Dấu chân trên con đường đầy bùn
Một vương quốc kia công nhận đạo Phật là Quốc đạo. Mọi người trong Vương quốc, dù lớn hay bé, nam hay nữ, dù là dân thường hay quan chức, nếu kể cả Quốc Vương và Hoàng Hậu, cũng phải tuân theo quy định, hằng năm vào ở chùa tu một thời gian. Hết hạn quy định, lại rời khỏi chùa về làm những công việc bình thường của mình.
Vị Đốc Trấn nọ vừa bước vào cửa chùa đi tu theo thời hạn, sư Trụ trì liền giao cho ông một công việc là làm chân sai vặt, một việc chẳng nhà sư nào thích thú cả. Hằng ngày, ông ta phải làm tất cả mọi công việc do sư trụ trì giao phó. Thời gian tu của vị Đốc Trấn đã qua 2 năm.
Trong thời gian đó, vị Đốc Trấn hoàn thành rất tốt mọi công việc được giao, chưa bao giờ vị sư trụ trì phải phàn nàn điều gì. Nhưng ngài Đốc Trấn vẫn giữ canh cánh trong lòng một điều, mà nghĩ mãi vẫn không hiểu được. Đó là mọi người đến nhà chùa tu theo thời hạn, thì được giao cho những công việc nhẹ nhàng, còn riêng ngài Đốc Trấn phải làm công việc khổ nhất, mệt nhất, tạp nham nhất, đáng chán nhất suốt mấy năm liền.
Trải qua hai năm, trong thâm tâm ngài Đốc Trấn vẫn cho rằng mình bị trù dập, cho rằng vị Trụ trì là người thiếu công bằng.
Vì thế, có một hôm, mặt trời đã lên cao được 3 con sào, mà vị thầy tu Đốc Trấn vẫn còn ngủ vùi chưa thức dậy.
Sư trụ trì cảm thấy ngạc nhiên, liền đẩy cửa phòng của Đốc Trấn, bước vào. Sư Trụ trì thấy sư Đốc Trấn vẫn còn đang say sưa giấc nồng, bên cạnh giường còn có một đống lớn những chiếc giày rách. Sư Trụ trì thấy có điều gì đó khó hiểu, liền đánh thức sư Đốc Trấn tỉnh dậy, hỏi:
“Hôm nay sư không đi ra ngoài hóa duyên, lại tích cóp một đống giày rách ở đây để làm gì vậy?”
Sư Đốc Trấn ngáp một cái rõ ro, rồi chép miệng trả lời:
“Mọi người đi cả năm không rách một đôi giày. Còn tôi mới tu chưa quá hai năm, đã phá hỏng bấy nhiêu đôi tất rồi”.
Sư Trụ trì mới nghe sư Đốc Trấn nói như thế, liền hiểu ngay thâm ý trong câu nói. Vì thế ngài mỉm cười, nói:
“Đêm hôm qua vừa có trận mưa lớn. Sư với tôi với tôi tới con đường phía trước cửa chùa đi một lúc”.
Phía trước cửa chùa là sườn một quả đồi đất đỏ. Vừa qua trận mưa đêm khá lớn, nên mặt đường lầy lội, bùn đất ngập tràn khắp nơi. Sư Trụ trì cầm tay sư Đốc Trấn vừa đi vừa hỏi:
“Sư Đốc Trấn muốn làm hòa thượng một ngày gõ một tiếng mõ, hay muốn trở thành một danh tăng để phát dương phật pháp?”
Sư Đốc Trấn đáp ngay không cần suy nghĩ: “Tất nhiên muốn làm danh tăng để phát dương Phật pháp!”
Sư trụ trì mỉm cười, hỏi tiếp:
“Hôm qua sư có đi trên con đường này không?”
sư Đốc Trấn trả lời: “Đương nhiên có đi!”
Sư trụ trì lại hỏi:
“Sư có thể tìm ra dấu chân của mình trên đường không?”
Sư Đốc Trấn không hiểu ý của sư Trụ trì, hoang mang hỏi lại:
“Con đường tôi đi mọi ngày đều vừa khô vừa cứng, làm gì có dấu chân lưu lại được cơ chứ?”
Sư Trụ trì lại cười, nói:
“Vậy hôm nay hãy đi trên con đường này một lần nữa, sư có thể tìm thấy dấu chân của mình không?”
Sư Đốc Trấn trả lời: “Đương nhiên được”
Sư Trụ trì chỉ cười, nhìn vào Đốc Trấn mà không nói gì. Sư Đốc
Trấn lặng im một lúc lâu, mãi sau mới hiểu được ý tứ của sư Trụ trì. Sư Đốc Trấn đã giác ngộ.
(Theo Nguyễn Kim Lân)
Một người không trải qua bão tố cuộc đời, khác nào đôi chân luôn đi trên con đường lớn, bằng phẳng và khô cứng, sẽ chẳng có gì lưu lại. Chỉ có những người trải qua phong ba bão táp cuộc đời mới biết được hương vị ngọt ngào của niềm vui và hạnh phúc, cũng như biết được mùi đắng cay của gian khổ và hy sinh. Một khi giác ngộ được đạo lý này, cũng có thể đã là một bậc đại trí tuệ, hiểu thấu lẽ sống trên đời. Chỉ có đi qua con đường lầy lội, thì dấu chân mới có thể được lưu lại mà thôi.