ngan trang
New member
- Xu
- 159
DANH HIỆU CỦA VUA CHÚA
Đế hiệu là tên triều đại của một vị vua được công bố trong ngày lễ đăng quang để minh chứng với thần dân trong nước vua là chủ tể, có mọi quyền hành trên thần dân và đất nước. Trong suốt thời gian trị vị vua chỉ có một đế hiệu. Tùy mỗi giai đoạn lịch sử Việt Nam, đế hiệu có thể do vua (tự) xưng (thời kỳ tự chủ) hoặc đế hiệu do vua Trung Quốc phong cho.
Năm 207 TCN, Triệu Đà đánh bại An Dương Vương, lập ra nước Nam Việt, xưng làm vua, đặt đế hiệu là Triệu Vũ Đế. Nhà hậu Lê: Từ Lê Nhân Tông tới Lê Tương Dực, vua Trung Quốc đều phong cho làm An Nam Quốc Vương. Nhà Tây Sơn: Quang Trung được phong là An Nam Quốc Vương. Nhà Nguyễn: vua Gia Long được phong là Việt Nam Quốc Vương...
Niên hiệu
Khi vua lên ngôi, thường chọn một tên đẹp đặt niên hiệu để tính năm trị vì của mình. Một vua có thể có một hoặc nhiều niên hiệu. Lý Nhân Tông là vua có đến 8 niên hiệu: Thái Ninh, Anh Võ Chiêu Thắng, Quảng Hữu, Hội Phong, Long Phù, Hội Tường Đại Khánh, Thiên Phù Duệ Võ và Thiên Phù Khánh Thọ; trong khi đó, các vua triều Nguyễn chỉ lấy một niên hiệu như Minh Mạng, Tự Đức...
Miếu hiệu
Miếu hiệu là tên vua đã chết được vua nối ngôi, hoặc đình thần đặt để viết trên bài vị hay trên các bài văn tế đọc trong các dịp giỗ chạp, truy tôn là •••Tổ, hoặc •••Tông. Miếu hiệu có từ nhà Thương (Trung Quốc), tại Việt Nam từ thời Lý mới lập miếu hiệu. Lý Công Uẩn có miếu hiệu là Lý Thái Tổ, Lý Phật Mã miếu hiệu là Lý Thái Tông... Quang Trung có miếu hiệu là Thái Tổ Võ hoàng đế. Thời Nguyễn, ba vua đầu có miếu hiệu là Thế Tổ (Gia Long), Thánh Tổ (Minh Mạng), Hiến Tổ (Thiệu Trị)...
Tôn hiệu
Tôn hiệu là tên vua được triều đình đặt trong những ngày đặc biệt như ngày lên ngôi hoàng đế, ngày thượng thọ ngũ tuần, lục tuần, ngày thắng trận trở về. Trong các dịp này, đình thần tổ chức buổi lễ mừng, đồng thời dâng lên vua một tôn hiệu để ca ngợi vua. Vua Lý Thái Tổ được cho là vị vua có tôn hiệu dài nhất Việt Nam: "Phụng Thiên Chí Lý Ứng Vận Tự Tại Thánh Minh Long Hiện Duệ Văn Anh Vũ Sùng Nhân Quảng Hiếu Thiên Hạ Thái Bình Khâm Minh Quảng Trạch Chương Minh Vạn Bang Hiển Ứng Phù Cảm Uy Chấn Phiên Man Duệ Mưu Thần Trợ Thánh Trị Tắc Thiên Đạo Chính Hoàng Đế".
Thánh thụy
Thánh thuỵ là tên thuỵ được các vua đời sau ghép thêm vào miếu hiệu nhằm tôn vinh các tiên vương: Thái Tổ Võ Hoàng Đế (Nguyễn Huệ); Thế Tổ Cao Hoàng Đế (Gia Long); Thánh Tổ Nhân Hoàng Đế (Minh Mạng)...
Tên huý và miếu huý
Tên huý là tên do cha mẹ vua đặt từ nhỏ, sau khi trưởng thành thường được gọi thay bằng tên khác và "kiêng" không nhắc đến và không ai được nhắc đến, khi sử dụng (nói-viết) phải làm sao chệch đi. Người có tên trùng tên huý phải đổi. Luật Gia Long định rằng: "Kẻ nào, trong một bản viết hay trình cho vua, nếu dùng một tiếng trùng tên vua hay tên một hoàng khảo sẽ bị phạt 80 trượng. Nếu mắc lỗi ấy trong những giấy tờ khác sẽ phạt 40 trượng"[16].
Vì kiêng huý, nên trong tiếng Việt, một số từ bị nói và viết chệch đi như: cây cảnh thành cây kiểng (huý hoàng tử Cảnh), hằng ngày thành thường ngày (huý bà Từ Dũ Phạm Thị Hằng), hoa thành huê, tùng thành tòng; một số chữ trong tên người cũng bị đổi chệch đi như Chu thành Châu (húy chúa Nguyễn Phúc Chu), Hoàng thành Huỳnh (húy chúa Nguyễn Hoàng), Phúc thành Phước (kị chữ Phúc trong tên nhiều chúa Nguyễn)...
Miếu huý là tên huý của vua vừa băng hà.
