trong các chương trình này, Dolto trả lời thư của thính giả về phương pháp làm cha mẹ. “Không ai tưởng tượng nổi thành công ngay lập tức và dài lâu” của chương trình, ơacques Pradel nhớ lại, hồi đó ông 27 và là người dẫn chương trình này.


“Tôi không biết từ đâu mà bà có được các câu trả lời,” ông kể. Khi tôi xem các đoạn phim về Dolto ở thời gian đó, tôi có thể thấy tại sao bà lại hấp dẫn được những bậc cha mẹ đầy lo âu. Với cặp kính dày và dung mạo trang nghiêm, bà có phong thái của một người bà thông thái. (Người nổi tiếng trông giống bà nhất là Golda Meir^).) Bà có biệt tài khiến cho mọi thứ bà nói ra - ngay cả những tuyên bố gay gắt nhất - đều có vẻ hợp với luân thường đạo lý. Có thể là Dolto có vẻ ngoài phúc hậu, nhưng thông điệp của bà về cách đối xử với trẻ nhỏ thì lại vô cùng quyết liệt và phù hợp với thời đại mới. Trong một phần của công cuộc giải phóng trẻ em, bà tuyên bố rằng trẻ em là những người biết suy nghĩ, và quả thực là trẻ đã hiểu ngôn ngữ ngay khi mới ra đời. Đó là một thông điệp mang tính trực giác, gần như thần bí. Và đó là một thông điệp mà những người Pháp bình thường vẫn trân trọng, ngay cả nếu họ không nói chính xác ra điều đó. Một khi đã đọc Dolto, tôi nhận ra rằng rất nhiều trong số những tuyên bố gây tò mò mà tôi đã nghe các cha mẹ Pháp nêu ra, ví dụ bạn cần phải nói chuyện với trẻ nhỏ về những rắc rối liên quan đến giấc ngủ của các bé, xuất phát trực tiếp từ bà.”


Dolto là một người mẹ tuyệt vời của ba đứa con. Con gái Catherine của bà viết về cha mẹ mình: “Chẳng hạn, họ không bao giờ bắt chúng tôi làm bài tập về nhà. Tuy nhiên, khi bị điểm kém chúng tôi cũng bị trách mắng như ai. Tôi bị phạt cấm túc mỗi thứ Năm vì hành vi xấu. Mẹ nói với tôi, ‘Khi bị cấm túc đến phát chán, con sẽ ý thức được việc nghĩ trước khi nói.’”

Dolto luôn luôn giữ được một ký ức sáng rõ đến lạ lùng về cách bà đã nhìn thế giới khi còn là một đứa trẻ. Bà từ chối cách nhìn hiện hành, rằng trẻ con nên được đối xử như một tập hợp các triệu chứng của có thể. Thay vào đó, bà nói chuyện với trẻ nhỏ về cuộc sống của các em và cho rằng rất nhiều các triệu chứng cơ thể của các em có nguồn gốc từ tâm lý. “Còn cháu, cháu nghĩ gì nào?” đó là cách bà hỏi những “bệnh nhân” nhỏ tuổi của mình. Dolto cho rằng các trẻ lớn hơn phải “trả công” cho bà cuối mỗi buổi, bằng một đồ vật, như một hòn đá chẳng hạn, để nhấn mạnh sự độc lập và đáng tin cậy của các em. Sự tôn trọng dành cho trẻ em này đã được các học sinh của bà hưởng ứng. “Bà đã thay đổi mọi thứ, và chúng tôi muốn mọi thứ được thay đổi,” nhà phân tâm học Myriam Szejer nhớ' lại. Sự tôn trọng của Dolto mở rộng ra thậm chí cả với trẻ sơ sinh. Một sinh viên cũ miêu tả lúc bà làm việc với một em bé mới vài tháng tuổi đang khó ở: “Tất cả các giác quan của bà đều rất lanh lợi, lĩnh hội hoàn toàn những cảm xúc mà đứa bé đó kích thích nơi bà. Làm vậy không phải là để an ủi [đứa bé], mà là để hiểu xem bé đang nói gì với bà. Hay chính xác hơn, bé thấy điều gì.”


