Với những tổ chức, công ty mà thông tin mang tính chất sống còn thì Data Center (DC - Trung tâm dữ liệu) được coi là trọng tâm của hệ thống.
DC là một môi trường tích hợp hệ thống chuyên dụng về phần cứng gồm các hệ thống máy chủ (server), hệ thống lưu nguồn điện dự phòng (UPS và máy phát điện dự phòng), các hệ thống backup khôi phục dữ liệu và chương trình phần mềm, nơi cung cấp dịch vụ lưu trữ dữ liệu và các ứng dụng đảm bảo tính an toàn trong việc trao đổi thông tin và hợp nhất dữ liệu của người sử dụng, nhằm giảm thiểu chi phí quản lý chung của công nghệ thông tin.
Hiện nay, ngày càng nhiều doanh nghiệp ứng dụng CNTT để phục vụ cho sự phát triển của mình cũng như tạo ra sức mạnh cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường. Và một trong những yếu tố sống còn đối với doanh nghiệp đó chính là hệ thống dữ liệu thông tin. Để đảm bảo việc khai thác và sử dụng dữ liệu này hiệu quả rất cần xây dựng trung tâm dữ liệu doanh nghiệp nhằm hợp nhất các nguồn thông tin về một nơi an toàn và bảo mật.
Với vai trò trung tâm, DC cho phép doanh nghiệp tối ưu hóa được nhiều hoạt động như kết nối các quy trình công việc quan trọng, thực hiện tổng hợp, thống kê, phân tích, báo cáo và tự động hóa các quy trình, giúp cho doanh nghiệp giảm chi phí, thời gian và đưa ra các quyết định kịp thời cho sản xuất kinh doanh.
Đặc biệt đối với doanh nghiệp trong các ngành lớn như tài chính, ngân hàng, khi mà thông tin mang tính chất sống còn, không thể bị ngắt đoạn trong từng giờ từng phút, thì việc triển khai các DC là một yêu cầu bức thiết.
Theo ông Nguyễn Xuân Việt, Tổng giám đốc Công ty Dịch vụ Hệ thống Thông tin FPT (thuộc Công ty Hệ Thống Thông Tin FPT - IS) thì có thể gọi DC là trái tim của các hoạt động trong mỗi doanh nghiệp. Trước khi tìm được một nhà cung cấp phù hợp, điều đầu tiên và quan trọng nhất là doanh nghiệp muốn hệ thống của mình có độ sẵn sàng đến mức nào? Doanh nghiệp sẽ tự quản trị hệ thống hay muốn thuê đối tác bên ngoài? Nếu chọn hướng thuê ngoài, doanh nghiệp cần xác định tiếp là mình muốn thuê loại hình dịch vụ gì?
Ông Việt cho biết hiện ở Việt Nam có nhiều hình thức cung cấp dịch vụ DC, nhưng mô hình đã và đang phổ biến nhất là dịch vụ hosting. Dịch vụ này được các ISP khai thác triệt để, ví dụ như FPT Telecom, Viettel, VDC, và kể cả một số khá lớn các nhà cung cấp hosting nhỏ tại VN. Đối tượng khách hàng của các nhà cung cấp dịch vụ phần lớn là doanh nghiệp nhỏ, chủ yếu là hosting web server và ứng dụng nhỏ. Loại hình dịch vụ này thường đi kèm với việc cung cấp kết nối Internet. Tiếp theo là hình thức DC Co-location (dịch vụ cho thuê không gian đặt máy chủ và các thiết bị phần cứng) và dịch vụ DC Value-added services, hay Managed services (chú trọng tới việc quản trị các thiết bị IT và vận hành chúng).
Đối với các dịch vụ DC chất lượng cao phù hợp với các công ty, tập đoàn có hệ thống IT phức tạp như ngân hàng, công ty tài chính, hệ thống của họ cần phải duy trì tính liên tục và sẵn sàng cao. Vì thế, DC cần phải được thiết kế sao cho độ an toàn, tính sẵn sàng và liên tục là cao nhất, hạn chế tối thiểu lỗi xảy ra, vì mỗi một sự cố có thể dẫn tới tổn thất lớn. Bên cạnh đó, việc duy trì một hệ thống như vậy đòi hỏi chi phí lớn, không chỉ là đầu tư ban đầu, mà còn là chi phí vận hành và đòi hỏi một quy trình vận hành chuẩn mực. Khi đó, việc thuê ngoài DC sẽ là một giải pháp hữu hiệu.
