Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
VĂN HÓA - ĐỜI SỐNG
Ứng Nhân Xử Thế
Đạo Đức Kinh-Lão Tử-phiên âm và bản dịch của Lê Hiếu
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="tapchoi82" data-source="post: 15737" data-attributes="member: 695"><p>LỜI BÀN</p><p></p><p></p><p></p><p>Chữ quan trong câu nhì có thể đọc là quán; vinh quán là chỗ ở sang trọng.</p><p>Cái gì nặng thì chế ngự được cái nhẹ; cái gì tĩnh thì chế ngự được cái náo động. Nặng, tĩnh là "thường" (trái với biến); nhẹ, náo động là biến. Người theo đạo giữ "thường" mà bỏ biến.</p><p>Lão tử khuyên các nhà cầm quyền phải dè dặt, thận trọng, và đừng để cho ngoại vật, vinh hoa phú quý làm động lòng.</p><p>chương 27</p><p>Thiện hành vô triệt tích ﹔thiện ngôn vô hà trích ﹔thiện số bất dụng trù sách ﹔thiện bế vô quan kiện nhi bất khả khai ﹔thiện kết vô thằng ước nhi bất khả giải . Thị dĩ thánh nhân thường thiện cứu nhân , cố vô khí nhân ﹔thường thiện cứu vật , cố vô khí vật . thị vị tập minh . Cố thiện nhân giả , bất thiện nhân chi sư ﹔bất thiện nhân giả , thiện nhân chi tư . Bất quý kì sư , bất ái kì tư , tuy trí đại mê . Thị vị yếu diệu .</p><p>DỊCH NGHĨA</p><p></p><p>khéo đi thì không để lại dấu xe, vết chân; khéo nói thì không có lỗi lầm; khéo tính thì không dùng thẻ; khéo đóng thì không dùng then, ráng mà mở không được; khéo buộc thì không dùng dây mà cởi không được.</p><p>Cho nên thánh nhân giỏi cứu người mà không ai bị bỏ; giỏi cứu vật mà không vật nào bị bỏ. Như vậy là sáng lòng [đức của mình và của người và vật cùng nhau sáng tỏ].</p><p>Cho nên người thiện [người đắc đạo] là thầy của người không thiện [người không đắc đạo], người thường; người không thiện là của dùng để người thiện mượn. Không trọng thầy, không yêu của dùng thì dù cho không cũng là lầm lẫn lớn. Thế gọi là cốt yếu, nhiệm màu.</p><p>LỜI BÀN</p><p></p><p></p><p></p><p>Đoạn đầu có thể hiểu là: khéo xử sự thì [thuận tự nhiên nên] không lưu lại dấu vết; khéo nói thì [trầm mặc, ít nói, nên] không lỗi lầm, khéo tính toán thì [vô tâm, vô trí nên] không ùng mưu lược; khéo lung lạc người khác thì [thành thực với người nên] không cần giam hãm người, người cũng không bỏ mình mà đi; khéo kết nạp nhân tâm thì không cần trói buộc người, người cũng không bỏ mình mà đi.</p><p>Đại ý của chương là: cứ thuận tự nhiên, đừng có tư ý, mưu mô thì dùng được mọi người, không phải bỏ ai, mình dạy cho người, người giúp đỡ lại mình mà đức mình càng thêm tỏ</p><p>chương 28</p><p>Tri kì hùng, thủ kì thư, vi thiên hạ khê; vi thiên hạ khê thường đức bất li, phục quy ư anh nhi. Tri kì bạch, thủ kì hắc vi thiên hạ thức; vi thiên hạ thức, thường đức bất thắc, phục quy ư vô cực. Tri kì vinh, thủ kì nhục, vi thiên hạ cốc; vi thiên hạ cốc, thường đức nãi túc, phục quy ư phác. Phác tản tắc vi khí, thánh nhân dụng chi, tắc vi quan trường, cố đại chế thập bất cát .</p><p>DỊCH NGHĨA</p><p></p><p>Biết trống (nam tính), giữ mái (nữ tính), làm khe nước cho thiên hạ, làm khe nước cho thiên hạ, thì cái đức vĩnh cửu bất biến sẽ không mất mà trở về trẻ thơ (hồn nhiên).</p><p>Biết trắng, giữ đen, làm phép tắc cho thiên hạ; làm phép tắc cho thiên hạ thì cái đức vĩnh cửu bất biến sẽ không sai lạc, mà trở về với vô cực (bản thể của đạo). Biết vinh, giữ nhục, làm cái hay cho thiên hạ; làm cái hay cho thiên hạ thì cái đức vĩnh cửa bất biến sẽ đầy đủ, mà trở về mộc mạc như gỗ chưa đẽo. Gỗ chưa đẽo chưa đẽo, xẻ ra thành đồ dùng; thánh nhân giữ thuần phác mà điều khiển trăm quan, cho nên người giỏi trị nước không chi cắt chi li.</p><p>LỜI BÀN</p><p></p><p></p><p></p><p>Theo Cao Hanh thì 23 chữ từ "thủ kỳ hắc" tới "tri kỳ vinh" là do người sau thêm vào; ông đưa ra sáu chứng cứ: chẳng hạn chương 41 có 4 chữ: "Đại bạch nhược nhục" (rất trong tráng thì như ô nhục, không tự biểu hiện mình ra), như vậy là Lão tử đem bạch đối với nhục, chứ không đem bạch đối với hắc; vả lại khê với cốc, nghĩa cũng như nhau, như vậy là thừa...</p><p></p><p>Nhưng đa số các bản đều giữ như cũ.</p><p></p><p>"Trống" tượng trưng tính cương, động; "mái" tượng trưng tính nhu, tĩnh. "Trắng" tượng trưng sự quang minh, "đen" tượng trưng sự hôn ám: người giữ đạo thì không tranh sự quang minh với ai mà thích ở trong bóng tối.</p><p></p><p>Câu cuối khuyên người trị dân phải hồn nhiên, chất phác, cứ tự nhiên để cho mọi vật phát triển theo tính của chúng, không đa sự, phân tích chi li.</p><p>chương 29</p><p>Tương dục thủ thiên hạ nhi vi chi ,ngô kiến kì bất đắc dĩ . Thiên hạ thần khí ,bất khả vi dã, bất khả chấp dã . Vi giả bại chi ,chấp giả thất chi . Cố vật ,hoặc hành hoặc tuỳ ,hoặc hư hoặc xuy ,hoặc cường hoặc lụy ,hoặc tải hoặc huy . Thị dĩ thánh nhân khứ thậm ,khứ xa ,khứ thái .</p><p>DỊCH NGHĨA</p><p></p><p>Muốn trị thiên hạ mà hữu vi thì ta biết là không thể được rồi. Thiên hạ là một đồ vật thần diệu, không thể hữu vi, không thể cố chấp được. Hữu vi thì làm cho thiên hạ hỏng, cố chấp thì mất thiên hạ.</p><p>Cho nên, sinh vật (người) hoặc đi trước (tích cực) hoặc đi theo (tiêu cực), hoặc hà hơi (cho ấm) hoặc thở (cho nguội), hoặc mạnh hoặc yếu, hoặc an hoặc nguy. Cho nên thánh nhân bỏ những cái gì thái quá.</p><p>LỜI BÀN</p><p></p><p></p><p></p><p>Câu đầu, chữ "thủ" có nghĩa là trị, như trong câu: "Thủ thiên hạ thường dĩ vô sự (trị thiên hạ nên dùng chính sách vô vi) ở chương 48. Chữ "vi" cũng trong câu đó, nhiều người dịch là làm theo ý mình, không thuận theo tự nhiên. Chúng tôi dịch là hữu vi cho rõ nghĩa hơn.</p><p>Câu nhì, bản của Vương Bật là "tỏa" (bẻ gãy), bản của Hà Thượng Công là "tải"; chữ "huy" dùng như chữ "trụy". "Tải" là ngồi xe (được xe chở đi), trụy là té; nghĩa bóng là an và nguy.</p><p>Đại ý của chương này cũng là trị dân nên vô vi tránh cực đoan mà cứ thuận theo tự nhiên, vì người và việc đời đổi thay vô định, không thể làm theo ý riêng của ta được</p><p>chương 30</p><p>Dĩ đạo tá nhân chủ giả ,bất dĩ binh cường thiên hạ ,kì sự hảo hoàn :sư chi sở xử ,kinh cức sanh yên 。 Đại quân chi hậu ,tất hữu hung niên 。 Thiện giả quả nhi dĩ ,bất dĩ thủ cường 。 Quả nhi vật căng ,quả nhi vật phạt ,quả nhi vật kiêu ,quả nhi bất đắc dĩ ,quả nhi vật cường 。 Vật tráng tắc lão ,thị vị bất đạo ,bất đạo tảo dĩ 。.</p><p>DỊCH NGHĨA</p><p></p><p>Người giữ đạo mà phò vua thì không dùng binh lực để mạnh hơn thiên hạ. Vì việc như vậy thường hay quay ngược trở lại [hiếu chiến thì lại chết vì chiến tranh].</p><p>Quân đội đóng ở đâu, gai góc mọc ở đấy. Sau trận chiến tranh lớn, tất bị mất mùa.</p><p>Người khéo dùng binh hễ có hiệu quả, đạt được mục đích thì thôi, không dám ỷ mạnh hơn thiên hạ. Đạt được mục đích mà không tự phụ, đạt được mục đích mà không khoe công, đạt được mục đích mà không kiêu căng, đạt được mục đích mà bất đắc dĩ, đạt được mục đích mà không lấy làm mạnh.</p><p>Vật gì cũng vậy, cường tráng rồi thì sẻ già, như vậy cường tráng là không hợp với đạo. Không hợp đạo thì sớm chết.</p><p>LỜI BÀN</p><p></p><p></p><p></p><p>Câu đầu, chữ "thủ" có bản chép là tác 作 (làm): giữ đạo mà làm vua. Chữ "cường" có thể đọc là "cưỡng" (ức hiếp [thiên hạ]); dưới cũng vậy [Câu thứ ba: đạt được mục đích thì thôi. Mục đích đó tất không phải là xâm lăng hay trừng phạt nước khác mà chỉ có thể là tự vệ.</p><p>Câu cuối: cường tráng không hợp với đạo vì đạo vốn nhu nhược.</p><p>chương 31</p><p>Phù giai binh giả ,bất tường chi khí 。Vật hoặc ố chi ,cố hữu đạo giả bất xử 。Quân tử cư tắc quý tả ,dụng binh tắc quý hữu ,cố binh giả phi quân tử chi khí 。Bất tường chi khí ,bất đắc dĩ nhi dụng chi ,điềm đạm vi thượng 。Thắng nhi bất mĩ ,nhi mĩ chi giả ,thị lạc sát nhân 。Phù lạc sát nhân giả ,tắc bất khả đắc chí ư thiên hạ hĩ 。Cát sự thượng tả ,hung sự thượng hữu 。Thiên tương quân cư tả ,thượng tương quân cư hữu ,ngôn dĩ tang lễ xử chi 。Sát nhân chi chúng ,dĩ bi ai khấp chi ,chiến thắng dĩ tang lễ xử chi 。</p><p>DỊCH NGHĨA</p><p></p><p>Đa số các nhà hiệu đính đều cho rằng chương này chỉ có đoạn giữa - "cố binh giả phi quân tử chi khí" đến "tắc bất khả đắc chí ư thiên hạ hĩ" là lời "kinh", lời của Lão Tử, ngoài ra toàn là lời chú thích cả, rõ ràng nhất là đoạn cuối có chữ ngôn (ngôn dĩ tang lễ xử chi); ngôn là "có ý nói rằng", là lời giải thích.</p><p>Lời kinh và lời chú thích xen lẫn nhau, cho nên ý nghĩa lộn xộn, đáng lẽ nên đưa đoạn giữa đó lên đầu, thì có lý hơn, nhưng các bản cũ đều chép như vậy, nên không sắp đặt lại nữa.</p><p>LỜI BÀN</p><p></p><p></p><p></p><p>Vì binh khí là vật bất tường (chẳng lành, gây họa), ai cũng ghét cho nên người giữ đạo không thích dùng nó. Người quân tử ở nhà thì trọng bên trái, khi dùng binh thì trọng bên phải.</p><p>Binh khí không phải là của người quân tử, là vật bất tường, cho nên bất đắc dĩ phải dùng nó, mà dùng đến thì điềm đạm (bình tĩnh, giữ được hòa khí, tránh cực đoan) là hơn cả. Thắng cũng không cho là hay, nếu cho là hay tức là thích giết người. Kẻ nào thích giết người thì không thực hiện được lý tưởng trị thiên hạ).</p><p>Việc lành thì trọng bên trái, việc dữ thì trong bên phải. Phó tướng ở bên trái, thượng tướng ở bên phải, như vậy có nghĩa là coi việc dùng binh như một tang lễ. Giết hại nhiều người thì nên lấy lòng bi ai mà khóc; chiến thắng thì nên lấy tang lễ mà xử.</p><p>Bên trái là dương, bên phải là âm; dương thì sinh, âm thì sát, cho nên người quân tử khi ở nhà thì trọng bên trái (bên sinh); nhưng khi dùng binh, phải giết người, thì lại trọng bên phải, và để viên thượng tướng ở bên phải, viên phó tướng ở bên trái. Trong các tang lễ cũng vậy, trọng bên phải hơn bên trái, vì tang lễ là việc hung.</p><p>chương 32</p><p>Đạo thường vô danh 。phác, tuy tiểu ,thiên hạ mạc năng thần 。Vương Hầu nhược năng thủ chi ,vạn vật tương tự tân 。Thiên địa tương hợp ,dĩ giáng cam lộ ,dân mạc chi linh nhi tự quân 。 Thủy chế hữu danh ,danh diệc kí hữu ,phù diệc tương tri chỉ 。Tri sở chỉ khả dĩ bất đãi 。 Thí đạo chi tại thiên hạ , do xuyên cố chi dữ giang hải 。</p><p>DỊCH NGHĨA</p><p></p><p>Đạo vĩnh viễn không có tên, chất phác, tuy ẩn vi mà thiên hạ không ai coi thường nó được [coi nó như bề tôi được]. Các bậc Vương Hầu biết giữ nó, thì vạn vật sẽ tự động qui phục.</p><p>Trời đất hòa hợp với nhau cho móc ngọt rơi xuống, nhân dân không ra lệnh cho móc ngọt mà tự nó điều hòa.</p><p>Đạo sáng tạo vật rồi vạn vật mới có danh phận. Khi đã có danh phận rồi thì nên biết ngừng lại; vì biết ngừng lại cho nên mới không nguy.</p><p>Đạo đối với thiên hạ cũng giống như sông biển đối với suối khe.</p><p>LỜI BÀN</p><p></p><p></p><p></p><p>Câu đầu còn hai cách chấm nữa: 1- Đạo thường vô danh phác; 2- Đạo thường vô danh, phác tuy tiểu.</p><p>Cách 1 không ổn vì cho "vô danh phác" đi liền thì không ứng với "thủy chế hữu danh" ở dưới; mà ý cũng không xuôi. Cách 2 không ổn vì nếu không ngắt ở sau chữ phác thì phải dịch là cái chất phác của đạo tuy nhỏ: vô nghĩa.</p><p>Câu "dân mạc chi linh nhi tự quân" có người dịch là dân không ai khiến mà tự họ [dân] cùng đều.</p><p>Câu áp chót có ý khuyên nhà cầm quyền khi đã đặt ra danh phận cho các quan để phân biệt rồi thì đừng bày thêm việc, để lầm lạc vì danh, mà nên trở về với mộc mạc tự nhiên.</p><p>Câu cuối chúng tôi hiểu là sông biển là nơi quy tụ của suối khe, cũng như đạo là nơi quy tụ của thiên hạ. Có người hiểu khác: suối khe, sông biển làm lợi, gia ân cho mọi người thì đạo cũng vậy; hiểu như vậy thì phải dịch là: đạo ở trong thiên hạ cũng như suối khe, sông biển.</p><p>Đại ý cả chương không có gì mới: vẫn là khuyên nhà cầm quyền phải thuận tự nhiên, vô vi, chất phác. Nhưng ý tối mà lời cũng tầm thường.</p><p></p><p>Nguyễn Hiến Lê dịch và chú giải</p><p>Phạm Đình Dũng biên tập.</p><p></p><p></p><p><em><strong>Đọc Xong có thấy ngứa ngáy trong người không hả mọi người hehe... <img src="https://cdn.jsdelivr.net/gh/twitter/twemoji@14.0.2/assets/72x72/1f600.png" class="smilie smilie--emoji" loading="lazy" width="72" height="72" alt=":D" title="Big grin :D" data-smilie="8"data-shortname=":D" /></strong></em></p></blockquote><p></p>
[QUOTE="tapchoi82, post: 15737, member: 695"] LỜI BÀN Chữ quan trong câu nhì có thể đọc là quán; vinh quán là chỗ ở sang trọng. Cái gì nặng thì chế ngự được cái nhẹ; cái gì tĩnh thì chế ngự được cái náo động. Nặng, tĩnh là "thường" (trái với biến); nhẹ, náo động là biến. Người theo đạo giữ "thường" mà bỏ biến. Lão tử khuyên các nhà cầm quyền phải dè dặt, thận trọng, và đừng để cho ngoại vật, vinh hoa phú quý làm động lòng. chương 27 Thiện hành vô triệt tích ﹔thiện ngôn vô hà trích ﹔thiện số bất dụng trù sách ﹔thiện bế vô quan kiện nhi bất khả khai ﹔thiện kết vô thằng ước nhi bất khả giải . Thị dĩ thánh nhân thường thiện cứu nhân , cố vô khí nhân ﹔thường thiện cứu vật , cố vô khí vật . thị vị tập minh . Cố thiện nhân giả , bất thiện nhân chi sư ﹔bất thiện nhân giả , thiện nhân chi tư . Bất quý kì sư , bất ái kì tư , tuy trí đại mê . Thị vị yếu diệu . DỊCH NGHĨA khéo đi thì không để lại dấu xe, vết chân; khéo nói thì không có lỗi lầm; khéo tính thì không dùng thẻ; khéo đóng thì không dùng then, ráng mà mở không được; khéo buộc thì không dùng dây mà cởi không được. Cho nên thánh nhân giỏi cứu người mà không ai bị bỏ; giỏi cứu vật mà không vật nào bị bỏ. Như vậy là sáng lòng [đức của mình và của người và vật cùng nhau sáng tỏ]. Cho nên người thiện [người đắc đạo] là thầy của người không thiện [người không đắc đạo], người thường; người không thiện là của dùng để người thiện mượn. Không trọng thầy, không yêu của dùng thì dù cho không cũng là lầm lẫn lớn. Thế gọi là cốt yếu, nhiệm màu. LỜI BÀN Đoạn đầu có thể hiểu là: khéo xử sự thì [thuận tự nhiên nên] không lưu lại dấu vết; khéo nói thì [trầm mặc, ít nói, nên] không lỗi lầm, khéo tính toán thì [vô tâm, vô trí nên] không ùng mưu lược; khéo lung lạc người khác thì [thành thực với người nên] không cần giam hãm người, người cũng không bỏ mình mà đi; khéo kết nạp nhân tâm thì không cần trói buộc người, người cũng không bỏ mình mà đi. Đại ý của chương là: cứ thuận tự nhiên, đừng có tư ý, mưu mô thì dùng được mọi người, không phải bỏ ai, mình dạy cho người, người giúp đỡ lại mình mà đức mình càng thêm tỏ chương 28 Tri kì hùng, thủ kì thư, vi thiên hạ khê; vi thiên hạ khê thường đức bất li, phục quy ư anh nhi. Tri kì bạch, thủ kì hắc vi thiên hạ thức; vi thiên hạ thức, thường đức bất thắc, phục quy ư vô cực. Tri kì vinh, thủ kì nhục, vi thiên hạ cốc; vi thiên hạ cốc, thường đức nãi túc, phục quy ư phác. Phác tản tắc vi khí, thánh nhân dụng chi, tắc vi quan trường, cố đại chế thập bất cát . DỊCH NGHĨA Biết trống (nam tính), giữ mái (nữ tính), làm khe nước cho thiên hạ, làm khe nước cho thiên hạ, thì cái đức vĩnh cửu bất biến sẽ không mất mà trở về trẻ thơ (hồn nhiên). Biết trắng, giữ đen, làm phép tắc cho thiên hạ; làm phép tắc cho thiên hạ thì cái đức vĩnh cửu bất biến sẽ không sai lạc, mà trở về với vô cực (bản thể của đạo). Biết vinh, giữ nhục, làm cái hay cho thiên hạ; làm cái hay cho thiên hạ thì cái đức vĩnh cửa bất biến sẽ đầy đủ, mà trở về mộc mạc như gỗ chưa đẽo. Gỗ chưa đẽo chưa đẽo, xẻ ra thành đồ dùng; thánh nhân giữ thuần phác mà điều khiển trăm quan, cho nên người giỏi trị nước không chi cắt chi li. LỜI BÀN Theo Cao Hanh thì 23 chữ từ "thủ kỳ hắc" tới "tri kỳ vinh" là do người sau thêm vào; ông đưa ra sáu chứng cứ: chẳng hạn chương 41 có 4 chữ: "Đại bạch nhược nhục" (rất trong tráng thì như ô nhục, không tự biểu hiện mình ra), như vậy là Lão tử đem bạch đối với nhục, chứ không đem bạch đối với hắc; vả lại khê với cốc, nghĩa cũng như nhau, như vậy là thừa... Nhưng đa số các bản đều giữ như cũ. "Trống" tượng trưng tính cương, động; "mái" tượng trưng tính nhu, tĩnh. "Trắng" tượng trưng sự quang minh, "đen" tượng trưng sự hôn ám: người giữ đạo thì không tranh sự quang minh với ai mà thích ở trong bóng tối. Câu cuối khuyên người trị dân phải hồn nhiên, chất phác, cứ tự nhiên để cho mọi vật phát triển theo tính của chúng, không đa sự, phân tích chi li. chương 29 Tương dục thủ thiên hạ nhi vi chi ,ngô kiến kì bất đắc dĩ . Thiên hạ thần khí ,bất khả vi dã, bất khả chấp dã . Vi giả bại chi ,chấp giả thất chi . Cố vật ,hoặc hành hoặc tuỳ ,hoặc hư hoặc xuy ,hoặc cường hoặc lụy ,hoặc tải hoặc huy . Thị dĩ thánh nhân khứ thậm ,khứ xa ,khứ thái . DỊCH NGHĨA Muốn trị thiên hạ mà hữu vi thì ta biết là không thể được rồi. Thiên hạ là một đồ vật thần diệu, không thể hữu vi, không thể cố chấp được. Hữu vi thì làm cho thiên hạ hỏng, cố chấp thì mất thiên hạ. Cho nên, sinh vật (người) hoặc đi trước (tích cực) hoặc đi theo (tiêu cực), hoặc hà hơi (cho ấm) hoặc thở (cho nguội), hoặc mạnh hoặc yếu, hoặc an hoặc nguy. Cho nên thánh nhân bỏ những cái gì thái quá. LỜI BÀN Câu đầu, chữ "thủ" có nghĩa là trị, như trong câu: "Thủ thiên hạ thường dĩ vô sự (trị thiên hạ nên dùng chính sách vô vi) ở chương 48. Chữ "vi" cũng trong câu đó, nhiều người dịch là làm theo ý mình, không thuận theo tự nhiên. Chúng tôi dịch là hữu vi cho rõ nghĩa hơn. Câu nhì, bản của Vương Bật là "tỏa" (bẻ gãy), bản của Hà Thượng Công là "tải"; chữ "huy" dùng như chữ "trụy". "Tải" là ngồi xe (được xe chở đi), trụy là té; nghĩa bóng là an và nguy. Đại ý của chương này cũng là trị dân nên vô vi tránh cực đoan mà cứ thuận theo tự nhiên, vì người và việc đời đổi thay vô định, không thể làm theo ý riêng của ta được chương 30 Dĩ đạo tá nhân chủ giả ,bất dĩ binh cường thiên hạ ,kì sự hảo hoàn :sư chi sở xử ,kinh cức sanh yên 。 Đại quân chi hậu ,tất hữu hung niên 。 Thiện giả quả nhi dĩ ,bất dĩ thủ cường 。 Quả nhi vật căng ,quả nhi vật phạt ,quả nhi vật kiêu ,quả nhi bất đắc dĩ ,quả nhi vật cường 。 Vật tráng tắc lão ,thị vị bất đạo ,bất đạo tảo dĩ 。. DỊCH NGHĨA Người giữ đạo mà phò vua thì không dùng binh lực để mạnh hơn thiên hạ. Vì việc như vậy thường hay quay ngược trở lại [hiếu chiến thì lại chết vì chiến tranh]. Quân đội đóng ở đâu, gai góc mọc ở đấy. Sau trận chiến tranh lớn, tất bị mất mùa. Người khéo dùng binh hễ có hiệu quả, đạt được mục đích thì thôi, không dám ỷ mạnh hơn thiên hạ. Đạt được mục đích mà không tự phụ, đạt được mục đích mà không khoe công, đạt được mục đích mà không kiêu căng, đạt được mục đích mà bất đắc dĩ, đạt được mục đích mà không lấy làm mạnh. Vật gì cũng vậy, cường tráng rồi thì sẻ già, như vậy cường tráng là không hợp với đạo. Không hợp đạo thì sớm chết. LỜI BÀN Câu đầu, chữ "thủ" có bản chép là tác 作 (làm): giữ đạo mà làm vua. Chữ "cường" có thể đọc là "cưỡng" (ức hiếp [thiên hạ]); dưới cũng vậy [Câu thứ ba: đạt được mục đích thì thôi. Mục đích đó tất không phải là xâm lăng hay trừng phạt nước khác mà chỉ có thể là tự vệ. Câu cuối: cường tráng không hợp với đạo vì đạo vốn nhu nhược. chương 31 Phù giai binh giả ,bất tường chi khí 。Vật hoặc ố chi ,cố hữu đạo giả bất xử 。Quân tử cư tắc quý tả ,dụng binh tắc quý hữu ,cố binh giả phi quân tử chi khí 。Bất tường chi khí ,bất đắc dĩ nhi dụng chi ,điềm đạm vi thượng 。Thắng nhi bất mĩ ,nhi mĩ chi giả ,thị lạc sát nhân 。Phù lạc sát nhân giả ,tắc bất khả đắc chí ư thiên hạ hĩ 。Cát sự thượng tả ,hung sự thượng hữu 。Thiên tương quân cư tả ,thượng tương quân cư hữu ,ngôn dĩ tang lễ xử chi 。Sát nhân chi chúng ,dĩ bi ai khấp chi ,chiến thắng dĩ tang lễ xử chi 。 DỊCH NGHĨA Đa số các nhà hiệu đính đều cho rằng chương này chỉ có đoạn giữa - "cố binh giả phi quân tử chi khí" đến "tắc bất khả đắc chí ư thiên hạ hĩ" là lời "kinh", lời của Lão Tử, ngoài ra toàn là lời chú thích cả, rõ ràng nhất là đoạn cuối có chữ ngôn (ngôn dĩ tang lễ xử chi); ngôn là "có ý nói rằng", là lời giải thích. Lời kinh và lời chú thích xen lẫn nhau, cho nên ý nghĩa lộn xộn, đáng lẽ nên đưa đoạn giữa đó lên đầu, thì có lý hơn, nhưng các bản cũ đều chép như vậy, nên không sắp đặt lại nữa. LỜI BÀN Vì binh khí là vật bất tường (chẳng lành, gây họa), ai cũng ghét cho nên người giữ đạo không thích dùng nó. Người quân tử ở nhà thì trọng bên trái, khi dùng binh thì trọng bên phải. Binh khí không phải là của người quân tử, là vật bất tường, cho nên bất đắc dĩ phải dùng nó, mà dùng đến thì điềm đạm (bình tĩnh, giữ được hòa khí, tránh cực đoan) là hơn cả. Thắng cũng không cho là hay, nếu cho là hay tức là thích giết người. Kẻ nào thích giết người thì không thực hiện được lý tưởng trị thiên hạ). Việc lành thì trọng bên trái, việc dữ thì trong bên phải. Phó tướng ở bên trái, thượng tướng ở bên phải, như vậy có nghĩa là coi việc dùng binh như một tang lễ. Giết hại nhiều người thì nên lấy lòng bi ai mà khóc; chiến thắng thì nên lấy tang lễ mà xử. Bên trái là dương, bên phải là âm; dương thì sinh, âm thì sát, cho nên người quân tử khi ở nhà thì trọng bên trái (bên sinh); nhưng khi dùng binh, phải giết người, thì lại trọng bên phải, và để viên thượng tướng ở bên phải, viên phó tướng ở bên trái. Trong các tang lễ cũng vậy, trọng bên phải hơn bên trái, vì tang lễ là việc hung. chương 32 Đạo thường vô danh 。phác, tuy tiểu ,thiên hạ mạc năng thần 。Vương Hầu nhược năng thủ chi ,vạn vật tương tự tân 。Thiên địa tương hợp ,dĩ giáng cam lộ ,dân mạc chi linh nhi tự quân 。 Thủy chế hữu danh ,danh diệc kí hữu ,phù diệc tương tri chỉ 。Tri sở chỉ khả dĩ bất đãi 。 Thí đạo chi tại thiên hạ , do xuyên cố chi dữ giang hải 。 DỊCH NGHĨA Đạo vĩnh viễn không có tên, chất phác, tuy ẩn vi mà thiên hạ không ai coi thường nó được [coi nó như bề tôi được]. Các bậc Vương Hầu biết giữ nó, thì vạn vật sẽ tự động qui phục. Trời đất hòa hợp với nhau cho móc ngọt rơi xuống, nhân dân không ra lệnh cho móc ngọt mà tự nó điều hòa. Đạo sáng tạo vật rồi vạn vật mới có danh phận. Khi đã có danh phận rồi thì nên biết ngừng lại; vì biết ngừng lại cho nên mới không nguy. Đạo đối với thiên hạ cũng giống như sông biển đối với suối khe. LỜI BÀN Câu đầu còn hai cách chấm nữa: 1- Đạo thường vô danh phác; 2- Đạo thường vô danh, phác tuy tiểu. Cách 1 không ổn vì cho "vô danh phác" đi liền thì không ứng với "thủy chế hữu danh" ở dưới; mà ý cũng không xuôi. Cách 2 không ổn vì nếu không ngắt ở sau chữ phác thì phải dịch là cái chất phác của đạo tuy nhỏ: vô nghĩa. Câu "dân mạc chi linh nhi tự quân" có người dịch là dân không ai khiến mà tự họ [dân] cùng đều. Câu áp chót có ý khuyên nhà cầm quyền khi đã đặt ra danh phận cho các quan để phân biệt rồi thì đừng bày thêm việc, để lầm lạc vì danh, mà nên trở về với mộc mạc tự nhiên. Câu cuối chúng tôi hiểu là sông biển là nơi quy tụ của suối khe, cũng như đạo là nơi quy tụ của thiên hạ. Có người hiểu khác: suối khe, sông biển làm lợi, gia ân cho mọi người thì đạo cũng vậy; hiểu như vậy thì phải dịch là: đạo ở trong thiên hạ cũng như suối khe, sông biển. Đại ý cả chương không có gì mới: vẫn là khuyên nhà cầm quyền phải thuận tự nhiên, vô vi, chất phác. Nhưng ý tối mà lời cũng tầm thường. Nguyễn Hiến Lê dịch và chú giải Phạm Đình Dũng biên tập. [I][B]Đọc Xong có thấy ngứa ngáy trong người không hả mọi người hehe... :D[/B][/I] [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
VĂN HÓA - ĐỜI SỐNG
Ứng Nhân Xử Thế
Đạo Đức Kinh-Lão Tử-phiên âm và bản dịch của Lê Hiếu
Top