Văn học trung đại có 4 đặc trưng nổi bật bao gồm : 1.tính sùng cổ : hay dùng các điển tích, điển cố hoặc những thành ngữ xa xưa bắt nguồn từ TQ, có thể dễ bắt gặp đặc điểm này ở các bài thơ của các tg nổi tiếng như Nguyễn Bỉnh Khiêm : "Rượu đến cội cây ta sẽ uống/ nhìn xem phú quý tựa chiêm bao" - điểm tích Thuần Vu ; hay trong bài Cảnh ngày hè của Ng. Trãi:“ Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng/ Dân giàu đủ khắp đòi phương” - điểm tích về Vua Ngu Thuấn và khúc Nam Phong...
2. Tính Phi ngã : ko bao giờ trực tiếp nói tới cái tôi của mình trong sáng tác, luôn ẩn thân và hòa nhập với cái chung, cái lớn, nhưng đặc điểm này dần bị phá vỡ ở thời kì cuối của vh trung đại với sự xuất hiện cái "tôi" lẩn khuất sau cái "ta" của Bà Huyện Thanh Quan, hay Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương xưng danh , xưng tên trong các tác phẩm của mình.
3. Tính cao nhã : thiên về cảnh vật tráng lễ , đẹp đẽ, nên thơ, nên họa...
4.Tính qui phạm : đây là đặc điểm nổi bật, vì hầu như tác phẩm nào cũng phải tuân theo 1 quy tắc luật bằng chắc, niêm luật rất chặt chẽ.
Ngoài các đặc điểm trên thì còn 1 số đặc điểm phụ hơn như: thơ thường nói về thiên nhiên vì " thiên nhiên là nguồn cảm hứng", con người ung dung , tự tại và gần như chìm đi trên bức phông nền thiên nhiên; các tiểu đối được sử dụng nhiều và thường " đối nhau chan chát" tạo trầm bổng hài hòa cho bài thơ;các địa dang thường bắt nguồn từ TQ;...
Mong rằng bài viết có ích cho bạn!!!!^^