Hiện tại, song song với hosting, các dịch vụ khác của DC (đặc biệt là dịch vụ chất lượng cao) đang dần dần phát triển.
"Nếu không nhất thiết phải tự xây dựng DC thì việc thuê ngoài sẽ là hình thức kinh tế nhất", ông Việt phân tích. "Chi phí lâu dài chắc chắn sẽ nhỏ hơn nhiều so với việc một doanh nghiệp tự trang bị và vận hành DC. Giá thành của việc thuê ngoài cũng không cố định mà phụ thuộc vào chất lượng dịch vụ được cung cấp. Có thể ví như việc đi thuê phòng ở khách sạn. Khách sạn có nhiều loại, 3, 4 hoặc 5 sao. Và cùng loại 5 sao nhưng cũng không phải là phòng nào cũng có giá thuê giống nhau. Thời điểm hiện tại, giá thuê 1 rack tiêu chuẩn 42U, công suất tiêu thụ điện từ 4-6 KW dao động từ 2.000-2500 USD mỗi tháng, phụ thuộc vào từng nhà cung cấp.
Chưa có thống kê chính xác, nhưng tại Việt Nam hiện có khoảng trên dưới 10 đơn vị cung cấp dịch vụ DC ở nhiều mức độ chất lượng khác nhau. Theo ông Việt, khi lựa chọn dịch vụ DC, các doanh nghiệp nên chú ý tới bảo mật vì đây là một trong những vấn đề quan trọng nhất đối với mỗi DC. Bên cạnh đó, DC cần đáp ứng yêu cầu về độ sẵn sàng cao. Để đáp ứng yêu cầu bảo mật, các doanh nghiệp (kể cả đơn vị tự xây dựng DC cũng như nhà cung cấp dịch vụ DC) phải đầu tư một hạ tầng phù hợp, từ việc đầu tư thiết bị bảo mật mức vật lý, kiểm soát truy nhập, camera giám sát… cho đến xây dựng quy trình quản trị bảo mật thông tin tuân thủ tiêu chuẩn quốc tế, với đội ngũ giám sát chuyên nghiệp (hiện tại trong các nhà cung cấp dịch vụ DC có FPT Data Center đạt chứng chỉ bảo mật cao nhất ISO27001).
Theo Minh Hồng - VnExpress
DC là một môi trường tích hợp hệ thống chuyên dụng về phần cứng gồm các hệ thống máy chủ (server), hệ thống lưu nguồn điện dự phòng (UPS và máy phát điện dự phòng), các hệ thống backup khôi phục dữ liệu và chương trình phần mềm, nơi cung cấp dịch vụ lưu trữ dữ liệu và các ứng dụng đảm bảo tính an toàn trong việc trao đổi thông tin và hợp nhất dữ liệu của người sử dụng, nhằm giảm thiểu chi phí quản lý chung của công nghệ thông tin.
Hiện nay, ngày càng nhiều doanh nghiệp ứng dụng CNTT để phục vụ cho sự phát triển của mình cũng như tạo ra sức mạnh cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường. Và một trong những yếu tố sống còn đối với doanh nghiệp đó chính là hệ thống dữ liệu thông tin. Để đảm bảo việc khai thác và sử dụng dữ liệu này hiệu quả rất cần xây dựng trung tâm dữ liệu doanh nghiệp nhằm hợp nhất các nguồn thông tin về một nơi an toàn và bảo mật.
Với vai trò trung tâm, DC cho phép doanh nghiệp tối ưu hóa được nhiều hoạt động như kết nối các quy trình công việc quan trọng, thực hiện tổng hợp, thống kê, phân tích, báo cáo và tự động hóa các quy trình, giúp cho doanh nghiệp giảm chi phí, thời gian và đưa ra các quyết định kịp thời cho sản xuất kinh doanh.
Đặc biệt đối với doanh nghiệp trong các ngành lớn như tài chính, ngân hàng, khi mà thông tin mang tính chất sống còn, không thể bị ngắt đoạn trong từng giờ từng phút, thì việc triển khai các DC là một yêu cầu bức thiết.