Đế hiệuĐế hiệu là tên triều đại của một vị vua được công bố trong ngày lễ đăng quang để minh chứng với thần dân trong nước vua là chủ tể, có mọi quyền hành trên thần dân và đất nước. Trong suốt thời gian trị vị vua chỉ có một đế hiệu. Tùy mỗi giai đoạn lịch sử Việt Nam, đế hiệu có thể do vua (tự) xưng (thời kỳ tự chủ) hoặc đế hiệu do vua Trung Quốc phong cho.
Năm 207 TCN, Triệu Đà đánh bại An Dương Vương, lập ra nước Nam Việt, xưng làm vua, đặt đế hiệu là Triệu Vũ Đế. Nhà hậu Lê: Từ Lê Nhân Tông tới Lê Tương Dực, vua Trung Quốc đều phong cho làm An Nam Quốc Vương. Nhà Tây Sơn: Quang Trung được phong là An Nam Quốc Vương. Nhà Nguyễn: vua Gia Long được phong là Việt Nam Quốc Vương...
Niên hiệu
Khi vua lên ngôi, thường chọn một tên đẹp đặt niên hiệu để tính năm trị vì của mình. Một vua có thể có một hoặc nhiều niên hiệu. Lý Nhân Tông là vua có đến 8 niên hiệu: Thái Ninh, Anh Võ Chiêu Thắng, Quảng Hữu, Hội Phong, Long Phù, Hội Tường Đại Khánh, Thiên Phù Duệ Võ và Thiên Phù Khánh Thọ; trong khi đó, các vua triều Nguyễn chỉ lấy một niên hiệu như Minh Mạng, Tự Đức...
Miếu hiệu
Miếu hiệu là tên vua đã chết được vua nối ngôi, hoặc đình thần đặt để viết trên bài vị hay trên các bài văn tế đọc trong các dịp giỗ chạp, truy tôn là •••Tổ, hoặc •••Tông. Miếu hiệu có từ nhà Thương (Trung Quốc), tại Việt Nam từ thời Lý mới lập miếu hiệu. Lý Công Uẩn có miếu hiệu là Lý Thái Tổ, Lý Phật Mã miếu hiệu là Lý Thái Tông... Quang Trung có miếu hiệu là Thái Tổ Võ hoàng đế. Thời Nguyễn, ba vua đầu có miếu hiệu là Thế Tổ (Gia Long), Thánh Tổ (Minh Mạng), Hiến Tổ (Thiệu Trị)...
Tôn hiệu
Tôn hiệu là tên vua được triều đình đặt trong những ngày đặc biệt như ngày lên ngôi hoàng đế, ngày thượng thọ ngũ tuần, lục tuần, ngày thắng trận trở về. Trong các dịp này, đình thần tổ chức buổi lễ mừng, đồng thời dâng lên vua một tôn hiệu để ca ngợi vua. Vua Lý Thái Tổ được cho là vị vua có tôn hiệu dài nhất Việt Nam: "Phụng Thiên Chí Lý Ứng Vận Tự Tại Thánh Minh Long Hiện Duệ Văn Anh Vũ Sùng Nhân Quảng Hiếu Thiên Hạ Thái Bình Khâm Minh Quảng Trạch Chương Minh Vạn Bang Hiển Ứng Phù Cảm Uy Chấn Phiên Man Duệ Mưu Thần Trợ Thánh Trị Tắc Thiên Đạo Chính Hoàng Đế".
Thánh thụy
Thánh thuỵ là tên thuỵ được các vua đời sau ghép thêm vào miếu hiệu nhằm tôn vinh các tiên vương: Thái Tổ Võ Hoàng Đế (Nguyễn Huệ); Thế Tổ Cao Hoàng Đế (Gia Long); Thánh Tổ Nhân Hoàng Đế (Minh Mạng)...
Tên huý và miếu huý
Tên huý là tên do cha mẹ vua đặt từ nhỏ, sau khi trưởng thành thường được gọi thay bằng tên khác và "kiêng" không nhắc đến và không ai được nhắc đến, khi sử dụng (nói-viết) phải làm sao chệch đi. Người có tên trùng tên huý phải đổi. Luật Gia Long định rằng: "Kẻ nào, trong một bản viết hay trình cho vua, nếu dùng một tiếng trùng tên vua hay tên một hoàng khảo sẽ bị phạt 80 trượng. Nếu mắc lỗi ấy trong những giấy tờ khác sẽ phạt 40 trượng"[16].
Vì kiêng huý, nên trong tiếng Việt, một số từ bị nói và viết chệch đi như: cây cảnh thành cây kiểng (huý hoàng tử Cảnh), hằng ngày thành thường ngày (huý bà Từ Dũ Phạm Thị Hằng), hoa thành huê, tùng thành tòng; một số chữ trong tên người cũng bị đổi chệch đi như Chu thành Châu (húy chúa Nguyễn Phúc Chu), Hoàng thành Huỳnh (húy chúa Nguyễn Hoàng), Phúc thành Phước (kị chữ Phúc trong tên nhiều chúa Nguyễn)...
Miếu huý là tên huý của vua vừa băng hà.
Xem chi tiết tại https://vi.wikipedia.org