Có những câu chuyện huyền thoại về cách Dolto tiếp cận được với những trẻ sơ sinh mà trước đó bé khóc toáng lên, mà khó dỗ yên trong bệnh viện. Bà đơn giản là giải thích cho các bé vì sao các bé lại ở đó và cha mẹ của các bé đâu mất rồi. Các bé bỗng nhiên bình tĩnh trở lại.


Đây không phải là phong cách trò chuyện với trẻ nhỏ của Mỹ, phong cách mà bạn tin là trẻ nhỏ nhận ra giọng mẹ, hoặc được dịu bớt đi khi nghe thấy một âm thanh êm đềm. Nó cũng không phải phương pháp dạy trẻ nhỏ tập nói hay để bồi dưỡng cho bé trở thành Jonathan Franzen(5) tiếp theo.


Thay vào đó, Dolto khăng khăng rằng nội dung của điều mà bạn nói với trẻ nhỏ có tác động cực kỳ lớn. Bà nói rằng quan trọng là cha mẹ nói với con mình sự thật, để nhẹ nhàng xác định rằng trẻ đã biết. Thực tế, bà nghĩ rằng trẻ nhỏ bắt đầu hóng chuyện người lớn - và trực cảm được các vấn đề cũng như những mâu thuẫn đang cuộn lên quanh mình - từ khi còn trong bụng mẹ. Bà hình dung (ở những ngày đầu thai kỳ), cuộc trò chuyện giữa người mẹ và đứa con được vài phút tuổi của mình như sau: “Con thấy, bố mẹ đang đợi con đây. Con là một bé trai bé bỏng. Có lẽ con đã nghe bố mẹ nói rằng bố mẹ muốn một bé gái. Nhưng bố mẹ rất hạnh phúc vì con là một bé trai.”


Dolto viết rằng một đứa bé nên được có mặt trong các cuộc trò chuyện về việc li dị của cha mẹ mình từ lúc sáu tháng tuổi. Khi một người ông hay người bà mất, bà nói rằng ngay cả một đứa trẻ rất nhỏ cũng nên tham gia một chút vào tang lễ. “Ai đó trong gia đình đi kèm vói bé để nói, ‘Đây là đám tang của ông con đấy. Đó là điều vẫn xảy ra trong xã hội.’” Vói Dolto, “lợi ích lớn nhất cho đứa trẻ không phải lúc nào cũng là những điều khiến cho bé hạnh phúc mà là hiểu biết sáng suốt,” nhà xã hội học MIT, Sherry


Turkle viết trong lòi giói thiệu cho cuốn Khi cha mẹ chia tay (When Parents Separate) của Dolto. Turkle viết rằng điều mà một đứa trẻ cần nhất, theo Dolto, là “một cuộc sống nội tâm vững chắc, có thể hỗ trợ cho khả năng tự lập và sự trưởng thành về sau.”


Dolto bị một số nhà phân tâm học nước ngoài chỉ trích vì phương pháp bà đưa ra dựa quá nhiều trên trực giác của bản thân. Nhưng ở Pháp, các bậc cha mẹ dường như tiếp nhận cả niềm vui thích có tính thẩm mỹ và trí tuệ trong những cải cách giàu trí tưởng tưựng của bà. Nếu các ý tưởng của Dolto đến đưực vói các cha mẹ người Anglophone, chắc chúng nghe rất lạ lẫm. Cha mẹ Mỹ chịu ảnh hưởng của bác sỹ Spock, ông kém Dolto 5 tuổi và cũng đưực đào tạo theo ngành phân tâm học. Spock viết rằng một đứa trẻ chỉ có thể hiểu được rằng mình sắp có một đứa em trai hay em gái từ khoảng 18 tháng tuổi. Nguyên lý của ông là lắng nghe chăm chú cha mẹ, chứ không phải là trẻ nhỏ.


“Hãy tin vào chính mình. Bạn biết nhiều hon bạn nghĩ,” là câu động viên nổi tiếng mở đầu cho cuốn sách hướng dẫn cha mẹ Chăm sóc trẻ nhỏ và em bé (Baby and Child Care) của ông.


Với Dolto, chính trẻ nhỏ là người biết nhiều hon bất cứ ai nghĩ. Ngay cả khi về già, khi bà bị gắn vói bình thở oxy, Dolto vẫn xuống sân choi vói những bệnh nhân nhỏ tuổi của mình để nhìn thế giói theo cách của các bé. Góc nhìn từ phía đó của bà ngây ngô một cách vô cùng đáng yêu.


“... Nếu không có sự ghen tị nào khi trẻ sắp có em... thì đó là một dấu hiệu không tốt. Một đứa trẻ lớn hon nên thể hiện những dấu hiệu ghen tị, bởi vì vói bé đó chính là một vấn đề, lần đầu tiên bé thấy mọi người ngưỡng mộ một người khác nhỏ tuổi hon mình,” bà nói.Dolto khẳng định rằng trẻ nhỏ cũng có các động cơ lý tính, ngay cả khi các bé hành xử tiêu cực, và bà nói rằng công việc của cha mẹ là lắng nghe và thấu hiểu những động cơ đó. “Đứa trẻ có phản ứng bất thường thường có lý do để làm như vậy... khi một đứa trẻ đột nhiên phản ứng bất thường, khó chịu, nhiệm vụ của chúng ta là hiểu điều gì đã xảy ra,” bà nói.

Dolto đưa ra một ví dụ về một đứa trẻ bỗng nhiên từ chối không chịu đi bộ tiếp trên đường. Với cha mẹ, điều đó chỉ có vẻ như là tính ương bướng bất chợt. Nhưng với trẻ thì có một lý do. “Chúng ta nên cố gắng hiểu bé, và nói, ‘Có một lý do. Mẹ không hiểu, nhưng chúng ta hãy nói về nó nhé.’ Trênhết, đừng cứ đột nhiên làm to chuyện lên.”


Ớ một trong những lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Dolto, một nhà phân tâm học Pháp đã tổng kết các bài học của Dolto như sau: “Con ngưòi nói chuyện vói con người. Có những người lớn, những người khác thì nhỏ. Nhưng họ giao tiếp vói nhau.”


Tập sách khổng lồ Chăm sóc trẻ nhỏ và em bé (Baby and child care) của Spock dường như đang cố gắng tính đến mọi kịch bản liên quan tói trẻ có thê xảy ra, từ tắc tuyến lệ đến (ở những phiên bản sau khi tác giả qua đòi) cha mẹ đồng tính. Nhưng những cuốn sách của Dolto đều nhỏ cỡ bỏ túi. Thay vì đưa ra rất nhiều những hướng dẫn cụ thể, bà liên tục trở đi trở lại vói một số nguyên lý cơ bản và dường như hy vọng rằng các bậc cha mẹ sẽ tự hiểu ra mọi thứ.


Dolto đồng ý thực hiện chương trình phát thanh vói điều kiện bà có thể trả lòi các bức thư từ các bậc cha mẹ chứ không phải là các cuộc gọi điện thoại. Bà nghĩ rằng cha mẹ sẽ bắt đầu nhận ra được các giải pháp, đơn giản bằng cách viết ra vấn đề của mình. Pradel, người dẫn trên đài, nhớ lại: “Bà bảo tôi, ‘rồi bạn xem, một ngày nào đó sẽ có người gửi thư cho chúng ta mà nói rằng “Tôi gửi cho bà những trang này, nhưng tôi nghĩ tôi đã hiểu vấn đề rồi.”’ Và chúng tôi đã nhận được một bức thư như thế, đúng như bà dự đoán.”


Cũng giống như Spock ở Mỹ, ở Pháp, Dolto đã bị chỉ trích vì làm dấy lên một làn sóng phương pháp làm cha mẹ quá dễ dãi, đặc biệt là trong những thập niên 1970 và 1980. Rất dễ thấy làm thế nào mà lòi khuyên của bà lại được diễn giải theo cách này: Một số cha mẹ chắc chắn nghĩ rằng nếu họ lắng nghe điều con mình nói, vậy thì họ sẽ phải làm theo điều bé nói.


Đó không phải là chủ trương của Dolto. Bà nghĩ rằng cha mẹ nên lắng nghe con mình và giải nghĩa cho chúng về thế giói. Nhưng bà nghĩ rằng thế giới này tất nhiên sẽ có rất nhiều giới hạn, và rằng đứa trẻ, một cách sáng suốt, có thể tiếp nhận và đối phó được với những giới hạn này. Bà không có ý định lật ngược mô hình khuôn phép của Rousseau. Bà muốn bảo toàn nó. Bà chỉ thêm vào một lượng lớn sự cảm thông và tôn trọng đối với trẻ - điều có vẻ như còn thiếu sót ở Pháp thời kỳ trước năm 1968.


Những cha mẹ tôi gặp ở Paris ngày nay có vẻ như thực sự đã tìm được sự cân bằng giữa việc lắng nghe con mình và việc hiểu rõ rằng chính cha mẹlà người chịu trách nhiệm (ngay cả nếu đôi khi họ vẫn phải tự nhắc nhở mình về điều này). Cha mẹ Pháp luôn luôn lắng nghe con cái mình. Nhưng nếu Agathe bé bỏng nói rằng con bé muốn bánh sùng bò sô cô la cho bữa trưa, bé sẽ không được phép.


Cha mẹ Pháp đã biến Dolto (đứng trên vai Rousseau) thành một phần trong bầu trời phương pháp làm cha mẹ của mình. Khi một đứa trẻ gặp ác mộng, “Bạn luôn luôn trấn an bé bằng cách nói chuyện với bé,” Alexandra, người làm việc ở trung tâm chăm sóc ban ngày ở Paris, nói. “Tôi rất thích nói chuyện và sử dụng ngôn ngữ với trẻ, ngay cả với những bé nhỏ nhất. Các bé hiểu, tôi nghĩ thế.”


Tạp chí Parents của Pháp nói rằng nếu một đứa trẻ sợ người lạ, mẹ của bé nên cảnh cáo trước với bé rằng một người khách sắp tới chơi. Như vậy, khi chuông cửa reo, “Hãy nói với bé rằng khách đã tới đây rồi, dành ra vài phút trước khi mở cửa... nếu bé không khóc khi nhìn thấy người lạ, đừng quên chúc mừng bé.”


Tôi nghe nói về một vài trường hợp mà lúc đưa một em bé từ viện sản về nhà, các cha mẹ Pháp cho bé đi thăm một vòng quanh nhà. Cha mẹ Pháp thường chỉ nói với trẻ điều mà họ sắp làm với bé: Mẹ sẽ đến đón con; Bố sẽ thay bỉm cho con; Mẹ đang chuẩn bị tắm cho con. Điều này không phải chỉ là để tạo ra những âm thanh êm dịu; nó nhằm mục đích truyền đạt thông tin. Và bởi vì đứa trẻ cũng là một con người, như bất cứ ai khác, cha mẹ thường khá lịch sự với bé. (Thêm vào đó, dường như không bao giờ là quá sớm để bắt đầu trau dồi những cách cư xử tốt.)


Những ẩn ý thực tế của việc tin rằng một đứa bé sơ sinh hay mới chập chững hiểu bạn đang nói gì, và có thể làm theo, là rất đáng quan tâm. Thế có nghĩa là bạn có thể dạy cho bé cách ngủ hết đêm sớm hơn, để không chui vào phòng bạn mỗi sáng, để ngồi đàng hoàng bên bàn, để chỉ ăn vào đúng bữa và để không ngắt lời cha mẹ. Bạn có thể mong muốn bé cùng điều chỉnh - ít nhất là một chút - theo những điều cha mẹ mình muốn.


Tôi được nếm trải điều này khi Bean được khoảng mười tháng tuổi. Con bé bắt đầu lê la ra trước kệ sách trong phòng khách và kéo xuống tất cả những cuốn sách bé có thể với tôi.Tất nhiên, điều này thật khó chịu. Nhưng tôi không nghĩ mình có thể ngăn được con bé. Thường thì tôi chỉ nhặt sách lên và đặt lại chỗ cũ.


Nhưng một sáng nọ, Lara, một người bạn Pháp của Simon tới chơi. Khi Lara nhìn thấy Bean kéo sách xuống, cô lập tức quỳ xuống cạnh bé và giải thích, rất kiên nhẫn nhưng cứng rắn, “Chúng ta không làm như thế.” Rồi cô chỉ cho Bean cách đặt sách lại lên giá và bảo con bé để nguyên chúng ở đó. Tôi choáng váng khi Bean nghe theo Lara và vâng lời.

Sự tình cờ này thể hiện khoảng cách văn hóa khổng lồ giữa Lara và tôi, với tư cách là cha mẹ. Tôi đã cho rằng Bean là một sinh vật rất dễ thương, rất hoang dã với rất nhiều tiềm năng nhưng gần như không biết kiểm soát bản thân. Nếu con bé thỉnh thoảng có cư xử tốt, thì chỉ bởi vì một sự hành động vô tình nào đó, hoặc chỉ vì may mắn. Xét cho cùng, con bé không biết nói và thậm chí còn chưa mọc tóc.

Nhưng Lara (người lúc đó chưa có con, nhưng giờ đã có hai cô con gái ngoan ngoãn) lại cho rằng, ngay cả ở 10 tháng tuổi, Bean cũng có thể hiểu được ngôn ngữ và học cách kiểm soát bản thân. Cô tin rằng Bean có thể làm mọi việc nhẹ nhàng nếu con bé muốn. Và kết quả là, đúng như thế.

Dolt mất năm 1Ọ88. Một số những hiểu biết nhờ vào trực giác về trẻ nhỏ của bà hiện này đang được các thử nghiệm khoa học xác nhận. Các nhà khoa học đã xác định được rằng bạn có thể nói xem trẻ biết những gì bằng cách đó thử xem bé nhìn vào vật này lâu hơn vật kia bao nhiêu. Bắt đầu từ đầu những năm 1990, nghiên cứu sử dụng phương pháp này đã chỉ ra rằng “trẻ nhỏ có thể làm phép toán sơ đẳng với các vật thể” và rằng “trẻ nhỏ thực sự hiểu về đời sống tinh thần: các bé có được đôi chút hiểu biết về cách mọi người suy nghĩ và vì sao họ hành động như thế,” nhà tâm lý học ở Yale, Paul Bloom viết. Một nghiên cứu ở Đại học British Columbia tìm ra rằng trẻ tám tháng tuổi có thể hiểu được xác suất.

Còn có bằng chứng cho việc trẻ nhỏ có nhận thức về đạo đức. Bloom và các nhà nghiên cứu khác cho các trẻ sáu và mười tháng tuổi xem một buổi biểu diễn rối, trong đó một hình tròn đang cố lăn lên đồi. Một nhân vật “người giúp đỡ” giúp cho hình tròn leo lên, trong khi một “người cản trở” đẩy nó xuống. Sau buổi trình diễn, các bé được đưa cho một chiếc khay có đặt “người giúp đỡ” và “người cản trở”. Phần lớn các em đều với lấy người giúp đỡ. “Các em nhỏ bị cuốn hút về phía người tốt và chối bỏ người xấu,” Paul Bloom giải thích.

Tất nhiên, những thử nghiệm này không chứng tỏ rằng - như Dolto tuyên bố - trẻ em có thể hiểu được lời nói. Nhưng đúng là chúng có vẻ chứng minh cho ý kiến của bà rằng từ khi còn rất nhỏ, trẻ em đã có lý trí. Lý trí của các em không phải là “một mớ lộn xộn bừng nở và lùng bùng.” ít nhất, chúng ta cũng nên cân nhắc cẩn thận những điều mình nói với các bé.
 
Dạy con kiểu Pháp

Sự ra đời của cuốn sách «Dạy con kiểu Pháp» xuất phát từ một trở ngại mà bất kì một người mẹ nào cũng phải trải qua, đó là việc cho con ăn. Bà Pamela druckerman, tác giả cuốn sách và là một người mẹ Mĩ, đã rất ngạc nhiên khi quan sát những đứa trẻ Pháp ăn ngồi ngoan ngoãn trên ghế, đợi thức ăn, chúng ăn cá thậm chí ăn cả rau. Không có tiếng la hét hay khóc lèo nhèo. Tất cả mọi người đều thưởng thức món ăn của mình. Và cũng không có mảnh vụn nào vương vãi xung quanh bàn của họ. Và đây cũng chính là khởi điểm cho cuộc hành trình của bà tìm hiểu về cách bố mẹ Pháp nuôi nấng các thiên thần của họ.
View attachment 792
Pamela druckerman nhận ra rằng mọi chuyện không chỉ khác biệt trong các bữa ăn mà trong cả cách họ cho con ngủ và vui chơi. Ví dụ như tại sao trong hàng trăm lần chơi ở công viên, bà chưa bao giờ thấy một đứa trẻ Pháp nào tỏ ra mất bình tĩnh, cáu kỉnh, giận dữ (ngoại trừ con bà)? Tại sao những người bạn Pháp của bà không phải vội vàng tắt điện thoại khi con họ đòi cái gì đó? Tại sao phòng khách của họ không bao giờ phải bày la liệt đồ chơi, thậm chí phải dựng lều, làm bếp ăn đồ chơi cho lũ trẻ, như cách mà những gia đình bà đang phải trải qua? Và nhiều hơn nữa...
«Tôi không có một lý thuyết nào. Cái mà tôi có, đang trải ra trước mắt tôi, là một xã hội với đầy đủ chức năng của nó với những bậc cha mẹ ngủ tốt, ăn ngon và thư giãn hợp lý. Tôi đang bắt đầu với kết quả đó và làm việc hết sức để tìm ra người Pháp đã có điều đó như thế nào. Nó chỉ ra rằng có một kiểu cha mẹ khác biệt, và bạn không chỉ cần một triết lý nuôi dạy con khác biệt. Bạn cần có cái nhìn khác biệt về những gì thực sự có ở một đứa trẻ.» (Pamela druckerman)
View attachment 794
Pamela Druckerman là một nhà báo và tác giả của Bringing Up Bébé (The Penguin Press: 2012), là tác giả của cuốn sách phiên bản tiếng Anh mang tên “French Children Don't Throw Food” (Trẻ em Pháp không ném thức ăn - 2012) và Lust In Translation (2007). Cô là một phóng viên nhân viên tại The Wall Street Journal và đã viết cho tờ New York Times, The Washington Post, The Guardian, The Observer, tờ Financial Times và Marie Claire. Cô đã xuất hiện như một nhà bình luận trên chương trình Today, Oprah.com, BBC Women's Hour, National Public Radio, Public Radio International, Al Jazeera International, France 24 and CNBC. Trong cuộc sống gia đình, Pamela Druckerman là một bà mẹ Mỹ với 3 đứa con.
Cuốn sách hay. Rất bổ ích
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top