Theo ông Nguyễn Xuân Việt, Tổng giám đốc Công ty Dịch vụ Hệ thống Thông tin FPT (thuộc Công ty Hệ Thống Thông Tin FPT - IS) thì có thể gọi DC là trái tim của các hoạt động trong mỗi doanh nghiệp. Trước khi tìm được một nhà cung cấp phù hợp, điều đầu tiên và quan trọng nhất là doanh nghiệp muốn hệ thống của mình có độ sẵn sàng đến mức nào? Doanh nghiệp sẽ tự quản trị hệ thống hay muốn thuê đối tác bên ngoài? Nếu chọn hướng thuê ngoài, doanh nghiệp cần xác định tiếp là mình muốn thuê loại hình dịch vụ gì?
Ông Việt cho biết hiện ở Việt Nam có nhiều hình thức cung cấp dịch vụ DC, nhưng mô hình đã và đang phổ biến nhất là dịch vụ hosting. Dịch vụ này được các ISP khai thác triệt để, ví dụ như FPT Telecom, Viettel, VDC, và kể cả một số khá lớn các nhà cung cấp hosting nhỏ tại VN. Đối tượng khách hàng của các nhà cung cấp dịch vụ phần lớn là doanh nghiệp nhỏ, chủ yếu là hosting web server và ứng dụng nhỏ. Loại hình dịch vụ này thường đi kèm với việc cung cấp kết nối Internet. Tiếp theo là hình thức DC Co-location (dịch vụ cho thuê không gian đặt máy chủ và các thiết bị phần cứng) và dịch vụ DC Value-added services, hay Managed services (chú trọng tới việc quản trị các thiết bị IT và vận hành chúng).
Đối với các dịch vụ DC chất lượng cao phù hợp với các công ty, tập đoàn có hệ thống IT phức tạp như ngân hàng, công ty tài chính, hệ thống của họ cần phải duy trì tính liên tục và sẵn sàng cao. Vì thế, DC cần phải được thiết kế sao cho độ an toàn, tính sẵn sàng và liên tục là cao nhất, hạn chế tối thiểu lỗi xảy ra, vì mỗi một sự cố có thể dẫn tới tổn thất lớn. Bên cạnh đó, việc duy trì một hệ thống như vậy đòi hỏi chi phí lớn, không chỉ là đầu tư ban đầu, mà còn là chi phí vận hành và đòi hỏi một quy trình vận hành chuẩn mực. Khi đó, việc thuê ngoài DC sẽ là một giải pháp hữu hiệu.
Hiện tại, song song với hosting, các dịch vụ khác của DC (đặc biệt là dịch vụ chất lượng cao) đang dần dần phát triển.
"Nếu không nhất thiết phải tự xây dựng DC thì việc thuê ngoài sẽ là hình thức kinh tế nhất", ông Việt phân tích. "Chi phí lâu dài chắc chắn sẽ nhỏ hơn nhiều so với việc một doanh nghiệp tự trang bị và vận hành DC. Giá thành của việc thuê ngoài cũng không cố định mà phụ thuộc vào chất lượng dịch vụ được cung cấp. Có thể ví như việc đi thuê phòng ở khách sạn. Khách sạn có nhiều loại, 3, 4 hoặc 5 sao. Và cùng loại 5 sao nhưng cũng không phải là phòng nào cũng có giá thuê giống nhau. Thời điểm hiện tại, giá thuê 1 rack tiêu chuẩn 42U, công suất tiêu thụ điện từ 4-6 KW dao động từ 2.000-2500 USD mỗi tháng, phụ thuộc vào từng nhà cung cấp.
Chưa có thống kê chính xác, nhưng tại Việt Nam hiện có khoảng trên dưới 10 đơn vị cung cấp dịch vụ DC ở nhiều mức độ chất lượng khác nhau. Theo ông Việt, khi lựa chọn dịch vụ DC, các doanh nghiệp nên chú ý tới bảo mật vì đây là một trong những vấn đề quan trọng nhất đối với mỗi DC. Bên cạnh đó, DC cần đáp ứng yêu cầu về độ sẵn sàng cao. Để đáp ứng yêu cầu bảo mật, các doanh nghiệp (kể cả đơn vị tự xây dựng DC cũng như nhà cung cấp dịch vụ DC) phải đầu tư một hạ tầng phù hợp, từ việc đầu tư thiết bị bảo mật mức vật lý, kiểm soát truy nhập, camera giám sát… cho đến xây dựng quy trình quản trị bảo mật thông tin tuân thủ tiêu chuẩn quốc tế, với đội ngũ giám sát chuyên nghiệp (hiện tại trong các nhà cung cấp dịch vụ DC có FPT Data Center đạt chứng chỉ bảo mật cao nhất ISO27001).
Theo Minh Hồng - VnExpress
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: